Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi ngoài
cơ thể tại Bệnh viện TƯQĐ 108.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 51 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên được điều trị bằng phương
pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy Modulith-SLX F2 tại bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 9/2011 đến tháng
3/2012. Đánh giá hiệu quả tán sỏi và các tai biến, biến chứng.
Kết quả: Kích thước sỏi trung bình là 10,86 mm (8 – 17 mm). Sỏi < 15 mm chiếm 94,1%. Tỷ lệ thành công
là 88,2%. 98% bệnh nhân chỉ tán 1 lần, chỉ có 1 bệnh nhân tán 2 lần (2%). Có 6 trường hợp thất bại phải chuyển
phương pháp điều trị (11,8%). Không có tai biến, biến chứng nặng. Chỉ số EQ 86,5%.
Kết luận: Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả đối với sỏi niệu quản 1/3 trên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện TƯQĐ 108, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 313
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN 1/3 TRÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108
Lê Đình Nguyên*, Trần Đức*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi ngoài
cơ thể tại Bệnh viện TƯQĐ 108.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 51 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên được điều trị bằng phương
pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy Modulith-SLX F2 tại bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 9/2011 đến tháng
3/2012. Đánh giá hiệu quả tán sỏi và các tai biến, biến chứng.
Kết quả: Kích thước sỏi trung bình là 10,86 mm (8 – 17 mm). Sỏi < 15 mm chiếm 94,1%. Tỷ lệ thành công
là 88,2%. 98% bệnh nhân chỉ tán 1 lần, chỉ có 1 bệnh nhân tán 2 lần (2%). Có 6 trường hợp thất bại phải chuyển
phương pháp điều trị (11,8%). Không có tai biến, biến chứng nặng. Chỉ số EQ 86,5%.
Kết luận: Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả đối với sỏi niệu quản 1/3 trên.
Từ khóa: sỏi niệu quản, tán sỏi ngoài cơ thể.
ABTRACT
RESULT OF ESWL ON TREATMENT OF UPPER URETERAL STONES AT MILITARY CENTRAL
HOSPITAL 108
Le Dinh Nguyen, Tran Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 313 - 317
Introduction and Objectives: Evaluation the result of extracoporeal shock wave lithotripsy on treatment of
upper ureteral calculi at Military central hospital 108.
Patients and Methods: From 9/2011 to 3/2012, 51 patients underwent extracoporeal shock wave
lithotripsy for ureteral stones at Military central hospital 108. Evalue the result and the disasters-complications.
Results: mean stone size was 10.86 mm (range 8 – 17 mm); stone size < 15 mm accounted for 94.1%. The
procedure was successfully completed in 45 patients (88.2%) and an conversion was required in 6 patients
(11.8%). 50 patients (98%) was treated only one time. No major complication was encountred. EQ index 86,5%.
Conclusions: The ESWL is a safe and effective method for treating upper ureteral stones.
Keywords: ureteral stone, extracoporeal shock wave lithotripsy (ESWL).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, tán sỏi ngoài cơ thể là phương
pháp điều trị được ưu tiên lựa chọn hàng đầu
trong điều trị sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên với ưu
điểm: không xâm hại và không cần vô cảm.
Bài viết này nhằm đánh giá kết quả điều trị
sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên bằng phương pháp
tán sỏi ngoài cơ thể trên máy tán sỏi Modulith-
SLX F2 tại Bệnh viện TƯQĐ 108.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 51 bệnh nhân (BN) có sỏi niệu quản
(SNQ) 1/3 trên được điều trị bằng phương pháp
tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT) trên máy
* Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
Tác giả liên lạc: BS Lê Đình Nguyên ĐT: 0987771874 Email: lenguyen108@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 314
Modulith-SLX F2 tại bệnh viện TƯQĐ 108 trong
thời gian từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
SNQ đoạn 1/3 trên đơn thuần, không có
chống chỉ định TSNCT.
+ Kích thước viên sỏi từ 5 - 20 mm.
+ Chức năng bài tiết thận cùng bên còn tốt
hoặc trung bình, còn bài tiết nước tiểu để tạo áp
lực đẩy vụn sỏi xuống bàng quang.
+ Viên sỏi không nằm chồng lên xương.
+ Sỏi có độ cản quang phát hiện được trên
phim X quang.
+ Cấy khuẩn niệu trước tán âm tính.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN đã điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể ở cơ
sở khác không kết quả.
BN không tái khám theo hẹn.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
Phương tiện nghiên cứu: Máy tán sỏi
MODULITH – SLX F2 của hãng SRORZ
MEDICAL (Thuỵ Sỹ).
Tất cả BN đều được tán sỏi và theo dõi theo 1 quy
trình thống nhât.
Đánh giá kết quả
Theo dõi sau tán
Chụp lại phim Xquang tiết niệu không
chuẩn bị ngày thứ 2 sau tán. Tái khám sau 14
ngày mỗi lần tán và sau 1 tháng kể từ lần tán
sau cùng.
Sử dụng các can thiệp nội soi tiết niệu
khác: nội soi đặt stent DJ, nội soi niệu quản
lấy sỏi nếu cần.
Tán lại nếu sỏi vỡ có mảnh > 4mm và
không di chuyển sau 14 ngày. Chuyển
phương pháp nếu sỏi không vỡ hoặc không
có khả năng đào thải.
Ghi nhận các tai biến, biến chứng và cách xử
trí nếu có.
Kết quả phân mảnh sỏi
Dựa trên kết quả chụp X quang hệ tiết niệu
không chuẩn bị, kết quả phân mảnh sỏi sau tán
được chia thành 4 mức độ:
+ Sỏi vỡ vụn thành mảnh nhỏ kích thước < 2
mm, có khả năng đào thải tốt.
+ Sỏi vỡ thành mảnh 2 - 4 mm, có thể được
đái hết ra ngoài trong những ngày sau.
+ Sỏi vỡ thành mảnh kích thước > 4mm, cần
theo dõi đánh giá sau 14 ngày.
+ Sỏi không vỡ, không có khả năng đào thải
được, cần phải tán lần 2 hoặc chuyển phương
pháp khác.
Kết quả điều trị
Căn cứ vào hình ảnh sỏi trên phim X quang;
các tai biến, biến chứng; các kỹ thuật hỗ trợ. Kết
quả tán sỏi được ghi nhận là hết sỏi hoặc không
và chia làm 2 loại:
+ Thành công: Sỏi tan hết và được bài tiết ra
ngoài (sạch sỏi), không có tai biến, biến chứng,
không phải dùng các kỹ thuật can thiệp hỗ trợ.
+ Thất bại: Phải chuyển phương pháp do sỏi
không vỡ, không có khả năng đào thải hoặc do
tai biến, biến chứng.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi (TB ± SD): 40,57 ± 11,53; nhỏ nhất là 20
tuổi, lớn nhất là 66 tuổi.
Nam/nữ: 42/9 (82%/18%).
Bên bệnh: Phải/Trái: (23/28 45%/55%).
Đặc điểm sỏi
-Kích thước sỏi:
Bảng 1: Phân nhóm BN theo kích thước sỏi (n=51)
Nhóm 5 - 10 mm 10 - 15 mm
15 - 20
mm Tổng
Số BN 27 21 3 51
Tỷ lệ (%) 52,9 41,2 5,9 100
Chủ yếu là sỏi < 15 mm, chiếm 94,1% (48/51
BN). Kích thước sỏi
(TB ± SD): 10,86 ± 2,31 mm; nhỏ nhất là 8
mm; lớn nhất là 17 mm.
-Đậm độ cản quang của sỏi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 315
Bảng 2: Phân nhóm BN theo đậm độ cản quang của
sỏi (n=51)
Nhóm Mạnh Trung bình Kém Tổng
Số BN 5 41 5 51
Tỷ lệ (%) 9,8 80,4 9,8 100
Đa số sỏi có đậm độ cản quang trung bình,
chiếm 80,4% (41/51 BN).
Tình trạng ngấm thuốc của thận trên phim
thận thuốc tĩnh mạch
Bảng 3: Phân nhóm BN theo tình trạng ngấm thuốc
của thận bên bệnh trên phim thận thuốc tĩnh
mạch (UIV) (n=51)
Nhóm Tốt Trung bình Tổng
Số BN 44 7 51
Tỷ lệ (%) 86,3 13,7 100
Thận bên bệnh còn ngấm thuốc tốt trên UIV
chiếm 86,3% (44/51 BN).
Kết quả tán sỏi
- Kỹ thuật tán
Số xung tán trong 1 lần tán (TB ± SD): 1787 ±
762 xung (500 – 3700 xung).
Cường độ tán (TB ± SD): 786 ± 92 bares (600 –
900 bares).
- Số lần tán sỏi
Bảng 4: Phân nhóm bệnh nhân theo số lần tán sỏi
(n=51)
Nhóm Tán 1 lần Tán 2 lần Tổng
Số BN 50 1 51
Tỷ lệ (%) 98,0 2,0 100
Chỉ có 1 BN tán 2 lần; 50 BN (98%) chỉ tán 1
lần.
- Kết quả phân mảnh sỏi
Bảng 5: Phân nhóm BN theo kết quả phân mảnh sỏi
sau tán (n=51)
Nhóm ≤ 2 mm 2 – 4 mm > 4 mm Không vỡ Tổng
Số BN 41 4 3 3 51
Tỷ lệ (%) 80,4 7,8 5,9 5,9 100
Có 41 BN (80,4%) sỏi vỡ vụn ≤ 2 mm; 4 BN
sỏi vỡ thành mảnh sỏi 2 – 4 mm (7,8%). Hai
nhóm BN này (88,2%) đào thải hết sỏi sau tán.
Kết quả chung
Bảng 6: Kết quả tán sỏi niệu quản 1/3 trên (n=51)
Kết quả Thành công Thất bại Tổng
Số BN 45 6 51
Tỷ lệ (%) 88,2 11,8 100
45 BN được tán sỏi thành công, tỷ lệ 88,2%.
Có 6 trường hợp thât bại phải chuyển phương
pháp (11,8%).
Chỉ số hiệu quả Clayman: EQ = 88,2% /
(100% + 2%) = 86,5%.
Các trường hợp thất bại
Không có tai biến, biến chứng nặng.
Có 6 trường hợp thất bại phải chuyển
phương pháp điều trị.
Bảng 7: Các trường hợp chuyển phương pháp điều
trị và lý do
Lý do Số BN Chuyển phương pháp
Sỏi không vỡ 3
Nội soi niệu quản tán sỏi
(NSNQTS).
Có 1 BN phải chuyển tiếp
mổ mở do niệu quản gập
góc, không tiếp cận được
sỏi.
Sỏi vỡ > 4 mm gây đau
quặn thận 1 NSNQTS, đặt DJ
Sỏi vỡ > 4 mm, sốt cao 1 NSNQTS, đặt DJ
Sỏi vỡ > 4 mm, không
di chuyển, không đào
thải
1 NSNQTS, đặt DJ
BÀN LUẬN
Về chỉ định
Đặc điểm sỏi
Kích thước sỏi: Chỉ nên lựa chọn TSNCT đối
với những SNQ có kích thước nhỏ hơn 2 cm; với
những sỏi to hơn, khả năng vỡ khó khăn, phải
tán nhiều lần, hiệu quả thấp. Thực tế lâm sàng
cho thấy SNQ kích thước càng lớn thì thường
chức năng thận càng kém, sỏi bám dính niêm
mạc niệu quản tại chỗ; do đó khả năng tán vỡ và
đào thải sau tán là khó khăn. Nhóm BN trong
nghiên cứu có kích thước sỏi (TB ± SD):10,86 ±
2,31 mm; nhỏ nhất là 8 mm; lớn nhất là 17 mm;
trong đó sỏi < 15 mm, chiếm 94,1%. Phù hợp với
nghiên cứu của một số tác giả khác: Trương
Thanh Tùng, kích thước sỏi: 8,7 ± 4,5 mm, sỏi <
10 mm chiếm 65,56%(8); Trần Thanh Hùng, kích
thước sỏi: 13,6 ± 0,53 mm, sỏi < 15 mm chiếm
96,7%(7); Nguyễn Việt Cường có 75% sỏi có kích
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 316
thước 5 – 10 mm(5). Tác giả Phạm Văn Lình có
6/67 BN trong nhóm nghiên cứu có sỏi kích
thước ≥ 2 cm(6).
Số lượng sỏi: Tất cả BN đều chỉ có 1 viên SNQ
đơn thuần. Trương Thanh Tùng tỷ lệ này là
88,89%(8); Nguyễn Việt Cường là 93,8%(5); Trần
Thanh Hùng là 98,9%(7). Các tác giả đều cho rằng
với những trường hợp nhiều hơn 1 viên thì nên
lựa chọn 2 viên sỏi không quá to, nằm cạnh
nhau ở vị trí tiên lượng tán thuận lợi.
Đậm độ cản quang của sỏi: Thường liên quan
đến độ cứng của sỏi. Đa số sỏi trong nhóm
nghiên cứu có đậm độ cản quang trung bình,
chiếm 80,4% (41/51 bệnh nhân). Tỷ lệ % BN theo
đậm độ cản quang của sỏi: Yếu/Trung
bình/Mạnh là 9,8/80,4/9,8. Tỷ lệ này trong
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Việt Cường,
Trần Thanh Hùng lần lượt là: 18,75/68,75/12,5 và
13/44/43(5,7).
Chức năng của thận bên có sỏi ở niệu quản
Chức năng của thận phải đảm bảo khả năng
bài tiết nước tiểu để đào thải sỏi sau tán. Có
86,3% thận bệnh còn ngấm thuốc tốt, 13,7%
ngấm thuốc trung bình. Tỷ lệ này trong nghiên
cứu của Trần Thanh Hùng là 65,9% và 34,1%(7).
Kết quả tán sỏi
Kết quả chung: Thành công 45/51 trường
hợp chiếm tỷ lệ 88,2%, thất bại phải chuyển
phương pháp 6/51 chiếm tỷ lệ 11,8%. Chỉ số
Clayman của máy là 86,5%; cao hơn của tác giả
Trương Thanh Tùng nghiên cứu trên máy
ESWL-98/LTTD là 43,31%(8); Trần Thanh Hùng
nghiên cứu trên máy HK ESWL-V là 62,4%(7).
Tỷ lệ sạch sỏi cũng tương tự các tác giả khác:
Nguyễn Việt Cường là 81,3(5); Nguyễn Thị
Thuần 77,8%(4); Trương Thanh Tùng và Trần
Văn Hinh 80%(8). Tác giả Trần Thanh Hùng tỷ lệ
sạch sỏi tới 96,7%(7).
Theo hướng dẫn của Hội tiết niệu châu Âu
(EUA), Hội tiết niệu Mỹ (AUA) năm 2010, tỷ lệ
sạch sỏi là 82% (79 – 85%)(9).
Gnanpragasam V. J. và cs. TSNCT cho 180
BN có SNQ (196 viên sỏi), theo dõi 3 tháng thấy
tỷ lệ hết sỏi là 88%, có 21 BN tán sỏi ngoài cơ thể
thất bại phải chuyển sang tán SNQ ngược dòng,
tác giả thấy rằng tỷ lệ hết sỏi là 90% đối với SNQ
trên, 89% với SNQ 1/3 giữa và 86% với SNQ ở
đoạn 1/3 dưới(1). Matsuoka Y. và cs. đã tiến hành
TSNCT bằng phương pháp áp sứ điện trên máy
ESL – 500 A cho 1204 BN có SNQ, tỷ lệ sạch sỏi
sau một tháng điều trị 98,7%(2). Wing Seng
Leong báo cáo tỷ lệ sạch sỏi là 87,7%(10).
Số lần tán: Tán sỏi 1 lần - 50/51 BN chiếm tỷ
lệ 98%; duy nhất 1 BN phải tán 2 lần (2%). Ít hơn
so với số lần tán của các tác giả khác.
Matsuoka Y. và cs có số lần tán trung bình là
1,16 lần; có 12% phải tán nhiều lần(2). Nguyễn
Việt Cường số lần tán trung bình là 1,16 lần,
15,6% phải tán lại lần 2(5). Nguyễn Thị Thuần có
tỷ lệ BN phải tán sỏi lại là 33,6%(4). Trương
Thanh Tùng và Trần Văn Hinh số lần tán tối đa
là 4 lần(8). Trần Thanh Hùng có số lần tán trung
bình là 1,8 lần, tối đa là 4 lần(7). Sự khác biệt này
có thể do tiêu chuẩn lựa chọn BN của chúng tôi.
Kết quả phân mảnh sỏi sau tán: Có 80,4%
BN có sỏi vỡ vụn < 2mm; 7,8% BN có sỏi vỡ 2 –
4 mm ngay sau tán (Bảng 3.5). Với những BN
này việc đào thải sỏi sẽ rất thuận lợi. Điều này
chứng tỏ hiệu quả của máy tán sỏi Modulith –
SLX F2 và cũng giải thích tại sao tỷ lệ phải tán
lại trong nghiên cứu này rất thấp. Nguyễn Bửu
Triều và cs. đánh giá hiệu quả của 296 lần tán
SNQ ngoài cơ thể thấy kết quả điều trị đối với
SNQ trên (216 trường hợp) như sau: vỡ vụn:
50,0%, vỡ thành mảnh khoảng 2 mm:12,0%, vỡ >
5 mm: 16% và không vỡ: 22%(3).
Các trường hợp thất bại
Có 6 BN phải chuyển phương pháp điều trị
(cả 3 BN có sỏi > 15 mm đều thất bại): 3 trường
hợp sỏi không vỡ trên phim Xquang sau tán, 3
trường hợp sỏi vỡ > 4 mm (1trường hợp đau
quặn thận không đáp ứng điều trị nội khoa; 1
trường hợp sốt cao, nhiễm trùng niệu; 1 trường
hợp theo dõi không thấy sỏi di chuyển, không
có khả năng đào thải).
6 BN được chuyển mổ nội soi niệu quản
ngược dòng tán sỏi, đặt stent DJ, trong mổ đều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 317
ghi nhận tình trạng sỏi bám dính chặt vào niêm
mạc niệu quản, niêm mạc viêm phù nề; trong đó
có 1 BN không thể tiếp cận được sỏi do niệu
quản gập góc dưới sỏi phải chuyển mổ mở lấy
sỏi, viên sỏi kích thước 17 mm, dính chặt vào
niêm mạc niệu quản.
KẾT LUẬN
Kết quả điều trị SNQ 1/3 trên được điều trị
bằng phương pháp TSNCT qua nghiên cứu 51
BN như sau:
Kích thước sỏi (TB ± SD): 10,86 ± 2,31 mm;
nhỏ nhất là 8 mm; lớn nhất là 17 mm; trong đó
sỏi < 15 mm, chiếm 94,1%.
Tỷ lệ thành công là 88,2%. Chỉ số Clayman
86,5%.
98% BN chỉ tán 1 lần, chỉ có 1 BN tán 2 lần
(2%).
Số xung tán trung bình trong 1 lần tán: 1787
± 762 xung (500 – 3700 xung).
Cường độ tán trung bình: 786 ± 92 bares (600
– 900 bares).
Hiệu quả phân mảnh sỏi ngay sau tán:
80,4% sỏi vỡ vụn < 2mm; 7,8% sỏi vỡ 2 – 4 mm;
5,9% sỏi vỡ > 4 mm; 5,9% sỏi không vỡ.
Có 6 trường hợp thất bại phải chuyển
phương pháp điều trị chiếm tỷ lệ 11,8% (nội soi
niệu quản tán sỏi, mổ mở lấy sỏi). Không có tai
biến, biến chứng nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gnanapragasam VJ., Ramsden PD., Murthy LS. et al. (1999).
Primary in situ extracorporeal shock wave lithotripsy in the
management of ureteric calculi: results with a third - generation
lithotripter, BJU Int., vol 84(7): 770 - 774.
2. Matsuoka Y., Ishizaka K., Machida T. et al. (2002). Treatment of
2019 cases with upper urinary tract calculi using a piezoelectric
lithotripter ESW-500A, Nippon Hinyokika Gakkai Zasshi, vol
93(3): 476 - 482.
3. Nguyễn Bửu Triều và cs (2001). Kết quả tán sỏi ngoài cơ thể
bằng máy Storz Modulith SLX tại bệnh viện Việt Đức, Tạp chí Y
học Việt Nam, (4,5,6): 1 - 4.
4. Nguyễn Thị Thuần (2004). Đánh giá kết quả tán sỏi ngoài cơ thể
điều trị sỏi thận – tiết niệu bằng máy MZ – ESWL – VI tại bệnh
viện E, Tạp chí Y học thực hành, 491: 506 – 510.
5. Nguyễn Việt Cường (2008). Nhận xét kết quả điều trị sỏi niệu
quản đoạn lưng bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh
viện Bình Dân, Tạp chí Y học thực hành, 631 – 632: 324 – 330.
6. Phạm Văn Lình, Lê Đình Khánh và cs (2002). Điều trị sỏi niệu
quản bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy MZ.ESWL.VI tại Đại học
Y khoa Huế, Tạp chí Y học thực hành, 5: 78 - 80.
7. Trần Thanh Hùng (2009). Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu
quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy
HK ESWL-V tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, Luận
văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
8. Trương Thanh Tùng, Trần Văn Hinh (2010). Đánh giá kết quả
tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi niệu quản đoạn trên, Tạp chí Y
học Việt Nam, 1: 50 – 53.
9. Türk C., Knoll T., Petrik A., Sarica K., Seitz C., Straub M., Traxer
O. (2010). Management of patients with stones in the ureter,
Guidelines on Urolithiasis, European association of Urology
2010.
10. Wing SL et al (2000). In – situ Extracorporeal Shock Wave
Lithotripsy (ESWL) – the treatment of choice for ureteric calculi,
The fifth Asian congress on Urology, Beijing, China: 137 – 138.