Đặt vấn đề: đáp ứng kháng thể ở chuột nhiễm Angiostrongylus cantonensis đã được khảo sát trong phòng
thí nghiệm bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, cho thấy đáp ứng kháng thể bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật thử nghiệm
và loại kháng nguyên sử dụng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả thời gian xuất hiện, diễn biến và
đáp ứng kháng thể ở chuột nhiễm Angiostrongylus cantonensis với 2 liều khác nhau (50 ấu trùng/chuột và 100
ấu trùng/chuột).
Phương pháp: nghiên cứu mô tả thực nghiệm. Sau gây nhiễm cho 2 lô chuột, kháng thể được đo lường
bằng thử nghiệm ELISA gián tiếp, đánh giá mỗi tuần sau nhiễm có so sánh với các giai đoạn phát triển của giun
trong chuột.
Kết quả: kháng thể tìm được trong máu chuột từ tuần thứ 4 sau nhiễm, tăng lên đến đỉnh vào tuần thứ 7
và duy trì đến cuối kỳ thực nghiệm (20 tuần). Kháng thể tăng cao hơn ở lô chuột được gây nhiễm với liều ấu
trùng cao hơn.
Kết luận: có thể theo dõi diễn biến đáp ứng kháng thể trên chuột bị nhiễm Angiostrongylus cantonensis
bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp. Đáp ứng kháng thể tỷ lệ thuận với liều gây nhiễm và thời gian nhiễm.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đáp ứng kháng thể ở chuột nhiễm Angiostrongylus Cantonensis bằng kỹ thuật ELISA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 30
KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG KHÁNG THỂ Ở CHUỘT NHIỄM
ANGIOSTRONGYLUS CANTONENSIS BẰNG KỸ THUẬT ELISA
Lê Thị Xuân*, Trần Thị Huệ Vân*, Phạm Thị Lệ Hoa**, Lê Kim Ngọc Giao***, Trần Quang Bính****,
Nguyễn Trần Chính**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: đáp ứng kháng thể ở chuột nhiễm Angiostrongylus cantonensis đã được khảo sát trong phòng
thí nghiệm bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, cho thấy đáp ứng kháng thể bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật thử nghiệm
và loại kháng nguyên sử dụng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả thời gian xuất hiện, diễn biến và
đáp ứng kháng thể ở chuột nhiễm Angiostrongylus cantonensis với 2 liều khác nhau (50 ấu trùng/chuột và 100
ấu trùng/chuột).
Phương pháp: nghiên cứu mô tả thực nghiệm. Sau gây nhiễm cho 2 lô chuột, kháng thể được đo lường
bằng thử nghiệm ELISA gián tiếp, đánh giá mỗi tuần sau nhiễm có so sánh với các giai đoạn phát triển của giun
trong chuột.
Kết quả: kháng thể tìm được trong máu chuột từ tuần thứ 4 sau nhiễm, tăng lên đến đỉnh vào tuần thứ 7
và duy trì đến cuối kỳ thực nghiệm (20 tuần). Kháng thể tăng cao hơn ở lô chuột được gây nhiễm với liều ấu
trùng cao hơn.
Kết luận: có thể theo dõi diễn biến đáp ứng kháng thể trên chuột bị nhiễm Angiostrongylus cantonensis
bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp. Đáp ứng kháng thể tỷ lệ thuận với liều gây nhiễm và thời gian nhiễm.
Từ khóa: đáp ứng miễn dịch, Angiostrongylus cantonensis, chuột cống, ELISA
ABSTRACT
ANTIBODY RESPONSES IN RATS INFECTED WITH ANGIOSTRONGYLUS CANTONENSIS BY
ELISA TEST
Tran Thi Hue Van, Le Thi Xuan, Pham Thi Le Hoa, Le Kim Ngoc Giao, Tran Quan Binh,
Nguyen Tran Chinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 30 - 36
Background: Antibody responses in Angiostrongylus cantonensis infected rats had been investigated in
laboratory condition by different methods. From these studies the values of the immune responses were affected by
methods and antigens used in the test. This study aimed at described the dynamic evolution of immune response
to two different infected doses.
Methods: Experimental study in laboratory condition. Two groups of rats were infected by two different
doses (50 larvaes and 100 larvae per rat). Antibody was detected by ELISA every week and was compared with the
existence of parasite in different stages in the life cycle of Angiostrongylus cantonensis in rats.
Results: Antibody were detected from the 4th week, reached the peak at 7th week postinfection and was still
detected with stable titer until the end of the study (20th week).
Conclusion: The antibody responses to A. cantonensis could be monitored in rats model by indirect ELISA
Bộ môn Ký sinh trùng, khoa Y, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Bộ môn Nhiễm, khoa Y, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Bộ môn Vi sinh , khoa Y, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS Lê Thị Xuân ĐT: 0913602355 Email: lexuan07@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 31
test. The antibody increased with time after infection during the first seven weeks. The higher infected dose, the
higher immunologic response.
Key words: immunologic response, Angiostrongylus cantonensis, rat, ELISA
MỞ ĐẦU
Angiostrongylus cantonensis (A. cantonensis),
giun ký sinh ở phổi chuột, là tác nhân phổ biến
nhất gây bệnh viêm màng não tăng bạch cầu
toan tính (BCTT) hoặc viêm não-màng não tăng
BCTT ở người trên thế giới. Chuột cống, ký chủ
vĩnh viễn của A. cantonensis, bị nhiễm khi ăn ốc
chứa ấu trùng giai đoạn 3 (AT3). Khi vào đến dạ
dày-ruột, AT3 đi vào mạch máu, theo máu lên
não. Ở não, ấu trùng lột xác 2 lần trở thành ấu
trùng giai đoạn 5. Sau đó, giun non theo máu trở
về tim và định cư trong động mạch phổi. Giun
trưởng thành, đẻ trứng và ấu trùng 1 nở trong
phổi chuột và di chuyển lên khí quản, xuống ruột
và được thải ra ngoài theo phân và nhiễm trở lại
ốc.
Người là ký chủ tình cờ, ăn phải AT3 trong ốc
sống hoặc trong rau bị nhiễm. Ở người, chu trình
phát triển của giun cũng tương tự như ở chuột,
tuy nhiên thường ấu trùng bị giữ lại ở hệ thần
kinh và không thể trở về tim, phổi để trưởng
thành. Vì vậy, bệnh do A. cantonensis ở người
biểu hiện ở giai đoạn cấp tính bằng hội chứng
viêm não - màng não, kèm theo tăng bạch toan
tính trong dịch não tủy và máu, thường nhẹ đến
trung bình, hiếm khi nặng và có tính tự giới hạn,
sau giai đoạn viêm màng não cấp, bệnh tự lui.
Chẩn đoán xác định là tìm được giun non
hoặc ấu trùng trong dịch não tủy của bệnh nhân.
Mặc dù có nhiều ca nhiễm, nhưng chỉ một số rất
ít tìm được giun trong dịch não tủy. Vì vậy, chẩn
đoán chủ yếu là dựa trên triệu chứng lâm sàng và
tiền sử ăn uống cũng như các kết quả xét nghiệm.
Khó khăn trong việc chẩn đoán xác định là
một lý do để các kỹ thuật miễn dịch có một vai
trò quan trọng để xác định trường hợp nhiễm
bệnh. Hiệu giá kháng thể tăng có thể là bằng
chứng của một bệnh nhiễm mới và cũng là một
bệnh đang có. Thử nghiệm huyết thanh phát
hiện kháng thể bây giờ đã được chấp nhận rộng
rãi là một công cụ chẩn đoán thích hợp nhất.
Bệnh do A. cantonensis có tính cách cấp tính,
không kéo dài, vì vậy, biết được thời điểm kháng
thể xuất hiện trong máu/dịch não tủy của bệnh
nhân sau khi bị nhiễm có thể giúp chúng ta lấy
bệnh phẩm làm xét nghiệm đúng lúc và theo dõi
diễn tiến của bệnh.
Trong khi chờ đợi tiến hành khảo sát biến
động kháng thể ở người bị nhiễm A. cantonensis,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu dùng mô hình
thực nghiệm để tìm hiểu biến động kháng thể ở
chuột bị nhiễm A. cantonensis trong phòng thí
nghiệm.
Đáp ứng kháng thể ở chuột đối với nhiễm
Angiostrongylus cantonensis (A. cantonensis) có thể
được chứng minh ở chuột bị nhiễm tự nhiên hay
ở chuột được gây nhiễm thực nghiệm(14). Từ trước
đến nay đã có nhiều kỹ thuật để phát hiện kháng
thể ở chuột bị nhiễm A. cantonensis: khuyếch tán
trong thạch (AGD), miễn dịch đối lưu (CIEP),
ngưng kết hồng cầu gián tiếp (IHA) và miễn dịch
hấp phụ men (ELISA). Cross và Chen dùng kỹ
thuật ELISA để phát hiện kháng thể dùng và
nhận thấy tất cả các ca nhiễm A. cantonensis được
xác nhận và nghi ngờ đều có giá trị OD cao hơn
những ca chứng(2, 3)
Công trình nghiên cứu này mô tả động học
của kháng thể trong máu của chuột bị nhiễm A.
cantonensis bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế
Mô tả thực nghiệm, hàng loạt ca.
Dụng cụ và hoá chất
Pepsin bột (Merck), Acid hydrocloric
(Merck), Ether, dung dịch NaCl 0,85%.
Bình nến, bồn ủ, ống thông dạ dày, kim tiêm
1ml, dụng cụ Baermann (giá đỡ, rây lưới, gạc,
phễu được nối với ống cao su, kẹp, bình Becher).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 32
Vật liệu
Ốc Biomphalaria glabrata được nuôi dưỡng
trong phòng thí nghiệm.
Ấu trùng giai đoạn 3 (AT3) A. cantonensis
được thu hồi từ ốc bằng kỹ thuật tiêu mô trong
1% HCl-pepsin và kỹ thuật Baermann.
- Chuột cống trắng Wistar, từ 6-8 tuần tuổi,
được xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng ruột.
Những chuột có kết quả phân âm tính sẽ được
đưa vào thí nghiệm. 90 chuột được chia làm 2
nhóm:
-Lô 1: chuột 45 con, 3 chuột làm chứng âm,
42 chuột được gây nhiễm với 50AT3/chuột
-Lô 2; : chuột 45 con, 3 chuột làm chứng âm,
42 chuột được gây nhiễm với 100AT3/chuột
Huyết thanh
Chứng âm: máu lấy từ 3 chuột khỏe mạnh,
xét nghiệm phân không phát hiện KST đường
ruột. Xét nghiệm máu không phát hiện nhiễm
KST trong máu.
Chứng dương: máu lấy từ 3 chuột được gây
nhiễm với 100AT/con vào tuần thứ 20 sau nhiễm.
Mẫu nghiên cứu: máu của chuột được gây
nhiễm với liều 50 AT/chuột và 100 AT/chuột, thu
thập định kỳ mỗi tuần từ tuần thứ 1 cho đến tuần
thứ 20 sau nhiễm.
Máu lấy từ chuột khỏe mạnh và chuột bị
nhiễm A.cantonensis được ly tâm, tách huyết
thanh, cất ở -70ºC đến khi dùng.
Phương pháp
Gây nhiễm chuột
Gây mê chuột bằng ether. Dùng ống tiêm 1
ml gắn với ống thông dạ dày bơm ấu trùng vào
dạ dày chuột. Theo dõi sức khỏe của chuột trong
suốt thời gian từ lúc gây nhiễm đến cuối kỳ thực
nghiệm.
Chuột bị giết hàng tuần ở các thời điểm tuần
thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ,10, 12, 16 và 20 sau khi
gây nhiễm. Dùng ống tiêm để rút máu từ tim.
Não, phổi và tim được lấy ra quan sát tìm giun.
Giun được định danh dựa vào hình thái học bằng
kính hiển vi quang học.
Đáp ứng miễn dịch của chuột sau khi được
gây nhiễm A. cantonensis sẽ được khảo sát bằng
kỹ thuật ELISA gián tiếp, phát hiện kháng thể
trong máu chuột.
Thử nghiệm ELISA gián tiếp
Kháng nguyên pha trong đệm Carbonate-
bicarbonate 0,05M, pH 9,6, nhỏ 100 µl vào các
giếng, ủ ở 37ºC trong 1 giờ và để qua đêm ở 4ºC.
Rửa phiến nhựa với dung dịch rửa ( PBS-Tween
20) 3 lần. Khóa giếng với 150 µl BSA 1%, ủ ở 37ºC
trong 1 giờ. Rửa 3 lần với dung dịch rửa. Cho 100
µl huyết thanh chứng âm và dương và mẫu thử
đã pha loãng vào giếng và ủ ở 37ºC trong 1 giờ.
Rửa 5 lần với dung dịch rửa. Cho vào mỗi giếng
100 µl cộng hợp ( KPL), ủ ở 37ºC trong 1 giờ. Rửa
5 lần với dung dịch rửa. Cho 100 µl cơ chất TMB
(Sigma) vào mỗi giếng, để ở nhiệt độ phòng từ 15
-20 phút. Ngưng phản ứng bằng H2SO4 2M. Đọc
kết quả bằng máy đọc Multiskan ở bước sóng 450
nm.
Mỗi mẫu được thực hiện 3 lần và lấy giá trị
trung bình.
KẾT QUẢ
Thời điểm giun có mặt tại các cơ quan
Kết quả được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Thời điểm phát hiện giun ở chuột bị nhiễm
A. cantonensis
Thời
điểm
(tuần)
Cơ quan quan sát tìm giun
Liều nhiễm 50AT/ chuột Liều nhiễm 100AT/
chuột
Số giun/chuột n (%) Số giun/chuột n (%)
Não Tim Phổi Phân Não Tim Phổi Phân
1 tuần + 0 - + 0 -
2 + 0 - + 0 -
3 + 0 - + 0 -
4 + 6 (12) - + 25 (25) -
5 - 27 (54) - - 34 (34) -
6 - 42 (84) + - 67 (67) +
7 - 35 (70) + - 58 (58) +
8 - 40 (80) + - 47 (47) +
9 - 42 (84) + - 66 (66) +
10 - 39 (78) + - 53 (53) +
11 - 32 (64) + - 42 (42) +
12 - 41 (82) + - 46 (46) +
16 - 38 (76) + - 43 (43) +
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 33
Thời
điểm
(tuần)
Cơ quan quan sát tìm giun
Liều nhiễm 50AT/ chuột Liều nhiễm 100AT/
chuột
Số giun/chuột n (%) Số giun/chuột n (%)
Não Tim Phổi Phân Não Tim Phổi Phân
20 - 41 (82) + - 49 (49) +
Kết quả thử nghiệm ELISA với huyết thanh
chuột
Kết quả thử nghiệm ELISA được trình bày
trong bảng 2. Các giá trị được thể hiện bằng đơn
vị mật độ quang (OD), đánh giá theo tỷ lệ Voller
và cs. (1979) được tính từ các giá trị OD đo được
từ các mẫu huyết thanh chuột khỏe mạnh và
chuột bị nhiễm giun.
Bảng 2: Diễn biến kháng thể kháng A. cantonensis
trong huyết thanh chuột bị nhiễm
Thời điểm ELISA Huyết thanh (OD)
Liều 50AT/chuột Liều 100AT/chuột
OD Tỷ lệ Voller
Mẫu/Chứng
âm
OD Tỷ lệ Voller
Mẫu/Chứng
âm
Chứng âm 0,223 1,0 0,231 1,0
1 tuần 0,229 1,0 0,236 1,0
2 0,269 1,2 0,323 1,4
3 0,328 1,5 0,454 2,0
4 0,427 1,9 0,669 2,9
5 0,526 2,4 0,855 3,7
6 0,668 3,0 0,901 3,9
7 0,740 3,3 0,993 4,3
8 0,791 3,5 1,016 4,4
9 0,805 3,6 1,108 4,8
10 0,813 3,6 1,086 4,7
11 0,762 3,4 1,068 4,6
12 0,784 3,5 1,086 4,7
16 0,778 3,4 1,040 4,5
20 0,802 3,5 1,062 4,6
So sánh biến động kháng thể theo thời gian
(tuần) của 2 lô chuột từ tuần 1 đến tuần 20 sau
nhiễm được trình bày trong biểu đồ 1.
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 16 20 22 24
50 ch
100 ch
Biểu đồ 1: Biến động kháng thể (OD) theo thời gian nhiễm (tuần) của 2 lô chuột.
BÀN LUẬN
Về thời điểm giun xuất hiện ở não và tim-
phổi
Theo chu trình phát triển của A. cantonensis
được đề cập trong y văn và kết quả khảo sát của
những tác giả khác thì sau nhiễm giun, ấu trùng
xuất hiện rất sớm ở não nhưng di chuyển khỏi
não sau 4 tuần để sinh trưởng ở động mạch phổi,
tim, phổi và được thải ra môi trường ngoài theo
phân sau 6 tuần(12, 15). Tác giả Bhopale và cs còn
nhận thấy số lượng giun ở não tăng cao nhất ở
tuẩn thứ 3 (ngày 21) ở tất cả các liều nhiễm 15AT,
100AT, 500AT, 2000AT, 5000AT, 10000AT(1).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với những đề cập nói trên. Ngoài ra, qua khảo
sát chúng tôi nhận định là thời điểm xuất hiện và
các giai đoạn phát triển của giun ở các cơ quan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 34
như trên không khác nhau với liều gây nhiễm
cao hay thấp. Ấu trùng giai đoạn 3 đã xuất hiện
ở não chuột ngay tuần đầu sau khi xâm nhập
vào chuột. Chúng tiếp tục tập trung lên não cao
nhất vào tuần thứ 3 và phát triển thành giun non
ở não vào tuần thứ 4. Cũng vào tuần thứ 4, một
số giun bắt đầu trở về tim phổi vào khoảng ngày
28-31, đến tuần thứ 5, không còn thấy giun ở
não. Từ tuần thứ 4, giun trở về ký sinh tại động
mạch phổi, trưởng thành và đẻ trứng. Trứng bắt
đầu xuất hiện trong phân chuột từ tuần thứ 6 sau
nhiễm (bảng 1).
Về thời điểm xuất hiện kháng thể
Ở chuột gây nhiễm với liều 50 AT/chuột, OD
đo được ở tuần thứ 1, 2 sau nhiễm chưa có khác
biệt so với OD đo được trước khi chuột được gây
nhiễm cho thấy chưa có đáp ứng kháng thể trong
3 tuần đầu. Từ tuần thứ 4, kháng thể bắt đầu tăng
dần, cao đáng kể từ tuần thứ 5, đạt đỉnh vào tuần
thứ 7 và duy trì cho đến cuối kỳ thí nghiệm, tuần
thứ 20. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định
của Chen và cs khi gây nhiễm liều 100AT gây
được đáp ứng kháng thể phát hiện bằng kỹ thuật
ELISA từ tuần thứ 3 sau nhiễm(2). Kamiya và
Tanaka cũng nhận thấy rằng sự xuất hiện của
kháng thể phát hiện được trùng hợp với sự xuất
hiện của AT trong phân(7).
Trong nghiên cứu, ở lô chuột được gây
nhiễm với liều 100AT/chuột, kết quả OD đo được
cũng tương tự như ở lô chuột gây nhiễm với liều
50 AT/chuột về thời điểm xuất hiện cũng như
biến động của kháng thể trong huyết thanh
chuột.
Yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng kháng thể ở
chuột bị gây nhiễm A. cantonensis
Liều gây nhiễm
Bhopale và cs gây nhiễm cho các lô chuột với
liều ấu trùng khác nhau từ 15 AT/chuột, 100
AT/chuột, 500 AT/chuột, 2000 AT/chuột, 5000
AT/chuột và 10000 AT/chuột(1). Khi dùng kỹ
thuật miễn dịch điện di đối lưu (CIEP) để phát
hiện kháng thể, tác giả nhận thấy kháng thể xuất
hiện vào ngày 21 sau nhiễm ở tất cả các lô chuột,
trừ lô chuột được gây nhiễm với liều 15
AT/chuột. Yoshimura và cs. dùng kỹ thuật
ngưng kết hồng cầu thụ động (IHA) đã phát hiện
được kháng thể ở chuột nhiễm A. cantonensis với
liều trung bình 77 AT/chuột , IHA dương tính ở
mức thấp từ tuần thứ 5 và tiếp tục tăng sau đó(13).
Yong WK và Dobson cũng dùng kỹ thuật IHA
để phát hiện kháng thể ở 3 lô chuột bị nhiễm A.
cantonensis với các liều khác nhau (thấp 10-30
AT, trung bình 40-50 AT và cao 100-150 AT)
cũng phát hiện được kháng thể IHA vào ngày
thứ 12 sau nhiễm, sau đó tăng nhanh đến đỉnh
vào tuần thứ 5 và duy trì ít nhất đến 4 tuần sau.
Nhóm tác giả này cũng chứng minh có tương
quan giữa hiệu giá kháng thể và liều gây nhiễm
từ tuần thứ 14(11).
Khi so sánh các giá trị của OD ở 2 lô chuột
trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy các
giá trị OD khác nhau khi đo cùng thời điểm. Ở lô
gây nhiễm với liều 100AT/chuột, trị số OD cao
hơn trị số của OD trong lô chuột bị nhiễm
50AT/chuột (bảng 2) rất rõ rệt. Giá trị OD gấp 2
so với chứng ghi nhận được ở tuần thứ 4 ở lô gây
nhiễm với liều thấp, nhưng đã đạt hiệu giá OD
gấp 2 lần từ tuần thứ 3 với liều gây nhiễm
100AT/chuột. Kanbara và cs. cũng có nhận xét
tương tự khi gây nhiễm cho 2 lô chuột với liều
150AT/chuột và 50AT/chuột và tác giả cũng đã
kết luận kháng thể xuất hiện sớm hơn trong lô
chuột được gây nhiễm với liều cao (150/chuột)
(ngày 20 sau nhiễm) so với trong lô chuột nhiễm
liều thấp (ngày 30 sau nhiễm)(9). Vì vậy, có thể
nhận định rằng đáp ứng miễn dịch thể dịch đối
với nhiễm A. cantonensis ở chuột tỷ lệ thuận với số
lượng AT gây nhiễm.
Thời gian nhiễm ký sinh trùng
Thời điểm kháng thể được phát hiện trong
máu chuột mhiễm A. cantonensis có thể sớm hay
muộn tùy thuộc vào kỹ thuật thử nghiệm và
kháng nguyên được làm từ ấu trùng hay giun
trưởng thành. Kỹ thuật kết tủa có thể phát hiện
được kháng thể 1 tuần sau nhiễm, kỹ thuật ngưng
kết hồng cầu chỉ phát hiện được kháng thể 5 tuần
sau nhiễm(2, 4, 6, 7, 13, 14).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 35
Chen dùng kỹ thuật ELISA với nhiều loại
kháng nguyên làm từ các giai đoạn phát triển
khác nhau của giun, đã phát hiện kháng thể ở
chuột từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 26 sau khi nhiễm
và kết luận là kháng nguyên làm từ giun trưởng
thành tốt hơn kháng nguyên khác(2).
Với kỹ thuật ngưng kết hồng cầu gián tiếp
(IHA) và kháng nguyên làm từ giun trưởng
thành, Yong và Dobson phát hiện kháng thể đầu
tiên vào ngày 35 khi giun non di chuyển về phổi
và cho rằng kết quả này có thể do dùng kháng
nguyên làm từ giun trưởng thành(11).
Dharmkrong và cs. ghi nhận được kết quả
tương tự nhưng sớm hơn vào ngày thứ 14 khi họ
dùng kháng nguyên làm từ ấu trùng(4).
Theo Yong và Dobson, kháng nguyên làm từ
giun trưởng thành chỉ phát hiện được kháng thể
khi giun tới phổi(11). Kháng thể kháng AT biến
mất khi phản ứng kháng thể chống kháng
nguyên giun trưởng thành được phát hiện. Đáp
ứng miễn dịch có tính đặc hiệu giai đoạn phát
triển. Vấn đề được đặt ra có chăng sự khác biệt về
cấu tạo giữa kháng nguyên làm từ ấu trùng và
kháng nguyên làm từ giun trưởng thành.
Dhamkrong-At và Sirisinha chứng minh các
polypeptide có trong lượng phân tử 80 000, 39
500 và 22 000 có mặt trong nhiều giai đoạn phát
triển của giun và có tính kháng nguyên(5).
Năm 2005, Li và cs. đã dùng kỹ thuật điện di
và dấu thấm miễn dịch (SDS-PAGE và
Immunoblot) để phân tích kháng nguyên làm từ
các giai đoạn phát triển khác nhau của
A.cantonenesis. Tác gỉa đã kết luận các băng
protein đều giống nhau ở các giai đoạn phát
triển khác nhau(11).
Kết quả của chúng tôi và các tác giả trên đều
cho thấy đáp ứng kháng thể ở chuột bị nhiễm A.
cantonensis tỷ lệ thuận với thời gian gây nhiễm.
Tuần thứ 1 đến tuần thứ 3 sau nhiễm là thời
gian chúng tôi chỉ mới tìm thấy ấu trùng ở não,
giá trị OD đo được chưa có sự thay đổi có ý
nghĩa khi so với chứng âm, đồng nghĩa với
kháng thể chưa xuất hiện trong máu. Tuy vậy,
cũng có thể OD chưa cao do kháng thể đã bắt
đầu có nhưng ở mức thấp dưới khả năng phát
hiện của phản ứng ELISA bởi vì các kỹ thuật khác
như kỹ thuật kết tủa đã có thể tìm thấy kháng thể
1 tuần sau gây nhiễm. Mặt khác, giun ở não giai
đoạn này chỉ là ấu trùng nên chưa có tính sinh
kháng nguyên mạnh, vì vậy chưa gây được đáp
ứng miễn dịch đáng kể.
Từ tuần thứ 4 trở đi cũng là lúc giun đã
trưởng thành và di chuyển từ não xuống đến
ruột. Chúng tôi cũng ghi nhận được giá trị lúc đó
OD và tỷ lệ Voller tăng ngày càng cao hơn,
chứng tỏ kháng thể đã hiện diện đủ mạnh và
ngày càng nhiều để có thể phát hiện được. Điều
này còn có thể do giun trưởng thành có tính
kháng nguyên mạnh hơn và ổn định trong thời
lâu dài.
Trở lại với trường hợp nhiễm A. cantonensis ở
người, theo y văn thế giới, giun chỉ đến được não
và không trở về phổi nên không trưởng thành
được. Đáp ứng miễn dịch dịch thể ở người như
thế nào, có giống như ở chuột? Đây là một câu
hỏi còn để ngõ, cần có những nghiên cứu để làm
rõ diễn biến động học kháng thể kháng A.
cantonensis ở người.
KẾT LUẬN
Kỹ thuật ELISA có thể phát hiện được kháng
thể chống Angiostrongylus cantonensis trong huyết
thanh chuột từ tuần thứ 4 sau nhiễm. Hiệu giá
kháng thể tính bằng đơn vị OD hay tỷ lệ Voller
tăng đến đỉnh vào tuần thứ 7 sau gây nhiễm và
tồn tại với hiệu giá cao cho đến hết