Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu: Ung thư biểu mô tế bào gan là một trong các bệnh lý ác tính thường gặp
và có nhiều phương pháp điều trị. Mục tiêu của chúng tôi là đánh giá hiệu quả điều trị, độ an toàn và các yếu tố
liên quan đến hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan của phương pháp hủy u gan bằng sóng cao tần
(RFA).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca tiền cứu khảo sát 121 u trên 96 bệnh nhân
có chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp RFA tại khoa U Gan Bệnh viện Chợ
Rẫy. Hiệu quả điều trị bước đầu được đánh giá bằng tỉ lệ hủy u hoàn toàn trên phim CT scan bụng sau 1 tháng
điều trị. Chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ biến chứng và xác định các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị dựa trên
phân tích đơn biến và đa biến.
Kết quả: Có 121 u trên 96 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp RFA qua da. Kích thước u trung
bình là 26,3± 8,7mm. Tỉ lệ hủy u hoàn toàn sau 1 tháng điều trị chiếm 87%. Tỉ lệ biến chứng nặng chiếm tỉ lệ
1% và biến chứng nhẹ chiếm 2,1%. Không có trường hợp nào tử vong. Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên
quan đến tỉ lệ hủy u không hoàn toàn gồm đường kính u ≥ 30mm (p = 0,017), u gần vòm hoành (p = 0,008) và
giới nam (p = 0,025).
Kết luận: RFA là phương pháp điều trị khá an toàn và hiệu quả đối với những bệnh nhân ung thư biểu mô
tế bào gan.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu của phương pháp hủy u gan bằng sóng cao tần ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 15
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHƯƠNG PHÁP HỦY U GAN
BẰNG SÓNG CAO TẦN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
Nguyễn Huyền Châu*, Lê Thành Lý*
TÓM TẮT
Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu: Ung thư biểu mô tế bào gan là một trong các bệnh lý ác tính thường gặp
và có nhiều phương pháp điều trị. Mục tiêu của chúng tôi là đánh giá hiệu quả điều trị, độ an toàn và các yếu tố
liên quan đến hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan của phương pháp hủy u gan bằng sóng cao tần
(RFA).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca tiền cứu khảo sát 121 u trên 96 bệnh nhân
có chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp RFA tại khoa U Gan Bệnh viện Chợ
Rẫy. Hiệu quả điều trị bước đầu được đánh giá bằng tỉ lệ hủy u hoàn toàn trên phim CT scan bụng sau 1 tháng
điều trị. Chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ biến chứng và xác định các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị dựa trên
phân tích đơn biến và đa biến.
Kết quả: Có 121 u trên 96 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp RFA qua da. Kích thước u trung
bình là 26,3± 8,7mm. Tỉ lệ hủy u hoàn toàn sau 1 tháng điều trị chiếm 87%. Tỉ lệ biến chứng nặng chiếm tỉ lệ
1% và biến chứng nhẹ chiếm 2,1%. Không có trường hợp nào tử vong. Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên
quan đến tỉ lệ hủy u không hoàn toàn gồm đường kính u ≥ 30mm (p = 0,017), u gần vòm hoành (p = 0,008) và
giới nam (p = 0,025).
Kết luận: RFA là phương pháp điều trị khá an toàn và hiệu quả đối với những bệnh nhân ung thư biểu mô
tế bào gan.
Từ khóa: hủy u gan bằng sóng cao tần, ung thư biểu mô tế bào gan.
ABSTRACT
INITIAL EVALUATION OF HEPATOCELLULAR CARCINOMA TREATMENT USING
RADIOFREQUENCY ABLATION
Nguyen Huyen Chau, Le Thanh Ly
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 15 ‐ 22
Background and aims: Hepatocellular carcinoma (HCC) is one of the most common malignant diseases
with many treatment options available. Our aims are to evaluate the efficacy, safety and identify factors
associated with the efficacy of radiofrequency ablation (RFA) in HCC.
Patients and methods: A large case series of 121 tumors in 96 patients who were diagnosed as HCC and
treated by RFA at the Liver tumor Department, Cho Ray hospital was prospectively assessed. The initial efficacy
of the treatment was evaluated by the complete tumor ablation shown by abdominal contrast‐enhanced, dynamic
computed tomography (CT) performed 1 month after treatment. We also examined the rate of complication after
the treatment, and analyzed factors that may play roles in the efficacy of the treatment using both univariate and
multivariate analysis.
Results: There were 121 tumors in 96 patients treated with percutaneous RFA. The average tumor diameter
was 26.3± 8.7mm. The overall rate of complete tumor ablation was 87% with only 1% and 2.1% of the patients
exhibiting major and minor complication respectively. None of the cases was lethal. Multivariate analysis
* Khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Lê Thành Lý ĐT: 0913857594 Email: lybvcr@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 16
revealed that the factors that play significant roles in the success rate of complete tumor ablation using RFA
included the tumor diameter (p = 0,017), the tumor location close to the diaphragm (p = 0,008) and gender (p
=0,025). In particular, the efficacy of RFA dropped significantly in HCC patients with tumors being more than
30mm in diameter, in patients with tumors closer to the diaphragm and in male patients.
Conclusion: RFA is a relatively safe and effective treatment for HCC patients.
Key words: Radio Frequency Ablation (RFA), HCC (hepatocellular carcinoma)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát, trong đó kiểu mô
học chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào gan
(UTBMTBG), là bệnh lý ác tính đứng hàng thứ
sáu trong các loại ung thư trên toàn thế giới và là
nguyên nhân tử vong xếp thứ ba trong các
nguyên nhân tử vong do ung thư(9). Tỉ lệ
UTMBTBG cao ở Châu Á, Châu Phi, nhất là
những vùng có xuất độ nhiễm vi rút viêm gan B
và vi rút viêm gan C cao. Việt Nam hiện vẫn là
nước có tỉ lệ UTBMTBG rất cao. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự tại
thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997, ung thư
biểu mô tế bào gan đứng hàng thứ nhất ở nam
và đứng hàng thứ 6 ở nữ trong 10 loại ung thư
thường gặp nhất(11). Do đó, UTBMTBG hiện là
vấn đề đáng quan tâm trên thế giới nói chung và
tại Việt Nam nói riêng đồng thời việc điều trị
UTBMTBG hiện đang đặt ra nhiều thách thức
cho ngành y tế.
Hiện tại, có nhiều phương pháp điều trị
UTBMTBG như phẫu thuật, ghép gan, các
phương pháp điều trị tại chỗ như tiêm chất hóa
học (axít acetic, ethanol) hoặc hủy khối u bằng
nhiệt (dùng sóng cao tần, vi sóng, tia laser, liệu
pháp đông lạnh)(3). Cho đến hiện nay, hủy u
bằng sóng cao tần (RFA) là lựa chọn đầu tiên
trong các phương pháp điều trị tại chỗ xuyên
gan qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hay CT
scan (3). Tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung
và tại bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng, việc điều trị
ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp
RFA chỉ mới được áp dụng trong vài năm gần
đây và đã có kết quả khả quan. Tuy nhiên, khi
áp dụng phương pháp RFA điều trị cho bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào gan, tỉ lệ hủy u
hoàn toàn cũng như tỉ lệ xảy ra biến chứng khi
điều trị, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
điều trị vẫn chưa được thống kê rõ tại thành phố
Hồ Chí Minh nói chung và tại bệnh viện Chợ
Rẫy nói riêng. Việc đánh giá hiệu quả điều trị
của phương pháp này là thật sự cần thiết nhằm
giúp cho người thầy thuốc có những quyết định
xử trí thích hợp. Do đó chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm đánh giá bước đầu hiệu
quả điều trị của phương pháp RFA.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân mới được chẩn đoán
UTBMTBG và có chỉ định làm RFA tại khoa U
gan Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2011 đến
tháng 6/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung
thư biểu mô tế bào gan ( giải phẫu bệnh/ có
nhiễm HBV hoặc HCV với AFP > 20 ng/ml kết
hợp hình ảnh đặc thù của siêu âm / CT có cản
quang).
Bệnh nhân có u đơn độc với đường kính <
30mm hay ≤ 3 u khối u riêng biệt với khối u có
đường kính lớn nhất ≤ 30mm.
Không có dấu chứng u xâm lấn mạch máu
hay di căn ngoài gan.
Tình trạng hoạt động thể lực giai đoạn 0
(không giới hạn hoạt động thể lực).
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng
không thể điều chỉnh được (Tỉ lệ prothrombin
lớn hơn 50% so với chứng và tiểu cầu
<50000/μL).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 17
Bệnh nhân có bệnh mãn tính nặng khác đi
kèm.
Bệnh nhân đã được điều trị u trước đó.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca tiền cứu.
Phương pháp thu thập số liệu
Phương tiện nghiên cứu
Máy Valley‐lab Cool‐tipTM RF Ablation
System do hãng Covidien của Mỹ sản xuất.
Điện cực dạng kim đơn 17G được làm mát
có đầu tiếp xúc 2cm hay 3cm.
Máy bơm nước để bơm nước lạnh làm mát
đầu điện cực.
Bộ dây nối đầu điện cực và bình nước cất
được làm lạnh.
Hai miếng tiếp đất.
Dây dẫn nối miếng tiếp đất vào máy RFA.
Thuốc gây tê tại chỗ: lidocain.
Thuốc tiền mê: fentanyl.
Một máy siêu âm để theo dõi quá trình đốt.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có
chỉ định làm RFA nhập vào khoa U gan bệnh
viện Chợ Rẫy thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và
đồng ý tham gia nghiên cứu được thu nhận vào
mẫu nghiên cứu. Tiến trình đốt u gan bằng
phương pháp RFA được thực hiện như sau:
Bệnh nhân được tiền mê với fentanyl và gây
tê tại chỗ với lidocain.
Thiết lập hệ thống Cool‐tip RFA.
Bệnh nhân nằm ngửa hay nằm nghiêng trái
sao cho việc tiếp cận khối u thuận lợi và an toàn
nhất( không xuyên qua mạch máu lớn, đường
mật lớn, phổi, ống tiêu hóa). Điện cực dạng
kim được đưa vào khối u dưới hướng dẫn của
siêu âm và tiến hành đốt từng phần khối u cho
đến khi phá hủy hoàn khối u. Thời gian chuẩn
cho mỗi lần đốt đối với điện cực có đầu tiếp xúc
2cm là 6 phút và điện cực có đầu tiếp xúc 3cm là
12 phút. Kim đốt được làm mát bằng hệ thống
bơm tự động nước cất lạnh gần 00 C để duy trì
nhiệt độ tại đầu điện cực dưới 150 C.Vùng phá
hủy phải vượt mép u ít nhất 5mm.
Bệnh nhân được theo dõi tác dụng phụ và
biến chứng trong lúc làm thủ thuật và trong
vòng 24 giờ sau thủ thuật.
Bệnh nhân được đánh giá hiệu quả thủ thuật
trong vòng 3 ngày sau thủ thuật bằng cách chụp
CTscan bụng kiểm tra, nếu khối u đốt chưa đạt
thì bệnh nhân sẽ được đốt RFA tiếp theo ngay
trong lần nhập viện đầu.
Bệnh nhân được hẹn tái khám sau 1 tháng
để chụp CTscan bụng kiểm tra hiệu quả điều trị
RFA.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata
và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Các biến số định lượng có phân phối chuẩn
được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch
chuẩn và được so sánh bằng phép kiểm T. Các
biến số định lượng có phân phối không chuẩn
được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị
Q1‐Q3) và được so sánh bằng phép kiểm Mann‐
Whitney‐U. Các biến số định tính được mô tả
dưới dạng phần trăm và so sánh bằng phép
kiểm chi bình phương hay Fisher.
Phân tích các yếu tố liên quan đến hiệu quả
điều trị bằng hồi qui logistic đơn và đa biến.
Các mối liên hệ được xem là có ý nghĩa
thống kê khi giá trị p ≤0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011, tại khoa
U gan bệnh viện Chợ Rẫy chúng tôi ghi nhận
được 96 trường hợp với 121 khối u gan được
điều trị bằng phương pháp RFA thỏa tiêu chuẩn
chọn vào mẫu nghiên cứu và tiến hành phân
tích với kết quả như sau:
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu là 61,4± 11,6 tuổi. Tỉ lệ nam/ nữ là
1,9/1. Thời gian nằm viện trung bình là 3 (2‐4)
ngày. Tình trạng nhiễm HBV và HCV và các đặc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 18
điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1 và 2:
Bảng 1: Đặc điểm nhiễm HBV và HCV
Số trường hợp Tỉ lệ %
HBsAg(-),antiHCV(-) 8 9
HBsAg(+),antiHCV(-) 57 59
HBsAg(+),antiHCV(+) 4 4
HBsAg(-),antiHCV(+) 27 28
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng
Giá trị
Bilirubin(mg/dl) 1,1(0,8-1,5)(*)
ALT(mg/dl) 43,5(26,2-68)(*)
Albumin(g/dl) 4,2±0,5
Creatinin(mg/dl) 1,1±0,3
Thời gian Prothrombin(giây) 13,3±1,7
Tiểu cầu(G/l) 142(97-196)(*)
AFP trước RFA(ng/ml) 61,6(17,9-397)(*)
AFP sau RFA 1 tháng(ng/ml) 16,9(6,4-109)(*)
(*) Biến được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng
tứ vị Q1‐Q3).
Đặc điểm ung thư biểu mô tế bào gan
Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan
Trong 96 trường hợp trong mẫu nghiên cứu,
74 trường hợp chúng tôi chẩn đoán dựa vào kết
quả CT scan bụng phù hợp UTBMTBG; 13
trường hợp chẩn đoán dựa vào kết quả CT scan
bụng và MRI bụng phù hợp; 9 trường hợp chẩn
đoán dựa vào kết quả giải phẫu bệnh.
Đặc điểm tổn thương u
Trong 96 trường hợp trong mẫu nghiên cứu, 76
bệnh nhân có 1 u,15 bệnh nhân có 2 u và 5 bệnh
nhân có 3 u. Kích thước u trung bình là 26,3±
8,7mm. Các u gan phân bố theo nhiều thùy khác
nhau được thể hiện ở bảng 3. U gần bao gan chiếm
tỉ lệ 45% và u gần mạch máu chiếm tỉ lệ 9%.
Bảng 3: Phân bố vị trí u
Vị trí u (hạ phân thùy) Số lượng u Tỉ lệ
I 0 0
II 4 3
III 8 7
IV 18 15
V 19 16
VI 24 20
VII 23 19
VIII 25 21
Kết quả điều trị UTBMTBG
Trong 121 u được điều trị bằng phương
pháp RFA có 105 u đạt kết quả hủy u hoàn toàn
trên phim CT scan bụng sau 1 tháng làm RFA
chiếm tỉ lệ 87%. Đối với những u có đường kính
< 30mm, tỉ lệ đạt hủy u hoàn toàn sau 1 tháng là
93%, còn đối với những u có đường kính ≥
30mm, tỉ lệ hủy u hoàn toàn là 76%. Tỉ lệ xuất
hiện u mới sau 1 tháng làm RFA là 15% và có 1
trường hợp xuất hiện huyết khối tĩnh mạch cửa.
Tỉ lệ xảy ra biến chứng nhẹ là 2,1% gồm 2
trường hợp tụ máu vùng làm RFA. Tỉ lệ biến
chứng nặng là 1% gồm 1 trường hợp tràn máu
màng phổi phải sau làm RFA.
Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ hủy u không
hoàn toàn
Các yếu tố từ đặc điểm bệnh nhân
Bảng 4: Phân tích đơn biến các yếu tố từ đặc điểm
bệnh nhân liên quan đến tỉ lệ hủy u không hoàn toàn
Yếu tố Huỷ u hoàn
toàn
(N = 105)
Huỷ u không
hoàn toàn
(N = 16)
p
Tuổi <60 40 (85,1%) 7 (14,9%) 0,666
≥60 65 (87,8%) 9 (12,2%)
Giới Nam 64 (82,1%) 14 (17,9%) 0,039
Nữ 41 (95,3%) 2 (4,7%)
Báng
bụng
Có 12 (85,7%) 2 (14,3%) 1,000
Không 93 (86,9%) 14 (13,1%)
Bảng 5: Phân tích đơn biến các yếu tố từ đặc điểm
cận lâm sàng liên quan đến tỉ lệ hủy u không hoàn
toàn
Hủy u hoàn toàn Hủy u không hoàn toàn
(N=105) (N=16)
Bilirubin 0,691
<2mg/dL 92(86%) 15(14%)
≥2mg/dL 13(92,9%) 1(7,1%)
Tiểu cầu 1,000
<100G/L 27(87,1%) 4(12,9%)
≥100G/L 78(86,7%) 12(13,3%)
HBsAg 0,460
Dương tính 62 (84,9%) 11 (15,1%)
Âm tính 43 (89,6%) 5 (10,4%)
AntiHCV 1,000
Dương tính 32 (86,5%) 5 (13,5%)
Âm tính 73 (86,9%) 11 (13,1%)
AFP 0,460
≤ 10ng/mL 17(94,4%) 1(5,6%)
>10ng/mL 84(84,8%) 15(15,2%)
Yếu tố p
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 19
Các yếu tố từ đặc điểm u
Bảng 6: Phân tích đơn biến các yếu tố từ đặc điểm u
liên quan đến tỉ lệ hủy u không hoàn toàn
Hủy u hoàn toàn Hủy u không hoàn toàn
(N= 105) (N=16)
Kích thước u 0,005
<30mm 71(93,4 %) 5 (6,6%)
≥ 30mm 34 (75,6%) 11 (24,4%)
U gần bao gan 0,123
Có 44 (81,5%) 10 (18,5%)
Không 61 (91%) 6 (9%)
U gần vòm hoành 0,015
Có 12 (66,7%) 6 (33.3%)
Không 93 (90,3%) 10 (9,7%)
U gần mạch máu 1,000
Có 10 (90,9%) 1 (9,1%)
Không 95 (86,4%) 15 (13,6%)
Yếu tố p
Tiến hành phân tích đa biến các yếu tố liên
quan đến hủy u hoàn toàn có ý nghĩa thống kê
trên chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Bảng 7: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỉ
lệ hủy u hoàn toàn
Yếu tố OR Khoảng tin cậy 95% P
Giới (nam) 0,142 0,026 – 0,785 0,025
U gần vòm hoành 0,153 0,038 – 0,615 0,008
U < 30mm 4,321 1,295 – 14,421 0,017
Nhận xét: phân tích đa biến cho thấy các yếu
tố giới, u gần vòm hoành, u có đường kính <
30mm vẫn là các yếu tố có liên quan đến tỉ lệ
hủy u hoàn toàn. Các mối liên quan đều có ý
nghĩa thống kê.
‐ Giới nam có tỉ lệ hủy u hoàn toàn thấp hơn
giới nữ với OR = 0,142, khoảng tin cậy 95% là
0,026‐0,785 và p= 0,025.
‐ U gần vòm hoành làm giảm tỉ lệ hủy u
hoàn toàn với OR = 0,153, khoảng tin cậy 95% là
0,038‐0,615 và p=0,008.
‐ U có đường kính <30mm có tỉ lệ đáp ứng
hủy u hoàn toàn cao hơn u có đường kính ≥
30mm với OR = 4,321, khoảng tin cậy 95% là
1,295‐14,421 và p= 0,017.
Sự thay đổi giá trị AFP trước và sau điều trị
‐ Ở nhóm đạt kết quả hủy u hoàn toàn, nồng
độ AFP giảm rõ rệt sau điều trị. Mối liên hệ này
có ý nghĩa thống kêvới p = 0,000.
‐ Ở nhóm có kết quả hủy u không hoàn toàn
và/ hoặc xuất hiện u mới sau 1 tháng điều trị
bằng phương pháp RFA, nồng độ AFP không
giảm sau điều trị. Mối liên hệ này không có ý
nghĩa thống kê với p = 0,549.
BÀN LUẬN
Kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào
gan
Tỉ lệ hủy u hoàn toàn
Mục tiêu của phương pháp điều trị RFA là
đạt được sự hủy u hoàn toàn, không còn mô u
tiến triển trong vùng điều trị. Chúng tôi ghi
nhận tỉ lệ hủy u hoàn toàn sau 1 tháng điều trị là
87%, trong đó, tỉ lệ hủy u hoàn toàn ở nhóm u <
30mm là 93%, còn ở nhóm u ≥ 30mm là 76%. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =0,005.
Nghiên cứu của Ahmet Ayav tại Pháp (2) điều trị
311 u, 226 u được điều trị RFA qua da, 85 u được
điều trị RFA qua nội soi hay mổ hở, tỉ lệ hủy u
hoàn toàn là 86%, trong đó tỉ lệ hủy u hoàn toàn
ở nhóm u có đường kính ≤ 30mm là 89,2% và ở
nhóm u có đường kính > 30mm là 76%. Nghiên
cứu của Vincent Wai‐To Lam tại Hồng Kông,
Trung Quốc(6) điều trị 393 u, 47% điều trị RFA
qua da, 10% điều trị RFA qua nội soi, 41% điều
trị RFA qua mổ hở và 2% điều trị RFA qua mổ
ngực nội soi, tỉ lệ hủy u hoàn toàn đạt 91,6%,
trong đó tỉ lệ hủy u hoàn toàn ở nhóm u có
đường kính ≤ 30mm là 94,5% và ở nhóm u có
đường kính > 30mm là 87%. Nghiên cứu của
Takuma Teratani tại Nhật(12) điều trị 1419 u bằng
phương pháp điều trị RFA qua da, tỉ lệ hủy u
hoàn toàn là 99,9%. Sự khác nhau về tỉ lệ đáp
ứng hoàn toàn giữa các nghiên cứu có thể do
kích thước u trong các nghiên cứu khác nhau,
đường tiếp cận u để điều trị khác nhau, kinh
nghiệm điều trị của bác sĩ làm RFA khác nhau
và sự khác nhau của các loại kim đốt. Tuy nhiên,
đa số nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ hủy u hoàn
toàn đạt cao hơn ở nhóm u có đường kính <
30mm.
Biến chứng
Biến chứng xảy ra do RFA được chia thành
2 loại gồm biến chứng nặng và biến chứng nhẹ
theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội X Quang Thế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 20
Giới(4). Biến chứng nặng là biến chứng nếu
không điều trị bệnh nhân sẽ bị tử vong hay
cần phải nằm viện điều trị thời gian dài hoặc
để lại di chứng không hồi phục. Những bệnh
nhân bị biến chứng cần phải truyền máu hay
can thiệp dẫn lưu cũng được xem là bị biến
chứng nặng(4). Các biến chứng còn lại được
xem là biến chứng nhẹ.
Nghiên cứu của Ahmet Ayav tại Pháp(2) trên
163 bệnh nhân với 311 u cho thấy không có
trường hợp nào tử vong. Tỉ lệ xảy ra biến chứng
nặng là 7% gồm áp xe gan (7 trường hợp), dò
mật (2 trường hợp), hẹp đường mật (1 trường
hợp), xuất huyết trong gan (2 trường hợp),
huyết khối tĩnh mạch cửa (3 trường hợp), suy
gan (3 trường hợp), suy tim (5 trường hợp) và
gieo rắc tế bào u theo đường kim đốt (2 trường
hợp).
Tito Livraghi và cộng sự nghiên cứu biến
chứng của phương pháp hủy u bằng RFA ở 41
trung tâm tại Ý (8) với 3554 u được điều trị ghi
nhận tỉ lệ tử vong là 0,3% do thủng ruột gây suy
đa cơ quan, viêm phúc mạc do Staphylococcus
aureus gây sốc nhiễm trùng, xuất huyết nội
lượng lớn do u vỡ, suy gan do hẹp nhánh gan
phải. Tỉ lệ xảy ra biến chứng nặng là 2,2%
thường là do xuất huyết nội, sự gieo rắc tế bào
ung thư theo kim đốt, áp xe gan, thủng ruột.
Biến chứng nhẹ có tỉ lệ là 5%.
Mulier và cộng sự phân tích gộp 82 bài báo
cáo cho thấy tỉ lệ xuất huyết nội 1,6%, nhiễm
trùng ổ bụng 1,1%, tổn thương ống mật 1%, suy
gan 0,8%, biến chứng về phổi 0,8%, phỏng 0,6%,
tổn thương mạch máu trong gan 0,6%, tổn
thương nội tạng 0,5%(10).
Nghiên cứu của Lê Lộc tại bệnh viện Trung
ương Huế trên 36 bệnh nhân cho thấy chỉ có 2
trường hợp xảy ra biến chứng tụ máu dưới bao
gan, chiếm tỉ lệ 4%(7). Không có trường hợp nào
tử vong do biến chứng sau đốt RFA.
Kết quả nghiên cứu của chú