Hiệu quả thay huyết tương trong điều trị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp

Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi tường thuật lại việc ứng dụng thay huyết tương trong điều trị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp. Phương pháp nghiên cứu: Hàng loạt ca. Nơi thực hiện: Bệnh viện Nhân dân 115. Bệnh nhân: 30 bệnh nhân bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp từ giữa tháng 01 năm 2007 đến tháng 4 năm 2011 đã được thay huyết tương. Kết quả: Tuổi trung vị của bệnh nhân là 43,5; phần lớn là đàn ông (70%). Có 02 bệnh nhân được truyền tĩnh mạch immunoglobulin trước khi thay huyết tương. 28 bệnh nhân khác không được điều trị gì trước khi được thay huyết tương. Tất cả các bệnh nhân được phân loại dựa vào thang điểm chức năng của Hughes trước khi thay huyết tương và thời điểm xuất viện cho việc đánh giá kết quả lâm sàng sớm. Thay huyết tương được tiến hành với một thể tích huyết tương được dự đoán cho 1-1,5 lần thể tích huyết tương cơ thể trong mỗi lần thay, 145 lần thay huyết tương đã được thực hiện trên 30 bệnh nhân. Số lần thay huyết tương trung vị cho mỗi bệnh nhân là 5, và số trung vị thể tích huyết tương đã được thay cho mỗi lần là 2450 ml (trong khoảng 2250-2500 ml). Mặc dù, điểm Hughes trung vị của tất cả các bệnh nhân trước thay huyết tương là 5, nhưng nó đã giảm xuống điểm 3 sau thay huyết tương. Hầu hết các biến chứng là nhẹ có thể kiểm soát dễ dàng như ban dị ứng, xuất huyết, thuyên tắc mạch; tỉ lệ biến chứng trầm trọng gây tử vong là 6,6% gồm viêm phổi (3,3%) và loạn nhịp tim (3,3%). Kết luận: Thay huyết tương đã cho thấy là một lựa chọn điều trị hiệu quả tương đối tốt với đáp ứng 83,3% trên bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp. Thủ thuật được đánh giá là an toàn tương đối với tỉ lệ biến chứng trầm trọng gây tử vong là 6,6%.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả thay huyết tương trong điều trị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 84 HIỆU QUẢ THAY HUYẾT TƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐA RỄ DÂY THẦN KINH CẤP Nguyễn Hữu Công*, Bùi Huy Hảo** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi tường thuật lại việc ứng dụng thay huyết tương trong điều trị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp. Phương pháp nghiên cứu: Hàng loạt ca. Nơi thực hiện: Bệnh viện Nhân dân 115. Bệnh nhân: 30 bệnh nhân bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp từ giữa tháng 01 năm 2007 đến tháng 4 năm 2011 đã được thay huyết tương. Kết quả: Tuổi trung vị của bệnh nhân là 43,5; phần lớn là đàn ông (70%). Có 02 bệnh nhân được truyền tĩnh mạch immunoglobulin trước khi thay huyết tương. 28 bệnh nhân khác không được điều trị gì trước khi được thay huyết tương. Tất cả các bệnh nhân được phân loại dựa vào thang điểm chức năng của Hughes trước khi thay huyết tương và thời điểm xuất viện cho việc đánh giá kết quả lâm sàng sớm. Thay huyết tương được tiến hành với một thể tích huyết tương được dự đoán cho 1-1,5 lần thể tích huyết tương cơ thể trong mỗi lần thay, 145 lần thay huyết tương đã được thực hiện trên 30 bệnh nhân. Số lần thay huyết tương trung vị cho mỗi bệnh nhân là 5, và số trung vị thể tích huyết tương đã được thay cho mỗi lần là 2450 ml (trong khoảng 2250-2500 ml). Mặc dù, điểm Hughes trung vị của tất cả các bệnh nhân trước thay huyết tương là 5, nhưng nó đã giảm xuống điểm 3 sau thay huyết tương. Hầu hết các biến chứng là nhẹ có thể kiểm soát dễ dàng như ban dị ứng, xuất huyết, thuyên tắc mạch; tỉ lệ biến chứng trầm trọng gây tử vong là 6,6% gồm viêm phổi (3,3%) và loạn nhịp tim (3,3%). Kết luận: Thay huyết tương đã cho thấy là một lựa chọn điều trị hiệu quả tương đối tốt với đáp ứng 83,3% trên bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp. Thủ thuật được đánh giá là an toàn tương đối với tỉ lệ biến chứng trầm trọng gây tử vong là 6,6%. Từ khóa: Thay huyết tương, hội chứng Guillain-Barré ABSTRACT EFFICACY OF PLASMA EXCHANGE IN GUILLAIN-BARRÉ SYNDROME Nguyen Huu Cong, Bui Huy Hao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 84 - 90 Study objective: We report our experience with TPE performed for Guillain-Barré syndrome. Design: Case series. Setting: Hospital People 115, from January 2007 and April 2011. Patients: 30 patients undergoing plasma exchange. Results: Patient median age was 43.5; there was a predominance of males (70%).Two patients had a history of intravenous immunoglobulin (IVIg). Another 28 patients had not received any treatment prior to TPE. All patients were classified according to the Hughes functional grading scores, pre- and one month post-TPE for early clinical evaluation of patients. The TPE was carried out 1-1.5 times at the predicted plasma volume every other * BV. Ngoại Thần Kinh Quốc Tế ** BV. Nhân Dân 115 Tác giả liên lạc: BS. CKII Bùi Huy Hảo ĐT: 0918 061 021 Email: bui.hao58@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 85 day. One hundred and fourty-five procedures were performed on 30 patients. The median number of TPE sessions per patient was five, and the median processed plasma volume was 2450 ml for each cycle. Although the pre-TPE median Hughes score of all patients was 5, it had decreased to grade 3 after TPE and there were 83.3% patients respond with TPE. Mild and manageable complication such as crash (13.3%), hemorrhage (6.6%), thrombosis (3.3%) was also observed. There were 6.6% complications result in dead consist of severe pneumonia (3.3%) and cardiac arrhythmias (3.3%). Conclusions: TPE may be preferable for controlling symptoms of Guillain-Barré syndrome in early stage of the disease. Keywords: Plasma exchange, Guillain-Barré syndrome MỞ ĐẦU Thay huyết tương là một phương pháp trị liệu đã được chứng minh là tốt thường được sử dụng trong nhiều rối loạn do căn nguyên miễn dịch. Thay huyết tương nhằm loại bỏ những kháng thể và những chất dẫn đến những rối loạn qua trung gian miễn dịch. Thay huyết tương có thể giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. Viêm đa rễ dây thần kinh cấp là một bệnh do căn nguyên miễn dịch. Liệu pháp thay huyết tương trong điều trị bệnh này thường được tiến hành đơn độc hoặc kết hợp với truyền tĩnh mạch immunoglobulin như là liệu pháp hàng đầu(12). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có biến chứng khi thay huyết tương(7,8,11). Tuy nhiên, vì các thử nghiệm lâm sàng còn giới hạn nên không có đủ dữ liệu về hiệu quả sớm và hiệu quả lâu dài và an toàn của thay huyết tương. Ở Việt Nam, việc ứng dụng thay huyết tương trong điều trị các bệnh thần kinh do căn nguyên miễn dịch hiện vẫn còn chưa thông dụng. Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện như là một phân tích những kinh nghiệm của chúng tôi về thay huyết tương liên quan tới kết quả điều trị sớm và biến chứng của liệu pháp này trên những bệnh nhân trưởng thành bị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một báo cáo hồi cứu mô tả hàng loạt ca về các bệnh nhân bị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp, dựa theo danh sách bệnh nhân trong sổ nhật ký thay huyết tương của khoa Hồi sức chống độc thuộc Bệnh viện Nhân dân 115, từ tháng 01 năm 2007 đến 30 tháng 4 năm 2011. Tổng hợp ghi chép của Khoa Thần kinh và Khoa Hồi sức chống độc có liên quan tới những dữ liệu dân số học của bệnh nhân như tuổi; giới; bệnh sử, lâm sàng gồm hoàn cảnh khởi phát, nhiễm trùng trước đó, diễn tiến và bệnh cảnh nặng trước điều trị, điều trị (liệu pháp thay huyết tương được như trị liệu hàng đầu và trị liệu hàng hai), những tác dụng phụ của liệu pháp, biến chứng bệnh và kết quả sớm. Tất cả các bệnh nhân được phân loại dựa vào thang điểm chức năng của Hughes ở thời điểm trước khi thay huyết tương và trong vòng một tháng. Trong bảng phân độ chức năng của Hughes, độ 0: không có triệu chứng chủ quan và khách quan, độ 1: triệu chứng chủ quan và khách quan nhẹ và còn khả năng chạy, độ 2: có khả năng đi bộ không cần trợ giúp tối thiểu 5 m nhưng không có khả năng chạy, độ 3: có khả năng đi với gậy, một công cụ, hoặc được trợ giúp trong vòng 5 m, độ 4: nằm liệt giường (không có khả năng đi bộ có trợ giúp trong vòng 5 m), độ 5: phải được thông khí cơ học, độ 6: tử vong. Thay huyết tương được tiến hành bằng thiết bị lọc máu hiệu Prixma flex (Gambo, Sweden), với một thể tích huyết tương được dự đoán bằng 1-1,5 lần thể tích huyết tương cơ thể cho mỗi lần thay khác nhau. Albumin hoặc huyết tương tươi đông lạnh được sử dụng để thay thế. Bệnh nhân THT được đặt đường truyền ở tĩnh mạch đùi, ống thông có 2 đầu, một đầu ra màu đỏ và một đầu cho đường trở về màu xanh. Những ống thông tĩnh mạch trung tâm được sử Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 86 dụng trên những bệnh nhân không lấy được đường vào tĩnh mạch ngoại biên. Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc thủ thuật, các bệnh nhân được theo dõi dấu hiệu sinh tồn, các tác dụng phụ của THT. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Dữ liệu được trình bày dưới dạng số trung vị hoặc số trung bình (tùy yêu cầu như phải so sánh với các nghiên cứu liên quan) và khoảng. Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 11.5. Dùng phép kiểm so sánh 2 trung bình mẫu cặp (Paired-Sample T Test) để so sánh sự khác nhau trong thang điểm Hughes ở bệnh nhân trước và sau thay huyết tương, dùng phép kiểm so sánh 2 trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-Sample T Test) để so sánh điểm Hughes sau THT của THT hàng đầu và điểm Hughes sau THT của THT hàng hai, dùng phép kiểm Chi bình phương (Chi-square Test) để tìm sự liên quan giữa kết quả thay huyết tương và các yếu tố dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng. Khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm chung: mẫu nghiên cứu có tổng cộng 30 bệnh nhân, gồm 21 nam (70%). Số trung vị của tuổi là 43,5 (trong khoảng: 17-83). Tuổi trung vị ở nữ là 59 (trong khoảng: 17-72 tuổi). Tuổi trung vị ở nam là 41 (trong khoảng: 20-83 tuổi). 19 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi < 50 chiếm tỉ lệ 63,3%, 11 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi ≥ 50 chiếm tỉ lệ 36,7%. Điều trị trước thay huyết tương: có 2 bệnh nhân được sử dụng immunoglobulin (0,4g/kg/ngày liên tục trong 5 ngày) không đáp ứng, sau đó được thay huyết tương. Điều trị thay huyết tương Trong 30 bệnh nhân, có 28 bệnh nhân được thay huyết tương như là liệu pháp hàng đầu, 02 bệnh nhân được thay huyết tương như là liệu pháp hàng hai. 30 bệnh nhân được thay huyết tương tổng cộng là 145 lần. Số trung vị của những lần thay huyết tương ở mỗi bệnh nhân là 5 (trong khoảng 3-6). Số trung vị của thể tích huyết tương đã thay cho mỗi lần làm là 2450ml (trong khoảng 2250- 2500 ml). Human albumin được sử dụng là dịch thay thế trong 103 lần thay huyết tương (n = 26 bệnh nhân) và huyết tương tươi đông lạnh được sử dụng trong 45 lần thay huyết tương (n = 21 bệnh nhân). Kết quả Trong 30 bệnh nhân, có 02 bệnh nhân được thay huyết tương như là liệu pháp hàng hai sau khi được truyền immunoglobuline, nhưng không đáp ứng với điều trị này trước khi thay huyết tương. 28 bệnh nhân khác được thay huyết tương như trị liệu hàng đầu. Trong số bệnh nhân viêm đa rễ dây thần kinh cấp được thay huyết tương như liệu pháp hàng hai, thời gian trung vị bắt đầu được thay huyết tương là 29,5 ngày (trong khoảng 23-36 ngày). Trong số bệnh nhân được thay huyết tương như là trị liệu hạng đầu, thời gian trung vị bắt đầu được thay huyết tương là 5,5 ngày (trong khoảng 2-27 ngày). Số lần trung vị thay huyết tương là 5 (trong khoảng 3-8). Đáp ứng với thay huyết tương được ghi nhận là 25/30 (83,3%), không đáp ứng với thay huyết tương là 05 bệnh nhân (16,7%). Điểm Hughes trung vị trước khi thay huyết tương là 5 (trong khoảng 3-5) và sau thay huyết tương là 3 (trong khoảng 2-6) (p< 0,0005) (Bảng 1). Bảng 1: Điểm Hughes trước và sau thay huyết tương Đ0 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Điểm trung vị Trước THT 0 0 0 2 (6,7%) 11 (36,7%) 17 (56,7%) 0 5 Sau THT 7 (23,3%) 15 (50%) 6 (20%) 2 (6,7%) 3 Có 02/2 (100%) bệnh nhân điểm 3 xuống điểm 2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 87 Có 08/11 (72,8%) bệnh nhân điểm 4 xuống điểm 2 (n = 03), điểm 3 (n = 05), có 03 (27,3 %) bệnh nhân không đáp ứng với thay huyết tương. Có 15/17 (88,2%) bệnh nhân điểm 5 xuống điểm 2 (n= 2), điểm 3 (n=11), điểm 4 (n= 2) và 2 bệnh nhân tử vong (11,8%). Bảng 2: Hiệu quả liệu pháp thay huyết tương đối với bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp dựa trên thang điểm Hughes Điểm Đáp ứng Không đáp ứng 3 100% (2/2):Đ3 → Đ2: 2 4 63,6% (08/11): Đ4 → Đ3: 5, Đ2: 3 36,4% (03/11) Đ4 –> Đ4 5 88,3% (15/17): Đ5→ Đ4: 2(11,8%), Đ3: 11 (64,6%), Đ2: 2 (11,8%) 11,8% (02/17) Cộng 25 bệnh nhân 5 bệnh nhân Tác dụng phụ - Biến chứng Phần lớn tác dụng phụ (93,4%) ở mức độ nhẹ và bao gồm ban dị ứng, xuất huyết, thuyên tắc mạch, viêm phổi. Có 2 trường hợp (6,6%) biến chứng gây tử vong gồm 01viêm phổi nặng(3,3%) và 01 loạn nhịp tim (3,3%). Các trường hợp tác dụng phụ nhẹ kiểm soát tốt gồm 04 bệnh nhân bị ban dị ứng, 01 bệnh nhân bị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối chỗ đặt catheter và 02 bệnh nhân bị xuất huyết (1 tiểu máu và 1 chảy máu cam), 01 bệnh nhân lớn tuổi bị viêm phổi bệnh viện và 01 bệnh nhân bị loạn nhịp tim (lần đầu: khi đang thay huyết tương lần 2 bệnh nhân bị ngừng tim sau loạn nhịp xoang chậm; lần sau: khi đang được thay huyết tương lần 3 bệnh nhân bị ngừng tim sau rung thất; ca này mặc dù hồi sức thành công nhưng sau đó viêm phổi nặng kèm suy thận cấp, tử vong. Bảng 3: Tác dụng phụ và biến chứng của thay huyết tương Tác dụng phụ và biến chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ Không có và có tác dụng phụ nhẹ 16 53,4% Viêm phổi 12 40% Viêm phổi nặng, tử vong 1 3,3% Loạn nhịp tim, tử vong 1 3,3% BÀN LUẬN Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên đã được thực hiện để xác định hiệu quả và an toàn của THT trên GBS(3). Phân tích tổng hợp của hệ thống cơ sở dữ liệu Cochrane tường thuật rằng THT là liệu pháp duy nhất điều trị GBS được thấy rằng vượt trội so với điều trị nâng đỡ(9). Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 25/30 bệnh nhân bị GBS được THT cải thiện sau 5 lần thay. Điểm Hughes (trung bình) cho bệnh nhân viêm đa rễ dây thần kinh cấp được cải thiện từ 4,5 đến 3,13 sau THT (p < 0,0005). Sự cải thiện dựa trên thang điểm Hughes trước và sau THT khi được phân tích bằng phép kiểm so sánh 2 trung bình mẫu cặp (Pair Sample T-Test) đã cho kết quả có ý nghĩa thống kê. Thay huyết tương là trị liệu đầu tiên tỏ ra có hiệu quả trên bệnh nhân GBS(10). THT thường được thực hiện đơn độc như trị liệu hàng đầu hoặc xen kẽ như trị liệu hàng hai (kết hợp với IVIg)(12). Vì sự tiện lợi trong thực hành mà IVIg hiện nay được dùng như trị liệu hàng đầu và THT được xem như trị liệu hàng hai ở bệnh nhân có chống chỉ định tương đối với IVIg. Tuy rằng cả hai liệu pháp đều lợi ích ngang nhau. Liệu pháp kết hợp có vai trò gì không?(10) Những kết quả của một thử nghiệm đa trung tâm về THT sau IVIg chỉ ra rằng không có khác biệt có ý nghĩa trong sự hồi phục giữa liệu pháp kết hợp và liệu pháp đơn độc với THT hoặc IVIg. Những kết quả thử nghiệm gợi ý rằng một bệnh nhân không đáp ứng với một liệu pháp miễn dịch này thì có thể không dẫn đến đáp ứng với liệu pháp miễn dịch khác. Những vấn đề chưa được giải quyết bao gồm tiến hành trị liệu hàng hai (THT) khi bệnh nhân vẫn còn nằm liệt giường sau 2 tuần IVIg hay là bệnh nhân cần được dùng liều IVIg cao hơn? Khoảng 10% bệnh nhân GBS có dự hậu dao động bất thường hoặc tái phát cấp liên quan đến trị liệu. Tái điều trị với miễn dịch liệu pháp được chỉ định ở những bệnh nhân có hồi phục nhưng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 88 lại nặng lên. Kaynar và cộng sự(4) trong một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm về THT trong điều trị các bệnh thần kinh từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007; có 41 bệnh nhân GBS được THT trong đó 33 (80,5%) bệnh nhân được thay huyết tương như trị liệu hàng đầu và 8 (9,5%) bệnh nhân được THT như trị liệu hàng hai (sau khi thất bại với IVIg). Các tác giả ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong thang điểm Hughes giữa nhóm bệnh nhân GBS được THT như trị liệu hàng đầu và nhóm bệnh nhân GBS được THT như trị liệu hàng hai (điểm Hughes trung vị 1 so với 3,5 - p = 0,034). Chúng tôi ghi nhận có 28 (93,3%) bệnh nhân được THT như trị liệu hàng đầu và 02 (6,7%) bệnh nhân được THT như trị liệu hàng hai. Trong 02 bệnh nhân được IVIg, điểm Hughes đều bằng 5. Bệnh nhân thứ nhất sau khi hoàn tất IVIg 30 ngày, điểm Hughes vẫn không cải thiện, đến lúc này bệnh nhân mới được THT; phải đến 42 ngày sau THT mới cai được máy thở, 82 ngày sau THT mới được xuất viện với điểm Hughes bằng 4, 15 tháng sau THT bệnh nhân tự đi lại được với di chứng hai bàn chân rũ và yếu nhẹ hai bàn tay. Bệnh nhân thứ hai sau khi hoàn tất IVIg 8 ngày, điểm Hughes vẫn không cải thiện. Chúng tôi đã quyết định THT sớm hơn ca thứ nhất, kết quả thật ngoạn mục: 2 ngày sau hoàn tất THT bệnh nhân cai được máy thở, sức cơ tứ chi phục hồi từ 0/5  3/5 (điểm Hughes bằng 3), bệnh nhân được xuất viện sau 8 ngày hoàn tất THT trong tình trạng tự đi lại được. Kết quả đạt được trên hai ca THT như trị liệu hàng hai là rất tốt nhưng không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù những ghi nhận từ nghiên cứu của Kaynar và của chúng tôi về kết quả tốt của THT sau khi IVIg không đáp ứng dựa trên số lượng bệnh nhân còn khiêm tốn; có nên chăng trong điều trị GBS, nếu thất bại với IVIg chúng ta tiến hành THT như liệu pháp kết hợp. Một phân tích tổng hợp của hệ thống cơ sở dữ liệu Cochrane tường thuật rằng THT sẽ mang lại hiệu quả hơn nếu được tiến hành trong 7 ngày đầu của bệnh; nếu được tiến hành khi yếu liệt chưa trầm trọng, hoặc được khởi động sớm ở những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh sử diễn tiến nhanh, hoặc tiêu chảy lúc khởi phát(14). Visser và cộng sự(14) ghi nhận trong 73/147 bệnh nhân có tổng điểm sức cơ MRC < 40 lúc khởi đầu điều trị, có 13/73 bệnh nhân (17,8%) bị nằm liệt giường trong 48 giờ sau khởi phát yếu cơ và thời gian trung vị từ lúc khởi đầu yếu cơ cho đến khi bắt đầu điều trị là 5,5 (từ 4,6 - 6,2) ngày trong nhóm này. Phát hiện này chỉ rằng những bệnh nhân này có thể được điều trị sớm hơn. Do đó, nhận biết và điều trị sớm có thể quan trọng cho tiên lượng lâu dài. Bảng 4: Điểm Hughes sau thay huyết tương Điểm Hughes Sau THT ĐO Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Kaynar (41bn) 4 (10%) 19 (46%) 7 (17%) 5 (12%) 3 (7%) 3 (7%) 0 Chúng tôi (30 bn) 0 0 7 (23,5%) 15 (50%) 6 (20%) 0 2 (6,7%) So sánh sự liên quan giữa hiệu quả THT với ngày tiến hành THT và mức độ liệt cơ giữa nghiên cứu của chúng tôi và của Kaynar là một minh chứng cụ thể. Chúng tôi nhận thấy rằng hiệu quả của THT trong điều trị GBS như trị liệu hàng đầu trong nghiên cứu của Kaynar tốt hơn của chúng tôi về cả số lượng (85% so với 83,3%) lẫn chất lượng (điểm Hughes sau THT được trình bày trong bảng 4.6 ở trên). Kết quả này đạt được trong nghiên cứu của Kaynar và cộng sự, có lẽ do chỉ định THT được thực hiện sớm hơn (2,5 ngày so với 5,5 ngày) mức độ trầm trọng của bệnh ở thời điểm bắt đầu THT trong được ghi nhận là nhẹ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Mặc dù vậy, khi xem xét đáp ứng trong nhóm bệnh nhân cần thở máy (Đ5) hiệu quả hồi sức tích cực trong nghiên cứu của L. Kaynar kém hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. THT được báo cáo là liệu pháp điều trị tương đối an toàn với điều kiện là nó được thực hiện bởi một đội ngủ kinh nghiệm và được sử dụng cho những chỉ định thích hợp với tất cả những Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 89 sự thận trọng cần thiết (1,2,6,8).Những biến chứng được tường thuật nhiều nhất là tụt huyết áp, hạ calci, sự cố do ống thông, mày đay, chảy máu, rối loạn nhịp(6,8). Biến chứng nặng là nhiễm trùng huyết phải dùng thuốc vận mạch, sốc phản vệ, tụt huyết áp trầm trọng, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim, và tử vong được tường thuật chiếm khoảng 1,6-22% bệnh nhân(5,6,8,15). Bảng 5: Tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng và loạn nhịp tim Nghiên cứu Nhiễm trùng trầm trọng Loạn nhịp tim McKhann 1985 41/122(33,6%) 26/122 (21,3%) Raphael 1987 50/109(45,8%) 27/109(24,8%) Raphael 1997 2/45(4,4%) 5/45(11,1 %) Kaynar 2008 0 0 Chúng tôi 13/30(43,3%) 1/30(3,3%) Nghiên cứu của Kaynar và cộng sự ghi nhận có 10,5% bị hạ huyết áp,8,7% bị hạ calci máu, không có biến chứng máu tụ hoặc nhiễm trùng nào; có lẽ do điều kiện vô trùng tốt tại các phòng hồi sức tích cực của họ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh nhân không có tác dụng phụ hoặc biến chứng chiếm 36,7%. Những tác dụng phụ nhẹ được ghi nhận gồm ban dị ứng, huyết khối chiếm 16,6% đều được giải quyết ổn thỏa. Biến chứng nhiễm trùng trong nghiên cứu này là viêm phổi 10/30 (33,3%), viêm phổi kèm tác dụng phụ nhẹ (ban dị ứng hoặc chảy máu) 2/30 (6,6%), tổng cộng 40% ; tất cả đều được kiểm soát tốt. Có 2/30 (6,6%) bệnh nhân có biến chứng nặng gồm 01 (3,3%) trường hợp viêm phổi bệnh viện trên bệnh nhân lớn tuổi trước khi THT sau đó diễn biến tử vong và 01 (3,3%) trường hợp loạn nhịp tim (lần 1: loạn nhịp chậm, ngừng tim; lần 2: rung thất) trong khi đang THT sau đó có biến chứng viêm phổi nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. Hai trường hợp tử vong (chiếm tỉ lệ 6,6%) tương đồng với những ghi nhận của y văn(13). KẾT LUẬN 1. Thay huyết tương đã được ứng dụng trên 30 bệnh nhân bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp tại Bệnh v
Tài liệu liên quan