Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của kem đánh răng chứa Potassium
Nitrate 5% và Sodium Fluoride 0,221% trong tẩy trắng răng tại nhà.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm được tiến hành trên 70 người (19-28 tuổi) tẩy trắng răng tại nhà
bằng Carbamide Peroxide 20% trong 2 giờ mỗi ngày. Hai nhóm được phân ngẫu nhiên và hướng dẫn chải răng
hai lần mỗi ngày và mang khay chứa kem đánh răng 10 phút sau khi mang khay tẩy trắng, mỗi nhóm sử dụng
một loại kem đánh răng: (1) kem chứa Potassium Nitrate 5% và Sodium Fluoride 0,221%; (2) kem chỉ chứa
Sodium Fluoride. Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà bằng bảng câu hỏi và thang VAS hàng ngày từ ngày 1 đến
ngày 21, và khám khi không có kích thích hoặc có kích thích bằng luồng hơi (60psi; 700F) hay kích thích lạnh (7 ±
20C) theo thang điểm 0-3 vào ngày đầu tiên và các ngày 3, 7, 14 và 21.
Kết quả: Tự đánh giá tại nhà: kích thích lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại kích thích gây nhạy cảm
(65,3-78,3%); không có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ và mức độ nhạy cảm giữa hai nhóm thử nghiệm.
Đánh giá lâm sàng: tỷ lệ các răng không nhạy cảm ở cả hai nhóm đạt 97-100% trong điều kiện không có
kích thích và 95-100% khi có kích thích bằng luồng hơi, ở các thời điểm đánh giá, không có khác biệt có ý nghĩa.
Đối với kích thích lạnh, tỷ lệ mức độ răng nhạy cảm ở nhóm 1 thấp hơn so với nhóm 2, khác biệt có ý nghĩa giữa
hai nhóm (p<0,001; phép kiểm chính xác Fisher).
Kết luận: (1) Kích thích lạnh gây nhạy cảm ngà nhiều nhất trên đối tượng tẩy trắng răng tại nhà; (2) Chải
răng kết hợp với mang khay chứa kem đánh răng có Potassium Nitrate 5% và Sodium Fluoride 0,221% có hiệu
quả giảm nhạy cảm ngà trên đối tượng tẩy trắng răng tại nhà.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của kem đánh răng chứa Potassium Nitrate 5% và Sodium Fluoride 0,221% trong tẩy trắng răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 131
HIỆU QUẢ GIẢM NHẠY CẢM NGÀ CỦA KEM ĐÁNH RĂNG
CHỨA POTASSIUM NITRATE 5% VÀ SODIUM FLUORIDE 0,221%
TRONG TẨY TRẮNG RĂNG
Đoàn Hồ Điệp*, Ngô Đồng Khanh*, Ngô Thị Quỳnh Lan*, Nguyễn Thị Thư*, Trần Ngọc Phương Thảo**,
Hoàng Đạo Bảo Trâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của kem đánh răng chứa Potassium
Nitrate 5% và Sodium Fluoride 0,221% trong tẩy trắng răng tại nhà.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm được tiến hành trên 70 người (19-28 tuổi) tẩy trắng răng tại nhà
bằng Carbamide Peroxide 20% trong 2 giờ mỗi ngày. Hai nhóm được phân ngẫu nhiên và hướng dẫn chải răng
hai lần mỗi ngày và mang khay chứa kem đánh răng 10 phút sau khi mang khay tẩy trắng, mỗi nhóm sử dụng
một loại kem đánh răng: (1) kem chứa Potassium Nitrate 5% và Sodium Fluoride 0,221%; (2) kem chỉ chứa
Sodium Fluoride. Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà bằng bảng câu hỏi và thang VAS hàng ngày từ ngày 1 đến
ngày 21, và khám khi không có kích thích hoặc có kích thích bằng luồng hơi (60psi; 700F) hay kích thích lạnh (7 ±
20C) theo thang điểm 0-3 vào ngày đầu tiên và các ngày 3, 7, 14 và 21.
Kết quả: Tự đánh giá tại nhà: kích thích lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại kích thích gây nhạy cảm
(65,3-78,3%); không có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ và mức độ nhạy cảm giữa hai nhóm thử nghiệm.
Đánh giá lâm sàng: tỷ lệ các răng không nhạy cảm ở cả hai nhóm đạt 97-100% trong điều kiện không có
kích thích và 95-100% khi có kích thích bằng luồng hơi, ở các thời điểm đánh giá, không có khác biệt có ý nghĩa.
Đối với kích thích lạnh, tỷ lệ mức độ răng nhạy cảm ở nhóm 1 thấp hơn so với nhóm 2, khác biệt có ý nghĩa giữa
hai nhóm (p<0,001; phép kiểm chính xác Fisher).
Kết luận: (1) Kích thích lạnh gây nhạy cảm ngà nhiều nhất trên đối tượng tẩy trắng răng tại nhà; (2) Chải
răng kết hợp với mang khay chứa kem đánh răng có Potassium Nitrate 5% và Sodium Fluoride 0,221% có hiệu
quả giảm nhạy cảm ngà trên đối tượng tẩy trắng răng tại nhà.
Từ khóa: nhạy cảm ngà, tẩy trắng răng, Potassium Nitrate, Sodium Fluoride
ABSTRACT
EFFICIENCY OF 5% POTASSIUM NITRATE AND 0.221% SODIUM FLUORIDE - CONTAINING
TOOTHPASTE IN DENTIN HYPERSENSITIVITY DURING HOME WHITENING
Doan Ho Diep, Ngo Dong Khanh, Ngo Thi Quynh Lan,Nguyen Thi Thu, Tran Ngoc Phuong Thao,
Hoang Dao Bao Tram* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 131 - 137
Objective: The aim of this study was to evaluate the efficiency of 5% potassium nitrate and 0.221% sodium
fluoride containing toothpaste in reducing dentin hypersensitivity (DH) during home whitening.
Materials and method: The trial was conducted on 70 subjects (19-28 years-old) wearing individual tray
containing 20% carbamide peroxide in 2 hours every day for 14 days. Subjects were randomly divided into two
groups used 2 different toothpastes (5% potassium nitrate and 0.221% sodium fluoride - containing toothpaste,
and sodium fluoride toothpaste) wore toothpaste-containing tray for 10 minutes after whitening. DH was
evaluated every day by the subjects using a Questionnaire and VAS (day 1 to 21), and by 2 calibrated examiners
* Đại học Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Hoàng Đạo Bảo Trâm, ĐT: 0904494849, Email: hoangdaobaotram@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 132
in non-stimulated condition and with air blast (60psi; 700F) or cold water (7 ± 20C) using 0-3 scale at base-line
and day 3, 7, 14, 21. Results: Self-assessment: coldness was the most frequent stimulation for home whitening
subjects (65.3-78.3%); there was no significant difference in the prevalence and severity of DH between 2 groups.
Clinical assessment: the prevalence of non-sensitive teeth was from 97-100% in non-stimulated condition
and from 95-100% with air blast stimulation in both groups at all office appointments; there was no significant
difference. With cold stimulation, the prevalence and severity of DH was lower in group 1 compared to group 2
(p<0.001; Fisher exact test).
Conclusion: (1) coldness was the most frequent stimulation for home whitening subjects; (2) brushing and
utilization of tray containing 5% potassium nitrate and 0.221% sodium fluoride - containing toothpaste were
effective in reducing DH in home whitening subjects.
Key words: dentin hypersensitivity, home whitening, potassium nitrate, sodium fluoride
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhạy cảm ngà là một trong các vấn đề có
ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của điều trị tẩy
trắng răng. Tình trạng răng ê buốt tức thì sau lần
tẩy trắng đầu tiên khi có kích thích nhiệt như ăn
uống thực phẩm nóng, lạnh hoặc do cọ xát khi
chải răng làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu và
giảm mong muốn tiếp tục điều trị(3). Tình trạng
răng nhạy cảm do xoi mòn bề mặt men khi tẩy
trắng răng có thể xảy ra trong lúc tẩy trắng và
kéo dài cả sau đó. Kết quả các nghiên cứu trên
đối tượng mang khay cá nhân chứa Carbamide
Peroxide 10% tại nhà cho thấy tỉ lệ nhạy cảm ngà
khá cao sau hai tuần tẩy trắng, ở mức 75%
(Haywood, 1999)(7), 57% (Haywood, 2001)(5), 67%
(Browning, 2007)(2).
Sodium Fluoride và Potassium Nitrate có thể
làm giảm tình trạng răng nhạy cảm. Trong đó,
Fluoride làm giảm nhạy cảm ngà theo cơ chế
thúc đẩy quá trình tái khoáng và Potassium
Nitrate hoạt động theo cơ chế thâm nhập vào
ống ngà, khử cực thần kinh, giảm đau khi có
kích thích. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
về phương pháp sử dụng Sodium Fluoride và
Potassium Nitrate để giảm tình trạng nhạy cảm
ngà, như bổ sung các thành phần này trong
thuốc tẩy trắng, chải răng hoặc mang khay chứa
kem đánh răng chứa các loại muối trên trong
quá trình tẩy trắng(1,4,5,6,9,13). Tuy nhiên, theo
Browning, vẫn còn 36% bệnh nhân nhạy cảm
ngà khi dùng sản phẩm kết hợp Potassium
Nitrate và Sodium Fluoride(1). Trong khi đó,
Gerlach và cộng sự nhận thấy chỉ còn 13% đối
tượng nhạy cảm khi sử dụng Hydrogen
Peroxide 6% và chỉ còn 22% đối tượng khi dùng
Carbamide Peroxide 5% xen kẽ ngậm kem đánh
răng chứa hai loại muối trên trong suốt thời gian
tẩy(4). Bên cạnh đó, Haywood đề nghị nên để
răng tiếp xúc với Potassium Nitrate và Sodium
Fluoride một thời gian trước khi tẩy, mức độ
nhạy cảm ngà sẽ giảm đáng kể(6,8). Mặc dù các
nghiên cứu đã cho những kết quả nhất định, việc
lựa chọn phương pháp ngăn ngừa nhạy cảm ngà
thích hợp cho các đối tượng tẩy trắng răng vẫn
còn là một câu hỏi đối với các nhà lâm sàng.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá
hiệu quả lâm sàng của kem đánh răng chứa
Potassium Nitrate 5% và Sodium Fluoride
0,221% trong phòng ngừa và điều trị nhạy cảm
ngà trong tẩy trắng răng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi,
có nhóm chứng, được tiến hành từ tháng 5 đến
tháng 8 năm 2012, tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu đã được chứng nhận chấp thuận của Hội
đồng đạo đức (Chứng nhận số 9/HĐĐĐ, ngày
16/5/2012).
Mẫu nghiên cứu gồm 70 người có nhu cầu
tẩy trắng răng tại nhà, đến khám tại khoa Răng
Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh thỏa mãn các tiêu chí chọn mẫu, áp dụng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 133
phương pháp lấy mẫu tiếp liền.
Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
Kem đánh răng chứa Potassium Nitrate 5%
và Sodium Fluoride 0,221% (Sensodyne, Glaxo
Smith Kline); Kem đánh răng chỉ chứa Sodium
Fluoride (P/S); Carbamide Peroxide 20%
(Ultradent). Hai loại kem đánh răng có cùng
màu sắc và dạng sử dụng, được đựng trong các
ống có cùng hình thức bao bì và không ghi nhãn.
Bảng câu hỏi tự đánh giá theo thang VAS 0-
100 mm, bảng đánh giá theo thang 0-3, bảng
màu Vita Classic, và các dụng cụ khám cơ bản.
Phương pháp nghiên cứu
Các đối tượng được đánh giá tình trạng răng
miệng trước khi tiến hành nghiên cứu, gồm tiền
sử răng miệng, tình trạng mô mềm, màu răng,
tình trạng nướu, tình trạng nhạy cảm ngà (khi có
kích bằng luồng hơi và nhiệt độ). Các đối tượng
được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm theo
phương pháp lấy mẫu tiếp liền: (1) sử dụng kem
đánh răng chứa Potassium Nitrate 5% và
Sodium Fluoride 0,221%; (2) sử dụng kem đánh
răng chỉ chứa Sodium Fluoride. Việc mã hóa vật
liệu, mã hóa hồ sơ và, đưa vật liệu và hướng dẫn
sử dụng được thực hiện bởi một người không
tham gia khám đánh giá.
Quy trình nghiên cứu được tiến hành trong
21 ngày ở mỗi đối tượng:
Quy trình tẩy trắng răng (ngày 1 đến ngày
14):
- Mang khay hàm trên chứa Carbamide
Peroxide 20% trong 2 giờ vào buổi tối sau khi
chải răng.
- Mang khay hàm trên chứa kem đánh răng
trong 10 phút(17) ngay sau khi mang khay chứa
thuốc tẩy trắng.
Trong quá trình nghiên cứu, các đối tượng
được hướng dẫn chải răng hai lần mỗi ngày
(buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi
ngậm khay chứa vật liệu tẩy trắng), mỗi lần chải
trong 3 phút với 50 mg kem (tương đương ½
chiều dài của phần chứa lông bàn chải của bàn
chải đánh răng).
Sau khi kết thúc quy trình tẩy trắng răng
(ngày 15 đến ngày 21):
- Tiếp tục chải răng hai lần mỗi ngày bằng
kem đánh răng, buổi sáng sau khi ngủ dậy và
buổi tối trước khi ngủ.
Tiêu chí và phương pháp đánh giá nhạy
cảm ngà
Tự đánh giá tại nhà
Từ ngày 1 đến ngày 21.
Đối tượng nghiên cứu tự đánh giá tình trạng
nhạy cảm ngà trong 14 ngày thực hiện quy trình
tẩy trắng (t1 đến t14) và 7 ngày sau khi kết thúc
quy trình tẩy trắng răng (t15 đến t21), theo Bảng
câu hỏi tự đánh giá gồm các đặc điểm về tình
trạng nhạy cảm, mức độ nhạy cảm (VAS 0-
100mm) và loại kích thích gây khó chịu.
Thang đánh giá VAS (Visual Analogue
Scale): 0 (không nhạy cảm), 1-40 (nhạy cảm
nhẹ), 41-70 (nhạy cảm nhiều), 17-100 (nhạy
cảm rất nhiều).
Khám đánh giá lâm sàng
Vào các ngày 1, 3, 7, 14 và 21.
Khám đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà
khi không có kích thích và khi áp dụng hai
loại kích thích khác nhau, thực hiện trên 6
răng cửa hàm trên.
- Kích thích bằng luồng hơi (60psi; 700F) thổi
vuông góc và cách bề mặt cổ răng 1cm, trong
một giây, theo thang điểm từ 0 đến 3.
- Kích thích bằng nhiệt độ lạnh (7 ± 20C) trên
bề mặt cổ răng trong 5 giây, theo thang điểm 0-3.
Thang điểm 0-3: 0 (không nhạy cảm), 1
(nhạy cảm nhẹ), 2 (nhạy cảm nhiều), 3 (nhạy
cảm rất nhiều).
Các răng được đánh giá xen kẽ và có khoảng
nghỉ 5 giây, các răng bên cạnh được cách ly.
Khoảng nghỉ giữa hai loại kích thích là 5 phút.
Quy trình đánh giá được lặp lại 2 lần, mức độ
nhạy cảm ghi nhận là mức nhạy cảm nhiều hơn.
Việc đánh giá được thực hiện bởi hai người
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 134
khám đã được huấn luyện và định chuẩn, có độ
thống nhất đạt 85% và độ kiên định đat trên
90%, đánh giá trên các đối tượng với hồ sơ ghi
mã số và không biết đối tượng thuộc nhóm nào
trong nghiên cứu.
Các đối tượng cũng được đánh giá màu răng
trong quá trình thực hiện nghiên cứu theo bảng
màu Vita Classic để theo dõi hiệu quả của quy
trình tẩy trắng.
Kiểm soát sai lệch
Kiểm soát sai lệch chọn lựa: dựa trên tiêu
chuẩn chọn mẫu và loại mẫu. Kiểm soát sai lệch
thông tin: mã hóa đối tượng nghiên cứu và định
chuẩn người đánh giá.
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê STADA phiên
bảng 10.0 để phân tích số liệu thống kê: thống kê
mô tả (tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch
chuẩn), thống kê phân tích (kiểm định Chi bình
phương, kiểm định chính xác Fisher để so sánh tỉ
lệ phần trăm của các biến số nghiên cứu, kiểm
định t cho hai mẫu độc lập để so sánh các trị số
trung bình của biến định lượng giữa hai nhóm
theo các thời điểm). Các phép thống kê được áp
dụng với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 70 bệnh
nhân (23 nam, 47 nữ), tuổi từ 19 đến 28 (trung
bình 21,08), trong đó độ tuổi 19 chiếm tỉ lệ cao
nhất (37,1%), là các đối tượng có nhu cầu tẩy
trắng răng đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt,
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Các đối tượng được thực hiện quy trình
tẩy trắng tại nhà bằng Carbamide Peroxide
20% kết hợp mang khay chứa kem đánh răng
sau tẩy trắng trong 14 ngày và chải răng theo
hướng dẫn trong suốt 21 ngày, nhóm 1 sử
dụng kem đánh răng Potassium Nitrate 5% và
Sodium Fluoride 0,221%, nhóm 2 sử dụng kem
đánh răng chỉ chứa Sodium Fluoride. Mức độ
nhạy cảm ngà được các đối tượng tự đánh giá
mỗi ngày dựa trên Bản câu hỏi và được khám
đánh giá vào các ngày 1, 3, 7, 14 và 21.
Tình trạng nhạy cảm ngà do bệnh nhân tự
đánh giá tại nhà
Các đối tượng nghiên cứu thực hiện quy
trình mang khay chứa thuốc tẩy trắng, khay
chứa kem đánh răng, và chải răng với các vật
liệu được cung cấp theo hướng dẫn. Mỗi đối
tượng tự đánh giá hàng ngày mức độ nhạy cảm
ngà răng theo Bảng câu hỏi tự đánh giá, áp dụng
thang VAS.
Về loại kích thích gây nhạy cảm ngà răng
Đối tượng tự ghi nhận các loại kích thích
gây nhạy cảm ngà răng trong sinh hoạt hàng
ngày. Kết quả cho thấy kích thích lạnh là loại
kích thích gây nhạy cảm ngà nhiều nhất ở cả
hai nhóm, chiếm tỷ lệ 78,3% các loại kích thích
gây nhạy cảm ở nhóm 1 (hình 1), và 65,3% ở
nhóm 2 (hình 2).
Hình 1. Tỷ lệ các loại kích thích gây nhạy cảm ngà
trên đối tượng nghiên cứu ở nhóm 1.
Hình 2. Tỷ lệ các loại kích thích gây nhạy cảm ngà
trên đối tượng nghiên cứu ở nhóm 2.
Tình trạng nhạy cảm ngà khi mang khay chứa
thuốc tẩy trắng
Bảng 1 trình bày tình trạng nhạy cảm ngà
răng của các đối tượng nghiên cứu ở hai nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 135
khi tự đánh giá tại nhà theo thang VAS vào thời
điểm mang khay chứa thuốc tẩy trắng. Không có
khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ và mức độ nhạy cảm
ngà giữa các thời điểm và giữa hai nhóm
(p<0,001; kiểm định χ2).
Bảng 1. Tỷ lệ người nhạy cảm ngà khi mang khay
chứa thuốc tẩy trắng ở nhóm 1 và nhóm 2, tự đánh
giá tại nhà theo thangVAS
Số người nhạy cảm ngà ở các mức ñộ (n,%)
0
không nhạy
cảm
1-40
nhạy cảm
nhẹ
41-70
nhạy cảm
nhiều
71-100
nhạy cảm
rất nhiều
Nh1 Nh2 Nh1 Nh2 Nh1 Nh2 Nh1 Nh2
t0
35
100
35
100
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
t3
9
26
17
49
22
63
17
49
3
9
1
3
1
3
0
0
t7
13
37
16
46
19
54
16
46
3
9
3
9
0
0
0
0
t14
18
51
15
43
16
46
19
54
1
3
1
3
0
0
0
0
Tình trạng nhạy cảm ngà khi mang khay chứa
thuốc tẩy trắng
Bảng 2 trình bày tình trạng nhạy cảm ngà
răng của các đối tượng nghiên cứu ở hai nhóm
khi tự đánh giá tại nhà theo thang VAS vào
thời điểm mang khay chứa kem đánh răng.
Không có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ và mức
độ nhạy cảm ngà giữa các thời điểm và giữa
hai nhóm (p<0,001; kiểm định χ2).
Bảng 2. Tỷ lệ người nhạy cảm ngà khi mang khay
chứa kem đánh răng ở nhóm 1 và nhóm 2, tự đánh giá
tại nhà theo thangVAS
Số người nhạy cảm ngà ở các mức ñộ (n,%)
0
không nhạy
cảm
1-40
nhạy cảm
nhẹ
41-70
nhạy cảm
nhiều
71-100
nhạy cảm
rất nhiều
Nh1 Nh2 Nh1 Nh2 Nh1 Nh2 Nh1 Nh2
t0
35
100
35
100
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
t3
16
46
17
49
15
43
18
51
4
11
0
0
0
0
0
0
t7
14
40
21
60
21
60
14
40
0
0
0
0
0
0
0
0
t14
21
60
21
60
14
40
14
40
0
0
0
0
0
0
0
0
Khi phân tích mức độ nhạy cảm ngà do đối
tượng nghiên cứu tự đánh giá tại nhà, không có
khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm thử nghiệm
trong cũng như sau quá trình tẩy trắng. Ở ngày
thứ 21, tức là thời điểm 1 tuần sau khi kết thúc
quy trình tẩy trắng, tỷ lệ người không nhạy cảm
ngà là 86% ở nhóm 1 và 77% ở nhóm 2, không có
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tình trạng nhạy cảm ngà khi đánh giá trên
lâm sàng
Đánh giá lâm sàng tình trạng nhạy cảm ngà
răng của các đối tượng nghiên cứu theo thang
điểm 0-3, tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu và ở
ngày 3, 7, 14 và 21.
Khi không có kích thích
Khi đánh giá trên lâm sàng theo thang điểm
0-3, hầu hết đối tượng nghiên cứu không có răng
có biểu hiện nhạy cảm khi không có kích thích.
Tỷ lệ các răng không nhạy cảm ở cả hai nhóm
đạt 97-100% ở tất cả các thời điểm đánh giá,
không có khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.
Khi kích thích bằng luồng hơi
Khi đánh giá trên lâm sàng theo thang điểm
0-3, tỷ lệ các răng không có biểu biện nhạy cảm
ngà khi có kích thích bằng luồng hơi ở cả nhóm 1
và nhóm 2 đều rất cao, đạt 95-100% tại các thời
điểm đánh giá, không có khác biệt có ý nghĩa
giữa hai nhóm.
Khi kích thích lạnh
Bảng 3 mô tả tình trạng nhạy cảm ngà trên
các răng ở hai nhóm thử nghiệm khi có kích
thích lạnh, đánh giá theo thang điểm 0-3. Ở
nhóm 1, hoàn toàn không có răng biểu hiện nhạy
cảm rất nhiều ở các thời điểm đánh giá. Tỷ lệ
răng không nhạy cảm ở nhóm 1 cao hơn so với
nhóm 2, trong khi đó nhóm 2 có tỷ lệ răng nhạy
cảm nhiều và nhạy cảm rất nhiều cao hơn nhóm
1, khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm (p<0,001;
phép kiểm chính xác Fisher).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 136
Bảng 3. Tỷ lệ răng nhạy cảm ngà với kích thích lạnh
ở nhóm 1 và nhóm 2, đánh giá lâm sàng theo thang
điểm 0-3
Số răng nhạy cảm ngà ở các mức ñộ (n,%)
0
không nhạy
cảm
1
nhạy cảm
nhẹ
2
nhạy cảm
nhiều
3
nhạy cảm
rất nhiều
Nh1 Nh2 Nh1 Nh2 Nh1 Nh2 Nh1 Nh2
t0
175
100
175
100
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
t3
92
53
54
31
77
44
98
56
6
3
21
12
0
0
2
1
t7
91
52
46
26
67
38
82
47
17
10
39
22
0
0
8
5
t14
98
56
49
28
66
38
77
44
11
6
40
23
0
0
9
5
t21
140
80
78
45
35
20
75
43
0
0
21
12
0
0
1
1
BÀN LUẬN
Nhạy cảm ngà là một triệu chứng rất thường
gặp, tuy nhiên khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà
lại không hoàn toàn đơn giản do việc đánh giá
luôn phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của đối
tượng, mức độ nhạy cảm ngà cũng rất thay đổi
tùy thời điểm và loại kích thích(12). Đối với các
nghiên cứu khảo sát về tình trạng nhạy cảm ngà,
nên đánh giá tình trạng nhạy cảm do đối tượng
tự ghi nhận và đánh giá bởi người khám, trong
điều kiện không kích thích và có kích thích, với
tối thiểu hai loại kích thích(10). Do đặc tính dễ bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, việc khám đánh giá
nhạy cảm ngà cần được thực hiện đúng cách để
tránh các yếu tố có thể làm sai lệch sự đo lường
như tác động của kích thích lên các răng lân cận
răng được khám, hoặc ảnh hưởng của các lần
khám tiếp liền nhau mà không có khoảng nghỉ
đủ dài. Ngoài ra, việc đánh giá nhạy cảm ngà
cũng nên được lặp lại để ghi nhận được mức độ
nhạy cảm chính xác nhất(11).
Trong nghiên cứu này, nhạy cảm ngà được
ghi nhận theo cả hai phương pháp: tự đánh giá
tại nhà và khám đánh giá bởi bác sỹ, trong cả
điều kiện không kích thích và có kích thích. Hai
loại kích thích được chọn áp dụng trong nghiên
cứu là kích thích bằng luồng hơi và kích thích
bằng nhiệt độ lạnh. Đây là hai loại kích thích
thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày, phù hợp
với việc đánh giá nhạy cảm ngà trên người tham
gia tẩy trắng răng, là các đối tượng có tình trạng
răng miệng lành mạnh, không bệnh lý. Theo
Ricarte và cộng sự, thổi hơi là một phương pháp
đánh giá nhạy cảm ngà đơn giản, dễ thực hiện,
với áp suất được đề nghị là từ 45 psi đến 60 psi.
Cũng theo các tác giả này, kích thích lạnh với
mức nhiệt độ 70C là nhiệt độ lý tưởng nhất để
phát hiện tình trạng nhạy cảm ngà và giảm tỉ lệ
dương tính giả(14).
Kết quả tự đánh gi