Hiệu quả kiểm soát mảng bám, vi khuẩn và nấm Candida trên hàm giả của các biện pháp làm sạch cơ học và hóa học

Mục tiêu: Đánh giá khả năng kiểm soát mảng bám, vi khuẩn và nấm Candida của biện pháp làm sạch cơ học và phối hợp cơ-hóa học đối với phục hình toàn hàm hàm trên. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng bắt chéo thực hiện trên mẫu gồm 30 bệnh nhân mang phục hình toàn hàm hàm trên, chia hai nhóm: nhóm (1) lần lượt làm sạch hàm giả bằng bàn chải và xà phòng trong hai tuần đầu và phối hợp sử dụng viên ngâm hàm giả Polident trong hai tuần tiếp theo, nhóm (2) thực hiện các biện pháp làm sạch hàm giả theo trình tự ngược lại. Trước mỗi đợt thử nghiệm (ngày 0 và ngày 14), hàm giả được làm sạch bằng dụng cụ cạo vôi siêu âm và ngâm natri hypochlorite 1% trong 10 phút. Tại các thời điểm N0, N14 và N28, đánh giá mức độ mảng bám sau nhuộm màu theo chỉ số Ausburger-Elahi, và đếm số khúm vi khuẩn và số khúm nấm sau quy trình nuôi cấy. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số mảng bám so với trước thử nghiệm đối với cả hai quy trình làm sạch cơ học (p=0,001) và phối hợp cơ-hóa học (p=0,001), và giữa hai quy trình ở thời điểm kết thúc thử nghiệm (p=0,034). Số khúm vi khuẩn sau áp dụng quy trình phối hợp cơ-hóa học thấp hơn một cách có ý nghĩa so với biện pháp cơ học (p=0,016). Không có sự khác biệt về hiệu quả kiểm soát nấm Candida giữa hai biện pháp (p=0,60). Kết luận: Cả hai biện pháp cơ học và phối hợp cơ-hóa học đều có hiệu quả làm sạch mảng bám, trong đó biện pháp phối hợp cơ-hóa học cho hiệu quả cao hơn; biện pháp phối hợp cơ-hóa học cũng cho thấy tác dụng kiểm soát vi khuẩn trên hàm giả. Trong điều kiện thử nghiệm, không có khác biệt về kiểm soát sự phát triển của nấm Candida giữa hai biện pháp.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kiểm soát mảng bám, vi khuẩn và nấm Candida trên hàm giả của các biện pháp làm sạch cơ học và hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 126 HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT MẢNG BÁM, VI KHUẨN VÀ NẤM CANDIDA TRÊN HÀM GIẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP LÀM SẠCH CƠ HỌC VÀ HÓA HỌC Phạm Thị Lan Anh*, Lê Hồ Phương Trang*, Hoàng Đạo Bảo Trâm* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá khả năng kiểm soát mảng bám, vi khuẩn và nấm Candida của biện pháp làm sạch cơ học và phối hợp cơ-hóa học đối với phục hình toàn hàm hàm trên. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng bắt chéo thực hiện trên mẫu gồm 30 bệnh nhân mang phục hình toàn hàm hàm trên, chia hai nhóm: nhóm (1) lần lượt làm sạch hàm giả bằng bàn chải và xà phòng trong hai tuần đầu và phối hợp sử dụng viên ngâm hàm giả Polident trong hai tuần tiếp theo, nhóm (2) thực hiện các biện pháp làm sạch hàm giả theo trình tự ngược lại. Trước mỗi đợt thử nghiệm (ngày 0 và ngày 14), hàm giả được làm sạch bằng dụng cụ cạo vôi siêu âm và ngâm natri hypochlorite 1% trong 10 phút. Tại các thời điểm N0, N14 và N28, đánh giá mức độ mảng bám sau nhuộm màu theo chỉ số Ausburger-Elahi, và đếm số khúm vi khuẩn và số khúm nấm sau quy trình nuôi cấy. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số mảng bám so với trước thử nghiệm đối với cả hai quy trình làm sạch cơ học (p=0,001) và phối hợp cơ-hóa học (p=0,001), và giữa hai quy trình ở thời điểm kết thúc thử nghiệm (p=0,034). Số khúm vi khuẩn sau áp dụng quy trình phối hợp cơ-hóa học thấp hơn một cách có ý nghĩa so với biện pháp cơ học (p=0,016). Không có sự khác biệt về hiệu quả kiểm soát nấm Candida giữa hai biện pháp (p=0,60). Kết luận: Cả hai biện pháp cơ học và phối hợp cơ-hóa học đều có hiệu quả làm sạch mảng bám, trong đó biện pháp phối hợp cơ-hóa học cho hiệu quả cao hơn; biện pháp phối hợp cơ-hóa học cũng cho thấy tác dụng kiểm soát vi khuẩn trên hàm giả. Trong điều kiện thử nghiệm, không có khác biệt về kiểm soát sự phát triển của nấm Candida giữa hai biện pháp. Từ khóa: Phục hình toàn hàm, mảng bám hàm giả, viên ngâm hàm giả. ABSTRACT EFFICACY OF MECHANICAL AND CHEMO-MECHANICAL CLEANING METHODS IN CONTROLLING PLAQUE, BACTERIA AND CANDIDA SPP. ON COMPLETE ACRYLIC RESIN DENTURES Pham Thi Lan Anh, Le Ho Phuong Trang, Hoang Đao Bao Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 125 - 132 Objective: To evaluate the efficacy of mechanical and chemo-mechanical cleaning methods in controlling plaque, bacteria and Candida spp. on complete acrylic resin dentures. Methods: A cross-over study was conducted on 30 patients wearing conventional maxillary dentures, passing two phases of 14 days: (1) brushing with toothbrush and neutral soap; (2) brushing with toothbrush and neutral soap then soaking in an alkaline peroxide cleanser (Polident). Dentures were cleaned by ultrasonic devices and immersed in 1% sodium hypochlorite for 10 minutes before every experimental phase (day 0, day 14). Denture plaque was quantified by Ausburger-Elahi index after disclosing with a dye solution and total aerobial and candidal colonies were counted after the incubation period on day 0, day 14 and day 28. * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thị Lan Anh ĐT: 0937152194 Email: lananh107@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 127 Results: There was a significant difference of denture plaque index in comparing with day 0 in each methods (p=0.001, mechanical method; p=0.001, chemo-mechanical method) as well as between two methods (p=0.034). The total aerobial counts of the chemo-mechanical phase were significantly lesser than that of the mechanical phase (p=0.016). Any significant difference was observed between two methods for Candida spp. (p=0.60). Conclusion: Both methods could be considered as helpful approaches in eliminating denture plaque, however, the chemo-mechanical method showed more effective in maintaining denture hygiene against denture plaque and bacteria. In this study, no evidence on inhibiting Candida spp. was found for both methods. Keywords: Complete denture, denture plaque, denture cleanser. MỞ ĐẦU Mảng bám tích tụ trên phục hình có chứa nhiều loài vi sinh vật, trong đó có Candida albicans, đã từng được chứng minh là tác nhân gây hôi miệng, viêm mãn tính vùng miệng do hàm giả và nhiễm Candida vùng miệng. Bề mặt phục hình cũng là nơi lưu giữ vi sinh vật gây bệnh toàn thân (như nhiễm trùng dạ dày - ruột non hay nhiễm trùng màng phổi và phổi). Do đó, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng - hàm giả đều đặn và đúng cách để kiểm soát mảng bám trên hàm giả và góp phần kiểm soát các bệnh răng miệng cũng như các bệnh toàn thân có liên quan(6). Nói chung, các biện pháp làm sạch hàm giả gồm có biện pháp cơ học, hóa học và phối hợp cơ - hóa học. Các phương pháp chải rửa cơ học được đánh giá là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả(3). Tuy nhiên, cách thức này dễ làm mòn phục hình nhựa và chưa đủ để làm giảm hoàn toàn vi sinh vật trên nền nhựa hàm giả, nhất là đối với người lớn tuổi khi đôi tay không còn đủ khéo léo(10,15). Biện pháp hóa học là một chọn lựa khác để vệ sinh hàm giả do có tác dụng loại bỏ mảng bám, diệt khuẩn và dễ dàng len lỏi vào mọi vị trí của hàm giả. Các tác nhân hóa học được phân loại dựa trên thành phần và cơ chế tác động, tiêu biểu có dung dịch natri hypochlorite, chlorhexidine hay alkaline peroxide. Natri hypochlorite là một trong số những sản phẩm được sử dụng sớm nhất(11), có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm do tác động trực tiếp lên mạng hữu cơ của mảng bám, hòa tan cấu trúc polymer, oxi hóa thành phần protein và làm giảm đáng kể sự bám dính của Candida vào các tế bào biểu mô miệng(1,4). Tuy nhiên, chất này có nhược điểm là ăn mòn bề mặt kim loại, làm đổi màu nhựa, gây kích thích da và để lại mùi khó chịu(7,8). Alkaline peroxide lại là sản phẩm thường được sử dụng nhất(12,18). Tác dụng chủ yếu thông qua cơ chế giải phóng oxy, làm phân rã bựa thức ăn, lấy đi vết dính và có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn kị khí gram âm, cầu khuẩn gram dương và cầu khuẩn kị khí gram âm(18). Kiến thức về hiệu quả của các biện pháp làm sạch hàm giả có thể giúp định hướng cho bác sĩ và bệnh nhân trong việc chọn lựa cách thức vệ sinh thích hợp. Do đó trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp tối ưu để kiểm soát mảng bám và các vi sinh vật gây bệnh, song kết quả vẫn còn đang được tiếp tục bàn luận. Hiện nay, tại Việt Nam, bác sĩ phục hình đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn trong việc hướng dẫn bệnh nhân cách thức làm sạch hàm giả, thông thường là chải rửa hàm giả với bàn chải và xà phòng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại dung dịch làm sạch hàm giả còn chưa phổ biến. Hơn nữa cũng chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của các loại dung dịch này đối với bệnh nhân mang phục hình toàn hàm (PHTH) ở nước ta. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm ghi nhận và so sánh khả năng làm sạch của các phương pháp cơ học và hóa học đối với bệnh nhân mang PHTH hàm trên ở các bệnh nhân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 128 đến khám tại Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện gồm 30 bệnh nhân mang PHTH hàm trên đến khám tại Khoa RHM, ĐH Y Dược Tp.HCM có sức khỏe toàn thân tốt và không có tổn thương viêm nhiễm trong miệng; mang PHTH bằng nhựa nấu hơn 6 tháng, không có vết nứt, gãy hay đã từng đệm hàm; có chỉ số mảng bám trong lần khám đầu tiên ≥1; và hiện không dùng thuốc kháng nấm, viên ngâm hàm giả hay nước súc miệng có tác dụng diệt khuẩn. Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng bắt chéo với hai nhóm bệnh nhân tuân theo hai qui trình thử nghiệm trong vòng bốn tuần: Nhóm 1: bệnh nhân làm sạch hàm giả bằng biện pháp cơ học trong hai tuần đầu và làm sạch hàm giả bằng biện pháp phối hợp cơ - hóa học trong hai tuần tiếp theo. Nhóm 2: bệnh nhân làm sạch hàm giả bằng biện pháp phối hợp cơ - hóa học trong hai tuần đầu và làm sạch hàm giả bằng biện pháp cơ học trong hai tuần tiếp theo. Trong giai đoạn làm sạch bằng biện pháp cơ học, bệnh nhân được hướng dẫn chải hàm giả với bàn chải và xà phòng được phát mỗi ngày ba lần sau khi ăn. Trong giai đoạn làm sạch bằng biện pháp cơ-hóa học, ngoài chải rửa hàm giả như giai đoạn cơ học, bệnh nhân ngâm hàm giả với viên ngâm hàm giả Polident (GlaxoSmithKline) trong 3 phút vào buổi tối. Trước mỗi giai đoạn thử nghiệm (N0 và N14), hàm giả được làm sạch bằng dụng cụ cạo vôi siêu âm và ngâm trong dung dịch natri hypochlorite 1% trong 10 phút. Đánh giá kết quả vào N0, N14 và N28 Để đánh giá khả năng kiểm soát mảng bám, một đánh giá viên độc lập ghi nhận chỉ số mảng bám Ausburger - Elahi sau khi ngâm nền hàm hàm trên vào thuốc nhuộm màu mảng bám trong một phút. Nền hàm PHTH hàm trên được chia thành 8 phần gồm: bốn vùng ở mặt ngoài và bốn vùng ở mặt niêm mạc (Hình 1). Mức độ mảng bám có trong mỗi vùng được cho điểm như sau: 0 = không có mảng bám. 1 = mảng bám ít: chiếm 1-25% diện tích nền hàm. 2 = mảng bám trung bình: chiếm 26-50% diện tích nền hàm. 3 = mảng bám nhiều: chiếm 51-75% diện tích nền hàm. 4 = mảng bám rất nhiều: chiếm 76-100% diện tích nền hàm. Hình 1: Cách phân chia nền hàm để đánh giá theo chỉ số Augsburger và Elahi(25). Trung bình 8 điểm số của 8 vùng là chỉ số mảng bám trung bình của cá nhân tại các thời điểm ngày 0 (MB0), sau giai đoạn cơ học (MB1) và sau giai đoạn cơ - hóa học (MB2). Để đánh giá số lượng vi khuẩn hiếu khí và Candida, PHTH hàm trên được rửa bằng que gòn vô trùng và 10ml dung dịch nước cất trong vòng một phút. Mẫu được cấy vi khuẩn và nấm tại phòng thí nghiệm bộ môn Vi Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp.HCM, và một đánh giá viên độc lập thực hiện đếm số khúm vi khuẩn và nấm Candida tương ứng có trong 1ml (đơn vị: CFU/ml) tại các thời điểm ngày 0 (VK0, CA0), sau giai đoạn cơ học (VK1, CA1) và sau giai đoạn cơ - hóa học (VK2, CA2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 129 Xử lý và phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 với các test phi tham số do các số liệu không phân phối chuẩn. Dùng phép kiểm Friedman và phép kiểm Wilcoxon để đánh giá sự khác biệt về chỉ số mảng bám, số khúm vi khuẩn và số khúm nấm Candida giữa các thời điểm N0, sau giai đoạn cơ học, sau giai đoạn cơ - hóa học và giữa từng cặp thời điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Mẫu nghiên cứu gồm có 13 nam (43,33%) và 17 nữ (56,67%) với tuổi trung bình là 58,57; trong đó 80% hàm giả được sử dụng dưới 5 năm. Tại N0, chỉ số mảng bám trung bình của các hàm giả tham gia nghiên cứu là 2,08, tương đương mảng bám bao phủ từ 51 đến 75% diện tích nền hàm. Vi khuẩn hiện diện trong tất cả các mẫu (100%), nấm Candida hiện diện trong 26 mẫu (86,67%). Không có khác biệt về tuổi, giới, thời gian sử dụng hàm giả cũng như chỉ số mảng bám, số khúm vi khuẩn và số khúm nấm Candida giữa hai nhóm bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Hiệu quả kiểm soát mảng bám Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, chỉ số mảng bám trung bình là 2,08 ± 0,6. Sau giai đoạn làm sạch cơ học chỉ số này giảm còn 1,54 ± 0,55 và sau giai đoạn cơ-hóa học giảm còn 1,27 ± 0,39. Như vậy, chỉ số mảng bám tại ba thời điểm N0 và sau khi sử dụng hai cách thức làm sạch hàm giả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong đó chỉ số mảng bám ghi nhận sau hai tuần biện pháp cơ học hay phối hợp cơ – hóa học đều có khác biệt một cách có ý nghĩa so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu (p=0,001) (Bảng 1). Làm sạch bằng biện pháp cơ học giúp làm giảm 25,96% mảng bám so với N0. Làm sạch bằng biện pháp cơ - hóa học giúp làm giảm 38,94% mảng bám so với N0. Sau hai tuần phối hợp cơ - hóa học, chỉ số mảng bám giảm một cách có ý nghĩa so với giai đoạn làm sạch cơ học (p=0,034) (Bảng 1), cụ thể là biện pháp phối hợp giúp làm giảm thêm 17,53% mảng bám. Bảng 1: Sự thay đổi của chỉ số mảng bám giữa các cặp thời điểm. Chỉ số mảng bám % giảm mảng bám p* MB0 2,08 ± 0,64 25,96 0,001 MB1 1,54 ± 0,55 MB0 2,08 ± 0,64 38,94 0,001 MB2 1,27 ± 0,39 MB1 1,54 ± 0,55 17,53 0,034 MB2 1,27 ± 0,39 *: test Wilcoxon Hiệu quả kiểm soát vi khuẩn Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (N0), số khúm vi khuẩn trung bình là 161,0 ± 290,02 (CFU/mlx104). Sau giai đoạn làm sạch cơ học số khúm vi khuẩn giảm còn 102,92 ± 177,63 (CFU/mlx104) và sau giai đoạn cơ-hóa học còn 32,61 ± 67,9(CFU/mlx104). Như vậy, số khúm vi khuẩn hiếu khí cấy được từ nền hàm PHTH hàm trên sau khi làm sạch bằng hai biện pháp khác nhau không có sự khác biệt có ý nghĩa với thời điểm bắt đầu nghiên cứu (p>0,05) (Bảng 2). Tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng vi khuẩn giữa hai phương thức làm sạch (p=0,016) (Bảng 2). Cách thức làm sạch phối hợp giúp làm giảm số lượng vi khuẩn một cách có ý nghĩa so với chải rửa hàm giả bằng bàn chải và xà phòng. Bảng 2: Sự thay đổi của số khúm vi khuẩn giữa các cặp thời điểm. Số khúm vi khuẩn (CFU/ml x 10 4) p* VK0 161,00 ± 290,02 0,891 VK1 102,92 ± 177,63 VK0 161,00 ± 290,02 0,059 VK2 32,61 ± 67,90 VK1 102,92 ± 177,63 0,016 VK2 32,61 ± 67,90 *: test Wilcoxon Hiệu quả kiểm soát nấm Candida Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, số khúm nấm Candida trung bình là 5,89±14,81 (CFU/mlx104). Sau giai đoạn làm sạch cơ học số khúm vi khuẩn giảm còn 1,15±1,98 (CFU/mlx104) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 130 và sau giai đoạn cơ - hóa học còn 1,30±2,59 (CFU/mlx104). Như vậy, sự biến thiên số lượng khúm nấm Candida ở các thời điểm N0 và sau hai giai đoạn làm sạch có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Sau hai tuần làm sạch bằng biện pháp cơ học hay biện pháp phối hợp, lượng nấm Candida ở các đối tượng tham gia nghiên cứu đều giảm một cách có ý nghĩa so với thời điểm N0 (p=0,016) (Bảng 3). Không có sự khác biệt về số lượng khúm nấm cấy được trong hai giai đoạn làm sạch bằng biện pháp cơ học và biện pháp phối hợp cơ - hóa học (p=0,60) (Bảng 3). Bảng 3: Sự thay đổi của số khúm nấm Candida giữa các cặp thời điểm. Số khúm nấm Candida (CFU/ml) p* CA0 5,89 ± 14,81 0,016 CA1 1,15 ± 1,98 CA0 5,89 ± 14,81 0,016 CA2 1,30 ± 2,59 CA1 1,15 ± 1,98 0,600 CA2 1,30 ± 2,59 *: test Wilcoxon BÀN LUẬN Về hiệu quả kiểm soát mảng bám, chỉ sau giai đoạn làm sạch cơ học, chỉ số mảng bám đã giảm một cách có ý nghĩa so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu (N0). Như vậy, khi bệnh nhân được hướng dẫn đầy đủ về cách chải rửa phục hình cũng như những vị trí dễ tích tụ mảng bám thì chỉ chải rửa đơn thuần với bàn chải và xà phòng đã có thể giúp kiểm soát mảng bám một cách có hiệu quả(13, 18). Một số tác giả còn cho rằng chải rửa hàm giả với bàn chải có tác dụng chống tích tụ mảng bám tốt hơn chỉ ngâm hàm giả vào dung dịch hóa học(12,23). Sau giai đoạn làm sạch bằng biện pháp phối hợp cơ - hóa học, chỉ số mảng bám giảm một cách có ý nghĩa so với giai đoạn cơ học. Biện pháp phối hợp, với ưu điểm phát huy được thế mạnh của cả hai cách thức làm sạch cơ học và hóa học, đã chứng minh được khả năng kiểm soát mảng bám hiệu quả hơn biện pháp cơ học đơn thuần. Sản phẩm ngâm hàm giả được sử dụng trong nghiên cứu này là Polident, với thành phần tác dụng là alkaline peroxide, như natri perborate, kali peroxymonosulfate là tác nhân oxi hóa có tác dụng làm phân rã mảng bám, bựa thức ăn, vết dính và tách rời chúng khỏi bề mặt phục hình(16). Khả năng loại bỏ mảng bám của tác nhân hóa học alkaline peroxide, vốn đã được ghi nhận trong nghiên cứu khác của Kulak (2002)(14) và Webb (1998)(27). Tuy nhiên, theo tác giả Nikawa (1999)(17), cần xem cách thức chải rửa là kỹ thuật cơ bản để làm sạch hàm giả và biện pháp hóa học đóng vai trò hỗ trợ. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy hiệu quả kiểm soát mảng bám rõ rệt của biện pháp làm sạch phối hợp, từ đó ủng hộ sử dụng phối hợp cách thức cơ - hóa học để vệ sinh phục hình(18). Khi theo dõi sự biến thiên số lượng vi khuẩn, số khúm vi khuẩn cấy được sau hai tuần làm sạch với biện pháp chải rửa cơ học hay biện pháp cơ - hóa học không có sự khác biệt có ý nghĩa so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu; cho thấy vi khuẩn cần thời gian tương đối ngắn để tăng trưởng và trở lại tình trạng ban đầu. Cách thức làm sạch cơ học ở đây là dùng xà phòng không có tính sát khuẩn nên đã không thể hiện được khả năng kiểm soát vi khuẩn, mặc dù giúp loại bỏ mảng bám trên hàm giả. Khi so sánh giữa hai cách thức làm sạch, phương pháp phối hợp hai cách thức làm sạch cơ - hóa học giúp làm giảm số khúm vi khuẩn một cách có ý nghĩa, cho thấy khả năng kiểm soát vi khuẩn của tác nhân hóa học. Alkaline peroxide được cho là có phổ kháng khuẩn rộng do có thể tác động lên các cấu trúc sống còn của tế bào và tiêu diệt vi khuẩn(24). Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lại cho thấy cách thức chải rửa cơ học loại bỏ các vi sinh vật bám trên hàm giả tốt hơn ngâm hàm giả trong dung dịch peroxide(10,20,23). Kết quả trái ngược nhau về hiệu quả của các tác nhân hóa học có thể là do khác nhau về loại vi khuẩn được chọn thử nghiệm, nồng độ vi khuẩn ban đầu, thời gian để vi khuẩn phát triển Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 131 trên nền nhựa cũng như thời gian ngâm trong các tác nhân hóa học. Hiệu quả của alkaline peroxide luôn thuyết phục khi tiến hành thử nghiệm trong labo và trên các dòng vi khuẩn được phân lập riêng lẻ. Trong khi đó, mảng bám hàm giả trên lâm sàng là một cộng đồng hỗn hợp các loại vi sinh vật(21). Tuy kết quả so sánh hiệu quả của các phương pháp làm sạch cơ học và hóa học đơn lẻ còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau song các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm ủng hộ sử dụng các sản phẩm hóa học trong vai trò hỗ trợ cho biện pháp cơ học để kiểm soát vi khuẩn(4,9,19,22). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy hiệu quả kiểm soát vi khuẩn của biện pháp phối hợp cơ - hóa học, vì vậy một lần nữa khẳng định vai trò hỗ trợ tích cực của tác nhân hóa học trong việc vệ sinh hàm giả hàng ngày. Về hiệu quả kiểm soát Candida, sau hai tuần làm sạch bằng biện pháp cơ học hay biện pháp phối hợp, số khúm nấm Candida ở các đối tượng tham gia nghiên cứu đều giảm một cách có ý nghĩa so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu (N0). Kết quả này là do bước làm sạch chuyên biệt tại phòng nha đã góp phần làm giảm đáng kể số lượng nấm bám dính trên nền hàm PH. Trước mỗi giai đoạn thử nghiệm (N0 và N14), hàm giả được ngâm trong natri hypochlorite 1% giúp tiêu diệt Candida một cách hiệu quả, kể cả ở sâu trong khối nhựa nền hàm(5). Số lượng khúm nấm đếm được ở hai giai đoạn sử dụng hai biện pháp làm sạch khác nhau không có sự khác biệt có ý nghĩa, cho thấy alkaline peroxide không có tác dụng kiểm soát nấm trên nền nhựa hàm giả. Kết quả này, tương tự kết luận của của một số tác giả khác, cho thấy alkaline peroxide có tác dụng kháng khuẩn tốt nhưng lại không có hiệu quả diệt nấm như natri hypochlorite(22,24). Pavarina và c.s (2003)(24) cho rằng có thể S.mutans đã tạo ra hàng rào glucan giúp bảo vệ Candida trước sự tấn công của thuốc ngâm hàm giả. Nói cách khác, Candida được bảo vệ do nằm bên trong cấu trúc của mảng bám hàm giả. Phương pháp nghiên cứu được chọn là thử nghiệm lâm sàng bắt chéo, trong đó các đối tượng tham gia nghiên cứu có nhóm chứng là chính bản thân họ. Vì vậy mô hình này giúp hạn chế sự khác biệt giữa các cá nhân như tuổi, giới tính, thời gian mang hàm
Tài liệu liên quan