Giá trị tiên lượng của các cytokin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Mở đầu: Nồng độ cytokine và sự cân bằng giữa các cytokine tiền viêm và kháng viêm được xem là chỉ điểm sinh học có giá trị trong việc đánh giá tiên lượng của nhiễm khuẩn huyết. Ở trong nước, lãnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống, vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị tiên lượng của các cytokine ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết” nhằm đánh giá vai trò cytokine trên tiên lượng sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan, tử vong của bệnh nhân NKH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân 16 tuổi, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001 (10) và có bằng chứng vi sinh, nhập khoa HSCC- BVCR từ 03/2008 đến 03/ 2009. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiền cứu, cắt ngang. Bệnh nhân vào nghiên cứu được lấy máu định lượng TNF-, IL-1a, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Kết quả: 65 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM-2001 được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II: 21,75 ± 8,89 và SOFA: 12,67 ± 3,56. Có sự gia tăng nồng độ cytokine trên bệnh nhân NKH so bình thường. Nồng độ TNF-: 43,61 ± 12,74; IL-1a: 15,34 ± 5,65; IL-1b: 16,31 ± 6,96; IL-6: 236,87 ± 20,80; IL-8: 567,15 ± 56,30, và IL-10: 84,62 ± 27,24. Khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ TNF-, IL-6, IL-10, tỉ số IL-6/IL-10 và IL-10/TNF- giữa 2 nhóm có và không có sốc nhiễm khuẩn; có và không có rối loạn chức năng đa cơ quan, giữa nhóm chết và sống với p lần lượt là p<0,01; 0,01; 0,01. Tỉ số IL-10/TNF- ≥ 5 có liên quan với tiên lượng tử vong của nhiễm khuẩn huyết, tỉ số chênh OR= 1,40 (1,01- 1,53), giá trị p= 0,004. Ngoài ra, tỉ số IL-6/IL-10 ở nhóm bệnh nhân NKH tử vong (IL-6/IL-10= 3,26) cao hơn gấp 1,31 lần so với nhóm bệnh nhân sống (IL-6/IL-10= 2,48). Kết luận: Nồng độ của các cytokin tiền viêm TNF-, IL-1, IL-6, IL-8 và kháng viêm IL-10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tăng cao so với bình thường. Nồng độ TNF-, IL-6, IL-10, tỉ số IL-6/IL-10 và IL-10/TNF- có khác biệt giữa nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết vào sốc và không vào sốc; có rối loạn chức năng đa cơ quan và không rối loạn chức năng đa cơ quan; tử vong và sống còn. Tỉ số IL-10/TNF- ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tử vong cao hơn gấp 1,2 lần so với ở nhóm bệnh nhân sống, Tỉ số IL-6/IL-10 ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tử vong cao hơn gấp 1,31 lần so với ở nhóm bệnh nhân sống.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị tiên lượng của các cytokin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 68 GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA CÁC CYTOKIN Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Phạm Thị Ngọc Thảo* TÓM TẮT Mở đầu: Nồng độ cytokine và sự cân bằng giữa các cytokine tiền viêm và kháng viêm được xem là chỉ điểm sinh học có giá trị trong việc đánh giá tiên lượng của nhiễm khuẩn huyết. Ở trong nước, lãnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống, vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị tiên lượng của các cytokine ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết” nhằm đánh giá vai trò cytokine trên tiên lượng sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan, tử vong của bệnh nhân NKH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân 16 tuổi, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001 (10) và có bằng chứng vi sinh, nhập khoa HSCC- BVCR từ 03/2008 đến 03/ 2009. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiền cứu, cắt ngang. Bệnh nhân vào nghiên cứu được lấy máu định lượng TNF-, IL-1a, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Kết quả: 65 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM-2001 được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II: 21,75 ± 8,89 và SOFA: 12,67 ± 3,56. Có sự gia tăng nồng độ cytokine trên bệnh nhân NKH so bình thường. Nồng độ TNF-: 43,61 ± 12,74; IL-1a: 15,34 ± 5,65; IL-1b: 16,31 ± 6,96; IL-6: 236,87 ± 20,80; IL-8: 567,15 ± 56,30, và IL-10: 84,62 ± 27,24. Khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ TNF-, IL-6, IL-10, tỉ số IL-6/IL-10 và IL-10/TNF- giữa 2 nhóm có và không có sốc nhiễm khuẩn; có và không có rối loạn chức năng đa cơ quan, giữa nhóm chết và sống với p lần lượt là p<0,01; 0,01; 0,01. Tỉ số IL-10/TNF- ≥ 5 có liên quan với tiên lượng tử vong của nhiễm khuẩn huyết, tỉ số chênh OR= 1,40 (1,01- 1,53), giá trị p= 0,004. Ngoài ra, tỉ số IL-6/IL-10 ở nhóm bệnh nhân NKH tử vong (IL-6/IL-10= 3,26) cao hơn gấp 1,31 lần so với nhóm bệnh nhân sống (IL-6/IL-10= 2,48). Kết luận: Nồng độ của các cytokin tiền viêm TNF-, IL-1, IL-6, IL-8 và kháng viêm IL-10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tăng cao so với bình thường. Nồng độ TNF-, IL-6, IL-10, tỉ số IL-6/IL-10 và IL-10/TNF- có khác biệt giữa nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết vào sốc và không vào sốc; có rối loạn chức năng đa cơ quan và không rối loạn chức năng đa cơ quan; tử vong và sống còn. Tỉ số IL-10/TNF- ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tử vong cao hơn gấp 1,2 lần so với ở nhóm bệnh nhân sống, Tỉ số IL-6/IL-10 ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tử vong cao hơn gấp 1,31 lần so với ở nhóm bệnh nhân sống. ABSTRACT SERUM CONCENTRATIONS OF TNF-, IL-1, IL-6, IL-8 and IL-10 IN PATIENT WITH SEPSIS Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 68 - 73 Introduction: Serum concentration of cytokines and balance of these inflammatory and anti-inflammatory cytokines play an important role in pathophysiology of sepsis. This issue has been reported for recent years in developped countries. However, that yet studied in Vietnam. Therefore, we applied Biochip Array Technology – EVIDENCE analyzer of Randox Laboratories Ltd, in measuring serum TNF-, IL-1, IL-6, IL-8, and IL-10 concentrations in patient with sepsis and revealed the relationship between those concentrations with clinical characteristics, severity and outcome of patient with sepsis and septic shock. * BV Chợ Rẫy; Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Ngọc Thảo ĐT: 08-38554137 Email: thaocrh10@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 69 Patient and Method: Patient: From March 2008 to March 2009, adult patients with sepsis, admitted to ICU of Cho Ray Hospital, met the diagnosis criteria of ACCP/SCCM 2001 and had microbiological evidence will be recruited. Method: prospective, cross-sectional observation study. Serum TNF-, IL-1a, IL-1b, IL-6, IL-8, and IL-10 will be quantified within the first 24 hours of admission. Result: Of 65 patients diagnosed sepsis had been included, mean APACHE II score was: 21,75 ± 8,89; and SOFA:12,67 ± 3,56. Serum concentrations of cytokines elevated in patient with sepsis, TNF-: 43,61 ± 12,74; IL- 1a: 15,34 ± 53,65; IL-1b: 16,31 ± 6,96; IL-6: 236,87 ± 20,80; IL-8: 567,15 ± 56,30; and IL-10: 84,62 ± 27,24. There was a significantly differences between serum cytokine concentrations of TNF-, IL-6, IL-10, and IL-6/IL- 10 and IL-10/TNF- ratios in groups: patient with vs without septic shock, with vs without MODS and non- survivors vs survivors (p< 0.01; 0.01; 0.01 respectively). The ratio of IL-10/TNF-  5 was related with mortality of patient with sepsis, OR = 1.40 (1.01 – 1.53), p= 0.004. Furthermore, the ratio of IL-6/IL-10 in non-survivors (IL-6/IL-10 = 3.26) was 1.31 folds higher than that of survivors (IL-6/IL-10 = 2.48). Conclusion: Serum TNF-, IL-1, IL-6, IL-8, IL-10 elevated in patients with sepsis. There was a significantly differences between serum cytokine concentrations of TNF-, IL-6, IL-10, and IL-6/IL-10 and IL- 10/TNF- ratios in groups: patient with vs without septic shock, with vs without MODS and non-survivors vs survivors. The ratio of IL-10/TNF- was 1.20 folds and IL-6/IL-10 in non-survivors was 1.31 folds higher than that of survivors. MỞ ĐẦU Nồng độ cytokine trong máu và sự cân bằng giữa các cytokine tiền viêm và kháng viêm được xem là chỉ điểm sinh học có giá trị trong việc đánh giá tiên lượng của nhiễm khuẩn huyết. Đây là những tác nhân trung gian điều hòa quan trọng trong sinh lý bệnh của NKH. Tuy nhiên, cytokin được phóng thích nhanh chóng vào máu trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm khuẩn nặng và nồng độ cytokine trong máu thay đổi theo thời gian. Hiện nay, các nhà khoa học thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu và còn nhiều bàn cãi về vai trò tiên lượng của các cytokine. Ở trong nước, lãnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống, vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu lâm sàng và giá trị tiên lượng của cytokine tiền viêm và kháng viêm trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết” nhằm đánh giá vai trò cytokine trên tiên lượng sốc nhiễm khuẫn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Dân số chọn mẫu: bệnh nhân nặng nhập khoa HSCC- BVCR, 16 tuổi, từ tháng 10/ 2008 đến tháng 10/ 2009 với Tiêu chuẩn chọn bệnh: theo định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán NKH 2001. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiền cứu mô tả cắt ngang. - BN NKH lấy mẫu TNF-, IL-1a, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 trong 24 giờ, định lượng với công nghệ Biochip array, máy Evidence Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng thống kê y học Stata 8.0. KẾT QUẢ Từ tháng 10/2008 đến tháng 10/2009, có 65 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM-2001 và có bằng chứng vi sinh. Đặc tính bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trong nghiên cứu Mức độ nặng của bệnh: Điểm APACHE II: 21,75 ± 8,89 (8 – 41). Điểm SOFA: 12,67 ± 3,56 (5 – 20). Tuổi thấp nhất là 21, cao nhất là 81, trung bình là 58,26 ± 17,42. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 70 Trung bình số cơ quan bị rối loạn chức năng: 3,62± 0,14. Bảng 1: Số bệnh nhân (trường hợp) Tỷ lệ (%) Thể bệnh Nhiễm khuẩn huyết nặng 12 18,46 Sốc nhiễm khuẩn 53 81,54 Đường vào của nhiễm khuẩn huyết Hô hấp 23 35,38 Tiêu hóa, gan mật 18 27,69 Tiết niệu 12 18,46 Da, mô mềm 7 10,77 Cơ, xương, khớp 4 6,15 Chưa rõ đường vào 1 1,55 Kết quả vi sinh Cấy máu (+) 25 38,46 Cấy đàm (+) 38 58,46 Cấy nước tiểu (+) 9 13,85 Cấy dịch khác (vết thương, mật, dẫn lưu, não tủy) (+) 9 13,85 Nồng độ TNF-, Il-1, IL-6, IL-8, IL-10 trong nhiễm khuẩn huyết Bảng 2: Nồng độ (pg/ml) Giá trị bình thường(8) Nhiễm khuẩn huyết TNF-  <11 43,61 ± 12,74 IL-1a <11 15,34 ± 5,65 IL-1b <14,5 16,31 ± 6,96 IL-6 <1,23 236,87 ± 20,80 IL-8 159,4 567,15 ± 56,30 IL-10 1,9 84,62 ± 27,24 Liên quan giữa nồng độ TNF-, Il-1, IL-6, IL-8, IL-10 và sốc nhiễm khuẩn Bảng 3: Thể bệnh Nđộ (pg/ml) Sốc nhiễm khuẩn (n=53) Không sốc nhiễm khuẩn (n=12) Mức ý nghĩa (p) TNF- 45,05 ± 13,24 18,33 ± 8,04 <0,01 IL-1a 15,51 ± 7,30 13,86 ± 2,82 0,54 IL-1b 16,82 ± 5,03 15,63 ± 3,19 0,23 IL-6 265,84 ± 27,65 142,41 ± 23,75 <0,01 IL-8 631,03 ± 90,15 474,53 ± 79,20 0,52 IL-10 110,48 ± 25,09 47,11 ± 13,43 0,004 Khác biệt nồng độ TNF-, IL-1 (a,b), IL-6, IL- 10 giữa sốc nhiễm khuẩn và không sốc nhiễm khuẩn có ý nghĩa thống kê (dùng test so sánh Mann Whitney). Liên quan giữa nồng độ cytokines và rối loạn chức năng đa cơ quan (theo tiêu chuẩn Knaus) Bảng 4: NỒNG ĐỘ Không rối loạn chức năng đa cơ quan (n=15) Rối loạn chức năng đa cơ quan (n=50) MỨC Ý NGHĨA (p) TNF- 12,50 ± 6,59 49,50 ± 16,23 0,01 IL-1a 14,24 ± 6,28 16,52 ± 12,19 0,41 IL-1b 5,08 ± 3,19 26,6 ± 3,92 0,75 IL-6 138,29 ± 58,24 285,12 ± 47,65 0,01 IL-8 521,21 ± 85,86 627,32 ± 91,63 0,18 IL-10 59,18 ± 9,68 122,20 ± 47,77 0,01 Liên quan giữa nồng độ cytokines và tiên lượng sống còn Bảng 5: NỒNG ĐỘ Sống (n=51) Tử vong (n=14) MỨC Ý NGHĨA (p) TNF- 42,52 ± 6,18 81,5 ± 6,23 0,01 IL-1a 13,15 ± 4,39 16,37 ± 17,87 0,41 IL-1b 15,44 ± 5,63 21,6 ± 3,92 0,75 IL-6 142,41 ± 28,36 265,84 ± 27,65 0,01 IL-8 380,45 ± 123,91 718,67 ± 191,63 0,18 IL-10 57,30 ± 9,68 132,20 ± 47,77 0,01 IL-6/IL-10 2,48 ± 3,24 3,26 ± 1,87 0,04 IL-10/TNF-α 1,35 ± 0,67 1.62 ± 0,94 0,04 Khác biệt nồng độ TNF-, IL6, IL-10 giữa nhóm sống và tử vong có ý nghĩa thống kê. Phân tích hồi quy đa biến từng bước với các biến khác biệt có ý nghĩa thống kê, kết quả thu được: Bảng 6: Biến OR Giá trị p Khoảng tin cậy IL-6 1,02 0,01 1,0015- 1,0156 IL10 1,18 0,004 1,0034- 1,4253 IL-6/IL-10 1,23 0,02 1,0021- 1, 0145 IL-10/TNF-α 1,40 0,004 1,0056- 1,5268 BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân vào nghiên cứu 65 bệnh nhân NKH vào nghiên cứu biểu hiện bởi hai thể bệnh là nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn, điểm APACHE II Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 71 trung bình là 22 và SOFA là 12. Tỷ lệ cấy máu dương tính là 25 trường hợp (38,46%), không có sự khác biệt giữa hai nhóm cấy máu dương tính và âm tính về tiên lượng. Vi khuẩn dương tính trong cấy máu gồm các vi khuẩn gram âm (chiếm đa số), gram dương, nhưng không tìm thấy các loại như nấm, kỵ khí, serratia. Có trường hợp hiện diện trong máu hai loại vi khuẩn. Hô hấp và tiêu hóa, gan mật là ngõ vào/ ổ nhiễm quan trọng. Tỷ lệ thở máy cao (56/ 65 trường hợp) góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng từ đường hô hấp. Nồng độ các cytokin TNF-, IL-1, IL-6, IL-8, IL-10 tăng cao trong nhiễm khuẩn huyết Trong nhiễm khuẩn huyết, nồng độ các cytokin TNF-, IL-1, IL-6, IL-8, IL-10 tăng cao. Ghi nhận này phù hợp với các báo cáo của các tác giả khác(1,2,3,4). Liên quan giữa nồng độ các cytokin TNF- , IL-1, IL-6, IL-8, IL-10 với sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong Các nghiên cứu lâm sàng và cơ bản hiện nay cho rằng dòng thác cytokine là cơ chế bệnh học chủ yếu gây nhiễm khuẩn huyết, rối loạn chức năng đa cơ quan. Các cytokine gây viêm như TNF-, IL-1, IL-6 và IL-8 có vai trò quan trọng trong việc khởi phát đáp ứng viêm của cơ thể đối với nhiễm khuẩn. Nồng độ các cytokine gây viêm tăng cao có tương quan với sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Một vài nghiên cứu đề xuất sử dụng nồng độ cytokine gây viêm làm thông số đánh giá tiên lượng cho bệnh nhân NKH. Ghi nhận trong nghiên cứu cho thấy: Yếu tố hoại tử u (TNF-) là chất trung gian hóa học quan trọng trong nhiễm khuẩn huyết, rối loạn chức năng đa cơ quan. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ TNF- trong huyết tương của bệnh nhân NKH là 43,61 ± 12,74, cao hơn giá trị trung bình ở người bình thường (<11pg/ml). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ TNF- giữa nhóm bệnh nhân NKH vào sốc, có rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong (<0,01; 0,01; 0,01). Nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết, Damas(2), ghi nhận có sự gia tăng rất lớn của nồng độ TNF-, IL-1β trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Trị số ghi nhận TNF-α là 701 ± 339 pg/ml, trung vị 250 pg/ml (100- 5000). Ông cũng ghi nhận có sự tương quan giữa nồng độ TNF- với mức độ nặng và tiên lượng tử vong của sốc nhiễm khuẩn. Ngược lại, nồng độ IL-1β tăng nhẹ và không có sự tương quan với mức độ nặng và tử vong như TNF-α. Interleukin-6 có vai trò quan trọng trong biệt hóa tế bào B thành các tế bào tạo kháng thể. Trong huyết tương bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết vào nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL-6 tăng đến 236,87 ± 20,80. Chúng tôi nhận thấy nồng độ IL-6 có liên quan đến sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan. Nếu IL-6 tăng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong 1,02 (1,0015-1,0156). Còn nhiều tranh luận về khả năng tiên lượng của nồng độ IL-6 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Theo Damas(1), nồng độ IL-6 tăng cao trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (lên đến 500pg/ml) và có tương quan với mức độ nặng, sốc nhiễm khuẩn, rối lọan chức năng đa cơ quan, tử vong của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Theo Patel(7), ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng ổ bụng, Il-6 có nồng độ tăng cao (50- 25.000 pg/ml). Có sự khác biệt về nồng độ IL-6 giữa nhóm bệnh nhân tử vong và nhóm bệnh nhân sống, IL-6 có khả năng tiên đóan tử vong với độ nhạy 86,4% và độ đặc hiệu 78,9%. Ngòai ra trong nghiên cứu này, Patel còn nhận thấy nồng độ IL-6 còn tương quan với mức độ nặng của bệnh, rối lọan chức năng đa cơ quan, điểm APACHE II với độ nhạy 72,7%, độ đặc hiệu 57,9%. Interleukin-8 giữ vai trò quan trọng trong đáp ứng viêm cấp tính. Tại nơi xảy ra quá trình viêm, IL-8 nhanh chóng được tổng hợp và thực hiện chức năng huy động và kích hoạt các tế bào viêm. Trong huyết tương bệnh nhân nhiễm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 72 khuẩn huyết vào nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL-8 tăng đến 567,15 ± 56,30. Không có sự khác nhau về nồng độ IL-8 giữa nhóm bệnh nhân SNK và không SNK, giữa nhóm có rối loạn chức năng đa cơ quan và không rối loạn chức năng đa cơ quan, giữa nhóm bệnh nhân sống và tử vong. Interleukin-10 được xem là cytokin kháng viêm, có vai trò rất quan trọng trong hội chứng đáp ứng kháng viêm bù trừ (CARS- compensatory anti-inflammatory reaction syndrome). Nồng độ IL-10 tăng cao là dấu hiệu quan trọng của độ nặng và tiên lượng tử vong của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng, rối loạn chức năng đa cơ quan. Theo Gogos(4), ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, IL-10 có thể tăng cao từ ngày vào viện cho đến 48 giờ sau nhập viện và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm sống và tử vong (p<0,01). Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL-10 của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tăng 84,62 ± 27,24 cao gấp 42,25 lần so với trị số bình thường. Đồng thời, trung vị của nồng độ IL-10 ở nhóm bệnh nhân tử vong tăng cao gấp 2,34 lần so với nhóm bệnh nhân sống (p=0,02). Chúng tôi cũng ghi nhận: nồng độ IL-10 ≥ 50 pg/mL có liên quan với nguy cơ tử vong, tỷ số chênh OR = 3,54 (1,23 – 10,13), giá trị p=0,01. Tỉ số IL-6/IL-10 và IL-10/TNF- phản ánh sự cân bằng trong phản ứng viêm và kháng viêm của cơ thể. Tỉ số IL-6/IL-10 và IL-10/TNF- cao tương quan với tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng đa cơ quan(5). Theo Lameire, kết hợp của tăng nồng độ TNF- và giảm sản xuất IL-10 sẽ tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy thận cấp so với nồng độ TNF- thấp đi kèm với tăng sản xuất IL-10(9,10). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ số IL- 10/TNF- ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, rối loạn chức năng đa cơ quan, tử vong (IL-10/TNF- = 1,62) cao hơn gấp 1,2 lần so với nhóm bệnh nhân sống (IL-10/TNF- =1,35), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04). Hơn nữa, tỉ số IL-10/TNF- ≥ 5 có liên quan với tiên lượng tử vong của nhiễm khuẩn huyết, tỉ số chênh OR= 1,3952 (1,0056- 1,5268), giá trị p= 0,0043. Ngoài ra, tỉ số IL-6/IL-10 ở nhóm bệnh nhân NKH tử vong (IL-6/IL-10= 3,26) cao hơn gấp 1,31 lần so với nhóm bệnh nhân sống (IL-6/IL-10= 2,48). Ghi nhận của chúng tôi phù hợp với Gogos(4), trong nghiên cứu này, tỉ số IL-10/TNF-  ở nhóm bệnh nhân tử vong tăng cao hơn gấp 1,74 lần so với nhóm bệnh nhân sống (p=0,05). KẾT LUẬN Nồng độ của các cytokin tiền viêm TNF-, IL-1, IL-6, IL-8 và kháng viêm IL-10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tăng cao so với bình thường. Nồng độ TNF-α, IL-6, IL-10, tỉ số IL- 6/IL-10 và IL-10/TNF- có khác biệt giữa nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết vào sốc và không vào sốc; có rối loạn chức năng đa cơ quan và không rối loạn chức năng đa cơ quan; tử vong và sống còn. Tỉ số IL-10/TNF- ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tử vong cao hơn gấp 1,2 lần so với ở nhóm bệnh nhân sống, Tỉ số IL- 6/IL-10 ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tử vong cao hơn gấp 1,31 lần so với ở nhóm bệnh nhân sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Damas P, Ledoux D, Nys M, Vrindts Y, De Groote D, Franchimont P, Lamy M. Cytokine serum level during severe sepsis in human IL-6 as a marker of severity (1992 Apr) Ann Surg. 215 (4):356-62 2. Damas P, Reuter A, Gysen P, Demonty J, Lamy M, Franchimont P (1989). Tumor necrosis factor and interleukin-1 serum levels during severe sepsis in humans. Crit Care Med 17 (10): 975-8 3. Gardlund B, Sjolin J, Nilsson A, Roll M, Wickerts CJ, Wretlind B (1995), “Plasma levels of cytokines in primary septic shock in humans: correlation with disease severity”, J Infect Dis, 172, pp. 296-301. 4. Gogos CA, Drosou E, Bassaris HP, Skoutelis A. (2000), “Pro- versus anti-inflammatory cytokine profile in patients with severe sepsis, a marker for prognosis and future therapeutic options”, J Infect Dis, 181, pp. 176–180. 5. Hamano Kimikazu (1998), “Increased serum interleukin-8 correlation with poor prognosis in patients with postoperative multiple organ failure”, World J. Surg, 22, pp. 1077–1081. 6. Mitchell M. Levy, Mitchell P. Fink, John C. Marshall, Edward Abraham, Derek Angus, Deborah Cook, Jonathan Cohen, Steven M. Opal, Jean-LouisVincent, Graham Ramsay. (2003). 2001 SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS International Sepsis Definitions Conference. Crit Care Med; 31(4): 1250-1256 7. Patel RT, Deen KI, Youngs D, Warwick J, Keighley MR (1994), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 73 “Interleukin 6 is a prognostic indicator of outcome in severe intra-abdominal sepsis”, Br J Surg, 81, pp.1306-1308. 8. Phan Thị Danh (2005), “Sử dụng kỹ thuật Biochip trong xét nghiệm và ứng dụng lâm sàng cytokines”. Website BV. Chợ Rẫy, bvchoray@hcm.vnn.vn 9. Pinsky MR, Vincent JL, Deviere J, et al. (1993), “Serum cytokine levels in human septic shock. Relation to multiple-system organ failure and mortality”, Chest, 103, pp. 565-575. 10. S. Harbarth, K. Holeckova, C. Froidevaux, D. Pittet, B. Ricou, G. E. Grau, L. Vadas, J. Pugin, And The Geneva Sepsis Network (2001), ”Diagnostic Value of Procalcitonin, Interleukin-6, and Interleukin-8 in Critically Ill Patients Admitted with Suspected Sepsis”, Am. J. Respir. Crit. Care Med., 164, (3), pp. 396 - 402.
Tài liệu liên quan