Đặt vấn đề: Tê cạnh cột sống (TCCS) đoạn ngực tại một điểm hay nhiều điểm đều được áp dụng để giảm đau trong và sau mổ đoạn nhũ. TCCS đoạn ngực tiêm thuốc một lần tại một vị trí ngực 3 hoặc 4 có thể không đạt hiệu quả giảm đau ở thì nạo hạch nách. Mục tiêu: Đánh giá hiệu lực và tính an toàn của kỹ thuật TCCS đoạn ngực tiêm thuốc một lần tại 3 vị trí ngực 1, ngực 3 và ngực 6 trong phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng Phương pháp nghiên cứu: Phân nhóm ngẫu nhiên bệnh nhân được phẫu thuật ung thư vú thành 2 nhóm gây mê toàn diện phối hợp TCCS và nhóm chỉ gây mê toàn diện. Thực hiện TCCS tiêm thuốc một lần tại ngực 1, 3 và 6 với liều 0,1ml/kg bupivacaine 0,5% ở mỗi vị trí trước khi gây mê toàn diện. Kết quả: 72 BN được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm (36 trường hợp có TCCS và 36 trường hợp không TCCS). Nhóm TCCS sử dụng liều sufentanil trong mổ thấp hơn (p = 0,001) và không trường hợp nào dùng thêm sufentanil ở thì nạo hạch nách. Hai mươi trường hợp (56%) không dùng thêm bất kỳ thuốc giảm đau nào khác 24 giờ đầu sau mổ, 44% trường hợp sử dụng từ 1 đến 2 loại giảm đau (không có thuốc phiện). Trung bình điểm đau VAS ở các thời điểm trong 24 giờ đầu ở nhóm có TCCS dao động từ 1,2 đến 2,2 (p<0,001). Tỉ lệ nôn ói sau mổ ở nhóm có TCCS cũng thấp hơn (p 0,04). Không ghi nhận trường hợp nào xảy ra tai biến hay biến chứng liên quan đến kỹ thuật tê. Kết luận: TCCS đoạn ngực là kỹ thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả giảm đau kéo dài trong phẫu thuật ung thư vú, giảm tỉ lệ nôn ói sau mổ. TCCS tiêm thuốc một lần tại 3 vị trí ngực 1, 3, 6 có thể khắc phục được tình trạng không phong bế đến mức ngực 1 của TCCS tại một vị trí.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả tê cạnh cột sống đoạn ngực trong phẫu thuật ung thư vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 225
HIỆU QUẢ TÊ CẠNH CỘT SỐNG ĐOẠN NGỰC
TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ
Nguyễn Thị Thanh *, Nguyễn Trung Thành**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tê cạnh cột sống (TCCS) đoạn ngực tại một điểm hay nhiều điểm đều được áp dụng để giảm
đau trong và sau mổ đoạn nhũ. TCCS đoạn ngực tiêm thuốc một lần tại một vị trí ngực 3 hoặc 4 có thể không
đạt hiệu quả giảm đau ở thì nạo hạch nách.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu lực và tính an toàn của kỹ thuật TCCS đoạn ngực tiêm thuốc một lần tại 3 vị trí
ngực 1, ngực 3 và ngực 6 trong phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng
Phương pháp nghiên cứu: Phân nhóm ngẫu nhiên bệnh nhân được phẫu thuật ung thư vú thành 2 nhóm
gây mê toàn diện phối hợp TCCS và nhóm chỉ gây mê toàn diện. Thực hiện TCCS tiêm thuốc một lần tại ngực 1,
3 và 6 với liều 0,1ml/kg bupivacaine 0,5% ở mỗi vị trí trước khi gây mê toàn diện.
Kết quả: 72 BN được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm (36 trường hợp có TCCS và 36 trường hợp không
TCCS). Nhóm TCCS sử dụng liều sufentanil trong mổ thấp hơn (p = 0,001) và không trường hợp nào dùng
thêm sufentanil ở thì nạo hạch nách. Hai mươi trường hợp (56%) không dùng thêm bất kỳ thuốc giảm đau nào
khác 24 giờ đầu sau mổ, 44% trường hợp sử dụng từ 1 đến 2 loại giảm đau (không có thuốc phiện). Trung bình
điểm đau VAS ở các thời điểm trong 24 giờ đầu ở nhóm có TCCS dao động từ 1,2 đến 2,2 (p<0,001). Tỉ lệ nôn ói
sau mổ ở nhóm có TCCS cũng thấp hơn (p 0,04). Không ghi nhận trường hợp nào xảy ra tai biến hay biến chứng
liên quan đến kỹ thuật tê.
Kết luận: TCCS đoạn ngực là kỹ thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả giảm đau kéo dài trong phẫu thuật ung
thư vú, giảm tỉ lệ nôn ói sau mổ. TCCS tiêm thuốc một lần tại 3 vị trí ngực 1, 3, 6 có thể khắc phục được tình
trạng không phong bế đến mức ngực 1 của TCCS tại một vị trí.
Từ khóa: Tê cạnh cột sống, đoạn nhũ nạo hạch nách, phẫu thuật ung thư vú.
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF THORACIC PARAVERTEBRAL BLOCK
FOR BREAST CANCER SURGERY
Nguyen Thi Thanh, Nguyen Trung Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 225 ‐ 230
Background: Either of single or multi level thoracic paravertebral block (PVB) can be applied to intra‐
operative and post‐operative mastectomy pain relief. Single injection PVB at T3 or T4 level might be not effective
at the time of axillary lymph node dissection.
Objectives: To evaluate the efficacy and the safety of single injection thoracic PVB at T1, T3 and T6 for
mastectomy and axillary lymph node dissection.
Study design: Randomized controlled trial.
Methods: Patients undergoing breast cancer surgery were randomized to PVB with general anesthesia
(GA) or GA only. Single injection PVB had been given at the level of T1 T3 T6 with dose 0.1ml/kg bupivacaine
0.5% each level before GA was performed.
* Khoa PT‐GM‐HS, BV Nhân dân Gia Định
Tác giả liên hệ: TS.BS. Nguyễn Thị Thanh ĐT: 0918578857 Email: nguyenthithanh@pnt.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 226
Results: Senventy‐two patients were randomized to 2 groups (36 to PVB group and 36 to Control group).
The patients given PVB needed less sufentanil intra‐operative (p 0.001) and no more sufentanil was needed at the
time of axillary lymph node dissection. Twenty patients (56%) did not need any analgesic during 24 hours after
surgery, 44% used 1 or 2 kinds of analgesic (no opioid). The verbal analogue pain scores during 24 hours after
surgery in PVB were low at VAS 1.2‐ 2.2 (p<0.001). They also had less PONV in the postanesthesia care unit (p
0.04). No serious complications and side‐effects of block were seen.
Conclusions: Thoracic PVB is a simple, safe and effective technique in providing and prolonging
postoperative analgesia for breast cancer surgery, lowering PONV. Incomplete block status of T1 dermatomes
with single level PVB can be resolved by single injection thoracic PVB at level T1 T3 T6.
Keywords: Paravertebral block, mastectomy, breast cancer surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch nách trong
điều trị ung thư vú gây đau nhiều sau mổ. Giảm
đau tốt trong và sau mổ giúp người bệnh hồi
phục nhanh. Để đạt được mức độ giảm đau thỏa
đáng thì cần phải sử dụng kết hợp nhiều loại
thuốc giảm đau trong đó có thuốc phiện làm
tăng tỉ lệ nôn ói sau mổ(7).
Tê cạnh cột sống (TCCS) đoạn ngực là kỹ
thuật đơn giản, hiệu quả, có thể áp dụng để
giảm đau trong các phẫu thuật một bên cơ thể
vùng ngực hoặc bụng. Đã có nhiều nghiên cứu
về kỹ thuật này trong phẫu thuật ung thư vú.
Đa số các nghiên cứu đều chứng tỏ TCCS đạt
hiệu quả giảm đau tốt với tỉ lệ tai biến và tác
dụng phụ thấp. TCCS trong phẫu thuật ung thư
vú có thể thực hiện tại một vị trí khoang cạnh
cột sống (KCCS) ngực 3 hoặc ngực 4 hay tại
nhiều vị trí KCCS từ ngực 1 đến ngực 7 (N1 –
N7), có hoặc không có luồn catheter(3). Tuy
nhiên, nếu như việc tê tại nhiều vị trí làm bệnh
nhân (BN) khó chịu vì bị đâm kim nhiều lần thì
việc tê tại một vị trí nêu trên có thể không đạt
mức tê đến N1(10).
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm
đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật
TCCS đoạn ngực tiêm thuốc một lần tại 3 vị trí
N1, N3 và N6 trong phẫu thuật đoạn nhũ nạo
hạch nách.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm
chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn mẫu là các trường hợp phẫu
thuật đoạn nhũ nạo hạch nách một bên, 18 tuổi
trở lên, đồng ý tham gia nghiên cứu, có phân độ
ASA I và II, không có rối loạn đông máu và
không có bệnh lý gan thận, không có chống chỉ
định TCCS.
Các trường hợp dị ứng hoặc có chống chỉ
định với các thuốc sử dụng trong nghiên cứu,
xảy ra tai biến không liên quan đến gây mê và
gây tê trong 24 giờ sau mổ được loại trừ khỏi
nhóm nghiên cứu.
Phân nhóm nhẫu nhiên
Phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm, bao gồm
nhóm TCCS (nhóm T) và nhóm chứng không có
TCCS (nhóm C) bằng phương pháp tổ hợp
chuyển vị ngẫu nhiên.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 04/2011 đến 3/2013 tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
Y đức
Đề cương đã được trình và được thông qua
hội đồng y đức và hội đồng khoa học bệnh viện
Nhân Dân Gia Định tháng 4 năm 2011.
Tiến hành nghiên cứu
BN được thăm khám tiền mê như thường
quy, được giải thích rõ về kỹ thuật cũng như các
tai biến, biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy
ra trong và sau mổ của phương pháp TCCS và
gây mê, ký đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 227
Các bước thực hiện
Nhóm T: thực hiện TCCS đoạn ngực bằng
kim Tuohy 22G theo kỹ thuật mô tả bởi Eason
và Wyatt tại 3 vị trí tương ứng N1, N3 và N6
cùng bên phẫu thuật. Liều thuốc tê được tiêm ở
mỗi vị trí là 0,1 ml bupivacaine 0,5%. BN được
gây mê toàn diện thông khí qua nội khí quản
ngay sau khi TCCS với midazolam 0,05 mg/kg,
sufentanil 0,3 μg/kg, propofol 1% (Diprivan) 2
mg/kg và dãn cơ rocuronium (Esmeron) 0,6
mg/kg và duy trì mê bằng isoflurane. Sufentanil
được cho thêm với liều 0.2 μg/kg khi mạch,
huyết áp tâm thu (HATT) tăng ≥ 20% so với trị
số cơ bản. Truyền tĩnh mạch 1 g paracetamol khi
đóng da.
Nhóm C: thực hiện gây mê tương tự như
nhóm T mà không có TCCS.
Cả 2 nhóm: sau mổ BN được chuyển đến
phòng Hồi tỉnh theo dõi và rút nội khí quản khi
đủ điều kiện. Thuốc giảm đau sau mổ được cho
theo trình tự sau: bắt đầu với paracetamol (1g),
sau đó là ketorolac (30 mg) rồi đến morphin 0.04
mg/kg khi điểm đau VAS > 3 hoặc khi BN yêu
cầu thêm giảm đau.
Ghi nhận các biến số chung: tuổi, cân nặng,
chiều cao, thời gian phẫu thuật (TgPT), thời
gian gây mê (TgGM); các biến số để đánh giá
hiệu quả giảm đau trong và sau mổ: tổng liều
sufentanil sử dụng trong mổ, điểm đau VAS ở
các thời điểm sau mổ 1, 2, 4, 8, 12, 24 giờ, các
thuốc giam đau sử dụng thêm sau mổ; các
biến số liên quan tính an toàn: các tai biến và
tác dụng phụ liên quan đến TCCS, gây mê và
giảm đau; các đặc điểm liên quan đến TCCS
như: khoảng cách da – mỏm ngang, thời gian
thực hiện thủ thuật.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập sẽ được thống kê và
xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16,0. Các
biến số định tính trình bày bằng tỉ lệ phần trăm
(%). So sánh tỉ lệ bằng phép kiểm chi bình
phương (χ2). Các biến số định lượng được trình
bày bằng số trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ±
ĐLC) đối với phân phối bình thường hoặc trình
bày bằng trung vị, khoảng tứ phân vị đối với
phân phối không bình thường. So sánh hai số
trung bình của hai nhóm bằng phép kiểm
student (t‐test). So sánh trung vị của hai nhóm
bằng phép kiểm phi thông số Mann‐Whitney
Wilcoxon. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p
< 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 2 năm từ tháng 4 năm 2011
đến tháng 3 năm 2013, có 72 BN phẫu thuật
đoạn nhũ nạo hạch nách phù hợp với tiêu chuẩn
chọn mẫu được thực hiện tại khoa Gây mê Hồi
sức Bệnh viện Nhân dân Gia Định được phân
ngẫu nhiên thành 2 nhóm T và C, mỗi nhóm 36
trường hợp. Các đặc điểm chung liên quan đến
tuổi, chiều cao, cân nặng, TgPT và TgGM giữa 2
nhóm T và C không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (bảng1).
Bảng 1: Đặc điểm chung ở 2 nhóm
Nhóm T
TB ± ĐLC
Nhóm C
TB ± ĐLC
P
Tuổi (năm) 52 ± 12 49 ± 9 0,2
Chiều cao (cm) 154 ± 5 154 ± 5 0,8
Cân nặng (kg) 56 ± 7 53 ± 9 0,1
Tg PT (phút) 155,0 ± 41,7 151,8 ± 34,5 0,7
Tg GM (phút) 172,4 ± 38,3 170,7 ± 35,2 0,8
Liều sufentanil trung bình sử dụng trong mổ
ở nhóm T là 20 ± 7 μg thấp hơn so với nhóm C là
27 ± 7 μg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p =
0.001). Không trường hợp nào thêm sufentanil
trong thì nạo hạch nách ở nhóm T, trong khi ở
nhóm C có 16 trường hợp (50%) cần thêm
sufentanil thì nạo hạch nách. Điểm đau VAS
trung bình các thời điểm sau mổ ở nhóm T thấp
hơn có ý nghĩa so với nhóm C (bảng 2). Hiệu
quả giảm đau sau mổ còn được thể hiện bởi tỉ lệ
bệnh nhân sử dụng thêm các thuốc giảm đau
toàn thân và thời gian bắt đầu cho thêm giảm
đau sau mổ. Ở nhóm T, 20 trường hợp (56%)
không dùng thêm thuốc giảm đau trong 24 giờ
sau mổ, còn lại 16 trường hợp (44%) chỉ sử dụng
từ 1 đến 2 loại giảm đau. Ở nhóm C, tất cả các
BN đều cần sử dụng thêm giảm đau sau mổ,
trong đó có 8 trường hợp (22%) cần 1 loại giảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 228
đau, 21 trường hợp (58%) cần 2 loại giảm đau, 7
trường hợp (20%) cần 3 loại giảm đau trong đó
có morphin. Trung vị thời gian bắt đầu cho
thuốc giảm đau sau mổ ở nhóm T là 24 giờ
(khoảng tứ vị 4,7‐24) thấp hơn so với nhóm C là
2 giờ (khoảng tứ vị 1,3‐3,8) (p<0,0001).
Không trường hợp nào xảy ra biến chứng
liên quan đến TCCS. Có 2 trường hợp (5,5%)
chạm mạch trong khi đâm kim ở vị trí N3 và N6,
hai trường hợp này được thực hiện đi kim lại mà
vẫn đạt hiệu quả giảm đau sau đó mà không
xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ nào. Tác
dụng phụ ở 2 nhóm chủ yếu là tụt huyết áp
trong mổ (xảy ra sau khởi mê) và nôn ói sau mổ,
không ghi nhận tác dụng phụ ngứa và bí tiểu
(bảng 3). Tỉ lệ nôn ói sau mổ ở nhóm T thấp hơn
có ý nghĩa so với nhóm C, tỉ lệ tụt huyết áp ở 2
nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê.
Bảng 2: Trung bình điểm đau VAS ở các thời điểm
sau mổ
Sau mổ Nhóm T TB ± ĐLC
Nhóm C
TB ± ĐLC P
1 giờ 1,2 ± 1,7 3,9 ± 2,0 < 0,001
2 giờ 1,7 ± 2,9 3,8 ± 1,5 < 0,001
4 giờ 1,9 ± 1,5 3,4 ± 1,3 < 0,001
8 giờ 2,2 ± 1,9 3,3 ± 1,2 0,03
12 giờ 2,0 ± 1,4 3,6 ± 1,7 < 0,001
24 giờ 2,0 ± 1,4 3,1 ± 1,1 < 0,001
Bảng3: So sánh tác dụng phụ ở 2 nhóm
Tác dụng phụ Nhóm T n (%)
Nhóm C
n (%) p
Nôn ói sau mổ 7 (19,4) 15 (41,7) 0,04
Tụt huyết áp 14 (38,9) 8 (22,2) 0,1
Ngứa 0 0
Bí tiểu 0 0
Trung bình khoảng cách da – mỏm ngang ở
mức N1, N3, N6 lần lượt là 4,4 ± 1,0 cm, 3,4 ± 0,7
cm và 3,1 ± 0,7 cm.
Trung vị thời gian gây tê, được tính từ lúc
bắt đầu sát trùng da cho đến khi kết thúc tiêm
thuốc tê, là 10 phút (khoảng tứ vị 10/15 phút).
BÀN LUẬN
Kết quả của nghiên cứu này chứng tỏ
TCCS đoạn ngực tiêm thuốc một lần tại 3 vị trí
N1, N3, N6 cùng bên phẫu thuật đoạn nhũ nạo
hạch được thực hiện trước khi rạch da làm
giảm tỉ lệ BN cần dùng thêm sufentanil trong
mổ, từ đó giảm liều sufentanil sử dụng trong
mổ. Nghiên cứu của Kumar và Pusch thực
hiện TCCS tại một vị trí N4 ghi nhận một số
trường hợp đau trong giai đoạn nạo hạch nách
chứng tỏ mức tê không đạt đến đoạn ngực 1.
Nghiên cứu của chúng tôi không có trường
hợp nào dùng thêm giảm đau trong thì nạo
hạch nách chứng tỏ kỹ thuật TCCS tại 3 điểm
có thể khắc phục được giới hạn về độ lan
thuốc tê khi tê tại một vị trí. Trung bình điểm
đau VAS 24 giờ đầu sau mổ thay đổi từ 1,2 –
2,2 ở nhóm TCCS thấp hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng (p<0,001). Kết quả của chúng tôi
có phần tương đồng về điểm đau VAS 24 giờ
đâu ở nhóm TCCS khi so sánh với Boughey (1
‐1,9)(4) và thấp hơn khi so sánh với Kairaluoma
(0,7 – 1,7)(8). Sự khác biệt về điểm đau VAS là
do Kairaluoma không áp dụng chế độ giảm
đau theo trình tự khi VAS >3 như chúng tôi mà
áp dụng giảm đau đa phương thức bao gồm
thuốc phiện ở khu hồi tỉnh và phối hợp
acetaminophen và kháng viêm không steroid
khi về trại bệnh. Chúng tôi ủng hộ vai trò của
giảm đau đa phương thức phối hợp gây tê và
các thuốc giảm đau khác nhau, bởi vì mỗi
phương thức và thuốc giảm đau đều có cơ chế
tác động khác nhau để ngăn chặn cảm giác
đau. Việc phối hợp này chẳng những giúp
tăng cường hiệu quả giảm đau mà còn giúp
giảm liều cũng như tác dụng phụ gây ra do sử
dụng đơn độc một loại thuốc giảm đau, đặc
biệt là thuốc phiện.
Trung vị thời gian bắt đầu cho thuốc giảm
đau từ sau khi kết thúc mổ ở nhóm TCCS dài
hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,0001).
Thời gian này thực tế có thể kéo dài hơn 24 giờ
bởi vì thời gian theo dõi và đánh giá đau trong
nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện trong 24
giờ. So với nghiên cứu của Kumar (2009) trung
vị thời gian bắt đầu cho thuốc giảm đau toàn
thân sau mổ là 9 giờ(10). Tỉ lệ không sử dụng
thêm thuốc giảm đau sau mổ của chúng tôi ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 229
nhóm TCCS là 56% so với 10% của Kumar, tỉ lệ
BN dùng morphin giảm đau sau mổ của Kumar
là 28% trong khi nghiên cứu của chúng tôi
không có trường hợp nào dùng morphin ở
nhóm TCCS. Các BN trong nghiên cứu của
chúng tôi hầu như không yêu cầu thêm giảm
đau khi điểm đau VAS dưới 3, điều này có thể lý
giải thời gian giảm đau sau mổ của chúng tôi
kéo dài hơn cũng như tỉ lệ BN cần dùng thêm
các thuốc giảm đau sau mổ ở nhóm có TCCS
thấp hơn so với nghiên cứu của Kumar.
Các cấu trúc lân cận KCCS bao gồm phổi
và màng phổi, khoang ngoài màng cứng, mạch
máu gian sườn. Do đó, tai biến của kỹ thuật
này cũng liên quan đến tổn thương các cấu
trúc trên do đâm kim hoặc tiêm nhầm thuốc tê
vào máu hay hấp thu nhanh thuốc tê vào máu
chẳng hạn như tràn khí màng phổi, tràn máu
màng phổi, ngộ độc thuốc tê, tê nhầm vào
khoang ngoài màng cứng. Trong nghiên cứu
của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào
liên quan đến các tai biến nêu trên. Hai trường
hợp chạm mạch (5,5%) phát hiện khi đi kim và
được thực hiện lại ngay sau đó mà vẫn đảm
bảo hiệu quả giảm đau và không gây ra tai
biến hay tác dụng phụ nào. Có 14 trường hợp
có tụt huyết áp (38,9%), chúng tôi cho rằng đó
là tác dụng phụ của propofol bởi vì tụt huyết
áp chỉ xảy ra thoáng qua sau giai đoạn khởi
mê và tự hồi phục ngay sau đó hoặc sau một
liều nhỏ ephedrin chứng tỏ không có tình
trạng phong bế giao cảm hai bên. Tương tự
chúng tôi, các tác giả Klein, Boughey, Moller,
Arunakul, Nguyễn Thị Thanh đều không ghi
nhận tai biến hay biến chứng liên quan đến
TCCS(1, 4, 9,11,12).
Tỉ lệ nôn ói sau mổ trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với nghiên cứu của
Kumar và Moller(10,11). Trong khi đó, nghiên của
Kairaluoma lại có tỉ lệ nôn ói cao hơn nghiên
cứu của chúng tôi(8). Ngược lại, tỉ lệ nôn ói sau
mổ trong nghiên cứu của, Aufforth, Boughey
đều thấp và không có sự khác biệt ở 2 nhóm(2,4).
Tất cả các BN trong nghiên cứu của các tác giả
này đều được dự phòng nôn ói bằng
dexamethasone, promethazine và ondansetron,
điều này giải thích cho tỉ lệ nôn ói sau mổ trong
nghiên cứu của Terheggen, Boughey và
Aufforth đều thấp hơn so với các nghiên cứu
khác.
Cũng như đa số các nghiên cứu về TCCS
trong phẫu thuật ung thư vú, chúng tôi không
pha thêm thuốc phiện vào dung dịch thuốc tê.
Nghiên cứu của Burlacu (2006) có sử dụng phối
hợp levobupivacaine với fentanyl và clonidine,
tác giả kết luận rằng mặc dù tổng liều morphine
sử dụng 24 giờ sau mổ giảm có ý nghĩa ở nhóm
có phối hợp thêm fentanyl hoặc clonidine so với
nhóm sử dụng levobupivacaine đơn thuần,
nhưng lại làm tăng tỉ lệ nôn ói và tụt huyết áp(5).
Mới đây, Goravanchi và cs báo cáo 5 trường hợp
phối hợp thêm clonidin và dexamethasone để
TCCS trên một số trường hợp phẫu thuật ung
thư vú đã nhận thấy thời gian tác dụng kéo dài
hơn so với sử dụng đơn độc ropivacaine(6).
Mặc dù không gặp bất cứ tai biến hoặc trở
ngại nào về mặt kỹ thuật khi thực hiện theo
phương pháp cổ điển, nhưng chúng tôi cho
rằng sẽ an toàn và chính xác hơn nếu ứng
dụng siêu âm để xác định khoảng cách này và
tốt nhất là thực hiện TCCS dưới hướng dẫn
siêu âm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các
tai biến do tiêm nhầm thuốc tê vào các cấu trúc
cận kề KCCS. Cần thực hiện một nghiên cứu
với cỡ mẫu lớn hơn, mù đôi, thời gian theo dõi
lâu dài để có thể đánh giá hiệu quả của TCCS
trong giảm đau mãn tính và mối tương quan
giữa TCCS và tỉ lệ di căn cũng như tái phát
ung thư.
KẾT LUẬN
TCCS đoạn ngực tiêm thuốc một lần tại 3
vị trí N1, N3 và N6 là kỹ thuật đơn giản, đạt
hiệu quả giảm đau tốt trong và sau phẫu thuật
đoạn nhũ nạo hạch nách, làm giảm liều
sufentanil trong mổ và tỉ lệ bệnh nhân sử dụng
thêm thuốc giảm đau sau mổ, giảm điểm đau
VAS sau mổ so với nhóm dùng thuốc giảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 230
đau toàn thân. TCCS là kỹ thuật an toàn, biến
chứng thấp, giảm tỉ lệ nôn ói sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arunakul P, Ruksa A (2010). ʺGeneral anesthesia with thoracic
paravertebral block for modified radical mastectomyʺ. J Med
Assoc Thai. 93 Suppl 7, pp.S149‐53.
2. Aufforth R, Jain J, Morreale J, Baumgarten R, Falk J, Wesen C
(2012). ʺParavertebral blocks in breast cancer surgery: is there a
difference in postoperative pain, nausea, and vomiting