Đặt vấn đề: Đặt bóng trong dạ dày là phương pháp không phẫu thuật có hiệu quả ngắn hạn trong việc
giảm cân điều trị béo phì bệnh lý.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng trong dạ dày ở
người Việt Nam béo phì.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Từ tháng 9/2008 đến tháng 10/2010, chúng tôi đặt bóng
trong dạ dày điều trị béo phì cho các bệnh nhân có BMI trên 30, tại bệnh viện Triều An. Sau 6 tháng đặt bóng,
nghiên cứu mức độ dung nạp bóng của bệnh nhân, mức độ giảm cân và các tai biến-biến chứng nếu có.
Kết quả: 41 bệnh nhân gồm 28 nữ 13 nam, tuổi trung bình là 39. Trước khi đặt bóng, cân nặng trung bình
của bệnh nhân là 92 ± 18,5kg (65 – 145kg); BMI trung bình 35 ± 4,6 (30 – 48,7). Tuần đầu tiên giảm cân trung
bình 4,9 ± 1,6 kg (2kg - 8kg). Sau 6 tháng giảm cân trung bình 15,2 ± 5,9 kg (16,8 ± 6,4 % cân nặng). Một
trường hợp phải lấy bóng ra vào tháng thứ 3. Sau khi đặt bóng 6 tháng bệnh nhân giảm cân và BMI giảm tốt.
Không có biến chứng liên quan đến thủ thuật đặt bóng cũng như lấy bóng qua nội soi.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đặt bóng trong dạ dày ở người Việt Nam có hiệu quả làm
giảm cân và giảm BMI rõ rệt. Đây là phương pháp an toàn, bệnh nhân dễ chấp nhận và hữu hiệu trong việc điều
trị không phẫu thuật cho bệnh nhân béo phì bệnh lý.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả khởi đầu điều trị béo phì bằng phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 22
KẾT QUẢ KHỞI ĐẦU ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT
BÓNG DẠ DÀY QUA NỘI SOI
Nguyễn Ngọc Thành*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đặt bóng trong dạ dày là phương pháp không phẫu thuật có hiệu quả ngắn hạn trong việc
giảm cân điều trị béo phì bệnh lý.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng trong dạ dày ở
người Việt Nam béo phì.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Từ tháng 9/2008 đến tháng 10/2010, chúng tôi đặt bóng
trong dạ dày điều trị béo phì cho các bệnh nhân có BMI trên 30, tại bệnh viện Triều An. Sau 6 tháng đặt bóng,
nghiên cứu mức độ dung nạp bóng của bệnh nhân, mức độ giảm cân và các tai biến-biến chứng nếu có.
Kết quả: 41 bệnh nhân gồm 28 nữ 13 nam, tuổi trung bình là 39. Trước khi đặt bóng, cân nặng trung bình
của bệnh nhân là 92 ± 18,5kg (65 – 145kg); BMI trung bình 35 ± 4,6 (30 – 48,7). Tuần đầu tiên giảm cân trung
bình 4,9 ± 1,6 kg (2kg - 8kg). Sau 6 tháng giảm cân trung bình 15,2 ± 5,9 kg (16,8 ± 6,4 % cân nặng). Một
trường hợp phải lấy bóng ra vào tháng thứ 3. Sau khi đặt bóng 6 tháng bệnh nhân giảm cân và BMI giảm tốt.
Không có biến chứng liên quan đến thủ thuật đặt bóng cũng như lấy bóng qua nội soi.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đặt bóng trong dạ dày ở người Việt Nam có hiệu quả làm
giảm cân và giảm BMI rõ rệt. Đây là phương pháp an toàn, bệnh nhân dễ chấp nhận và hữu hiệu trong việc điều
trị không phẫu thuật cho bệnh nhân béo phì bệnh lý.
Từ khóa: Đặt bóng trong dạ dày. Béo phì nặng. Béo phì rất nặng. Phẫu thuật giảm cân.
ABSTRACT
INTIAL RESULTS OF INTRAGASTRIC BALLOON THERAPY IN OBESE PATIENTS
Nguyen Ngoc Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 22 - 28
Background: The implantation of intragastric balloon constitutes a short-term effective non-surgical
intervention to lose weight in obese patients.
Aims: The aim of this study was to evaluate retrospectively the clinical outcome and safety of gastric balloon
therapy (GBT) in Vietnamese obese patients.
Method: Retrospective study from 9/2008 to 10/2010. Patients in Trieu An Hospital whose BMI were over
30 underwent GBT. After 6 months, GBT was assessed in the obese patients concerning tolerance, weight loss
and complications.
Results: Forty-one obese patients, 28 females and 13 males, mean age 39. Before GBT, average weight was
92 ± 18,5kg (65 – 145kg); average BMI was 35 ± 4,6 (30 – 48,7). Average weight loss in the first week was 4,9 ±
1,6kg (2 – 8kg). Mean weight loss was 15 ± 5,9kg (16,8 ± 6,4% body weight) after 6 months of treatment. There
was one case the balloon had to be removed in the third month. After 6 months, a significant reduction in weight
and BMI was evident after GBT. Regarding safety, no major complications occurred.
Conclusion: Our study indicates the safety and efficacy of GBT in Vietnamese obese patients. GBT is a safe,
tolerable, and effective method of inducing weight loss for the initial treatment in morbid obesity patients.
* Khoa Nội soi, Bệnh viện Triều An TP.HCM
Tác giả liên hệ: ThS BS Nguyễn Ngọc Thành, ĐT: 0913158770, Email: nthanh17us20002000@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 23
Keywords: Intragastric balloon. Super-obesity. Super-super-obesity. Bariatric surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì ngày nay được ví như một nạn dịch
trên toàn thế giới. Béo phì đã được chứng minh
làm gia tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong sớm
cũng như những tốn kém và bất lợi về mặt xã
hội.
Trong xã hội hiện đại, béo phì trở thành vấn
đề sức khỏe cộng đồng cần được mọi người
quan tâm(4). Điều trị béo phì và bệnh béo phì
bằng phương pháp đặt bóng vào dạ dày kết hợp
với chế độ ăn kiêng(2) đã được ứng dụng ở các
nước tiên tiến trên thế giới và được chứng minh
là phương pháp khá an toàn và hiệu quả(3,1).
Ngoài tính hiệu quả, đặt bóng dạ dày điều
trị béo phì còn tránh được các nguy cơ do phẫu
thuật cũng như tác dụng phụ do dùng thuốc
giảm cân. Hơn nữa phẫu thuật trên những bệnh
nhân béo phì vẫn còn là thử thách cho các nhà
chuyên môn. Vì vậy đặt bóng dạ dày qua nội soi
còn là công cụ hữu ích giúp giảm cân, nhằm
giảm những rủi ro trước tiến trình phẫu thuật(6).
Được biết rằng, giảm 10% trọng lượng cơ thể
ở những người thừa cân béo phì cũng sẽ giảm
có ý nghĩa tình trạng bệnh phối hợp với béo
phì(5). Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta chưa có
nghiên cứu nào về điều trị thừa cân béo phì
bằng phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả bước đầu
điều trị béo phì bằng phương pháp đặt bóng dạ
dày qua nội soi”, với mục tiêu nghiên cứu là:
Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm cân của
phương pháp đặt bóng dạ dày.
Đánh giá tỉ lệ thành công của kỹ thuật đặt
bóng dạ dày.
Đánh giá các biến chứng và tai biến của
phương pháp: viêm thực quản trào ngược, viêm
loét dạ dày tá tràng, xì bóng, tắc ruột.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
41 trường hợp đến khám thừa cân béo phì
và được chẩn đoán béo phì tại Bệnh viện Triều
An – Tp.HCM trong thời gian từ tháng 9/2008
đến tháng 10/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu hàng loạt ca.
Tiêu chuẩn chọn lựa
Độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi.
BMI ≥ 30.
Bệnh nhân thất bại với biện pháp giảm cân
thông thường trước đây.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đã trãi qua phẫu thuật vùng bụng như phẫu
thuật dạ dày, ruột, v.v
Túi thừa thực quản, thoát vị tâm vị, loét thực
quản – dạ dày – tá tràng.
Nghiện rượu, nghiện ma túy.
Sử dụng dài hạn Corticosteroid hoặc
NSAIDs.
Hẹp bẩm sinh đường tiêu hóa.
Có kèm một số bệnh khác như: Suy tim, xơ
gan, tâm thần kinh,v.v...
Đang mang thai hoặc cho con bú.
Hình 1: Đặt bóng trong dạ dày(10).
Kỹ thuật thực hiện
Nội soi bằng ống soi mềm của hãng Pentax
EPK-100P (hình 1)(10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 24
Sử dụng hệ thống bóng BIB của INAMED
được sản xuất tại Mỹ.
Bệnh nhân béo phì được kiểm tra thực quản-
dạ dày- tá tràng qua nội soi, tiến hành điều trị
viêm loét dạ dày – tá tràng nếu có, diệt H.pylori
nếu Hp dương tính.
Định ngày đặt bóng, tiến hành đặt bóng có
tiền mê. Bóng sẽ được đưa qua ngả miệng dưới
sự quan sát của ống soi mềm. Sau khi nội soi xác
định bóng đã được đưa vào dạ dày, bơm qua
catheter kết nối với bóng dung dịch nước muối
sinh lý có pha xanh Methylen. Sau đó catheter sẽ
được tách rời khỏi bóng và được lấy ra ngoài.
Kiểm tra sự rò rỉ bóng trước khi rút máy soi kết
thúc quá trình đặt bóng. Bệnh nhân được theo
dõi đến khi tỉnh hẳn, cho xuất viện và hẹn ngày
tái khám.
Bóng sẽ được lấy ra sau 6 tháng lưu trong dạ
dày.
KẾT QUẢ.
Bảng 1: Tỉ lệ BMI theo giới tính
BMI Nam Nữ Tổng
30 < BMI < 35 5 20 25 (61%)
35 < BMI < 40 4 5 9 (22%)
BMI > 40 4 3 7 (17%)
Tổng 13 (31,7%) 28 (68,3%) 41(100%)
Đặc điểm của bệnh nhân
Trong 41 bệnh nhân nghiên cứu, có 28 nữ và
13 nam; tuổi trung bình 29 ± 8,9 (18t – 48t). Cân
nặng trung bình 92 ± 18,5kg (65 – 145kg). BMI
trung bình 35 ± 4,6 (30 – 48,7).
Tỷ lệ nữ / nam # 2.
61% trường hợp có chỉ số BMI từ 30 đến 35.
22% trường hợp có chỉ số BMI từ 35 đến 40,
17% còn lại có BMI từ 40 đến 50. Tính chung
BMI trung bình là 35,2 ± 4,6.
Đặc biệt tỷ lệ béo phì bệnh lý (BMI > 40) chủ
yếu gặp ở những người trẻ: 2 người 18 tuổi, 2
người 19 tuổi, 2 người 24 tuổi,và 1 người 27 tuổi.
Có 7 người có vấn đề về xương khớp.
Tất cả 41 trường hợp đều đã thất bại với
phương pháp giảm cân cổ điển là ăn kiêng và /
hoặc tập thể dục và / hoặc dùng thuốc giảm cân.
41 trường hợp trên được đặt bóng vào dạ
dày với cùng một loại bóng. 100% đặt bóng
thành công.
Hiệu quả giảm cân
Hình 1: Trước đặt bóng (85 kg) Sau đặt bóng (52 kg)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 25
41 trường hợp béo phì đã được điều trị bằng
phương pháp đặt bóng dạ dày: Thời gian lưu
bóng trong dạ dày trung bình 6 ± 0,7 tháng (3– 7
tháng).
Giảm cân trung bình 15,2 ± 5,9 kg (16,8 ± 6,4
% cân nặng); Có 6 trường hợp giảm cân chỉ 1 – 8
kg / 6 tháng (< 10% trọng lượng).
Tuần đầu tiên giảm cân trung bình 4,9 ± 1,6
kg (2kg - 8kg) do ăn uống kém bởi đau bụng và
nôn ói nhiều, chủ yếu là uống các loại nước trái
cây và nước lọc.
Trường hợp giảm cân trong tuần đầu nhiều
nhất là 8kg. Tuy nhiên, tái khám sau tuần đầu
tiên, sức khỏe hầu hết các trường hợp đều bình
thường và tỏ sự hài lòng. Tất cả đều sinh hoạt
trở lại bình thường ở tuần thứ 2 và tiến hành tập
thể dục đầu tuần thứ 3.
Trong thời gian lưu bóng, tất cả các trường
hợp đều sử dụng PPI (Omeprazole 20 mg/ngày).
Sau khi lấy bóng ra, qua kiểm tra thực quản – dạ
dày – tá tràng, không trường hợp nào bị loét dạ
dày-tá tràng. Thể tích dịch lúc lấy ra tương
đương với thể tích dịch lúc đưa vào bóng, vì vậy
xác định không có trường hợp nào bị xì bóng
trong thời gian lưu bóng. Cũng không có biến
chứng tắc ruột xảy ra do xì bóng và trôi bóng.
Tình trạng tăng cân trở lại sau khi lấy bóng
ra chiếm 46,3%, chủ yếu do không tuân thủ chế
độ ăn và chế độ tập luyện như thời gian còn lưu
bóng. 53,7% trường hợp còn lại vẫn duy trì chế
độ ăn kiêng, không tăng cân trong 6 tháng theo
dõi. Đặc biệt các trường hợp có vấn đề về đau
nhức khớp đã cải thiện rõ sau khi giảm cân.
Tác dụng phụ và biến chứng
Có 6 trường hợp yêu cầu lấy bóng ra trong
tuần đầu do đau bụng. Các trường hợp này đã
được nhập viện, sử dụng thuốc giảm co thắt
(Buscopan) và xuất viện trong ngày. Sau đó cả 6
trường hợp đều được thuyết phục và đồng ý
lưu bóng tiếp tục.
100% trường hợp có tác dụng phụ đau bụng
và nôn ói trong tuần đầu sau đặt bóng, thời gian
đau trung bình 4,3 ± 1,4 ngày (2 – 7 ngày).
01 trường hợp lấy bóng ra ở tháng thứ 3 vì
phát hiện có u buồng trứng.
Không có trường hợp nào mắc phải biến
chứng có liên quan đến thủ thuật đặt bóng cũng
như lấy bóng qua nội soi. Kiểm tra khi lấy bóng,
không trường hợp nào gặp biến chứng loét dạ
dày-tá tràng, viêm thực quản trào ngược và
không ai bị xì bóng.
BÀN LUẬN
Tác hại của béo phì
Béo phì làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và tử
vong sớm. Đặt bóng dạ dày ngoài việc điều trị
giảm cân, các bệnh có liên quan đến béo phì
cũng sẽ được cải thiện(2,3).
Một số hình ảnh đặt bóng và kéo bóng dạ dày qua nội soi
Hình 2: Đưa bóng vào dạ dày. Hình 3: Bóng được bơm lên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 26
Hình 4: Bóng được rút hết dịch. Hình 5: Bóng được kéo ra khỏi dạ dày.
Trên thực tế chúng ta tính BMI bằng: trọng
lượng (kg)/bình phương chiều cao tính ra m
(kg/m2). Bảng 2 trình bày phân loại béo phì của
WHO.
Bảng 2: Phân loại béo phì của WHO
BMI Mô t ả Độ béo phì
<18,5 Ốm
18,5-24,9 Bình thường
25-29,9 Thừa cân
30-39,9 Béo I (30-34,9), II (35-39,9)
>40 Béo phì bệnh lý III
Được xem là béo phì khi BMI trên 30. Đây là
vấn đề xã hội rất lớn ở Mỹ vì có 400 triệu người
béo phì bệnh lý trong tổng số 1,6 tỉ người béo
phì. Vấn đề càng quan trọng hơn khi số trẻ con
béo phì ngày càng tăng thêm.
Béo phì ảnh hưởng toàn thân trên mọi nội
tạng và gây nhiều bệnh như tiểu đường típ II,
cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim-
mạch và ung thư (bảng 3). Béo phì càng nhiều
bệnh kèm theo càng nặng. Tử vong ở bệnh
nhân này cũng cao hơn so với người thường.
Con người dễ chết sớm, nếu BMI trên 45 thì
tuổi thọ bị giảm 22%.
Bảng 3: Bệnh kèm theo béo phì
Tim-mạch Cao huyết áp, rối loạn mỡ/máu, bệnh động
mạch vành, dày thất trái, suy tim, ứ tĩnh mạch, thuyên tắc
tĩnh mạch.
Phổi Nghẹt thở khi ngủ (obstructive sleep apnea), suyển,
hội chứng suy hô hấp trong bép phì (obesity hypoventilation
syndrome)
Nội tiết Đề kháng với Insulin, tiểu đường típ II, hội chứng
buồng trứng đa nang.
Mạch máu Thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi.
Tiêu hóa sỏi mật, trào ngược thực quản, thoát vị bẹn.
Niệu-sinh dục Són tiểu do stress (stress incontinence).
Sản-phụ khoa Vô sinh, sẩy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh.
Cơ xương khớp Thoái hóa khớp, gút, viêm cân lòng bàn
chân (plantar fasciitis), hội cứng cổ tay (carpal tunnel
syndrome)
Tâm thần kinh Đột quỵ, giả bướu não, migraine, suy
nhược thần kinh, lo âu.
Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng, vú,
tiền liệt tuyến, thận, gan, thực quản, đại tràng, tụy.
Phương pháp nội soi đặt bóng trong dạ
dày
Ở một vài nước kỹ thuật này được áp dụng
thay thế cho phẫu thuật điều trị béo phì. Tuy
nhiên nội soi dạ dày đặt bóng không được phổ
biến vì phương pháp này không làm giảm cân
nhiều và thường được dùng cho các bệnh nhân
béo phì không bệnh lý, chưa có chỉ định mổ,
đang chờ mổ hoặc không muốn mổ.
Kỹ thuật được Garren-Edwards và Taylor
đưa ra năm 1985(10). Bóng hình tròn hoặc hình
oval bằng nhựa polyurethrane chứa 300-600 ml
không khí hoặc nước. Bóng được cấu tạo bằng
silicon mềm và co giãn, thể tích bóng sau khi
bơm tạo thành hình cầu có thể thay đổi từ 400
đến 700 ml.
Sự có mặt của bóng trong dạ dày tạo cảm
giác đầy bụng và mau no sau khi ăn lượng ít
thức ăn. Điều này sẽ hạn chế được lượng thức
ăn đưa vào, kết hợp với chế độ vận động thích
hợp và dinh dưỡng hợp lý sẽ đưa đến giảm cân.
Đặt các loại bóng đầu tiên có nhiều biến
chứng như trôi bóng, thủng dạ dày hoặc gây
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 27
loét. Kỹ thuật bóng được hoàn thiện và bóng
mới phải hội đủ các điều kiện như làm giảm
cân, trơn láng, cản tia X, chắc, chứa nước, thể
tích bóng có thể điều chỉnh, phải dễ đặt và dễ
lấy ra.
Các tiến bộ được thực hiện với bóng chứa
nước (Bioenteric Intragastric Balloon, BIB,
Inamed Health, Santa Barbara, USA), tuy nhiên
thể tích bóng luôn cố định.
Về chỉ định
Sử dụng bóng tùy thuộc vào bệnh sử béo
phì, các bệnh kèm theo và điều tra cẩn thận về
khẩu phần của bệnh nhân. BMI từ 30 đến 35 là
chỉ định khả thi nhất.
Tư vấn về nội tiết và tâm lý không bắt buộc
nhưng nên thực hiện.
Bóng cũng có thể dùng cho bệnh nhân có
BMI trên 35, đang chờ điều trị bằng phẫu thuật.
Trong trường hợp này dùng đặt bóng trước
giúp bệnh nhân giảm trọng rồi 6 tháng sau mổ
thì sẽ có kết quả tốt hơn (IGB test)(3,7,8,9,10).
Về chống chỉ định
Không có sự đồng thuận rộng rãi về chống
chỉ định (bảng 4) nhưng có thoát vị hoành lớn,
ung thư hay loét dạ dày-tá tràng đang diễn tiến
có thể chống chỉ định hoặc thay đổi kỹ thuật
điều trị(10).
Khi đặt bóng một số tác giả khuyến cáo nên
gây mê có đặt nội khí quản để tránh hít sặc.
Hiện tại bóng không được dùng cho người vị
thành niên.
Bảng 4: Chống chỉ định của đặt bóng trong dạ dày(10)
Bệnh tâm thần nặng không được chữa trị.
Nghiện rượu hoặc nghiện ma túy.
Rối loạn đông máu/và điều trị đông máu.
Có thai.
Varices.
Thoát vị hoành > 3 cm.
Viêm thực quản độ C hay độ D.
Về theo dõi
Sau khi được đặt bóng trong dạ dày, bệnh
nhân cần được theo dõi hàng tuần hay hàng
tháng. Cần thử nghiệm nếu bệnh nhân ói, X
quang hay siêu âm nếu nghi bóng bể hay trôi
bóng.
Cần sự tư vấn của chuyên viên dinh dưỡng
về điều trị hỗ trợ và thời gian điều trị béo phì.
Sau 6 tháng có thể tiên đoán bệnh nhân sụt 10-
12% trọng lượng.
Nhà sản xuất khuyên sau 6 tháng nên lấy
bóng ra sau khi hút hết dịch bên trong bóng
bằng cách dùng trocar tháo được gắn trên
catheter dẽo. Sau khi bóng xẹp thì dùng kẹp 3
chấu hoặc thòng lọng cắt polyp để lôi bóng ra
khỏi dạ dày.
Về biến chứng
Đầu tiên là biến chứng ói (90% trong tuần lễ
đầu). Có 5% các trường hợp phải nhập viện lại
vì giảm kali, cơ thể mất nước. Ói có thể kéo dài 1
tuần nhưng có tới 20% các trường hợp ói kéo dài
hơn 3 tuần.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đau và nôn
ói là 2 triệu chứng tác dụng phụ thường xảy ra
sau đặt bóng. Tuy nhiên có trường hợp chỉ đau
2 ngày sau đó giảm hẳn, còn đa số trường hợp
đau 4 – 6 ngày rồi mới giảm. Hầu hết đau ở mức
độ chịu đựng được. Đau bụng từng cơn kèm với
tiêu chảy trị được bằng thuốc chống co thắt và
thuốc trị tiêu chảy.
Nóng rát thượng vị xảy ra ở 15% bệnh nhân
và có thể có kèm viêm thực quản hoặc viêm trợt
dạ dày.
Có 2-3% phải rút bỏ bóng sớm vì ói liên tục
hay đau kéo dài. Có 2-5% trường hợp bóng tự
đào thải mà bệnh nhân không biết. Đã có báo
cáo một số trường hợp bóng tự đào thải gây tắc
ruột.
Lúc lấy bóng ra mà bóng chưa xẹp hoàn
toàn thì sẽ gặp khó khăn và dễ biến chứng
thủng thực quản.
Trong tương lai
Bóng chứa không khí hiện đang bắt đầu lưu
hành để khắc phục các hạn chế của bóng nước.
Hệ thống đặt bóng cứng hơn và khi rút bóng
khó hơn do kích thước của van. Ngược với bóng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 28
chứa nước, bóng chứa khí cần đâm thủng nhiều
lỗ trên bóng để làm xẹp.
Các thiết bị khác như bóng kiểu mới, bóng
hang vị và phẫu thuật nội soi bypass tá tràng-
hỗng tràng đang được nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Đặt bóng trong dạ dày là một chọn lựa để
điều trị béo phì chỉ nên áp dụng sau khi điều trị
nội khoa thất bại và bệnh nhân cần được kiểm
tra cẩn thận tương tự như trong các trường hợp
điều trị bằng phẫu thuật.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
điều trị béo phì bằng phương pháp đặt bóng dạ
dày qua nội soi là phương pháp an toàn và hiệu
quả khi được kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn
kiêng và luyện tập thể lực hợp lý.
Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho
những ai đã từng thất bại khi áp dụng điều trị
thừa cân béo phì bằng phương pháp chuẩn
trước đây như ăn kiêng và dùng thuốc giảm cân,
hay còn gọi là béo phì kháng trị.
Tuy nhiên chúng ta cần có nhiều khảo sát khác
nữa. Bóng trong dạ dày không bảo đảm kết quả
giảm trọng lâu bền như phẫu thuật nhưng cũng
khá hữu hiệu trong một số trường hợp chọn lọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Genco A, Cipriano M, Bacci V, Cuzzolaro M, Materia A,
Raparelli L, Docimo C, Lorenzo M, Basso N (2006): BioEnterics®
Intragastric Balloon (BIB®) A short-term, double-blind,
randomised, controlled, crossover study on weight reduction in
morbidly obese patients. International Journal of Obesity. 30, 129 –
133.
2. Doldi SB, Micheletto G, Perrini MN, Rapetti R (2004).
Intragastric balloon: another option for treatment of obesity and
morbid obesity. Hepato-gastroenterology, 51(55): 294-7.
3. Mathus-Vliegen EMH et al (2001). Intragastric balloon for
treatment-resistant obesity. Gastrointestinal Endoscopy, 61: 19-27.
4. Fernandes M, Atallah AN, Soares BG, Humberto S, Guimarães
S, Matos D, Monteiro L, Richter B (2007). Intragastric balloon for
obesity. Cochrane Database Syst Rev 2007 Jan 24;(1): CD004931.
5. Evans JT, DeLegge MH et al (2011). Intragastric Balloon
Therapy in the Management of Obesity. JPEN J Parenter Enteral
Nutr, 1: 25-31.
6. Spyropoulos C, Katsakoulis E, Mead N, Vagenas K,Kalfarentzos
F (2007). Intragastric balloon for high-risk super-obese patients.
Surg Obes Relat Dis. 1:78-83.
7. Goong S et al (2009). Analysis of Safety and Efficacy of
Intragastric Balloon in Extremely Obese Patients. Obes Surg.
Research Article. DOI 10.1007/s11695-009-9820-z. Springer.
8. Korenkov M et al (2012). Gastric Balloon in Korenkov M (ed):
Bariatric Surgery. Technical Variations and Complications. pp.
187. Springer-Verlag.
9. Fairburn C et al (eds) (2002). Eating disorders and obesity. A
Comprehensive Handbook. The guilford press. 2nd edition. New
York London.
10. Létard JC et al (2011). Endoscopy in obesity in Canard JM et al
(eds): Gastrointestinal Endoscopy in Practice. Churchill
Livingstone Elsevie