Mục tiêu: Khảo sát các tác nhân vi sinh vùng họng miệng ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhằm xác định tỉ
lệ các loại vi sinh phân lập và so sánh tỉ lệ các tác nhân vi sinh phân lập được dựa vào tình trạng miễn dịch
(CD4) của người bệnh.
Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân có 3 xét nghiệm xác định nhiễm HIV (+) được khám và theo dõi tại khoa
khám bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có hay không có biểu hiện lâm sàng vùng họng miệng, từ tháng
8/2009 đến tháng 8/2010.
Phương pháp nghiên cứu: có 3 nhóm bệnh nhân dựa theo CD4: nhóm 1 (CD4 > 350 /mm3), nhóm 2
(CD4= 200 - 350/mm3), nhóm 3(CD4 < 200 /mm3). Que tăm bông vô trùng dùng để lấy bệnh phẩm; Carybac
(Nam khoa) là môi trường dùng để chuyên chở và bảo quản bệnh phẩm; môi trường nuôi cấy: API 20C AUX.
Kết quả: Qua 323 bệnh nhân nhiễm HIV (+) tỉ lệ vi khuẩn phân lập được tại vùng họng miệng trên bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS theo thứ tự là: Streptococcus nhóm A (83,2%), Morexella sp (69,9%), Escherichia coli
spp(67,8%),Neisseria gonorrhoeae (17%). Tỉ lệ vi nấm là Candida albicans (26,9%), Candida spp (4,9%) và
Candida tropicalis (2,7%). Các nhân vi sinh phân lập được từ nhóm 3 (có CD4 < 200/mm3) cao hơn nhóm 2
(CD4 > 200/mm3) ở các tác nhân sau Corynebacterium, Klebsiella pneumonia, Hafnia alvei.
Kết luận: Vi khuẩn Streptococcus nhóm A (83,2%) và vi nấm Candida albicans (26,9%) phân lập được ở
họng miệng chiếm tỉ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu, Corynebacterium, Klebsiella pneumonia, Hafnia alvei ở
bệnh nhân nhóm 3 (CD4 < 200 /mm3) chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn nhóm 1 và 2.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các tác nhân vi sinh vùng họng - miệng trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 142
KHẢO SÁT CÁC TÁC NHÂN VI SINH VÙNG HỌNG - MIỆNG
TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS
Trần Thị Bích Liên*, Trần Phủ Mạnh Siêu**, Trần Quốc Sử***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các tác nhân vi sinh vùng họng miệng ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhằm xác định tỉ
lệ các loại vi sinh phân lập và so sánh tỉ lệ các tác nhân vi sinh phân lập được dựa vào tình trạng miễn dịch
(CD4) của người bệnh.
Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân có 3 xét nghiệm xác định nhiễm HIV (+) được khám và theo dõi tại khoa
khám bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có hay không có biểu hiện lâm sàng vùng họng miệng, từ tháng
8/2009 đến tháng 8/2010.
Phương pháp nghiên cứu: có 3 nhóm bệnh nhân dựa theo CD4: nhóm 1 (CD4 > 350 /mm3), nhóm 2
(CD4= 200 - 350/mm3), nhóm 3(CD4 < 200 /mm3). Que tăm bông vô trùng dùng để lấy bệnh phẩm; Carybac
(Nam khoa) là môi trường dùng để chuyên chở và bảo quản bệnh phẩm; môi trường nuôi cấy: API 20C AUX.
Kết quả: Qua 323 bệnh nhân nhiễm HIV (+) tỉ lệ vi khuẩn phân lập được tại vùng họng miệng trên bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS theo thứ tự là: Streptococcus nhóm A (83,2%), Morexella sp (69,9%), Escherichia coli
spp(67,8%),Neisseria gonorrhoeae (17%). Tỉ lệ vi nấm là Candida albicans (26,9%), Candida spp (4,9%) và
Candida tropicalis (2,7%). Các nhân vi sinh phân lập được từ nhóm 3 (có CD4 < 200/mm3) cao hơn nhóm 2
(CD4 > 200/mm3) ở các tác nhân sau Corynebacterium, Klebsiella pneumonia, Hafnia alvei.
Kết luận: Vi khuẩn Streptococcus nhóm A (83,2%) và vi nấm Candida albicans (26,9%) phân lập được ở
họng miệng chiếm tỉ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu, Corynebacterium, Klebsiella pneumonia, Hafnia alvei ở
bệnh nhân nhóm 3 (CD4 < 200 /mm3) chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn nhóm 1 và 2.
Từ khoá: Vi sinh họng miệng, HIV/AIDS.
ABSTRACT
MICROORGANISM IN PHARYNX OF HIV/AIDS PATIENTS
Tran Thi Bich Lien, Tran Phu Manh Sieu, Tran Quoc Su
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 142 - 146
Aims: Studying the microorganism in pharynx of HIV/AIDS patients to define microbial percentage and
compare this target depends on CD4 of patients.
Objectives: patients with 3 positive HIV test in Tropical Disease Hospital from 8/2009 to 8/2010.
Methods: There are 3 group: group 1 (CD4 > 350 /mm3), group 2 (CD4= 200 - 350/mm3), group 3 (CD4 < 200
/mm3). Steril cotton to get sample, Carybac, API 20C AUX for culture.
Results: Through 323 positive HIV patients, the microbial percentages in pharynx are Streptococcus group
A (83.2%), Morexella sp (69.9%), Escherichia coli spp (67.8%),Neisseria gonorrhoeae (17%). Fungus are
Candida albicans (26.9%), Candida spp (4.9%) and Candida tropicalis (2.7%). The microbial percentages of
group 3 (CD4 200/mm3) about Corynebacterium, Klebsiella
* Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM ** Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM
*** Khoa TMH, Bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu
Tác giả liên lạc: TS. Trần Thị Bích Liên ĐT: 0903620156 Email: bichlienent@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 143
pneumonia, Hafnia alvei.
Conclusion: Streptococcus group A (83.2%) and Candida albicans fungi (26,9%) are the most in pharyn of
HIV/AIDS; Corynebacterium, Klebsiella pneumonia, Hafnia alvei in group 3 (CD4 < 200 /mm3) are higher than
group1 and 2.
Key words: Microorganism in pharynx, HIV/AIDS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các tổn thương có thể gặp tới 40% ở bệnh
nhân nhiễm HIV là nấm, vi khuẩn, virus.
Candida miệng là hay gặp nhất của HIV và
thường là triệu chứng đầu tiên của AIDS(3,4). Do
tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải, đã xuất
hiện nhiều chủng vi sinh vật xâm nhập ở họng
gây bệnh, đa số vi khuẩn gồm Streptococci (chiếm
khoảng 60%) và Mycobacteria, tác nhân vi nấm
gồm: Aspergillus sp, Zygomycosis, Histoplama
capsulatum, Cryptococcocus neoformans, Penicillium
marneffei (1,2,5)gây khó khăn cho các bác sĩ lâm
sàng trong việc chọn lựa thuốc kháng nấm để
điều trị. Chúng tôi khảo sát các tác nhân vi sinh
vùng họng miệng ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
nhằm xác định tỉ lệ các loại vi sinh phân lập được
tại vùng họng miệng trên bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS đồng thời so sánh tỉ lệ các tác nhân vi
sinh phân lập được dựa vào tình trạng miễn dịch
(CD4) của người bệnh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng
loạt ca trong khoảng thời gian từ tháng
08/2009 đến 08/2010 tại Khoa khám bệnh Bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh.
Cở mẫu n = 323.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân có 3 xét nghiệm xác định
nhiễm HIV (+) được khám và theo dõi tại khoa
khám bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có
hay không có biểu hiện lâm sàng vùng họng
miệng, từ tháng 8/2009 đến tháng 8/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS với
n=323 (đã tính theo công thức).
Nhóm 1: Bệnh nhân HIV/ AIDS có số lượng
tế bào CD4 > 350 /mm3.
Nhóm 2: Bệnh nhân HIV/AIDS có số lượng
tế bào CD4= 200 - 350/mm3.
Nhóm 3: Bệnh nhân HIV/ AIDS có số lượng
tế bào CD4 < 200 /mm3.
Tiêu chuẩn loại trừ
Nhóm 1, 2, 3
- Những trường hợp phết họng không đúng
quy cách.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ Tai Mũi Họng: Đèn Clar, đè lưỡi,
thuốc tê Lidocaine 10%.
Dụng cụ lấy và chuyên chở bệnh phẩm:
- Que tăm bông vô trùng (Nam khoa): dùng
để lấy bệnh phẩm.
- Carybac (Nam khoa) là môi trường dùng để
chuyên chở và bảo quản bệnh phẩm.
- Môi trường nuôi cấy: API 20C AUX, nhà sản
xuất: BioMérieux; Môi trường CHROM AGAR.
- Phương pháp lấy bệnh phẩm: mỗi bệnh
nhân được phết 2 vị trí:
Vị trí 1: Sau khi xịt thuốc tê lidocaine 10%
vào thành sau họng, đợi khoảng 5 phút dùng
que tăm bông phết thành sau họng ngay sau
lưỡi gà không để que chạm vào lưỡi gà và
thành họng.
Vị trí 2: Dùng que tăm bông phết vào niêm
mạc má ngang răng số 7 hàm dưới.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ nam giới chiếm đa số với 208(64%); tỉ lệ
nữ giới chiếm 115 (35%); nhóm tuổi từ 20-39
chiếm cao nhất là 91%; thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 144
chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu với tỉ lệ 63,1
trong đó nhóm lao động chân tay và thất nghiệp
chiếm tổng cộng là 58,8%. Trình độ cấp II chiếm
tỉ lệ cao nhất (49%) cho thấy mức độ học vấn
trung bình, tuy nhiên có trình độ học vấn đại học
(2,8%) vẫn nhiễm bệnh.
Nguồn lây tiêm chích ma túy là đường lây
chủ yếu, chiếm tỉ lệ 61,3%; quan hệ tình dục
chiếm 35,6%. Trong đó giới nữ, nguyên nhân lây
nhiễm do quan hệ tình dục chiếm 48,7%. Nam
giới, nguyên nhân chích ma túy là 71,1%.
Khảo sát lý do đi khám bệnh
Bảng 1: Lý do đi khám bệnh.
Lý do nhập viện Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 So sánh χ2
Không triệu chứng 63/84
(75%)
71/75
(94,6%)
87/164
(53%)
χ2 = 43,53
P= 0,000
Sốt 0/84 0/75 11/164 χ2 = 11,4
P= 0,004
Sụt cân 0/84 1/75 6/164 χ2 = 3,83
P= 0,147
Đau họng 2/84 0/75 13/164 χ2 = 8,62
P= 0,013
Nuốt đau 2/84 0/75 4/164 χ2 = 1,85
P= 0,396
Lở miệng 1/84 0/75 2/164 χ2 =0,92
P= 0,632
Ho khan 1/84 2/75 6/164 χ2 = 1,25
P= 0,534
Nổi hạch 0/84 1/75 6/164 χ2 = 3,83
P= 0,147
Tiêu chảy 0/84 0/75 3/164 χ2 = 2,94
P= 0,230
Khác 0 0 0
Bệnh nhân nhóm 3 đi khám bệnh vì sốt và
đau họng cao hơn hẳn các bệnh nhân ở nhóm 1
vả 2.
Khảo sát sang thương vùng họng, miệng ở
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
Bảng 2: Sang thương vùng họng, miệng ở bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS.
Sang thương
miệng
Không có Ở thành
sau
Ở miệng
Nhóm 1 69/84
(82,1%)
0/84
(0%)
2/84
(2,3%)
Nhóm 2 74/75
(98,6%)
0/75
(0%)
0/75
Sang thương
miệng
Không có Ở thành
sau
Ở miệng
Nhóm 3 138/164
(84,1%)
7/164
(4,2%)
15/164
(9,1%)
So sánh χ2 χ2 = 11,96
P= 0,0025
χ2 = 6,94
P= 0,031
χ2 = 10,53
P= 0,0051
Nhóm 3 bị sang thương ở thành sau họng
(4,2%) nhiều hơn nhóm 1 và 2 (0%), khác biệt có
ý nghĩa thống kê (P=0,031).
Nhóm 3 sang thương ở miệng chiếm (9,1%)
cao hơn nhóm 1 và 2, khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p= 0,0051).
Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng vùng họng,
miệng
4,64%1,85%
68,4%
25,11%
0
10
20
30
40
50
60
70
Đau
họng
Không
triệu
chứng
Triệu chứng
Khảo sát các tác nhân vi khuẩn và vi nấm
vùng họng, miệng
Tỉ lệ cấy phết họng dương tính trên các bệnh
nhân nghiên cứu
Cỡ mẫu (N) Kết quả Tỉ lệ %
N = 323 (+) 100%
Xác định tỉ lệ các loại vi khuẩn, vi nấm phân lập
được tại vùng họng miệng trên bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS.
Bảng 3: Tỉ lệ vi khuẩn.
Tác nhân phân lập được Tỉ lệ
Streptococci nhóm A 296/323 (83,2%)
Morrexella 226/323 (69,9%)
E.coli spp 219/323 (67,8%)
Neisseriae gonorrhoeae 55/323 (17,0%)
Streptococcus pneumoniae 36/323 (11,1%)
Klebsiella 31/323 (9,5%)
Bacteroides 28/323 (8,7%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 145
Tác nhân phân lập được Tỉ lệ
Haemophilus influenzae 27/323 (8,3%)
Staphylococcus aureus 26/323 (8,0%)
Staphylococcus coagulase negative 26/323 (8,0%)
E.coli 17/323 (5,2%)
Pseudomonas aeruginosa 13/323 (4,2%)
Hafnia alvei 10/323 (3,0%)
Acinetobacter 10/323 (3,0%)
Corynebacterium 7/323 (2,1%)
Beta hemolytic Streptococci 2/323 (0,6%)
Proteus 1/323 (0,3%)
Qua 323 mẫu nghiên cứu chúng tôi nhận
thấy rằng:
Streptococci nhóm A 296/323; (83,2%) chiếm
tỉ lệ cao nhất.
Morrexella 226/323; chiếm tỉ lệ (69,9%).
E.coli spp 219/323; chiếm tỉ lệ (67,8%).
Neisseriae gonorrhoeae 55/323; chiếm tỉ lệ
(17,0%).
Bảng 4: Tỉ lệ vi nấm.
87/323 (26,9%) Candida albicans
16/323 (4,9%) Candida spp
9/323 (2,7%) Candida tropicalis
Kết quả cho thấy Candida albicans (26,9%)
chiếm tỉ lệ cao nhất. Candida tropicalis (2,7%)
chiếm tỉ lệ thấp nhất.
So sánh tỷ lệ các tác nhân vi khuẩn, vi nấm
phân lập được dựa vào tình trạng miễn dịch
(CD4)
Nhóm 1: CD4 > 350 tế bào/ mm3.
Nhóm 2: CD4 = 200 - 350 tế bào/ mm3.
Nhóm 3: CD4 < 200 tế bào/ mm3.
Tác nhân phân
lập được
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 So sánh χ2
Streptococci
nhóm A
70/84
(83,3%)
70/75
(93,3%)
156/164
(95,1%)
χ2 = 10,44
P= 0,0054
Staphylococcus
aureus
5/84
(5,9%)
3/75
(4%)
18/164
(10,9%)
χ2 = 4,06
P= 0,131
Staphylococcus
coagulase
negative
8/84
(9,5%)
3/75
(4%)
15/164
(9,1%)
χ2 = 2,17
P= 0,337
Corynebacteria 0/84
(0%)
0/75
(0%)
7/164
(4,2%)
χ2 = 6,94
P= 0,031
Bacteroides 6/84
(7,1%)
6/75
(8%)
16/164
(9,7%)
χ2 = 0,53
P= 0,765
Morrexella 58/84 56/75 112/164 χ2 = 1,04
Tác nhân phân
lập được
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 So sánh χ2
(69,0%) (74,6%) (68,2%) P= 0,594
Neisseriae
gonorrhoeae
9/84
(10,7%)
14/75
(18,6%)
32/164
(19,5%)
χ2 = 3,23
P= 0,198
Haemophilus
influenzae
7/84
(7,3%)
5/75
(6,6%)
15/164
(9,1%)
χ2 = 0,41
P= 0,81
E,coli 6/84
(7,1%)
2/75
(2,6%)
9/164
(5,4%)
χ2 = 1,63
P= 0,443
Klebsiella 8/84
(9,5%)
1/75
(1,3%)
22,164
(13,4%)
χ2 = 8,66
P= 0,013
Proteus 0/84
(0%)
0/75
(0%)
1/164
(0,6%)
χ2 = 0,97
P= 0,61
E,coli spp 54/84
(64,2%)
56/75
(74,6%)
109/164
(66,4%)
χ2 = 2,23
P= 0,328
Pseudomonas
aeruginosa
2/84
(2,3%)
1/75
(1,3%)
10/164
(61,5%)
χ2 = 3,82
P= 0,148
Streptococcus
pneumoniae
7/84
(7,3%)
7/75
(9,3%)
22/164
(13,4%)
χ2 = 1,77
P= 0,412
Hafnia alvei 1/84
(1,1%)
0/75
(0%)
9/164
(5,4%)
χ2 = 6,54
P= 0,038
Beta hemolytic
Streptococci
0/84
(0%)
0
(0%)
2/164
(1,2%)
χ2 = 1,95
P= 0,376
Acinetobacter 3/84
(3,5%)
1/75
(1,3%)
6/164
(3,6%)
χ2 = 1,01
P= 0,602
Candida albicans 19/84
(22,6%)
28/75
(37,3%)
40/164
(24,3%)
χ2 = 5,46
P= 0,065
Candida
tropicalis
2/84
(2,3%)
1/75
(1,3%)
6/164
(3,6%)
χ2 = 1,1
P= 0,578
Candida spp 6/84
(7,1%)
1/75
(1,3%)
9/164
(5,4%)
χ2 = 3,04
P= 0,218
Nhận thấy rằng tỉ lệ nhiễm
Corynebacterium và Klebsiella ở nhóm 3 (là
nhóm có CD4 thấp nhất) thì mắc phải cao hơn
hẳn so với nhóm 1 và 2.
Tuy nhiên cũng thấy rằng nhiễm vi nấm đều
ngang nhau giữa các nhóm và chiếm ưu thế là
Candida albicans.
KẾT LUẬN
Đa số bệnh nhân nhiễm trùng cơ hội ở họng
là bệnh nhân thuộc nhóm 3 có CD4<200/mm3.
Tỉ lệ vi khuẩn phân lập được tại vùng họng
miệng trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS theo thứ
tự là: Streptococcus nhóm A (83,2%), Morexella sp
(69,9%), Escherichia coli spp (67,8%), Neisseria
gonorrhoeae (17%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 146
Tỉ lệ vi nấm phân lập được tại vùng họng
miệng trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS theo thứ
tự là: Candida albicans (26,9%), Candida spp (4,9%)
và Candida tropicalis (2,7%).
Các nhân vi sinh phân lập được từ nhóm 3
(có CD4
200/mm3) ở các tác nhân sau: Corynebacterium,
Klebsiella pneumonia, Hafnia alvei.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Collier AC et al (1996), Clinical manifestation and approach to
manegerment of infection and AIDS, W.B Sauders Company,
pp.110-120
2 Somporn S et al (2009) “ Prevalence of Chlamydia trachomatis
and Neisseria gonorrhoeae in HIV – seropositive patients and
Gonococcal Antimicrobial Susceptibility: an Update in
Thailand’Journal of infectious disease”, Vol 62, pp: 467-470
3 Trần Thị Bích Liên, “Biểu hiện bệnh lý Tai Mũi Họng và cổ mặt
ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Luận án tiến sĩ Y học 2004
4 Trần Thị Hồng và cs (1998), Các bệnh vi nấm gây bệnh toàn
thân.
5 Weinke T et al (1990) “ Increase carriage rate of Staphylococcus
aureus among HIV patient”, International Conference AIDS,
N.6, pp 253 - 254