Kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng giá đỡ dưới niệu đạo TOT tại Bệnh viện FV Thành phố Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả cũng như tính an toàn của phương pháp mổ ít xâm lấn đặt dãi băng TOT qua lỗ bịt điều tri tiểu không kiểm soát khi gắng sức (TKKSKGS) ở phụ nữ. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: 126 phụ nữ bị TKKSKGS trên lâm sàng, khám nghiệm pháp Bonney (+) và xét nghiệm niệu động lực học cho thấy vùng kiểm soát nước tiểu âm tính ≥70%. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật đặt dãi băng TOT dưới niệu đạo (từ 02/2006 đến 10/2010). Có 5 BN có phẫu thuật điều trị TKKS trước đó. Có 4 BN được phẫu thuật sa bàng quang đi kèm. Tuổi trung bình 54 tuổi (39-85). Dãi băng polypropylene (Cousin, Aspide Medicale) được đặt dưới niệu đạo qua lỗ bịt theo hướng từ trong ra ngoài. Thời gian theo dõi trung bình 12 tháng. Đánh giá biến chứng quanh và sau mổ, kết quả khách quan qua nghiệm pháp gắng sức, kết quả chủ quan qua các câu hỏi về sự hài lòng của BN sau phẫu thuật. Kết quả: Đánh giá kết quả sau 1 năm thành công 96,8%, có cải thiện nhưng xem như thất bại 3,2%. Biến chứng quanh và sau mổ 19,8% không có vết thương mạch máu, thần kinh hay ống tiêu hóa. Có 9 BN (7,1%) đau đùi nhẹ sau mổ. 12 BN (9,5%) có rối loạn đi tiểu sau mổ (tiểu khó hay bí tiểu). Không có hiện tượng đào thải mảnh ghép hay bào mòm âm đạo trong quá trình theo dõi. Kết luận: Sau 1 năm nghiên cứu tiến cứu kỹ thuật mổ qua lỗ bịt được khởi xướng bởi E Delorme, có thể khẳng định đây là một phương pháp mổ để điều trị TKKSKGS ở phụ nữ mang tính đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn với biến chứng không thấp, có thể phối hợp cùng lúc với phẫu thuật điều trị sa tạng chậu.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng giá đỡ dưới niệu đạo TOT tại Bệnh viện FV Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 137 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ DƯỚI NIỆU ĐẠO TOT TẠI BỆNH VIỆN FV TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Tiến* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả cũng như tính an toàn của phương pháp mổ ít xâm lấn đặt dãi băng TOT qua lỗ bịt điều tri tiểu không kiểm soát khi gắng sức (TKKSKGS) ở phụ nữ. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: 126 phụ nữ bị TKKSKGS trên lâm sàng, khám nghiệm pháp Bonney (+) và xét nghiệm niệu động lực học cho thấy vùng kiểm soát nước tiểu âm tính ≥70%. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật đặt dãi băng TOT dưới niệu đạo (từ 02/2006 đến 10/2010). Có 5 BN có phẫu thuật điều trị TKKS trước đó. Có 4 BN được phẫu thuật sa bàng quang đi kèm. Tuổi trung bình 54 tuổi (39-85). Dãi băng polypropylene (Cousin, Aspide Medicale) được đặt dưới niệu đạo qua lỗ bịt theo hướng từ trong ra ngoài. Thời gian theo dõi trung bình 12 tháng. Đánh giá biến chứng quanh và sau mổ, kết quả khách quan qua nghiệm pháp gắng sức, kết quả chủ quan qua các câu hỏi về sự hài lòng của BN sau phẫu thuật. Kết quả: Đánh giá kết quả sau 1 năm thành công 96,8%, có cải thiện nhưng xem như thất bại 3,2%. Biến chứng quanh và sau mổ 19,8% không có vết thương mạch máu, thần kinh hay ống tiêu hóa. Có 9 BN (7,1%) đau đùi nhẹ sau mổ. 12 BN (9,5%) có rối loạn đi tiểu sau mổ (tiểu khó hay bí tiểu). Không có hiện tượng đào thải mảnh ghép hay bào mòm âm đạo trong quá trình theo dõi. Kết luận: Sau 1 năm nghiên cứu tiến cứu kỹ thuật mổ qua lỗ bịt được khởi xướng bởi E Delorme, có thể khẳng định đây là một phương pháp mổ để điều trị TKKSKGS ở phụ nữ mang tính đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn với biến chứng không thấp, có thể phối hợp cùng lúc với phẫu thuật điều trị sa tạng chậu. Từ khóa: Tiểu không kiểm soát, TOT. ABSTRACT SURGICAL TREATMENT OF FEMALE STRESS URINARY INCONTINENCE WITH A TRANS- OBTURATOR-TAPE (T.O.T.) AT FV HOSPITAL HO CHI MINH CITY: SHORT TERM RESULTS OF A PROSPECTIVE STUDY. Nguyen Ngoc Tien *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 137 - 145 Objective: The aim of the study was to assess the efficacy and safety of a new minimally invasive surgical procedure using the Trans-Obturator-Tape (TOT) to treat female stress urinary incontinence. Patients and methods: 126 women with stress urinary incontinence (SUI) with Bonney manoevre positive associated with continence area control were negative ≥70% on urodynamic investigation. All the patients underwent the T.O.T. procedure (February 2006 to October 2010). 5 patients were previously operated for incontinence. 4 patients were operated at the same time for their cystocele. Mean age was 54 years (39-85). A polypropylene tape (Cousin, Aspide Medicale) was placed under the mid-urethra. The surgical placement technique utilises a trans-obturator inside-out approach. The average follow-up was 12 months. Morbidity per and peri operation, the objective result by stress-test, the subjective result by questionnaire of satisfaction and the short-term complications were analyzed. * Bệnh Viện FV TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.Bs Nguyễn Ngọc Tiến. ĐT: 0913718836. Email: tien.nguyen@fvhospital.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 138 Results: At 1 year follow-up 96.8% of the patients were completely cured and 3.2% were improved. The overall peri-operative complication rate was 19.8% with no vascular, nerve or bowel injury. 9 patients (7.1%) had slight thigh pain. 12 patients (9.5%) had post-operative dysuria or urinary retention. In the long run there were no rejection of the prosthesis and no vaginal erosions. Conclusion: The present prospective study with confirms the results obtained by the instigator of the technique, E. Delorme, and allows us to consider T.O.T. as a simplicity technique but effective and safe with low morbidity for the treatment of female stress urinary incontinence, alone or in combination with prolapse repair. Key words: Urinary incontinence, TOT ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu không kiểm soát khi gắng sức(29) được định nghĩa là một hiện tượng thoát nước tiểu ra ngoài niệu đạo không theo ý muốn cũng như không do sự co thắt của cơ détrusor. Hiện tượng này diễn ra nặng dần đến một lúc nào đó người phụ nữ cảm thấy “tàn phế” với chất lượng cuộc sống suy giảm(1). Nhiều tiến bộ đã được báo cáo từ đầu thế kỷ về phát triển phẫu thuật kiểm soát nước tiểu. Kelly, Dumm (1914)(20) và sau đó, Bonney(5) đã ghi nhận hiện tượng mất nâng đỡ vùng niệu đạo trên những phụ nữ tiểu không kiểm soát khi gắng sức nên đã đề nghị phương pháp khâu nếp gấp của cân quanh niệu đạo. Đến 1949, Marshall(26) theo kinh nghiệm của mình đã đính mô quanh niệu đạo vào xương mu để làm giảm đi hiện tương tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Nhiều tác giả sau đó đã phát triển kỹ thuật chống tiểu không kiểm soát bằng cách cố định gián tiếp cổ bàng quang và mô xung quanh niệu đạo thông qua âm đạo (treo cổ bàng quang qua dây chằng Cooper theo Burch, treo cổ bàng quang đơn giản theo Pereyra và Raz). Năm 1976, Richardson(32) đã đề nghị phương pháp điều trị tùy theo từng bệnh nhân và theo sinh lý bệnh học. Thật vậy, cùng giai đoạn này, người ta đã phân biệt được hiện tượng tiểu không kiểm soát do suy yếu cơ vòng và hiện tượng tiểu không kiểm soát do suy yếu sự nâng đỡ niệu đạo đi kèm với tăng dịch chuyển của niệu đạo(21). Do đó, De Lancey (1994) đã nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của việc nâng đỡ niệu đạo(10,11) song song đó Petros và Ulmsten đã mô tả hệ thống nâng đỡ niệu đạo “động”, đã làm nền tảng cho kỹ thuật đặt giá đỡ dưới niệu đạo không căng TVT và sau đó là kỹ thuật TOT. Tại Việt Nam, từ lâu các phẫu thuật viên niệu khoa cũng đã ứng dụng các kỹ thuật điều trị tiểu không kiểm soát như kỹ thuật Marion- Kelly, Marshall- Marchetti, Goebell Stoeckell, Burch.... Tuy có nhiều kỹ thuật điều trị, nhưng vẫn chưa có kỹ thuật nào có thể nói là tối ưu, do đó chúng tôi nghiên cứu một phương pháp với hy vọng điều trị tốt và phù hợp nhất trong hoàn cảnh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả BN có triệu chứng TKKSKGS đến khám tại khoa Niệu Bệnh viện FV trong thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2006 đến tháng 10/2010 có chỉ định phẫu thuật đặt giá đỡ dưới niệu đạo. Tiêu chuẩn chọn bệnh Có hiện tượng tiểu không kiểm soát khi gắng sức trên lâm sàng. Khám lâm sàng: nghiệm pháp Bonney (+). Thăm khám Niệu động lực học: bàng quang ổn định, vùng kiểm soát nước tiểu âm tính ≥ 70%. Tiêu chuẩn loại trừ Rối loạn đi tiểu khác đi kèm với nước tiểu tồn lưu > 100 ml. Bệnh nhân vẫn chấp nhận cuộc sống với tình trạng tiểu không kiểm soát khi gắng sức hoặc không đồng ý phẫu thuật. Có chống chỉ định phẫu thuật sau khi khám tiền mê. Bệnh nhân còn có ý định sanh con. Bệnh nhân có tiền sử xạ trị vùng chậu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 139 Tiêu chuẩn đánh giá thành công hay thất bại -Bệnh nhân được xem là thành công khi chấm dứt hoàn toàn TKKSKGS trong tuần đầu tiên sau mổ. -Bệnh nhân được xem như thất bại khi lâm sàng còn TKKSKGS dù ít hay nhiều. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ 2/2006 đến 10/2010, tại khoa Niệu Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh. Phương tiện và trang thiết bị -Dụng cụ trong phẫu thuật: cần bộ dụng cụ trung phẫu thông thường nhưng đặc biệt lưu ý những dụng cụ tuyệt đối cần thiết như: kéo đầu tù Metzenbaum cỡ vừa, kẹp Babcock, mảnh ghép dùng làm giá đỡ dưới niệu đạo polypropylène loại đơn sợi, bộ kim dùng để đặt giá đỡ TOT có cải biên có thể khử trùng sử dụng lại nhiều lần và riêng dùng cho kỹ thuật đặt giá đỡ từ trong ra ngoài (có tay cầm thuận lợi cho phẫu thuật viên có lỗ ở đầu kim để mang dây của giá đỡ), ống thông niệu đạo bàng quang Foley CH16. -Bộ dụng cụ nội soi bàng quang với ống kính có góc nhìn 700 hiệu Storz cũng phải được chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp cần phải kiểm tra khi có dấu hiệu nghi ngờ có biến chứng thủng bàng quang trong lúc mổ. -Siêu âm: để đánh giá các bệnh lý đi kèm cũng như nước tiểu tồn lưu, máy đo niệu động lực học, máy chụp hình, quay phim.. Phương thức tiến hành Thăm khám trước mổ: Lâm sàng +Đánh giá thang điểm MHU (Mesure du Handicap Urinaire), thang điểm chất lượng cuộc sống Ditrovie, mức độ TKKSKGS theo Ingelmann Sundberg. Một số yếu tố phụ khác: đặt băng âm đạo bảo vệ, sự ảnh hưởng của TKKSKGS lên sinh hoạt xã hội, sinh hoạt tình dục. +Khám lâm sàng với bàng quang đầy dung tích ít nhất là 250 ml, cho bệnh nhân ho để tìm nghiệm pháp Bonney dương tính. Cơ nâng hậu môn cũng được ghi nhận theo tiêu chuẩn đánh giá sức cơ. Cận lâm sàng +Siêu âm hệ niệu: nhằm phát hiện các bất thường khác đi kèm trên hệ niệu cũng như đo nước tiểu tồn lưu nếu có. Đo niệu động lực học: nhằm đánh giá tình trạng ổn định của bàng quang, áp lực cơ vòng niệu đạo, niệu dòng đồ tối đa và vùng kiểm soát nước tiểu âm tính. +Các xét nghiệm thường quy. Chọn bệnh theo tiêu chuẩn chọn bệnh, giải thích phương pháp phẫu thuật đặt giá đỡ qua lỗ bịt TOT. Hoàn tất phiếu đồng ý phẫu thuật. Khám tiền mê bởi Bác Sĩ gây mê với các xét nghiệm tiền mê và phân loại nguy cơ theo ASA và kiểm tra có chống chỉ định gây mê hay không. Kỹ thuật mổ Chọn kỹ thuật mổ đặt giá đỡ dưới niệu đạo TOT từ trong ra ngoài (Inside-out) tại Việt Nam và trong điều kiện Việt Nam được tiến hành như sau: -Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc tê tủy sống. -Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa tư thế sản phụ khoa. -Trải khăn vùng mổ: để lộ nếp đùi -Treo môi nhỏ bằng mũi chỉ Nylon phía trong nếp đùi. -Đặt thông Foley CH 16: làm trống bàng quang hoàn toàn. -Định vị trí ra của giá đỡ ở vùng bẹn 2 bên -Rạch niêm mạc âm đạo dài 1cm và dưới lỗ niệu đạo. -Tách âm đạo và mô quanh niệu đạo cho đến khi tiếp xúc với ngành ngồi – mu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 140 -Đặt dụng cụ dẫn đường cho kim TOT mang giá đỡ. -Đặt kim TOT. -Thực hiện cùng động tác và đặt kim cho bên đối diện. -Giá đỡ được đưa vào dưới niệu đạo. -Kéo 2 đầu giá đỡ ngoài ra da. -Cắt giá đỡ ngoài da hai bên bẹn. -Khâu đường rạch âm đạo và đường rạch da bẹn 2 bên. -Ống thông niệu đạo được lấy ra sáng hôm sau trước khi xuất viện. Đánh giá kết quả phẫu thuật: Theo dõi bệnh nhân sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 1 năm. Đánh giá các biến chứng (nếu có). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu. Đặc điểm Số TH Tỷ lệ (%) Tuổi < 55 > 55 79 47 62,7 37,3 Tiền sử sanh con Tiền sử sanh khó 10 7,9 Tiền sử nội khoa Cao HA Tiểu đường Cao HA + Tiểu đường Tiền sử nội khoa khác 20 2 7 24 15,9 1,6 5,6 19 Tiền sử điều trị TKKSKGS trước đó 5 4,0 Tiền sử ngoại khoa khác 34 27 Đặt băng bảo vệ âm đạo 45 35,7 Ảnh hưởng đến tình dục 48 Ảnh hưởng đến xã hội 61,9 Tăng dịch chuyển niệu đạo cổ bàng quang 59 46,8 Sa tạng chậu đi kèm Sa bàng quang Sa sinh dục Sa trực tràng 16 1 4 11,9 0,8 3,2 Sức cơ nâng hậu môn Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 3 22 79 16 6 2,4 17,5 62,7 12,7 4,8 Đặc điểm Số TH Tỷ lệ (%) Mức độ TKKSKGS trước mổ Độ 1 Độ 2 Độ 3 29,4 61,9 8,7 Thăm khám niệu động lực học trước mổ Bàng quang không ổn định Tăng áp lực cơ vòng Suy yếu cơ vòng Cổ bàng quang mở khó Vùng kiểm soát nước tiểu âm tính > 70% Niệu dòng đồ bình thường 4 34 126 126 3,2 31 20 27 100 100 Phương pháp vô cảm khi mổ Gây mê Gây tê 71,4 28,6 Thời gian mổ 10 – 20 phút 20 – 30 phút > 30 phút 35 62 3 Phẫu thuật đi kèm 4 3 Thời gian nằm viện 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 110 3 7 5 1 87,3 2,4 5,6 3,9 0,8 Kết quả về các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ Điểm số các triệu chứng cơ năng trên hệ niệu trước mổ được ghi nhận sau: Bảng 2: Kết quả trả lời câu hỏi MHU của bệnh nhân trước mổ TOT. MHU trước mổ Điểm số trung bình ± Độ lệch chuẩn Trung vị (khoảng tứ vị) Tối thiểu-tối đa MHU 1 MHU 2 MHU 3 MHU 4 MHU 5 0,88 ± 1,383 1,59 ± 1,698 2,25 ± 0,498 0 0 0 (0-2) 1 (0-2) 2 (2-2) 0- 6 0- 7 2- 4 -Theo bảng chất lượng cuộc sống Ditrovie: +Điểm số trước mổ: 3 (3-4) điểm: trung vị (khoảng tứ vị). Như vậy: Có 50% mẫu nghiên cứu có chất lượng cuộc sống trước mổ là 3. Chất lượng sống của BN bị ảnh hưởng ít nhiều và không có ai cảm thấy thật sự thoải mái với tình trạng hiện tại của họ liên quan đến vấn đề đi tiểu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 141 Kết quả về mặt chức năng đi tiểu sau mổ Bảng 3: Kết quả trả lời câu hỏi MHU của bệnh nhân sau mổ TOT. MHU sau mổ Điểm số trung bình ± Độ lệch chuẩn Trung vị (khoảng tứ vị) Tối thiểu - tối đa MHU 1 MHU 2 MHU 3 MHU 4 MHU 5 0,33 ± 0,837 0,42 ± 0,991 0,06 ± 0,374 0 0,25 ± 0,826 0 (0-0) 0 (0-0) 0 (0-0) 0 0 (0-0) 0 - 4 0 - 6 0 - 3 0 0 - 4 Bảng 4: Các rối loạn đi tiểu của bệnh nhân sau mổ TOT. Số TH Tỷ lệ (%) 3 tháng 6 tháng 1 năm 3 tháng 6 tháng 1 năm Bí tiểu Tiểu khó Tiểu gấp mới xuất hiện 4 8 8 0 0 4 0 0 3 3,2 6,3 6,3 0 0 3,2 0 0 2,4 Tổng cộng 20 4 3 15,8 3,2 2,4 Kết quả về các biến chứng sau mổ Bảng 5: kết quả các biến chứng sau mổ. Biến chứng Số TH Tỷ lệ (%) Trong lúc mổ: Vết thương bàng quang hay niệu đạo Rách âm đạo Chảy máu Thủng tiêu hóa 0 2/126 0 0 0 1,6 0 0 Sau mổ sớm Tụ máu nông vùng mổ Khối máu tụ vùng Retzius Đau đùi Rối loạn tắc nghẽn sau mổ (tiểu khó, bí tiểu) 2/126 1/126 9/126 12/126 1,6 0,8 7,1 9,5 Sau mổ muộn Bào mòn âm đạo Bào mòn bàng quang Bào mòn niệu đạo 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 25/126 19,8 BÀN LUẬN Biến chứng Theo y văn tỷ lệ biến chứng chung sau phẫu thuật TVT là 4% đến 75% và sau phẫu thuật TOT là 10,5 đến 31% (7). Các biến chứng trong lúc mổ -Vết thương bàng quang và vết thương niệu đạo Các tổn thương đường tiểu dưới sau đặt giá đỡ dưới niệu đạo qua lỗ bịt tương đối hiếm(31) nhưng cũng đã được mô tả trong y văn(4).Theo đó, tỷ lệ thủng bàng quang qua lỗ bịt là dưới 1%(23). Theo nghiên cứu của Sung và cộng sự cho thấy nguy cơ thủng bàng quang qua ngã lỗ bịt giảm (0,2%) so với ngã sau xương mu (3,5%)(34). Các kết quả nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên và đa trung tâm của David Montefiore và cs cũng cho thấy kết quả tương tự(9). Trong loạt nghiên cứu của tôi không có biến chứng thủng bàng quang hay vết thương niệu đạo. -Vết thương âm đạo Biến chứng này thường xảy ra trong quá trình bóc tách âm đạo không đầy đủ qua phẫu thuật đặt giá đỡ dưới niệu đạo qua lỗ bịt (từ ngoài vào trong) hay do quá trình đâm kim không chuẩn qua ngã lỗ bịt (từ trong ra ngoài). Theo các báo cáo y văn từ 1995 đến 2007, tỷ lệ rách âm đạo cao hơn trong ngã qua lỗ bịt (0 - 10,9%) so với ngã sau xương mu (0-1,5%)(7). Các kết quả nghiên cứu tiến cứu của David Montefiore và cộng sự cũng cho thấy kết quả tương tự. Theo nghiên cứu này, khâu lại vết rách âm đạo rất đơn giản bằng những mũi khâu rời với kết quả rất tốt(9). Cũng theo vài nghiên cứu có nhận định rằng: vết rách âm đạo xảy ra nhiều hơn qua đường vào từ ngoài vào trong so với đường vào từ trong ra ngoài qua lỗ bịt(6). Chúng tôi có 2 TH vết thương âm đạo trong bài báo cáo kết quả 52 TH phẫu thuật TOT đầu tiên và đó cũng chính là 2 TH trong 10 bệnh nhân khi tôi bắt đầu ứng dụng kỹ thuật mổ mới này. -Biến chứng xuất huyết trong lúc mổ Thống kê cho thấy các biến chứng xuất huyết qua lỗ bịt trong lúc mổ thì hiếm khi xảy ra(12,27). Nghiên cứu của tôi cũng không ghi nhận sự xuất huyết đáng kể nào trong lúc mổ. Chính vì thế tôi đã không đánh giá lượng máu mất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 142 cũng như không có trường hợp nào cần truyền máu. -Biến chứng thủng bàng quang, đường tiêu hóa hay mạch máu lớn Thủng tiêu hóa hay mạch máu lớn là biến chứng hiếm tuy nhiên nếu có xảy ra thường rất nặng và thường gặp qua ngã sau xương mu. Cho tới nay theo y văn chưa có trường hợp nào được báo cáo về biến chứng thủng tiêu hoá qua ngã lỗ bịt. Tôi không có trường hợp có vết thương đường tiêu hóa cũng như vết thương mạch máu lớn trầm trọng nào hết. Các biến chứng sau mổ ngay tức thì (0 đến 48 giờ) -Máu tụ ngay vùng mổ Đường đi qua lỗ bịt có nguy cơ gây máu tụ vùng bẹn(14,19). Các trường hợp máu tụ vùng Retzius cũng đã được báo cáo(30). Tôi có 1 TH máu tụ khá to 6 cm vùng Retzius và cạnh bàng quang. Bệnh nhân có triệu chứng kích thích bàng quang nặng với tiểu lắt nhắt và tiểu khó. Bệnh nhân được điều trị bảo tồn với tiến triển thuận lợi, khối máu tụ được hấp thu từ từ và biến mất hoàn toàn sau 4 tháng. -Đau Đau thường xảy ra sau đặt giá đỡ qua lỗ bịt, đau thường không rõ ràng có khi ở nếp bẹn, có khi theo rễ thần kinh đùi. Delorme đã không mô tả đau sau mổ qua ngã lỗ bịt (12) trong khi đó theo Krauth và cộng sự đã thấy có hiện tượng đau thoáng qua sau mổ cần phải sử dụng kháng viêm không steroid hay các thuốc giảm đau thông thường(23). Trong nghiên cứu của tôi có 9 bệnh nhân có biểu hiện đau đùi ngay sau đặt giá đỡ TOT. Tất cả những bệnh nhân này cũng được sử dụng các thuốc giảm đau thông thường hay kháng viêm không steroid tùy theo từng bệnh nhân, không có bệnh nhân nào phải cần sử dụng giảm đau dạng Morphine và đau hoàn toàn chấm dứt qua lần tái khám 1 tháng sau mổ. Các biến chứng sau mổ sớm (trước 6 tuần) -Bí tiểu thoáng qua Biến chứng này có thể là hậu quả khi căng giá đỡ dưới niệu đạo quá mức hay do giảm co thắt cơ bàng quang. Bí tiểu được phát hiện ngay sau mổ. Trong trường hợp bí tiểu kéo dài quá 7 ngày, nên can thiệp trở lại để giải áp giá đỡ dưới niệu đạo(18,22,33). Nghiên cứu của tôi có 4/126 TH bí tiểu cần phải đặt thông lại sau rút thông. Những trường hợp này được lưu thông tiểu thêm 24 giờ sau đó tôi tiến hành nong và hạ giá đỡ bằng thông nong niệu đạo Beniqué. Tất cả 4 TH đều đi tiểu được trở lại dần dần với nước tiểu tồn lưu giảm dần. -Nhiễm trùng niệu Tỷ lệ nhiễm trùng niệu sau mổ sớm thường không chính xác do không thử nước tiểu thường quy sau mổ. Biến chứng này xem như rất nhẹ. Ngược lại, tỷ lệ nhiễm trùng niệu trong 6 tháng sau vào khoảng 22% sau đặt giá đỡ dưới niệu đạo nói chung và 32% sau phẫu thuật Burch(35). Một TH nhiễm trùng niệu trong loạt nghiên cứu của tôi xảy ra 3 tháng sau phẫu thuật đặt giá đỡ dưới niệu đạo, xét nghiệm ECBU khẳng định vi trùng E.Coli còn nhạy cảm với quinolone. Các biến chứng sau mổ muộn (sau 6 tuần) -Bào mòn âm đạo Tỷ lệ bào mòn âm đạo được báo cáo sau đặt giá đỡ không silicone từ 0 -1,6%(8,24). Tỷ lệ này tăng lên cho những mảnh ghép dưới niệu đạo qua lỗ bịt bằng silicone(15). Tôi không có TH bào mòn âm đạo sau 1 năm theo dõi. Tôi nghĩ rằng sẽ tiếp tục theo dõi những bệnh nhân này trong nhiều năm tiếp theo để có thể đóng góp cho y văn về tỉ lệ có liên quan đến mảnh ghép nhân tạo dạng này. -Rối loạn đi tiểu mới xuất hiện Tiểu gấp mới xuất hiện và hội chứng bàng quang bất ổn định trên lâm sàng. Tỷ lệ tiểu gấp mới xuất hiện có hay không có đi kèm với rỉ nước tiểu sau khi đặt giá đỡ dưới niệu đạo khoảng 10 đến 13%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập
Tài liệu liên quan