Khảo sát đau và những ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Đặt vấn đề: Đau sau phẫu thuật thay khớp háng ảnh hưởng tiêu cực đến vận động và tâm lý của bệnh nhân. Xử trí đau không hợp lý có thể gây ra một số biến chứng làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng ngày nằm viện và tăng phí chăm sóc. Mục tiêu nghiên cứu : Khảo sát tình trạng đau và những ảnh hưởng của đau trên bệnh nhân thay khớp háng tại bệnh viện Chợ Rẫy làm cơ sở cho các can thiệp tích cực vào giảm đau hậu phẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trên 44 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng từ 03/2013 - 03/2014, tại khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy, áp dụng giảm đau sau phẫu thuật theo cách thường dùng tại khoa. Đánh giá mức độ đau và những ảnh hưởng của đau thang điểm VAS (Visual Analogue Scale) và thang điểm BPI (Brief Pain Inventory). Ghi nhận tác dụng phụ của thuốc giảm đau, các biến chứng, thời gian bắt đầu hợp tác tập vật lý trị liệu. Kết quả: Tỉ lệ đau nặng ngày 1, 2, 3, 4 sau phẫu thuật lần lượt là 84,1% ;75% ; 36,36% ; 13,64%. Cường độ đau trung bình vào ngày 1, 2, 3, 4 là 8,02 ; 7,13 ; 5,79 và 4,76. Thuốc giảm đau dùng sau phẫu thuật là Paracetamol (93,18%), NSAIDs (65,91%),Tramadol (54,55%), trong đó phối hợp các nhóm thuốc là: Tramadol + Paracetamol + NSAIDs (13,64%),Tramadol + Paracetamol (34,09%), Tramadol + NSAIDs (6,8%), Paracetamol + NSAIDs (45,45%). Giữa các nhóm điểm giảm đau khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong 24 trường hợp dùng Tramadol có 50 % bị nôn ói và 4,17 % vừa nôn ói vừa chóng mặt. Hợp tác với vật lý trị liệu sau phẫu thuật ngày 1,2,3,4 lần lượt là 15,91 %, 56,82%, 27,27%. Mức độ đau chung (BPI 29) 44/40 vào ngày thứ nhất và giảm 16,71/40 vào ngày thứ 4, ảnh hưởng đến hoạt động và tâm lý cũng cao vào ngày đầu sau phẫu thuật 63,37/70 và giảm 47,39/70 vào ngày thứ tư sau phẫu thuật. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Kết luận: Nhiều bệnh nhân đau sau phẫu thuật thay khớp háng với cường độ nặng ảnh hưởng đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân, cũng như sự hợp tác của bệnh nhân với vật lý trị liệu. Dù phối hợp ít nhất hai loại thuốc giảm đau và dùng nhiều giảm đau gây nghiện, can thiệp giảm đau theo thói quen chưa đáp ứng đủ yêu cầu điều trị

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đau và những ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 60 KHẢO SÁT ĐAU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAU SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Lâm Đạo Giang*, Đỗ Phước Hùng**, Lê Văn Tuấn***,Trần Thị Kim Hoa***, Trần Thị Đoan Trang*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau sau phẫu thuật thay khớp háng ảnh hưởng tiêu cực đến vận động và tâm lý của bệnh nhân. Xử trí đau không hợp lý có thể gây ra một số biến chứng làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng ngày nằm viện và tăng phí chăm sóc. Mục tiêu nghiên cứu : Khảo sát tình trạng đau và những ảnh hưởng của đau trên bệnh nhân thay khớp háng tại bệnh viện Chợ Rẫy làm cơ sở cho các can thiệp tích cực vào giảm đau hậu phẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trên 44 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng từ 03/2013 - 03/2014, tại khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy, áp dụng giảm đau sau phẫu thuật theo cách thường dùng tại khoa. Đánh giá mức độ đau và những ảnh hưởng của đau thang điểm VAS (Visual Analogue Scale) và thang điểm BPI (Brief Pain Inventory). Ghi nhận tác dụng phụ của thuốc giảm đau, các biến chứng, thời gian bắt đầu hợp tác tập vật lý trị liệu. Kết quả: Tỉ lệ đau nặng ngày 1, 2, 3, 4 sau phẫu thuật lần lượt là 84,1% ;75% ; 36,36% ; 13,64%. Cường độ đau trung bình vào ngày 1, 2, 3, 4 là 8,02 ; 7,13 ; 5,79 và 4,76. Thuốc giảm đau dùng sau phẫu thuật là Paracetamol (93,18%), NSAIDs (65,91%),Tramadol (54,55%), trong đó phối hợp các nhóm thuốc là: Tramadol + Paracetamol + NSAIDs (13,64%),Tramadol + Paracetamol (34,09%), Tramadol + NSAIDs (6,8%), Paracetamol + NSAIDs (45,45%). Giữa các nhóm điểm giảm đau khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong 24 trường hợp dùng Tramadol có 50 % bị nôn ói và 4,17 % vừa nôn ói vừa chóng mặt. Hợp tác với vật lý trị liệu sau phẫu thuật ngày 1,2,3,4 lần lượt là 15,91 %, 56,82%, 27,27%. Mức độ đau chung (BPI 29) 44/40 vào ngày thứ nhất và giảm 16,71/40 vào ngày thứ 4, ảnh hưởng đến hoạt động và tâm lý cũng cao vào ngày đầu sau phẫu thuật 63,37/70 và giảm 47,39/70 vào ngày thứ tư sau phẫu thuật. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Kết luận: Nhiều bệnh nhân đau sau phẫu thuật thay khớp háng với cường độ nặng ảnh hưởng đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân, cũng như sự hợp tác của bệnh nhân với vật lý trị liệu. Dù phối hợp ít nhất hai loại thuốc giảm đau và dùng nhiều giảm đau gây nghiện, can thiệp giảm đau theo thói quen chưa đáp ứng đủ yêu cầu điều trị. Từ khóa: Giảm đau đa mô thức, thay khớp háng bán phần. ABSTRACT POST-OPERATIVE PAIN AFTER HIP ARTHROPLASTY AT CHO RAY HOSPITAL: SURVEYAND INFLUENCE Lam Dao Giang, Do Phuoc Hung, Le Van Tuan, Tran Thi Kim Hoa, Tran Thi Doan Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 60 - 66 Background: Post-operative pain after hip arthroplasty is negatively affects patient's psychology and motion. Improper management of pain can lead to complications which result in reducing quality of life and increase length of hospital stay and cost. Objectives: To give the basic information for intensively post-operative pain management. Materials and methods: from 03/2013 to 03/2014, there were 44 patients of hip replacement at Cho Ray * Bệnh viện Nhân dân Gia Định ** Đại Học Y Dược TP.HCM, *** Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc:BS. Lâm Đạo Giang ĐT: 0913152716 Email:bsgiang77@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 61 hospital. Post-operative pain control was depended on surgeon’s preference. Pain severity and the influences of pain were evaluated, using VAS and BPI. Side effects of pain killers, complications, and the time to start physical therapy were recorded as well. Results: The ratio of severe post-operative pain on the first day, second, third and fourth was 84.1%, 75%, 36.36%, and 13.64% respectively. The mean pain severity of the first, second, third and fourth was postoperatively 8.02, 7.13, 5.79, and 4.76, respectively. Postoperative pain killers included Paracetamol (93.18%), NSAIDs (65.91%),Tramadol (54.55%). The combination of pain killers were Tramadol + Paracetamol + NSAIDs (13.64%), Tramadol + Paracetamol (34.09%), Tramadol+NSAIDs (6.8%), Paracetamol + NSAIDs (45.45%). There was no difference between groups in terms of pain score. 50% patients vomited, 4.17% vomited and dizzied in Tramadol group (24 patients). Patients tart physical therapy on the second, third and fourth day was 15.91%, 56.82% and 27.27% respectively. According to BPI, the score is 29.44/40 on the first day and is 16.71/40 on the fourth day. Pain influences to patient’s psychology and motion were also high on the first day 63.37/70, and reduced to 47.39/70 on the fourth day. Conclusion: Post-operative pain from hip replacement is severe and can affect badly metal function and behaviors of the patient. The ordinary pain control are not effective. Keywords: Multimodal pain management, Bipolar hemiarthroplasty ĐẶT VẤN ĐỀ Đau sau phẫu thuật vẫn còn là mối quan tâm của nhiều phẫu thuật viên và kiểm soát đau sau phẫu thuật vẫn là một thách thức. Một nghiên cứu của Warfield và Kahn 1995 cho thấy có đến 80% bệnh nhân bị đau từ trung bình đến nặng sau phẫu thuật(12). Đau quá mức được xem là thất bại sớm của thay khớp bởi nó ảnh hưởng tiêu cực đến vận động và sự hợp tác của bệnh nhân với vật lý trị liệu(10). Xử trí đau không hợp lý có thể gây ra những nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, mất ngủ, rối loạn nhận thức, chậm lành vết thương và như thế làm giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng ngày nằm viện và tăng phí chăm sóc(10,11,3,4,6). Nếu đau nhiều trong suốt giai đoạn sau phẫu thuật có thể dẫn đến hội chứng đau mạn tính(1,2,10). Các phẫu thuật viên hiện nay vẫn xử trí đau theo thói quen và chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của nó. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng từ 03/2013 - 03/2014 tại khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy với phương pháp vô cảm là tê tủy sống và không có tiền căn bệnh lý gì đặc biệt. Tất cả các trường hợp đều áp dụng giảm đau sau phẫu thuật thường dùng tại khoa. Phương pháp nghiên cứu Bệnh nhân sau khi phẫu thuật thay khớp háng được đánh giá mức độ đau và những ảnh hưởng của đau vào các ngày 1, 2, 3, 4 sau phẫu thuật theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale) và BPI (Brief Pain Inventory). Trong đó VAS được chia làm 4 mức độ: không đau (0 điểm), đau nhẹ (từ 1 - 3 điểm), đau trung bình (từ 4 - 6 điểm), đau nặng (từ 7 - 10 điểm và thang điểm BPI được chia làm hai nhóm là cường độ đau và ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý, trong đó cường độ đau có các thời điểm đau nhiều nhất, đau trung bình, đau ít nhất và đau hiện tại lúc đánh giá. Ghi nhận và phân loại các thuốc giảm đau dùng sau phẫu thuật, theo dõi tác dụng phụ của thuốc cũng như các biến chứng có thể xảy ra. Ghi nhận thời điểm bắt đầu tập vật lý trị liệu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc tính mẫu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên 44 bệnh nhân thay khớp háng tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Chợ Rẫy. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60,70 ± 15,43, nam và nữ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 62 có tỷ lệ bằng nhau 50%. Phương thức phẫu thuật là 11 (25%) trường hợp thay khớp háng toàn phần và 33 (75%) trường hợp thay khớp háng bán phần và tất cả đều là phẫu thuật chương trình, với phương pháp vô cảm trong phẫu thuật là gây tê tủy sống. Thay khớp háng toàn phần 11, bán phần 33. Đặc điểm các loại thuốc giảm đau sau phẫu thuật (bảng 1) Thuốc được dùng 2 lần trong ngày cách nhau 6 - 8 giờ, tiêm và truyền trong 3 ngày đau sau đó chuyển sang thuốc uống cùng nhóm kéo dài đến khi xuất viện. Trong hai ngày đầu sau phẫu thuật có 8 (18,18%) trường hợp phải dùng giảm đau Morphin và 12 (27,27%) tăng thêm liều Paracetamol trong đêm lúc bệnh nhân than đau nhiều. Bảng 1: Đặc tính thuốc giảm đau sau phẫu thuật Đặc tính giảm đau sau phẫu thuật TS % Các loại thuốc giảm đau dùng sau mổ Thuốc gây nghiện(Tramadol) 24 54,55 NSAIDS 29 65,91 Paracetamol 41 93,18 Seduxen 8 18,18 Sự phối hợp các thuốc giảm đau Tramadol + Paracemadol 15 34,09 Tramadol + NSAIDs Tramadol + Paracetamol + NSAIDs 3 6 6,8 13,64 Paracetamol + NSAIDs 20 45,45 Dùng thuốc khẩn cấp trong đêm Morphin 8 18,18 Paracetamol 12 27,27 Mức độ đau và những ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý Điểm đau VAS sau phẫu thuật Điểm đau trung bình theo thang điểm VAS vào các ngày sau phẫu thuật được trình bày ở bảng 2. Theo đó điểm đau trung bình hậu phẫu ngày 1 cao 8,02 và giảm dần vào ngày thứ tư sau phẫu thuật là 4,76. Cường độ đau của bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng giảm dần theo thời gian và vẫn còn đau ở mức trung bình (4-6) ở hậu phẫu ngày thứ 4. Bảng 2: Thang điểm đau sau phẫu thuật(n=44) Thời gian nghiên cứu Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) VAS chung Ngày 1 (n=44) 8,02 (1,48) 9 (8 – 9) Ngày 2 (n=44) 7,13 (1,36) 7 (7 – 8) Ngày 3 (n=44) 5,79 (1,71) 6 (5 – 7) Ngày 4 (n=44) 4,76 (1,65) 5 (3 – 6) Tần suất đau theo thang điểm VAS trình bài ở bảng 2. Theo đó vào ngày thứ 1 sau phẫu thuật có đến 84,09% bệnh nhân có cường đau ở mức độ nặng (VAS: 7-10) và ngày thứ tư sau phẫu thuật vẫn còn 13,64 % bệnh nhân đau nặng Bảng 3: Tần suất đau của thang điểm VAS các ngày sau phẫu thuật (n=44) VAS nặng Trung bình nhẹ Không đau Ngày 1 84,09% 15,91% Ngày 2 75% 22,73% 2,27% Ngày 3 36,36% 56,82% 6,82% Ngày 4 13,64% 50% 36,36% Thang điểm BPI Bảng 4: Mức độ đau và ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý Thời gian nghiên cứu Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Mức độ đau Ngày 1 (n=44) 29,44 (4,82) 30 (28 –32) Ngày 2 (n=44) 25,19 (4,63) 25 (23 – 28) Ngày 3 (n=44) 21,09 (5,04) 21,5 (16 – 24) Ngày 4 (n=44) 16,71 (5,89) 15,5 (11 – 21) Khác biệt ngày 1- ngày 4: P<0,001*Kiểm định Wilcoxon Hoạt động và tâm lý Ngày 1 (n=44) 63,37 (6,36) 65 (64 - 66) Ngày 2 (n=44) 57,51 (6,63) 58 (56 - 63) Ngày 3 (n=44) 51,17 (6,57) 51,5 (49 - 55) Ngày 4 (n=44) 47,39 (6,19) 48 (45 - 51) Khác biệt ngày 1- ngày 4: P<0,001 Theo đó có 15,91 % bắt đầu tập vật lý trị liệu vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật, 56,82% bắt đầu hợp tác tập vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật và 27,27% tập vào ngày thứ 4 sau phẫu thuật. Điều đó cho thấy đau làm cho bệnh nhân không thể tập phục hồi vào ngày thứ 1 và ngày 2 sau phẫu thuật. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 63 Bảng 5: Cường độ đau nhiều nhất và ít nhất trong 24 giờ qua Thang điểm đau sau phẫu thuật Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 TS (%) TS (%) TS (%) TS (%) Cường độ đau nhiều nhất trong 24 giờ qua Không đau - - - - Đau nhẹ 1 (2,27) - 6 (13,64) 14 (31,82) Đau trung bình 3 (6,82) 8 (18,18) 17 (38,64) 22 (50) Đau nặng 40 (90,91) 36 (81,82) 21 (47,72) 8 (18,18) Cường độ đau ít nhất trong 24 giờ qua Không đau - - - - Đau nhẹ - 3 (6,82) 13 (29,54) 27 (61,37) Đau trung bình 24 (54,55) 34 (77,27) 28 (63,64) 16 (36,36) Đau nặng 20 (45,45) 7 (15,91) 3 (6,82) 1 (2,27) Thang điểm đau sau phẫu thuật Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 TS (%) TS (%) TS (%) TS (%) Cường độ đau nhiều nhất trong 24 giờ qua Không đau - - - - Đau nhẹ 1 (2,27) - 6 (13,64) 14 (31,82) Đau trung bình 3 (6,82) 8 (18,18) 17 (38,64) 22 (50) Đau nặng 40 (90,91) 36 (81,82) 21 (47,72) 8 (18,18) Cường độ đau ít nhất trong 24 giờ qua Không đau - - - - Đau nhẹ - 3 (6,82) 13 (29,54) 27 (61,37) Đau trung bình 24 (54,55) 34 (77,27) 28 (63,64) 16 (36,36) Đau nặng 20 (45,45) 7 (15,91) 3 (6,82) 1 (2,27) Bảng 6: Thời điểm bắt đầu tập vật lý trị liệu Thời điểm tập vật lý trị liệu Tần suất % Ngày 1 Ngày 2 7 15,91 Ngày 3 25 56,82 Ngày 4 12 27,27 Ngày 5 Đau theo nhóm phẫu thuật Mức độ đau và mức độ ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân trong hai nhóm phẫu thuật thể hiện ở bảng 6 và bảng 7. Qua đó cho thấy điểm số mức độ đau cũng như những ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân ở hai nhóm phẫu thuật có chênh lệch ít và không có ý nghĩa thống kê (P = 0,582; P = 0,057) Bảng 7: Mức độ đau theo BPI Ngày Mức độ đau theo BPI Thay khớp toàn phần Thay khớp bán phần N Trung bình Độ lệch chuẩn Trungvị (p25 – p75) Giá trị p theo ngày N Trung bình Độ lệch chuẩn Trung vị (p25 – p75) Giátrị p theo ngày Ngày 1 11 29,84 (4,19) 30 (29 – 32) 33 28,89 (5,67 ) 30 (28 – 32) Ngày 2 11 25,32 (4,33) 26 (23 – 28) 0,000 33 25 (5,16) 25 (22 – 28) 0,000 Ngày 3 11 20,46 (5,30) 19,5 (16 – 24) 0,000 33 22,13 (4,57) 24 (17 – 24,5) 0,000 Ngày 4 11 16,25 (6,62) 15 (10,5 – 0,5) 0,000 33 17,5 (4,52) 18,5 (14 – 21) 0,000 P phân tích lặp lại so sánh hai nhóm =0,582 Bảng 8: Mức độ ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân theo BPI Ngày Mức độ ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý Thay khớp toàn phần Thay khớp bán phần n Trung bình Trung vị Giá trị p theo N Trung bình Trung vị Giá trị p Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 64 Độ lệch chuẩn (p25 – p75) ngày Độ lệch chuẩn (p25 – p75) theo Ngày Ngày 1 11 64,52 (4,16) 65 (64 – 66) 33 61,78 (8,41 ) 64,5 (62 – 66) Ngày 2 11 57,46 (5,99) 58 (57 – 61) 0,000 33 57,59(7,70) 58 (55 – 64) 0,000 Ngày 3 11 51,5 (7,03) 52 (49 – 56) 0,000 33 50,63 (5,94) 51 (47 – 55) 0,000 Ngày 4 11 47,88 (6,80) 49 (45 – 52,5) 0,000 33 46,42 (4,85) 46,5 (43 – 51) 0,000 P phân tích lặp lại so sánh hai nhóm=0,057 Coef=-0,022 Bảng 9: Thang điểm đau VAS ở hai nhóm phẫu thuật thay khớp toàn phần và bán phần Thời gian nghiên cứu VAS Thay khớp toàn phần Thay khớp bán phần n Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Giá trị p theo ngày n Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Giá trị p theo ngày Ngày 1 11 8,21 (1,28) 9 (8 – 9) 33 7,73 (1,75) 9 ( 7 – 9) Ngày 2 11 7,19 (1,20) 7 (7 – 8) 0,000 33 7,06 (1,59) 7 (6 – 8) 0,000 Ngày 3 11 5,85 (1,66) 6 (5–7) 0,000 33 5,72 (1,81) 6 (5 – 7) 0,000 Ngày 4 11 4,78 (1,73) 5 (3 – 6) 0,000 33 4,73 (1,58) 5 (3 – 6) 0,000 P phân tích lặp lại so sánh hai nhóm=0,058 Coef= -0,028 Điểm đau theo thang điểm VAS của hai nhóm: thay khớp toàn phần và bán phần thể hiện ở bảng 8. Theo đó điểm đau VAS ở nhóm thay khớp toàn phần cao hơn ở nhóm thay khớp bán phần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P= 0,058) Đau theo nhóm thuốc giảm đau Bảng 10: Mức độ đau theo BPI của các nhóm sử dụng thuốc Mức độ đau BPI Các nhóm thuốc sử dụng (1) (2) (3) (4) T. gian nghiên cứu n TB (ĐLC) N TB (ĐLC) n TB (ĐLC) n TB (ĐLC) Ngày 1 15 30,22 (3,15) 3 30 (3,69) 20 30,69 (3,74) 6 25,33 (4,62) Ngày 2 15 25,75 (4,59) 3 25,67 (5,72) 20 26,63 (3,81) 6 22,67 (3,21) Ngày 3 15 20,56 (6,56) 3 21,5 (4,72) 20 21,94 (5,57) 6 19,67 (3,79) Ngày 4 15 17,63 (6,97) 3 18,75 (3,86) 20 16,94 (6,78) 6 19,5 (2,12) P=0,332 P=0,215 P=0,000 Coef=0,015 Coef=0,215 Coef=0,17 2 vs 1 3 vs 1 4 vs 1 (1): Tramadol + Paracetamol; (2): Tramadol + NSAIDs; (3): Paracetamol + NSAIDs; (4): Tramadol + Paracetamol + NSAIDs Bảng 11: Mức độ ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân theo BPI trên các nhóm sử dụng thuốc. Mức độ ảnh hưởng của đau Các nhóm sử dụng thuốc giảm đau (1) (2) (3) (4) Thời gian nghiên cứu n TB (ĐLC) n TB (ĐLC) n TB (ĐLC) n TB (ĐLC) Ngày 1 15 65,55 (1,89) 3 64,6 (2,19) 16 63,94 (4,88) 6 62,33 (2,52) Ngày 2 15 58,56 (3,57) 3 53,2 (10,52) 16 59,38 (5,15) 6 50,67 (6,11) Ngày 3 15 49,33 (9,26) 3 48,33 (7,31) 16 53,5 (4,63) 6 42,33 (9,29) Ngày 4 15 44,86 (9,09) 3 48,25 (3,59) 16 49,13 (5,05) 6 35,5 (6,36) P=0,420 P=0,249 P=0,000 Coef=-0,024 Coef=0,032 Coef=0,007 2 vs 1 3 vs 1 4 vs 1 Mức độ đau và mức độ ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân theo các nhóm sử dụng thuốc thể hiện ở bảng 9 và bảng 10. Qua đó cho thấy điểm số mức độ đau cũng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 65 như những ảnh hưởng của đau đến hoạt động và tâm lý của bệnh nhân ở nhóm 4 ( phối hợp 3 thuốc) có giảm so với nhóm khác (phối hợp hai thuốc) và có ý nghĩa thống kê (P = 0,000), tuy nhiên vẫn còn mức độ cao. Điểm đau VAS ở các nhóm sử dụng thuốc được thể hiện ở bảng 11. Theo đó điểm đau VAS của các nhóm vào ngày thứ nhất vẫn ở mức độ nặng (7-10 điểm). Tuy nhiên ở nhóm 4 điểm đau VAS giảm hơn so với các nhóm khác và có ý nghĩa thống kê (P= 0,001) Bảng 12. Mức độ đau VAS ở các nhóm sử dụng thuốc VAS Các nhóm sử dụng thuốc giảm đau (1) (2) (3) (4) Thời giannghiên cứu n TB (ĐLC) n TB (ĐLC) n TB (ĐLC) n TB (ĐLC) Ngày 1 15 8,35 (1,68) 3 8,33(1,21) 20 8,65 (1,40) 6 7,67 (0,58) Ngày 2 15 7,32 (1,36) 3 7,33(1,21) 20 7,78 (1,36) 6 6,70 (1,23) Ngày 3 15 5,55 (2,18) 3 6,33 (1,51) 20 6,55 (1,45) 6 5,33 (0,58) Ngày 4 15 4,21 (1,99) 3 4,31 (1,29) 20 4,93 (1,83) 6 3,67 (1,53) P=0,056 P=0,067 P=0,001 Coef=0,248 Coef=0,085 Coef=0,094 2 vs 1 3 vs 1 4 vs 1 Bảng 13. Tác dụng giảm đau của nhóm Tramadol so với nhóm không Tramadol Ngày Nhóm tramadol+ Nhóm tramadol- n Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) n Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (p25 – p75) Ngày 1 (n=44) 24 39,35(24,88) 30 (20 – 60) 20 35,24 (19,40) 30 (20 – 40) Ngày 2 (n=44) 24 42,73(15,18) 40 (30 – 50 ) 20 41,43 (13,15) 40 (30 – 50) Ngày 3 (n=44) 24 39,54 (15,88) 35 (30 – 50) 20 40,00 (13,42) 40 (30 – 40) Ngày 4 (n=44) 24 45 (19,17) 40 (30 -60) 20 44,5 (17,31) 45 (30 – 50) N1 ~ N4: P=0,078 N1 ~ N4: P=0,068 p so sánh hai nhóm/lặp lại = 0,05; không có sự khác biệt về giảm cảm giác đau ở hai nhóm Mức độ giảm đau ở nhóm dùng Tramadol và nhóm không dùng Tramadol thể hiện ở bảng 12. Qua đó cho thấy tác dụng giảm đau ở hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,05). Tác dụng phụ của thuốc Trong 24 bệnh nhân dùng Tramadol sau mổ có 12 bệnh nôn ói chiếm 50% và 1 bệnh nhân vừa nôn ói vừa chóng mặt chiếm 4,17% BÀN LUẬN Cường độ đau sau phẫu thuật Nghiên cứu cho thấy đau sau phẫu thuật thay khớp háng xảy ra với tần xuất cao và cường độ cao. Qua thang điểm PBI cũng cho thấy điều đó: cường độ đau lúc nhiều nhất hay lúc ít nhất thì mức độ nặng cũng chiếm đa số. Đau nhiều sẽ kéo theo những ảnh hưởng của nó cũng như làm cản trở đến vận động của bệnh nhân, bệnh nhân không vận động sớm được nên không thể hợp tác tập vật lý trị liệu sớm. Nghiên cứu cũng cho thấymức độ đau giảm còn 16,71/40 thì điểm số ảnh hưởng đến hoạt động và tâm lý cũng giảm 47,39/70 (P<0,001). Đặc điểm các phương pháp giảm đau Trong nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng tùy thuộc vào sự ưa thích của phẫu thuật viên hơn là theo một phát đồ chung. Phối hợp các nhóm thuốc hơn là đa mô thức, sử dụng thuốc gây nghiện còn khá nhiều. Phân tích nhóm dùng Tramadol và thuốc giảm đau khác cho thấy giảm đau không có sự khác biệt có ý nghĩa, ngoài ra tác dụng phụ hay gặp nhất là chóng mặt và nôn ói, một cảm giác khó chịu mà không có bệnh nhân nào mong muốn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 66 Cường độ đau lúc nhiều nhất cũng như lúc ít nhất đều ở mức độ nặng chiếm đa số chứng tỏ điều trị giảm đau mà bệnh nhân nhận được chưa thỏa đáng. Trong khi đó giảm đau sau thay khớp háng của một số tác giả như: Zachary D. Post(13); Hyan Kang(55); Kyung-Jae Lee(8); Parvataneni HK(9)... là theo phát đồ đa mô thức, trong đó có sự phối hợp của thuốc gi
Tài liệu liên quan