Mở đầu: Bệnh nhiễm Strongyloides stercoralis ở Việt Nam từ lâu vẫn được chẩn đoán theo phương pháp cổ
điển hoặc đôi khi tình cờ phát hiện khi soi phân, do đó tỷ lệ dương tính rất thấp, bỏ sót nhiều trường hợp nhiễm
bệnh. Để nâng cao khả năng phát hiện chúng tôi đã ứng dụng kỹ thuật huyết thanh chẩn đoán miễn dịch men
(ELISA) và tiến hành điều chỉnh kỹ thuật này để có cơ sở ứng dụng rộng rãi tại các phòng xét nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm đồng
thời xem xét phản ứng chéo đối với các loại ký sinh trùng khác của kỹ thuật ELISA trong chẩn đoán
Strongyloides stercoralis.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trong Labo (test chẩn đoán). Kháng nguyên thô điều
chế từ ấu trùng giai đoạn 2 của Strongyloides stercoralis. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu: nhóm 1: huyết
thanh (HT) bệnh nhân chỉ có ấu trùng Strongyloides stercoralis trong phân, nhóm 2: HT bệnh nhân có ấu trùng
Strongyloides stercoralis và giun móc trong phân, nhóm 3: HT bệnh nhân không có ấu trùng Strongyloides
stercoralis nhưng nhiễm KST khác, nhóm 4: HT của những người hoàn toàn khỏe mạnh không nhiễm KST nào.
Kết quả: Điểm cắt OD=0,9230. Phản ứng huyết thanh miễn dịch cho thấy độ nhạy: 93,6%, độ đặc hiệu:
95,7%, giá trị tiên đoán dương: 95,7%, giá trị tiên đoán âm: 93,5%, có 1 bệnh nhân nhiễm Fasciola spp và 1
bệnh nhân nhiễm Clonorchis sinensis có kháng thể phản ứng lại với kháng nguyên ấu trùng filariform của
Strongyloides stercoralis.
Kết luận: Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy phương pháp huyết thanh chẩn đoán giun lươn là phương
pháp khả thi, có độ tin cậy khá cao, kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp, nên có thể ứng dụng rộng rãi vào việc
chẩn đoán cũng như điều tra dịch tễ học, theo dõi hiệu quả điều trị.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của phương pháp ELISA trong chẩn đoán nhiễm giun lươn Strongyloides Stercoralis, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 24
GIÁ TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP ELISA TRONG CHẨN ĐOÁN
NHIỄM GIUN LƯƠN STRONGYLOIDES STERCORALIS
Trần Thị Hồng*, Lê Đức Vinh*, Hoàng Thị Thanh Hằng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh nhiễm Strongyloides stercoralis ở Việt Nam từ lâu vẫn được chẩn đoán theo phương pháp cổ
điển hoặc đôi khi tình cờ phát hiện khi soi phân, do đó tỷ lệ dương tính rất thấp, bỏ sót nhiều trường hợp nhiễm
bệnh. Để nâng cao khả năng phát hiện chúng tôi đã ứng dụng kỹ thuật huyết thanh chẩn đoán miễn dịch men
(ELISA) và tiến hành điều chỉnh kỹ thuật này để có cơ sở ứng dụng rộng rãi tại các phòng xét nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm đồng
thời xem xét phản ứng chéo đối với các loại ký sinh trùng khác của kỹ thuật ELISA trong chẩn đoán
Strongyloides stercoralis.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trong Labo (test chẩn đoán). Kháng nguyên thô điều
chế từ ấu trùng giai đoạn 2 của Strongyloides stercoralis. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu: nhóm 1: huyết
thanh (HT) bệnh nhân chỉ có ấu trùng Strongyloides stercoralis trong phân, nhóm 2: HT bệnh nhân có ấu trùng
Strongyloides stercoralis và giun móc trong phân, nhóm 3: HT bệnh nhân không có ấu trùng Strongyloides
stercoralis nhưng nhiễm KST khác, nhóm 4: HT của những người hoàn toàn khỏe mạnh không nhiễm KST nào.
Kết quả: Điểm cắt OD=0,9230. Phản ứng huyết thanh miễn dịch cho thấy độ nhạy: 93,6%, độ đặc hiệu:
95,7%, giá trị tiên đoán dương: 95,7%, giá trị tiên đoán âm: 93,5%, có 1 bệnh nhân nhiễm Fasciola spp và 1
bệnh nhân nhiễm Clonorchis sinensis có kháng thể phản ứng lại với kháng nguyên ấu trùng filariform của
Strongyloides stercoralis.
Kết luận: Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy phương pháp huyết thanh chẩn đoán giun lươn là phương
pháp khả thi, có độ tin cậy khá cao, kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp, nên có thể ứng dụng rộng rãi vào việc
chẩn đoán cũng như điều tra dịch tễ học, theo dõi hiệu quả điều trị.
Từ khóa: Strongyloides stercoralis, bệnh giun lươn, phương pháp miễn dịch hấp phụ gắn men.
ABSTRACT
THE VALIDITY OF ENZYME – LINKED IMMUNOSORBENT ASSAY (ELISA) FOR DIAGNOSIS OF
HUMAN STRONGYLODIASIS
Tran Thi Hong, Le Duc Vinh, Hoang Thi Thanh Hang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 24 - 29
Background: The diagnosis of Strongyloides stercoralis in VietNam based on direct examination until
today, so the sensitivity is very low and many cases with this disease were missed. To elevate the sensitivity of
diagnosis, we have applied Enzyme – Linked Immunosorbent Assay (ELISA) for diagnosis of human
strongylodiasis.
Objectives: The sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value were calculate
using the method of Galent (1980). We also noted the cross- reactive.
Methods: Diagnostic test was chosen for our study. Serum sample obtained from individuals infected with
* Bộ môn Ký Sinh Trùng – Vi Nấm Học, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Dịch Tễ Học Lâm Sàng, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Thị Hồng ĐT: 0918.325.883 Email: hongtranphd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 25
Strongyloides stercoralis and other parasitic diseases as well as normal people were analyzed by indirect IgG-
ELISA using crude antigen of filariform larvae. Serum specimens used in this study were collected from four
groups of patients: group 1: patients with Strongyloides stercoralis larvae in stool, group 2: patients with
Strongyloides stercoralis larvae and hookworm in stool, group 3: patients were detected with at least one parasite
in stool or by serum test, group 4: parasite –free people.
Results: The cut–off point was OD=0.9230. The sensitivity of the test was 93.6%, specificity was 95.7%.
The positive and negative predictive value was 95.7% and 93.8% respectively. One individual with Fasciola spp,
one with Clonorchis sinensis had antibodies that were reactive against larval antigen.
Conclusion: From our study, we realized that ELISA test for human strongyloidiasis is a very good method
with high sensitivity and specificity. Furthermore its technique is not too difficult to do in many laboratory, so
ELISA test method should be used commonly for valid diagnosis with would result in effective treatment for
strongylodiasis in Vietnam.
Key words: Strongyloides stercoralis, strongylodiasis, Enzyme–Linked Immunosorbent Assay (ELISA).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Louis Normand lần đầu tiên phát hiện ra S.
stercoralis trong phân một số lính Pháp đã hồi
hương về nước từ miền Nam- Việt Nam vào
năm 1876. Fulleborn (1911), Kreis (1932) và Faust
(1933) mới tiến hành nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng về chu trình phát triển trong tự nhiên và
chu trình tự nhiễm của S. stercoralis.
Năm 1970 Trần Vinh Hiển và La Pierre phát
hiện 300 ca tại Paris bằng soi phân trực tiếp qua
phương pháp tập trung Baermann. Đến năm
1981 Caroll mới đưa vào phương pháp huyết
thanh miễn dịch men ELISA với độ nhạy và
chuyên biệt cao(2). Theo nghiên cứu của Grove
vào năm 1996, trên thế giới có hơn 100 triệu
người nhiễm Strongyloides stercoralis. Một số
nghiên cứu do Trần Thị Hồng và cộng sự tiến
hành ở huyện Củ Chi-TPHCM, nơi người dân
còn thói quen đi chân đất khi lao động, cho thấy
tỉ lệ nhiễm S. stercoralis cao : xã An Nhơn Tây là
2%; xã An Phú là 28,7% ; xã Phước Vĩnh An là
2,1%; xã Trung Lập Thượng là 3,1%(9,11). Do đó,
việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh nhiễm
giun lươn cho người dân hiện đang là đòi hỏi
cấp thiết.
Phương pháp phát hiện ra ấu trùng S.
stercoralis trong phân, dịch tá tràng, đàm hay
những dịch sinh học khác của cơ thể hay trong
mô ở những bệnh nhân bị nhiễm S. stercoralis là
chẩn đoán rất đáng tin cậy. Mặt khác, S.
stercoralis lại có thêm chu trình tự nhiễm. Ấu
trùng của S. stercoralis được nở ra trong niêm
mạc ruột non (trinh sản), một số theo phân ra
ngoài, nhưng một số lại xuyên qua thành ruột,
theo hệ tuần hoàn về phổi, và trở lại ruột non.
Chu trình này xảy ra thường xuyên liên tục
khiến lúc nào trong cơ thể ký chủ cũng có ấu
trùng của S. stercoralis luân lưu, kéo dài gần như
suốt đời dù ký chủ chỉ bị nhiễm từ đất ẩm một
lần trong quá khứ và sau đó không bị tái nhiễm
lại nữa. Trong quá trình di chuyển trong mô, ấu
trùng của S. stercoralis kích thích hệ miễn dịch
của cơ thể ký chủ sản xuất kháng thể chống các
chất tiết ra từ ấu trùng S. stercoralis. Qua những
hiểu biết về chu trình tự nhiễm nêu trên, người
ta đã phát triển và đưa vào ứng dụng phương
pháp thử nghiệm miễn dịch và đạt được kết quả
rất tốt(3,4,5,6,7). Nhờ phương pháp này mà những
ca nhiễm S. stercoralis mạn tính, không biến
chứng có thể gặp ở người bình thường, không
suy giảm miễn dịch, đa số không có triệu chứng,
nếu có thường biểu hiện ở da như những đường
ngoằn ngoèo ở da, bầm máu da, nổi mề đay, hay
biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu
chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ...có thể được
chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đa số các xét
nghiệm miễn dịch dựa trên nguyên tắc là phát
hiện kháng thể kháng S. stercoralis trong huyết
thanh bệnh nhân, các xét nghiệm này được mô
tả và áp dụng như thử nghiệm sàng lọc, ngày
càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 26
rãi. Các xét nghiệm miễn dịch này gồm có: thử
nghiệm nội bì (ID), thử nghiệm kết tủa
(previpitin test), thử nghiệm cố định bổ thể, thử
nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFA), thử
nghiệm miễn dịch hấp phụ gắn men (ELISA).
Hiện nay việc áp dụng KT ELISA để chẩn
đoán bệnh nhiễm S. stercoralis đang được sử
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhất là
tại các nước đang phát triển như Việt Nam,
Pakistan, Brasil, Iran.. do giá thành rẻ và dễ thực
hiện. Ngoài việc sử dụng như một xét nghiệm
thường qui để chẩn đoán bệnh nhiễm S.
stercoralis, KT ELISA còn được dùng để theo dõi
bệnh nhân sau khi qua một đợt hóa trị liệu
thông qua việc theo dõi hiệu giá kháng thể giảm
dần. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát
giá trị phương pháp hấp phụ gắn men (ELISA)
gián tiếp trong chẩn đoán nhiễm S. stercoralis”
nhằm mục đích xác định độ nhạy và độ đặc
hiệu cho xét nghiệm này. Kháng nguyên được
dùng trong thử nghiệm ELISA gián tiếp mà
chúng tôi tiến hành là kháng nguyên thô được
điều chế từ ấu trùng giai đoạn 2 của S. stercoralis.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Test chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại bộ môn Ký
Sinh, Đại học Y Phạm ngọc Thạch, TP. HCM.
Đối tượng nghiên cứu
Những người nghi ngờ nhiễm Strongyloides
stercoralis và những bệnh nhân nhiễm
Strongyloides stercoralis theo dõi điều trị.
Dân số chọn mẫu
Huyết thanh được thu thập từ những bệnh
nhân ở các cơ sở y tế trong thành phố được giới
thiệu đến xét nghiệm và người dân trong
cộng đồng tình nguyện tham gia vào nghiên
cứu.
Huyết thanh bệnh nhân được chia làm 4
nhóm:
NHÓM 1: huyết thanh bệnh nhân chỉ có ấu
trùng Strongyloides stercoralis (+) trong phân. Đạt
các tiêu chuẩn sau:
+Đã được chẩn đoán nhiễm S. stercoralis qua
xét nghiệm phân cải tiến 3 lần liên tiếp
+Chỉ được tìm thấy có giun lươn, không có
giun khác.
NHÓM 2: Huyết thanh bệnh nhân có ấu
trùng S. stercoralis (+) và các ký sinh trùng khác
trong phân.
NHÓM 3: Huyết thanh bệnh nhân không có
S. stercoralis nhưng nhiễm ký sinh trùng khác
NHÓM 4: Huyết thanh của những người
hoàn toàn khỏe mạnh không nhiễm bất kỳ ký
sinh trùng nào.
Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 16.0 for
Windows(8)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với các nồng độ nêu trên chúng tôi tiến
hành thử nghiệm với 94 mẫu huyết thanh của 4
nhóm và thu được các kết quả OD như sau:
Bảng 1: Các giá trị OD của 94 mẫu huyết thanh:
+ 0,841 2,194 2,614 1,282 2,444 0,564 0,365 0,595 0,570 0,830 0,935
1,771 2,755 2,334 2,402 2,793 2,266 0,422 0,484 0,587 0,737 0,521 0,069
2,530 2,472 2,131 2,610 2,457 1,890 0,366 0,786 0,577 0,807 0,675 0,585
2,594 1,775 1,939 1,590 2,519 2,351 0,505 0,626 0,578 1,000 0,726 0,678
2,182 2,868 2,176 1,831 1,604 1,347 0,577 0,573 0,546 0,263 0,253 0,336
2,290 1,437 1,847 1,642 0,247 0,547 0,729 0,700 0,764 0,276 0,185 0,313
2,090 2,240 1,665 1,605 1,729 1,292 0,570 0,674 0,716 0,337 0,460 0,413
2,042 2,206 1,566 1,485 1,364 2,507 0,911 0,583 0,719 0,320 0,265 -
Chú thích: Nhóm: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 27
Bảng 2: Độ nhạy, độ đặc hiệu thu được khi chọn các
diểm cắt tại các giá trị khác nhau
Điểm cắt Độ nhạy % Độ đặc hiệu (%)
0,6890 95,70 72,3
0,7080 95,70 74,5
0,7175 95,70 76,6
0,7225 95,70 78,7
0,7275 95,70 80,9
0,7330 95,70 83
0,7505 95,70 85,1
0,7750 95,70 87,2
0,7965 95,70 89,4
0,8185 95,70 91,5
0,8355 95,70 93,6
0,8760 93,60 93,6
0,9230 93,60 95,7
0,9675 93,60 97,9
1,1410 93,60 100
1,2870 91,50 100
1,3195 89,40 100
1,3555 87,20 100
1,4005 85,10 100
1.4610 83.00 100
Biểu đồ 1: Phân phối giá trị OD của 94 mẫu huyết
thanh se: độ nhạy; sp: độ đặc hiệu
Biểu đồ 2. Đường cong ROC và các giá trị độ nhạy,
độ đặc hiệu tương ứng với từng điểm cắt phân bố trên
đường cong
Diện tích dưới đường cong AUC=0,966 (0,8 - 0,9 là tốt, >0,9 là rất tốt)
Sai số chuẩn SE=0,024
BÀN LUẬN
Điểm cắt ở OD=0,9230 là giá trị tốt nhất.
Mẫu huyết thanh được gọi là dương tính khi giá
trị OD >0,9230. Với điểm cắt này, các giá trị OD
trong nhóm 4 đều thấp hơn, chỉ ở 2 giá trị trong
nhóm 3 cao hơn hẳn, và 1 giá trị trong nhóm 3
bằng với điểm cắt. Nhóm 1 và nhóm 2 ở giá trị
OD cao hơn hẳn giá trị điểm cắt, ngoại trừ 3 giá
trị thấp hơn không đáng kể, tại điểm cắt
OD=0,9230 là điểm nằm trên đường cong ROC
và ở khoảng cách ngắn nhất tới đỉnh của biểu
đồ. Cách chọn này sẽ cho một kết quả khách
quan và chính xác nhất(8).
So với điểm cắt trong nghiên cứu của
Andarias Mangali làm tại Thái Lan(1) là 0,075 là
giá trị điểm cắt của chúng tôi cao hơn mặc dù
chúng tôi và Andarias Mangali đo cùng ở bước
sóng 405nm và dùng cùng một loại máy. Có sự
khác biệt này vì nghiên cứu của Andarias
Mangali làm trên nhiều loại protein tinh chế từ
kháng nguyên thô của Strongyloides stercoralis,
mỗi loại cho một giá trị điểm cắt khác nhau,
trong khi đó kháng nguyên mà chúng tôi sử
dụng trong nghiên cứu là kháng nguyên khác.
Mặt khác, các giá trị OD cũng ở thể khác nhau
tùy thuộc vào nhóm chứng, vào nguyên liệu sử
dụng và bước sóng dùng để đọc huyết thanh,
điều đã thể hiện qua sự khác biệt giữa chúng tôi
và các tác giả Koosha S và cs, Lucia Helena F. và
cs(7). Thêm vào đó, cách chọn điểm cắt của
Andarias Mangali và các tác giả khác là cách
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Điê ̉m
cắt
0,923
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 28
chọn bằng phương pháp tính X trung bình của
nhóm nhiễm KST khác và nhóm không nhiễm
rồi + 2SD hoặc +3SD, kết quả của cách chọn này
khác với cách chọn điểm cắt của chúng tôi là
dạng chương trình máy tính để chọn theo
chương trình máy tính để chọn theo phương
pháp của James A. Hanley.
Sai số chuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi
SE=0.024 cho thấy dự đoán của chúng tôi chọn
mẫu ban đầu là hoàn toàn hợp lý, qua đó cũng
cho thấy nghiên cứu của chúng tôi có độ chính
xác cao.
Về phản ứng cho với các KST khác, với
ngưỡng OD=0,9230, ở nhóm 3 chúng tôi ở 2 ca
dương tính giả với Fasciola và Clonorchis sinensis,
ở thể do bệnh nhân đã nhiễm Strongyloides trước
đó và đã chữa hết trong thời gian gần đây. Mặt
khác, kháng nguyên dùng trong nghiên cứu của
chúng tôi là kháng nguyên thô, chứa nhiều
thành phần protein khác nhau, ở thể giống
thành phần của nhiều loại protein khác, cần làm
những kỹ thuật tinh chế hơn như Western blot,
nhưng kỹ thuật này phức tạp và đắt tiền, chỉ sử
dụng cho nghiên cứu, chứ không phù hợp để
tầm soát bệnh ở các nước đang phát triển, nơi
được xem như vùng nội dịch của S. stercoralis.
Chỉ ở nghiên cứu của Trần Phủ mạnh Siêu(12)
là không ở trường hợp dương tính giả xảy ra,
còn nghiên cứu của Lucia Helena F thì trường
hợp dương tính giả xảy ra trong nhóm chứng
bao gồm 50 người khỏe mạnh, nghiên cứu của
Andarias Mangali và Koosha S ở dương tính giả
nhưng với tỷ lệ thấp, tương đồng với nghiên
cứu của chúng tôi.
Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu
Qua quá trình thử nghiệm và phân tích kết
quả thu được của phương pháp chẩn đoán
huyết thanh miễn dịch men, chúng tôi xác định
được độ nhạy của thử nghiệm là 93,6% và độ
đặc hiệu của thử nghiệm là 95,7%. So với các tác
giả của Andarias Mangali và cs, Koosha S và cs,
Lucia Helena F và cs, thì kết quả của chúng tôi
không sai biệt nhiều. Tuy nhiên, vẫn ở trường
hợp âm tính giả xảy ra, ở 3 trường hợp tìm thấy
ấu trùng giun lươn S. stercoralis trong phân
nhưng huyết thanh chẩn đoán âm tính, tỷ lệ l:
3/47=6%. Theo Grove và Blair năm 1981, tỷ lệ tìm
thấy kháng thể IgG ở người nhiễm S. stercoralis
là 98%, như vậy ở 2% là âm tính giả. Genta và
Weil 1982(6), tỷ lệ này là 92%, như vậy ở 8% âm
tính giả, theo Tribouley và cs, tỷ lệ kháng thể
IgG là 85-95%, điều này ở thể do khiếm khuyết
đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân, hoặc có thể
do ấu trùng còn khu trú ở ruột chưa di chuyển
vào mô nhiều nên chưa tạo được đáp ứng miễn
dịch đầy đủ để ở thể phát hiện bằng huyết
thanh chẩn đoán. Tuy nhiên, tỷ lệ âm tính giả
của chúng tôi là 6%, khá phù hợp với các tác giả
khác. Khoảng tin cậy 95% của độ nhạy, độ đặc
hiệu tương ứng tại điểm cắt OD=0,9230 là
(0,8599, 0,9869), KTC chúng tôi thu được tương
đối hẹp, điều này giúp chúng tôi giảm thiểu
được sai số ngẫu nhiên trong nghiên cứu.
Xác định giá trị dự báo dương tính, giá trị
dự báo âm tính
Giá trị dự báo dương tính
95,7%, với giá trị dự báo dương như vậy, thử
nghiệm ELISA sẽ cho xác suất mỗi người sẽ mắc
bệnh khi kết quả thử nghiệm dương tính là
95,7%. Điều này giúp giảm khả năng sai lầm khi
tiến hành điều trị cho những người ở kết quả
thử nghiệm dương tính đối với bệnh, giảm thiểu
số người phải tốn chi phí và thời gian lâu dài để
theo dõi phác đồ điều trị khi thực sự những
người đó không mắc bệnh.
Giá trị dự báo âm tính
93,8%, với giá trị tiên đoán âm như trên, thử
nghiệm ELISA sẽ cho xác suất mỗi người sẽ
không mắc bệnh khi kết quả thử nghiệm âm tính
là 93,8%. Điều này giúp làm giảm số người mắc
bệnh bị bỏ sót không được điều trị khi kết quả
thử nghiệm bệnh của họ âm tính, đây là vấn đề
hết sức quan trọng vì những biến chứng của
bệnh nhiễm S. stercoralis về lâu dài là rất nguy
hiểm đối với người bệnh..
Giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo
âm tính của chúng tôi so với các tác giả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 29
Andarias Mangali và cs, Koosha S và cs, Lucia
Helena F và cs không có sự chênh lệch nhiều mà
còn tương đối đồng đều nhau, chỉ ở khác biệt
duy nhất với Koosha S và cs về giá trị tiên đoán
dương, giá trị tiên đoán dương của chúng tôi
cao hơn nghiên cứu của Koosha S và cs. Tuy
nhiên giá trị tiên đoán âm của chúng tôi lại kém
hơn giá trị tiên đoán âm của Koosha S và cs.
Giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo
âm tính trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy giá trị của kỹ thuật hấp phụ gắn men mà
chúng tôi tiến hành rất đáng tin cậy trong chẩn
đoán nhiễm S. stercoralis.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu được qua thí nghiệm
chúng tôi có những kết luận sau:
Ngưỡng xác định dương tính S. stercoralis
trong nghiên cứu của chúng tôi OD = 0,9230
Độ nhạy và độ đặc hiệu của test ELISA
trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là
95,7% và 93,6%.
Giá trị dự báo dương và giá trị dự báo âm
trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là
95,7 và 93,8%.
KIẾN NGHỊ
Hiện nay ở nước ta, kỹ thuật chẩn đoán
bệnh nhiễm S. stercoralis còn khá thô sơ, ít được
chú ý đến, khả năng phát hiện bệnh thấp. Do
đó, việc nâng cao hiệu quả chẩn đoán bằng
phương pháp huyết thanh miễn dịch là cần
thiết. Chúng tôi kiến nghị:
Ứng dụng phương pháp miễn dịch hấp
phụ gắn men ELISA trong chẩn đoán nhiễm
S. stercoralis trong chẩn đoán và điều tra dịch
tễ học.
Cần phát triển thêm nghiên cứu sử dụng các
kháng nguyên tinh chế trong tương lai để ở thể
phát hiện một cách hiệu quả nhất bệnh nhiễm S.
stercoralis, ngày càng có số người mắc bệnh cao
ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andarias M, Ponganant N (1991). Enzyme – Linked
Immunosorbent Assay for the diagnosis of human
Strongyloidosis. Southeast Asian J Trop Med public Health, 22:
88 – 92
2. Caroll, SM, Karthigasu KT and Grove DI (1981). Serodiagnosis
of human strongyloidiais by an enzyme – linked
immunosorbent assy. Transaction of the Royal Society of
Tropical medicine and Hygiene, 75: 706 - 709
3. Dafalla AA (1972).The indirect fluorescent antibody test for the
serodiagnosis of. Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 75:
109 - 111
4. Douce RW, Brown AE, Khambooruang C, Walzer PD and
Genta RM (1987). Seroepidemiology of Strongyloidiasis in Thai
village. International Journal for Parasitology, 17: 1343 – 1348
5. Genta RM (1989). Immunology. In: Grove D I (eds).
Strongyloidiasis: A major roundworm infection of man, Chapter
5: 133 – 149, Copyright© Grove. D. I., 1989. Taylor & Francis
Ltd. 4 John St, London WC 1N 2ET
6. Genta RM and Weil GI (1982). Antibodies to Strongyloides
stercoralis larval surface antigens in chronic strongyloidiasis.
Laborato