Khảo sát ảnh hưởng của chất dính và nồng độ dược chất lên khả năng thấm qua da chuột của Captopril

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số nhóm chất dính (thành phần cơ bản của thuốc dán) và nồng độ của dược chất lên tính thấm của captopril qua da chuột cống bóc tách để chọn lựa chất dính và nồng độ thuốc phù hợp trong xây dựng công thức và bào chế dạng thuốc dán hấp thu qua da chứa captopril dùng trong điều trị cao huyết áp. Phương pháp: Nghiên cứu bào chế thuốc dán chứa 5% captoril với các loại nền dính khác nhau, chọn lựa nền dính cho tốc độ thấm cao nhất. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dược chất lên sự thấm của captopril với nền dính lựa chọn. Đánh giá ảnh hưởng của nền dính và nồng độ lên tính thấm của captopril qua tế bào khuếch tán kiểu Franz, với màng khuếch tán là da chuột cống bóc tách. Captopril được định lượng bằng phương pháp HPLC theo qui trình khảo sát. Kết quả: Kết quả thực nghiệm đối với thuốc dán chứa 5% captopril cho thấy chất dính có chứa nhóm chức - OH cho kết quả thấm của captopril cao hơn so với các nhóm khác. Trong số chất dính chứa nhóm -OH, chất dính Duro-Tak 87-2287 cho kết quả tốc độ thấm captopril qua da chuột cao nhất với flux là 7,66 ± 2,77 µg/cm2/giờ và tiềm thời tlag là 3,49 ± 0,59 giờ. Khả năng chứa captopril trong nền dính có thể lên đến 20%. Kết luận: Kết quả thực nghiệm cho thấy nền dính Duro-Tak 2287 cho khả năng thấm cao nhất và có thể chứa tới 20% dược chất hứa hẹn khả năng chế tạo được thuốc dán chứa captopril dùng điều trị bệnh cao huyết áp.

pdf12 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của chất dính và nồng độ dược chất lên khả năng thấm qua da chuột của Captopril, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 499 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT DÍNH VÀ NỒNG ĐỘ DƯỢC CHẤT LÊN KHẢ NĂNG THẤM QUA DA CHUỘT CỦA CAPTOPRIL Nguyễn Công Phi*, Lê Nguyễn Nguyệt Minh*, Nguyễn Thiện Hải*, Lê Quan Nghiệm* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số nhóm chất dính (thành phần cơ bản của thuốc dán) và nồng độ của dược chất lên tính thấm của captopril qua da chuột cống bóc tách để chọn lựa chất dính và nồng độ thuốc phù hợp trong xây dựng công thức và bào chế dạng thuốc dán hấp thu qua da chứa captopril dùng trong điều trị cao huyết áp. Phương pháp: Nghiên cứu bào chế thuốc dán chứa 5% captoril với các loại nền dính khác nhau, chọn lựa nền dính cho tốc độ thấm cao nhất. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dược chất lên sự thấm của captopril với nền dính lựa chọn. Đánh giá ảnh hưởng của nền dính và nồng độ lên tính thấm của captopril qua tế bào khuếch tán kiểu Franz, với màng khuếch tán là da chuột cống bóc tách. Captopril được định lượng bằng phương pháp HPLC theo qui trình khảo sát. Kết quả: Kết quả thực nghiệm đối với thuốc dán chứa 5% captopril cho thấy chất dính có chứa nhóm chức - OH cho kết quả thấm của captopril cao hơn so với các nhóm khác. Trong số chất dính chứa nhóm -OH, chất dính Duro-Tak 87-2287 cho kết quả tốc độ thấm captopril qua da chuột cao nhất với flux là 7,66 ± 2,77 µg/cm2/giờ và tiềm thời tlag là 3,49 ± 0,59 giờ. Khả năng chứa captopril trong nền dính có thể lên đến 20%. Kết luận: Kết quả thực nghiệm cho thấy nền dính Duro-Tak 2287 cho khả năng thấm cao nhất và có thể chứa tới 20% dược chất hứa hẹn khả năng chế tạo được thuốc dán chứa captopril dùng điều trị bệnh cao huyết áp. Từ khóa: chất dính, tốc độ thấm, tế bào khuếch tán, captopril. ABSTRACT EFFECTS OF ADHESIVES AND DRUG CONCENTRATION ON THE PERMEATION OF CAPTOPRIL THROUGH EXCISED RAT SKINS Nguyen Cong Phi, Le Nguyen Nguyet Minh Nguyen Thien Hai, Le Quan Nghiem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 499 - 504 Objectives: The aim of present study was to select a suitable adhesive and drug concentration for formulation of transdermal patches containing captopril, the new preparation used for treatment of hypertention diseases. Method: The Drug in Adhesive Patches (DIA Patches) containing 5% captopril and 95% different kinds of Pressure Sensitive Adhesive (PSA) were prepared and evaluated the permeation of captopril through excised rat skins by using Franz diffusion cells to select a good adhesive. The effect of loading captopril in DIA patches was also investigated. The amount of captopril permeated was determinated by a validated HPLC method. Results: Among the various adhesives studied, the alcohol function group showed the highest permeation- enhancing effect for captopril. Duro-Tak 87-2287 resulted in the highest skin permeation rate of captopril with *Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Công Phi ĐT: 0908 118 685 Email: ncongphi@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 500 flux 7.66 ± 2.77µg/cm2/h, and the lag time 3.49 ± 0.59 h. Captopril can load up to 20% in DIA patches. Keywords: Pressure sensitive adhesive, flux, Franz diffusion cell, Drug in Adhesive patches ĐẶT VẤN ĐỀ Captopril, thuốc ức chế men chuyển, là một lựa chọn hiệu quả trong điều trị bệnh cao huyết áp. Liều thường sử dụng trong ngày từ 50 - 100 mg, đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 1 giờ, hấp thu kém và bị ảnh hưởng bởi thức ăn (sinh khả dụng giảm còn 30 - 50%), thời gian bán thải ngắn (khoảng 2 - 3 giờ), bị chuyển hóa qua gan lần đầu, dẫn đến hiệu quả trong điều trị không ổn định(1) Một số tính chất lý hóa của captopril như khối lượng phân tử thấp (M: 217,3), nhiệt độ nóng chảy thấp (104 oC), hệ số phân bố dầu nước (logP 0,34) và tan tốt trong nước và dung môi hữu cơ nên thuận lợi cho việc điều chế thuốc dán nhằm tận dụng các ưu điểm tránh sự ảnh hưởng bởi thức ăn, giảm số lần dùng thuốc, tăng sinh khả dụng và linh động trong sử dụng đảm bảo sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của dạng thuốc dán là các chất dính (pressure sensitive adhesive) giúp bám dính nhanh lên da và kéo dài suốt thời gian dùng thuốc (nhiều ngày) mà không gây kích ứng, khi gỡ bỏ phải không để lại cắn dơ trên da, không tương tác với hoạt chất và các thành phần trong công thức và quan trọng là kiểm soát sự phóng thích thuốc(2,2). Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số nhóm chất dính và nồng độ dược chất lên tính thấm của captopril qua da chuột cống bóc tách để chọn lọc chất dính và nồng độ dược chất phù hợp ứng dụng trong xây dựng công thức bào chế dạng thuốc dán hấp thu qua da chứa hoạt chất captopril. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Dược chất: Captopril (Changzhou Pharmaceutical Factory, Trung Quốc); Chất dính Duro-Tak: D87-2051, D87-2353, D87-2196, D87-2852, D87-2677, D87-2074, D87- 9301, D87-6430, D87-2510, D87-2516, D87-2287 và D87-2525 (Henkel Co., Mỹ). Một số hóa chất cần thiết khác đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất. Thiết bị Máy HPLC (Knauer 2500, pump 1000, detector UV 2500–Đức, autosampler 3800), tế bào khuếch tán Franz (Permear Gear–Mỹ), khuấy từ (2mag, MIX 6, Anh), bơm tuần hoàn nhiệt (Vision scientific, VS 1901W, Hàn Quốc). Máy khuấy trộn (WiseStir HS-120A, Hàn Quốc). Máy chế tạo thuốc dán (Labcoater LTE- S Mathis, Thụy Sĩ), tủ sấy đối lưu (Hanyoung DX7, Hàn Quốc). Chuột cống trắng cái, giống Sprague- Dawley, trọng lượng 230 ± 20 g, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh ở da. Chuột được nuôi ổn định trong 72 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm. Phương pháp Chế tạo thuốc dán DIA patches chứa 5% captopril và 95% chất dính Một lượng xác định Captopril được hòa tan trong aceton, phối trộn dung dịch captopril vào chất dính, khuấy trong 30 phút với tốc độ 100 vòng/phút. Sau khi khử bọt, hỗn hợp dược chất trong nền dính được trải lên lớp lưng (casting) với bề dày 400 µm và sấy ở 50 oC trong 45 phút, cuối cùng là phủ lớp bảo vệ (laminating). Xác định tính thấm của Captopril qua da chuột cống bóc tách Xử lý da chuột: Chuột được giết bằng ete. Cạo sạch lông ở phần lưng không làm tổn hại lớp sừng. Cắt rời phần da lưng diện tích 4 x 4 cm, loại bỏ lớp mỡ và máu dưới da. Bảo quản miếng da ở -20 oC, không quá 7 ngày trước khi sử dụng. Da chuột sau khi xử lý được phủ lên khoang nhận (receptor chamber) của tế bào Franz và lắp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 501 đặt khoang chứa (donor chamber) vào. Thể tích khoang nhận là 15,5 ml, diện tích bề mặt khuếch tán là 3,14 cm2 chứa dung dịch đệm phosphat pH 7,4 được bảo ôn ở 37 ± 0,5 oC và được khuấy trộn tốc độ 600 vòng/phút. Cho 500 μl dung dịch bão hòa captopril trong các chất khảo sát vào khoang chứa. Lượng hoạt chất khuếch tán qua da theo thời gian được lấy ở khoang nhận tại các thời điểm 2, 4, 6, 8, 10, 12, 16, 20 và 24 giờ với thể tích mẫu lấy ra mỗi lần là 200 μl và bù lại ngay dịch môi trường. Xác định hàm lượng captopril bằng phương pháp HPLC. Xác định tốc độ thấm của Captopril Từ số liệu hàm lượng captopril thấm qua da chuột ở từng thời điểm lấy mẫu, tốc độ thấm của Captopril qua da chuột được tính theo công thức ⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛ = dt dm J SS S A 1 Với Js (flux): tốc độ thấm qua da của captopril (µg/cm2/giờ); A: diện tích bề mặt khuếch tán của da (cm2); (dm/dt)ss: lượng captopril thấm qua da theo thời gian (µg/giờ). Tốc độ thấm của hoạt chất Js (được ngoại suy từ đồ thị tích lũy hoạt chất theo thời gian) là giá trị slope của phương trình đường thẳng tuyến tính biểu hiện cho tốc độ thấm hằng định theo thời gian. Tiềm thời (lag time) cũng được suy ra từ đồ thị là giao điểm của đường thẳng tuyến tính với trục hoành. Định lượng Captopril bằng HPLC Cột Luna C18 (250 x 4,6 mm, 5 µm, Phenomenex, Mỹ). Pha động hỗn hợp methanol và đệm phosphat 0,07M (50: 50) chỉnh pH 3 bằng H3PO4 hoặc NaOH. Tốc độ dòng 1 ml/phút. Bước sóng phát hiện 215 nm. Thể tích tiêm mẫu 100 µl. Nhiệt độ 25 oC. Xử lý thống kê Các thí nghiệm tiến hành ít nhất 3 lần. Kết quả trình bày là giá trị TB ± SD. KẾT QUẢ Sơ đồ 1. Quy trình chế tạo thuốc dán DIA patches Chế tạo thuốc dán DIA patches chứa 5% captopril và 95% chất dính Quy trình chế tạo thuốc dán DIA Patch chứa 5% captopril và 95% chất dính được trình bày trong sơ đồ 1. Kiểm tra bề dày 250 ± 20 μm Duro-Tak các loại (95%) Trộn đều, khử khí Captopril (5%) / aceton 30 phút, 100 vòng/phút Trải lên lớp lưng (Casting) Sấy tủ sấy đối lưu Bề dày (400 μm) Phủ lớp bảo vệ (Laminating) 50 oC trong 45 phút Thành phẩm thuốc dán (Patch) Cắt theo diện tích quy định Kiểm tra tính thấm của captopril Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 502 Tính thấm của thuốc dán DIA patch chứa 5% captopril và 95% chất dính khác nhau qua da chuột cống bóc tách Bảng 1. Kết quả độ thấm của captopril qua da chuột cống bóc tách từ thuốc dán DIA patch chứa 5% captopril và 95% các chất dính Lượng captopril thấm từ thuốc dán DIA patch chứa 5% captopril qua da chuột theo thời gian (μg/cm2) Giờ D2051 D2353 D2196 D2852 D2677 D2074 D9301 D6430 D2510 D2516 D2287 D2525 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0,23 0,05 0,85 0,52 4 1,48 2,37 3,56 1,53 1,52 3,93 4,79 3,89 2,05 5,17 4,76 4,60 6 4,99 3,58 7,82 5,55 7,22 5,31 8,85 4,05 5,49 15,23 17,34 15,72 8 7,07 5,47 10,47 9,32 13,25 8,12 15,70 7,29 10,55 24,96 27,14 23,23 10 13,73 7,71 19,70 14,58 26,00 19,11 25,54 17,88 23,20 37,02 42,78 40,87 12 19,15 9,98 28,37 21,55 38,73 27,96 39,82 27,85 34,66 50,38 54,46 51,77 16 29,50 26,27 47,78 28,17 64,87 48,60 64,15 44,38 65,60 78,08 84,97 79,91 20 48,99 50,83 75,33 69,80 97,60 78,56 96,74 78,30 114,13 121,22 125,67 123,00 24 77,92 98,01 111,16 112,89 132,11 139,92 150,43 139,98 168,32 184,94 189,04 172,56 Hình 1. Đồ thị biểu diễn đường tích lũy lượng captopril từ thuốc dán DIA patch chứa 5% captopril và 95% chất dính khác nhau thấm qua da chuột bóc tách theo thời gian (μg/cm2) Bảng 2. Kết quả về tốc độ thấm qua da chuột và tiềm thời của captopril từ thuốc dán DIA patch chứa 5% captopril và 95% các chất dính khác nhau (n=3) Chất dính Flux (µg/cm2/giờ) Tiềm thời (giờ) Nhóm chức D87-2051 3,08 ± 1,56 4,27 ± 0,26 -COOH D87-2353 4,94 ± 1,46 8,61 ± 0,74 -COOH D87-2196 4,53 ± 1,03 4,04 ± 0,44 -COOH D87-2852 5,69 ± 1,23 7,84 ± 0,61 -COOH D87-2677 4,74 ± 2,58 3,98 ± 0,54 - D87-2074 5,01 ± 2,52 6,33 ± 0,51 -COOH, -OH Chất dính Flux (µg/cm2/giờ) Tiềm thời (giờ) Nhóm chức D87-9301 6,59 ± 1,21 4,90 ± 0,67 - D87-6430 5,30 ± 2,22 5,01 ± 1,23 - D87-2510 7,58 ± 1,36 5,62 ± 1,51 -OH D87-2516 7,42 ± 2,54 3,74 ± 0,99 -OH D87-2287 7,66 ± 2,77 3,49 ± 0,59 -OH D87-2525 5,83 ± 2,54 3,44 ± 0,81 -OH Kết quả thực nghiệm từ bảng 1, bảng 2 và hình 1 cho thấy các chất dính chứa nhóm chức - 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Giờ L ượ ng C ap to pr il th ấm q ua d a ch uộ t ( m cg /c m2 / gi ờ) D2051 D2353 D2196 D2852 D2677 D2074 D9301 D6430 D2510 D2516 D2287 D2525 Lư ợ ng ca pt op ril tíc h lũ y ((μ g/ cm 2 ) iờ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 503 OH cho kết quả thấm captopril cao hơn các nhóm chất dính khác, trong đó chất dính D87- 2287 cho kết quả thấm Captopril tốt nhất. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dược chất lên tính thấm của captopril từ thuốc dán DIA patches Thử nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dược chất trong chất dính lên khả năng thấm của captopril được thực hiện ở các nồng độ thay đổi là 2,5; 5; 10; 15; 20 và 25% captopril với thành phần chất dính D87-2287 tương ứng. Kết quả độ thấm của captopril được trình bày trong bảng 3, bảng 4 và hình 2. Bảng 3. Kết quả độ thấm của captopril qua da chuột cống bóc tách từ thuốc dán DIA patch chứa captopril ở các nồng độ khác nhau với chất dính D87-2287. Lượng captopril thấm từ thuốc dán DIA patch chứa captopril ở các nồng độ khác nhau qua da chuột theo thời gian (μg/cm2) Gi ờ Captopril 2.5% Captopril 5% Captopril 10% Captopril 15% Captopril 20% 0 0 0 0 0 0 2 0 0,85 0,93 1.23 0.72 4 0,32 4,76 5,25 4,56 2,73 6 2,31 17,34 18,49 10,49 6,43 8 4,17 27,14 29,55 16,14 15,40 10 7,63 42,78 46,20 28,20 34,18 12 11,18 54,46 62,66 40,61 49,55 16 19,48 84,97 92,60 64,22 86,38 20 28,79 125,67 134,13 95,85 126,13 24 51,12 189,04 197,32 150,53 198,32 0 40 80 120 160 200 240 0 4 8 12 16 20 24 GiờL ượ ng C ap to pr il th ấm q ua d a ch uộ t (m cg /c m 2) Captopril 2.5% Captopril 5% Captopril 10% Captopril 15% Captopril 20% Hình 2. Đồ thị biểu diễn đường tích lũy lượng captopril từ thuốc dán DIA patch chứa captopril ở các nồng độ khác nhau với chất dính D87-2287 thấm qua da chuột bóc tách theo thời gian (μg/cm2) Bảng 4. Kết quả về tốc độ thấm qua da chuột bóc tách và tiềm thời của captopril với các nồng độ 2,5; 5; 10; 15 và 20% trong thuốc dán DIA patch với chất dính D87-2287 ở các tỷ lệ tương ứng (n=3). Nồng độ Captopril (%) Flux (µg/cm2/giờ) Tiềm thời (giờ) 2,5 2,04 ± 2,53 3,52± 0,22 5 7,66 ± 2,77 3,49 ± 0,59 10 8,52 ± 3,74 3,59 ± 0,55 15 9,87 ± 4,61 3,87 ± 1,02 20 10,43 ± 3,81 3,51 ± 0,59 BÀN LUẬN Với nồng độ captopril 25% trong chất dính D87-2287 có sự kết tinh captopril nên không tiếp tục thử tính thấm. Ở nồng độ 20%, tốc độ thấm (flux) của captopril lớn nhất là 10,43 ± 3,81(µg/cm2/giờ) và tiềm thời (tlag) là 3,51 ± 0,59 giờ. Tuy nhiên giá trị flux của D87-2287 cao hơn không nhiều so với các nền dính chứa nhóm chức -OH cùng loại. Tác động của các chất dính lên tính thấm của captopril giảm dần theo thứ tự sau: chất dính chứa nhóm chức -OH, chất dính không mang nhóm chức và chất dính mang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 504 nhóm chức -COOH. Điều này có thể là do thành phần và tỷ lệ khác nhau của các monomer trong từng chất dính, bên cạnh đó còn do tương tác hóa học giữa các monomer, nhóm chức trong nền dính với captopril. Khả năng chứa đến 20% captopril trong thuốc dán DIA patch hứa hẹn dạng thuốc có thể chứa đủ lượng hoạt chất dùng điều trị trong nhiều ngày. KẾT LUẬN Chất dính Duro-Tak D87-2287 cho kết quả thấm của captopril qua da chuột cống bóc tách tốt nhất trong các nhóm chất dính khảo sát với flux là 7,66 ± 2,77 µg/cm2/giờ và tiềm thời tlag là 3,49 ± 0,59 giờ. Nồng độ captopril 20% làm tốc độ thấm của captopril lớn nhất với flux là 10,43 ± 3,81 µg/cm2/giờ và tiềm thời tlag là 3,51 ± 0,59 giờ. Kết quả này gợi ý dùng chất dính Duro-Tak D87-2287 với nồng độ captopril là 20% trong xây dựng công thức bào chế dạng thuốc dán hấp thu qua da chứa hoạt chất Captopril. Khả năng thấm sẽ còn tăng hơn nữa với chất tăng thấm được đưa vào thành phần thuốc dán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ nhất. 2. Ghosh TK., Pfister WR., Yum SI (1997), Transdermal and Topical Drug Delivery Systems. Interpharm Press, Inc., BuffaloGrove, Illinois, pp. 1-6, 8-20, 21-22, 34-50, 139-164, 167- 179, 186-188, 249-259, 263-264, 276-279, 357-446. 3. Walters KA. (2002), Dermatological and Transdersmal Formulations, Marcel Dekker, Inc., New York and Basel, chapter 4 pp. 6-12, 47-64, chapter 5 pp. 2-19, 45-51, chapter 7 pp. 2-3, 19-26. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 505 XÂY DỰNG TRANG WEB TRA CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ BỘT DƯỢC LIỆU CỦA CÂY THUỐC Nguyễn Thành Tân*, Đỗ Quang Dương*, Trương Thị Đẹp** TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng trang web tra cứu các đặc điểm thực vật (hình thái, giải phẫu và bột dược liệu) của cây thuốc mọc ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, là những cây trong danh mục cây thuốc của Bộ Y tế ban hành, những cây thuốc trong Dược điển Việt Nam, những cây thuốc có tác dụng trị một số bệnh thông thường và những cây thuốc mà dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự xác định loài do dựa theo tên phổ thông hay do có hình dạng giống nhau. Phương pháp: Trang web được xây dựng bằng công cụ Drupal và Solr với dữ liệu được thu thập và chuẩn bị tại Bộ môn Thực vật – Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả: Trang web tra cứu cung cấp các chức năng tìm kiếm cây thuốc theo: danh mục cây thuốc, tra cứu sai gợi ý từ khóa, tên nước ngoài, tên đồng nghĩa, tên khoa học, tra cứu tên khác, tra cứu theo công dụng và ngoài ra còn liên kết tìm kiếm rộng rãi với công cụ Google. Kết luận: Ðề tài hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc bằng công cụ công nghệ thông tin. Thông tin từ trang web có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn trong việc giảng dạy và nghiên cứu về cây thuốc. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng nâng cao chất lượng của quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc. Từ khóa: Trang web tra cứu, tra cứu thực vật, đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu. ABSTRACT DEVELOP A WEBSITE FOR SEARCHING MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF MEDICINAL PLANTS Nguyen Thanh Tan, Do Quang Duong, Truong Thi Dep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 505 - 510 Objectives: Developing a website for searching morphological characteristics, surgical and pharmaceutical powders of medicinal plants growing in Ho Chi Minh City and its surrounding area. Material and Methods: The site was developed using Drupal and Solr tools. The data collection and preparation were carried out at Department of Botany - Faculty of Pharmacy, University of Medicine and Pharmacy HCMC. Results: Site search provides searching functionality in medicinal plants as follows: a list of plants, hint error lookup keywords, foreign names, names and synonyms, scientific names, other names, and moreover this website links to search engine Google as well. Conclusion: This study opened up a new direction in improving the quality of teaching and research of medicinal plants using information technology tools and provides the references for *Bộ môn CNTT Dược, **Bộ môn Thực vật - Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Quang Dương ĐT: 0913662043 Email: dqduong@uphcm.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 506 professionals in teaching and research on medicinal plants. Researching results cuold be used for improving the quality of their research and drug development as well. Keywords: web searching, morphological characteristic, anatomical characteristic. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc thiên nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này đã tác động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược liệu thảo mộc. Trong khi các tài liệu tra cứu về cây thuốc chủ yếu được viết trên sách, do đó hạn chế đối tượng sử dụng nhất là không phải là nhà chuyên môn muốn tìm hiểu sử dụng cây thuốc(1,4). Nhiều cây thuốc mà dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự xác định loài dựa theo tên phổ thông hay những loài có hình dạng giống nhau, rất dễ nhầm lẫn nếu thiếu sự mô tả tỷ mỉ đặc điểm hình thái và giải phẫu. Nhằm góp phần quảng bá sâu rộng nguồn dược liệu quý của Việt Nam, đề tài xây dựng trang về tài liệu cây thuốc khả dĩ tiếp cận được với nhu cầu về vi tính hóa các thông tin về cây thuốc như đặc
Tài liệu liên quan