Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau tinh hoàn mạn tính bằng vi phẫu cắt thần kinh thừng tinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Tất cả những bệnh nhân chọn vi phẫu thuật cắt
thần kinh thừng tinh trong điều trị đau tinh hoàn mạn tính sau khi thất bại với các phương pháp điều trị khác,
tại khoa nam học, bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2008 đến 31/12/2010.
Kết quả: Vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh được tiến hành trên 13 bệnh nhân đau tinh hoàn mạn
tính. Thời gian theo dõi trung bình là 15,0 tháng. 10 trường hợp đã điều trị đau tinh hoàn bằng cột tĩnh mạch
tinh giãn, 01 trường hợp đau tinh hoàn sau chấn thương, 02 trường hợp đau tinh hoàn không rõ nguyên nhân.
Có 02 (14,3%) tinh hoàn hết đau hoàn toàn, 10 (71,4%) tinh hoàn giảm đau một phần và 02 (14,3%) tinh hoàn
không thay đổi cảm giác đau sau điều trị. Hầu hết các bệnh nhân (71,5%) thấy hài lòng với kết quả điều trị. 01
trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ vết mổ, 01 trường hợp bị máu tụ vết mổ và 02 trường hợp sau mổ có cảm giác
tê bì và nóng ở vùng bẹn. Không có trường hợp nào bị teo tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc.
Kết luận: Vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh là một phương pháp điều trị hiệu quả đau tinh hoàn mạn
tính.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả áp dụng vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh trong đau tinh hoàn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 264
KẾT QUẢ ÁP DỤNG VI PHẪU THUẬT CẮT THẦN KINH
THỪNG TINH TRONG ĐAU TINH HOÀN MẠN TÍNH
Nguyễn Thành Như*, Dương Quang Huy*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau tinh hoàn mạn tính bằng vi phẫu cắt thần kinh thừng tinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Tất cả những bệnh nhân chọn vi phẫu thuật cắt
thần kinh thừng tinh trong điều trị đau tinh hoàn mạn tính sau khi thất bại với các phương pháp điều trị khác,
tại khoa nam học, bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2008 đến 31/12/2010.
Kết quả: Vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh được tiến hành trên 13 bệnh nhân đau tinh hoàn mạn
tính. Thời gian theo dõi trung bình là 15,0 tháng. 10 trường hợp đã điều trị đau tinh hoàn bằng cột tĩnh mạch
tinh giãn, 01 trường hợp đau tinh hoàn sau chấn thương, 02 trường hợp đau tinh hoàn không rõ nguyên nhân.
Có 02 (14,3%) tinh hoàn hết đau hoàn toàn, 10 (71,4%) tinh hoàn giảm đau một phần và 02 (14,3%) tinh hoàn
không thay đổi cảm giác đau sau điều trị. Hầu hết các bệnh nhân (71,5%) thấy hài lòng với kết quả điều trị. 01
trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ vết mổ, 01 trường hợp bị máu tụ vết mổ và 02 trường hợp sau mổ có cảm giác
tê bì và nóng ở vùng bẹn. Không có trường hợp nào bị teo tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc.
Kết luận: Vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh là một phương pháp điều trị hiệu quả đau tinh hoàn mạn
tính.
Từ khóa: đau tinh hoàn mạn tính, vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh.
ABSTRACT
RESULTS OF MICROSURGICAL DENERVATION FOR CHRONIC ORCHIALGIA
Nguyen Thanh Nhu, Duong Quang Huy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 263 - 267
Objective: Evaluating the efficacy of microsurgical denervation of the spermatic cord (MDSC) for chronic
orchialgia.
Patients and Methods: A descriptive prospective study. All patients choosing MDSC for chronic
orchialgia after previous treatments failed, admitted at deparment of Andrology, Binh Dan hospital from January
1st 2008 to December 31st 2010.
Results: Microsurgical denervation of the spermatic cord was performed in 13 men for chronic orchialgia.
Mean followup was 15.0 months. 10 patients had been treated chronic orchialgia by microsurgical
varicocelectomy, 1 patient developped orchialgia after scrotal trauma, 2 patients with idiopathic orchalgia.
Complete relief was noted in 02 (23%) testicular units, partial relief in 10 (71.4%), and unchanged in 02
(14.3%). Almost patients (71.5%) satisfied with MDSC. 01 case of mild wound infection, 01 case of hematoma ad
2 cases of inguinal paresthesia and burn sensation.
Conclusion: Microsurgical denervation of spermatic cord was an effective treatment for treatment of chronic
orchialgia.
Khoa Nam Học, bệnh viện Bình Dân, TP. HCM.
Tác giả liên lạc: BS Dương Quang Huy ĐT:0908003685 Email: moiden857@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 265
Keywords: chronic orchialgia, microsurgical denervation of spermatic cord.
MỞ ĐẦU
Đau tinh hoàn mạn tính là một biểu hiện
thường gặp trong Niệu khoa, Nam khoa cũng
như trong thực hành lâm sàng. Theo Davis(3),
đau tinh hoàn mạn tính được định nghĩa là tình
trạng đau có thể liên tục hoặc không, ở một hoặc
hai bên tinh hoàn, kéo dài hơn 3 tháng và gây
ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh
nhân. Đau tinh hoàn mạn tính có rất nhiều
nguyên nhân có thể liệt kê trong bảng 1(9).
Bảng 1: Nguyên nhân đau tinh hoàn mạn tính.
Nguyên nhân đau tinh hoàn mạn tính
Tinh hoàn Chấn thương, bướu, viêm tinh hoàn-mào
tinh, xoắn, teo và sẹo tinh hoàn.
Mào tinh Viêm mào tinh, nang mào tinh
Thừng tinh Thắt ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng
tinh, thoát vị bẹn, thần kinh, dò động tĩnh
mạch.
Bìu Tràn dịch tinh mạc
Hệ niệu Phì đại TLT lành tính, viêm TLT, hẹp
đường niệu, sỏi niệu, nhiễm trùng niệu
Ngoài bìu Hội chứng ruột kích thích, viêm rễ thần
kinh
Tâm thần Stress
Vô căn Không rõ nguyên nhân.
Trong đó, theo Davis(3) thì mặc dù với các
phương tiện chẩn đoán hiện đại, có ít nhất 25%
đau tinh hoàn mạn tính không rõ nguyên
nhân. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên
khó khăn.
Điều trị đau tinh hoàn mạn tính thường
được bắt đầu bằng điều trị nội khoa, tâm lý
liệu pháp, vật lý trị liệu và ngoại khoa chỉ áp
dụng khi đã thất bại các điều trị trước đó.
Trong các phương pháp ngoại khoa được đưa
ra trong y văn thì cắt thần kinh thừng tinh vi
phẫu (MDSC – Microsurgical Denervation of
the Spermatic Cord) là một lựa chọn mới dành
cho những bệnh nhân thất bại với tất cả các
phương pháp điều trị(4,11).
Tại khoa Nam Học bệnh viện Bình Dân
chúng tôi có tiếp nhận không ít trường hợp
bệnh nhân quay lại với tình trạng đau tinh
hoàn không thay đổi dù đã điều trị triệt để
nguyên nhân. Do đó, chúng tôi quyết định
tiến hành đề tài nêu trên nhằm đánh giá hiệu
quả của phương pháp MDSC cho các trường
hợp đau tinh hoàn mạn tính.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu mô tả. Phương
pháp thu thập số liệu: phỏng vấn trực tiếp trên
bản câu hỏi soạn sẵn.
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân đau tinh hoàn mạn tính,
kéo dài ít nhất 3 tháng và không hết đau sau
điều trị nội khoa với thuốc kháng viêm giảm
đau nhóm nonsteroid, đồng ý được phẫu thuật
cắt thần kinh thừng tinh bằng vi phẫu tại khoa
Nam Học, bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2008 đến
31/12/2010.
Các bước tiến hành
Lựa chọn đối tượng
Bệnh nhân đau tinh hoàn mạn tính thất bại
với các phương pháp điều trị khác hoặc không
tìm được nguyên nhân, được khám, điều trị và
theo dõi tại khoa Nam Học bệnh viện Bình Dân.
Bệnh nhân sẽ được khám và làm các xét
nghiệm để loại trừ các nguyên nhân gây đau tinh
hoàn hiện có hay các nguyên nhân tái phát sau
điều trị trước đây như giãn tĩnh mạch tinh, viêm
tinh hoàn mào tinh
Kỹ thuật vi phẫu cắt thần kinh thừng tinh
(hình 1):
Bệnh nhân nằm ngửa, tê tủy sống.
Rạch da đường phân giác bẹn bên đau và bộc
lộ thừng tinh.
Dưới kính vi phẫu, bóc tách và cắt bằng dao
sắc thần kinh chậu – bẹn một đoạn khoảng 2cm.
Cắt tất cả các sợi cơ nâng bìu và mạc thừng
tinh.
Cắt cột các tĩnh mạch tinh giãn lớn nếu phát
hiện trong lúc bóc tách.
Bảo tồn các động mạch, các bạch mạch và
ống dẫn tinh sau khi đã lột các mô bao quanh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 266
ống dẫn tinh và động mạch.
Đóng bẹn, khâu cân, da và bệnh nhân có thể
xuất viện ngày hôm sau.
Đánh giá hiệu quả của vi phẫu cắt thần kinh
thừng tinh dựa trên 03 thông số:
Mức độ giảm đau tinh hoàn so với trước khi
phẫu thuật (thang điểm %).
Mức độ hài lòng của bệnh nhân về cuộc phẫu
thuật (thang điểm %).
Các biến chứng của vi phẫu cắt thần kinh
thừng tinh.
Hình 1. Vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh
KẾT QUẢ
Có tất cả 13 bệnh nhân tham gia vào mẫu
nghiên cứu với 14 tinh hoàn đau được điều trị (1
bệnh nhân đau 02 bên tinh hoàn và 12 bệnh
nhân chỉ đau 01 bên tinh hoàn) trong khoảng
thời gian từ 01/01/2008 đến 31/12/2010.
Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là: 31,3
± 7,9 (19-46 tuổi). Với thời gian theo dõi sau phẫu
thuật trung bình là 15,0 ± 5,7 (5-23 tháng).
Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị nội
khoa trước khi chọn phẫu thuật MDSC, 10/13
bệnh nhân đã từng thất bại điều trị đau tinh hoàn
do nguyên nhân giãn tĩnh mạch tinh với thời
gian theo dõi từ 7 đến 68 tháng và 01 trường hợp
đã mổ chấn thương tinh hoàn nhưng vẫn còn
đau kéo dài sau mổ.
Bảng 2: Hiệu quả điều trị trong nghiên cứu.
Hiệu quả của vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh
điều trị đau tinh hoàn mạn tính
Hiệu quả điều trị: n (%) Mức độ hài lòng
(%) Hết đau Giảm đau Không đổi
2 (14,3) 10 (71,4) 2 (14,3) 71,5
Kết quả phẫu thuật giúp làm giảm đau tinh
hoàn đến 85,7 % so với trước mổ. Trong đó 14,3%
tinh hoàn hết đau hoàn toàn sau mổ, 07/14 tinh
hoàn điều trị (50%) giảm đau phần lớn từ 70 –
90% và chỉ có 02/14 tinh hoàn cho kết quả là
không thay đổi đau so với trước mổ (14,3%).
Mức độ hài lòng của bệnh nhân về kết quả
phẫu thuật là 71,5%.
Về biến chứng của phẫu thuật thì có 01
trường hợp bị nhiễm trùng vết mổ (7,1%), 01
trường hợp bị máu tụ vết mổ (7,1%) và 02 trường
hợp sau mổ có cảm giác tê bì và nóng ở vùng da
tương ứng (14,3%). Không có trường hợp nào bị
teo tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc sau phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Đau tinh hoàn mạn tính ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đặc
biệt là các trường hợp thất bại nhiều lần với nhiều
phương pháp điều trị khác nhau (bảng 03).
Không ít trường hợp sau đó bệnh nhân tìm đến
phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn chỉ với mục đích
giảm đau.
Bảng 3: Các phương pháp phẫu thuật điều trị đau tinh hoàn mạn tính.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị đau tinh hoàn mạn tính
Phương pháp / tác giả Số lượng Tinh hoàn Số tháng theo dõi
Hiệu quả điều trị (%)
Hết đau Giảm đau Không đổi
Cắt TK thừng tinh nội soi: Cadeddu(2) 9 25,1 7 (78) 2 (22)
Nối ống dẫn tinh
Shapiro & Silber(10)
Myers
(7)
Nangia
(8)
6
32
13
29
18
6 (100)
27 (84)
9 (69)
0
4 (31)
0
5 (16)
0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 267
Các phương pháp phẫu thuật điều trị đau tinh hoàn mạn tính
Phương pháp / tác giả Số lượng Tinh hoàn Số tháng theo dõi
Hiệu quả điều trị (%)
Hết đau Giảm đau Không đổi
Cắt mào tinh
Davis
(3)
West(12)
10
16
66
1 (10)
9 (90)
14 (88)
0
Cắt TK sinh dục đùi
Ducic & Dellon
(5)
4
6
4 (100)
0
0
Cắt tinh hoàn
Davis
(3)
+ Ngã bẹn
+ Ngã tinh hoàn
Yamamoto(13)
15
9
4
11 (73)
5 (55)
3 (75)
4 (27)
3 (33)
1 (25)
0
1 (22)
0
Các phương pháp này tuy có hiệu quả giảm
đau nhưng để lại sang chấn tâm lý lớn (cắt tinh
hoàn, cắt mào tinh) hay gây ra tình trạng suy
sinh dục (cắt tinh hoàn), vô sinh (cắt mào tinh,
tinh hoàn) Nối ống dẫn tinh chỉ thực hiện
trong trường hợp đau bìu sau triệt sản. Chính vì
các lý do trên mà các phương pháp trên không
được áp dụng rộng rãi.
MDSC được mô tả lần đầu tiên vào năm
1978 bởi tác giả Devine và Schellhammer trên
02 bệnh nhân đau tinh hoàn mạn tính(4).
MDSC dần phát triển và đem lại nhiều kết quả
khả quan (bảng 04).
So sánh với các tác giả khác chúng tôi nhận
thấy mặc dù có sự khác biệt trong % tỉ lệ giữa hết
đau hoàn toàn và giảm đau một phần (điều này
có thể lý giải do sai số trong đánh giá mức độ
đau của mỗi bệnh nhân là khác nhau) nhưng
nhìn chung thì tổng hai tỉ lệ trên là khá tương
đồng và thất bại của MDSC là thấp (14,3%).
Cùng với mức độ hài lòng của bệnh nhân sau
phẫu thuật lên đến 71,5% và ít biến chứng sau
mổ (14,3%) trong kết quả nghiên cứu này, chúng
tôi nhận thấy MDSC là một lựa chọn hiệu quả, an
toàn trong điều trị đau tinh hoàn mạn tính.
Bảng 4: Hiệu quả của vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh điều trị đau tinh hoàn mạn tính.
Vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh điều trị đau tinh hoàn mạn tính
Tác giả
Số lượng
Tinh hoàn
Số tháng
theo dõi
Hiệu quả điều trị (%)
Hết đau Giảm đau Không đổi
Devine và Schellhammer(4) 2 2 (100) 0 0
Ahmed(1) 17 13 (76) 4 (24) 0
Heidenreich(6) 35 31,5 34 (96) 1 (4) 0
Strom và Levine(11) 95 20,3 67 (71) 17 (17) 11 (12)
Chúng tôi 14 15,0 2 (14,3) 10 (71,4) 2 (14,3)
KẾT LUẬN
Vi phẫu thuật cắt thần kinh thừng tinh là
một phương pháp điều trị hiệu quả, ít biến
chứng và nên được thực hiện trong điều trị đau
tinh hoàn mạn tính mà khi các biện pháp điều
trị khác đều thất bại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed I, Rasheed S, White C and Shaikh NA (1997). The
incidence of post-vasectomy testicular pain and the role of nerve
stripping (denervation) of the spermatic cord in its management.
Br J Urol 79: 269.
2. Cadeddu JA, Bishoff JT, Chan DY, Moore RG, Kavoussi LR and
Jarrett TW (1999). Laparoscopic testicular denervation for
chronic denervation. J Urol 162: 733.
3. Davis BE, Noble MJ, Weigel JW, Foret JD and Mebust WK
(1990). Analysis and management of chronic testicular pain. J
Urol, 143: 936-939.
4. Devine CJ and Schellhammer PF (1978). The use of
microsurgical denervation of the spermatic cord for orchialgia.
Trans Am Assoc Genitourin Surg 70: 149.
5. Ducic I and Dellon AL (2004). Testicular pain after inguinal
hernia repair: an approach to resection of the genital branch of
the genitofemoral nerve. J Am Coll Surg 198: 181.
6. Heidenreich A, Olbert P and Engelmann UH (2002).
Management of chronic testalgia by microsurgical testicular
denervation. Eur Urol 41: 392.
7. Myers SA, Mershon CE and Fuchs EF (1997). Vasectomy
reversal for treatment of the post-vasectomy pain syndrome. J
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 268
Urol 157: 518.
8. Nangia AK, Myles JL and Thomas AJ Jr (2000). Vasectomy
reversal for post-vasectomy pain syndrome – a clinical and
histological evaluation. J Urol, abstract 1530, suppl 163: 345.
9. Priyadarshi Kumar, Vivek Mehta and Vinod H. Nargund (2010).
Clinical managerment of chronic testicular pain. Urol Int 84: 125-
131.
10. Shapiro EI and Silber SJ (1979). Open-ended vasectomy, sperm
granuloma, and postvasectomy orchalgia. Fertil Steril 32: 546.
11. Strom K.H. and Levine L.A (2008). Microsurgical denervation of
the spermatic cord for chronic orchialgia: long-term results from
a single center. J urol 180(3): 949-953.
12. West AF, Leung HY and Powel PH (2000). Epididymectomy is
an effective treatment for scrotal pain after vasectomy. BJU Int
85: 1097.
13. Yamamoto M, Katsuno S and Miyake K (1995). Management of
chronic orchialgia of unknown etiology. Int J Urol 2: 47.