Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật ASO‐PCR khảo sát 6 kiểu đột biến G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I của tổ hợp gen BCR/ABL gây kháng mạnh với imatinib (IM) trên bệnh nhân (BN) bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 30 mẫu tủy xương của BN BCMDT kháng IM tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng 01/2012 đến 05/2013 có chỉ định tìm đột biến BCR‐ABL kháng IM bằng kỹ thuật giải trình tự DNA. Đồng thời, xây dựng điều kiện kỹ thuật ASO‐PCR với 6 cặp mồi chuyên biệt của 6 kiểu đột biến và chọn nhiệt độ bắt cặp tối ưu cho từng cặp mồi để khảo sát đột biến cho 30 mẫu BN trên. Kết quả: Sau khi thay đổi nhiệt độ bắt cặp cho từng cặp mồi chuyên biệt, chúng tôi đã xác định được nhiệt độ tối ưu cho phản ứng ASO‐PCR đối với 6 kiểu đột biến gen BCR/ABL kháng mạnh với IM là G250E và Y253H ở 650C, Y253F ở 550C, E255K và E255V ở 680C, và T315I ở 630C. Đồng thời, kết quả khảo sát 6 kiểu đột biến trên 30 BN BCMDT kháng IM bằng kỹ thuật ASO‐PCR phát hiện 17 lượt đột biến trên 15 BN so với 15 lượt đột biến trên 14 BN bằng giải trình tự chuỗi DNA, cho thấy kỹ thuật ASO‐PCR có độ nhạy cao hơn so với giải trình tự chuỗi DNA. Kết luận: Xây dựng thành công kỹ thuật ASO‐PCR khảo sát 6 kiểu đột biến thường gặp, kháng mạnh với IM giúp các bác sĩ lâm sàng quyết định hướng điều trị phù hợp cho BN. Ngoài ra, ASO‐PCR là kỹ thuật đơn giản, hiệu quả có thể triển khai rộng rãi ở các Bệnh viện có chuyên khoa huyết học để chẩn đoán đột biến điểm BCR/ABL đã biết.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đột biến gen BCR/ABL kháng mạnh với imatinib bằng kỹ thuật ASO‐PCR tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 200
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN BCR/ABL KHÁNG MẠNH VỚI IMATINIB
BẰNG KỸ THUẬT ASO‐PCR TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
Phạm Thị Mỹ Hạnh*, Phan Thị Xinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật ASO‐PCR khảo sát 6 kiểu đột biến G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V,
T315I của tổ hợp gen BCR/ABL gây kháng mạnh với imatinib (IM) trên bệnh nhân (BN) bạch cầu mạn dòng tủy
(BCMDT).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 30 mẫu tủy xương của BN BCMDT kháng IM tại
Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng 01/2012 đến 05/2013 có chỉ định tìm đột biến BCR‐ABL kháng IM
bằng kỹ thuật giải trình tự DNA. Đồng thời, xây dựng điều kiện kỹ thuật ASO‐PCR với 6 cặp mồi chuyên biệt
của 6 kiểu đột biến và chọn nhiệt độ bắt cặp tối ưu cho từng cặp mồi để khảo sát đột biến cho 30 mẫu BN trên.
Kết quả: Sau khi thay đổi nhiệt độ bắt cặp cho từng cặp mồi chuyên biệt, chúng tôi đã xác định được nhiệt
độ tối ưu cho phản ứng ASO‐PCR đối với 6 kiểu đột biến gen BCR/ABL kháng mạnh với IM là G250E và
Y253H ở 650C, Y253F ở 550C, E255K và E255V ở 680C, và T315I ở 630C. Đồng thời, kết quả khảo sát 6 kiểu đột
biến trên 30 BN BCMDT kháng IM bằng kỹ thuật ASO‐PCR phát hiện 17 lượt đột biến trên 15 BN so với 15
lượt đột biến trên 14 BN bằng giải trình tự chuỗi DNA, cho thấy kỹ thuật ASO‐PCR có độ nhạy cao hơn so với
giải trình tự chuỗi DNA.
Kết luận: Xây dựng thành công kỹ thuật ASO‐PCR khảo sát 6 kiểu đột biến thường gặp, kháng mạnh với
IM giúp các bác sĩ lâm sàng quyết định hướng điều trị phù hợp cho BN. Ngoài ra, ASO‐PCR là kỹ thuật đơn
giản, hiệu quả có thể triển khai rộng rãi ở các Bệnh viện có chuyên khoa huyết học để chẩn đoán đột biến điểm
BCR/ABL đã biết.
Từ khóa: bạch cầu mạn dòng tủy, đột biến kháng imatinib, ASO‐PCR.
ABSTRACT
DETECTION OF BCR/ABL MUTATIONS WHICH STRONGLY RESIST TO IMATINIB USING ASO‐
PCR AT BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL
Pham Thi My Hanh, Phan Thi Xinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 200 - 204
Objective: Using ASO‐PCR to detect the 6 types (Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I) of BCR/ABL
mutation which strongly resist to Imatinib (IM) in chronic myeloid leukemia (CML).
Methods: This study was performed in 30 IM‐resistant CML patients which were analyzed BCR/ABL
mutations by direct sequencing at Blood transfusion and Hematology hospital from January 2012 to May 2013.
ASO‐PCR conditions were established to dectect the 6 types of BCR/ABL mutation strong resistance to IM.
Results: By adjusting primer annealing temperature, we determined optimal primer annealing temperature
for ASO‐PCR to dectect the 6 types of BCR/ABL mutation (G250E and Y253H at 650C, Y253F at 550C, E255K
and E255V at 680C, and T315I at 630C). Concomitantly, the results of detecting the 6 types of BCR/ABL
mutation in 30 patients showed that there were 17 mutations in 15 patients by using ASO‐PCR and 15
mutations in 14 patients by using direct sequencing. These results indicate that ASO‐PCR is more sensitive than
direct sequencing technique.
Conclusion: Successful development of ASO‐PCR procedure for detecting the 6 types of BCR/ABL
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Thành phố Hồ Chí Minh ** Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. BS. Phan Thị Xinh ĐT: 0932.728.115 Email: phanthixinh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 201
mutation helps the doctors in selecting suitable therapy regiment for patient. Moreover, ASO‐PCR is simple and
effective technique which can apply for detecting the known BCR/ABL kinase domain mutations in other
hematology hospitals.
Keywords: chronic myeloid leukemia, mutations resistance to Imatinib, ASO‐PCR
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoảng 20% đến 30% bệnh nhân (BN) bạch
cầu mạn dòng tủy (BCMDT) được phát hiện
kháng imatinib (IM) sau khi điều trị với thuốc
một thời gian. Các cơ chế kháng IM đã được mô
tả mà nguyên nhân chủ yếu là do những đột
biến trên ABL kinase domain (chiếm tới 30 ‐ 90%
các BN kháng IM) và tăng biểu hiện do sự
khuếch đại của gen BCR/ABL(2,4). Do đó, khảo sát
các đột biến vùng kinase trên BCR/ABL là yếu tố
quan trọng giúp quyết định hướng điều trị cho
BN BCMDT kháng IM.
Từ năm 2010 đến năm 2012, tại Bệnh viện
Truyền máu Huyết học (BV.TMHH) TP.HCM,
chúng tôi đã khảo sát 103 BN BCMDT kháng IM
bằng kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA(3). Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 46,6% BN mang đột
biến, trong đó các kiểu đột biến thường gặp gây
kháng mạnh với IM là G250E, Y253F, Y253H,
E255K, E255V, E279K, T315I (23/103 = 22,3%).
Việc phát hiện các đột biến gây kháng mạnh này
giúp các bác sĩ quyết định ngừng sử dụng IM và
đưa ra lựa chọn điều trị khác thích hợp cho BN.
Mặc dù kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA
phù hợp để khảo sát tất cả các kiểu đột biến
BCR/ABL gây kháng IM nhưng đòi hỏi phải có
đủ trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, nhân lực
được đào tạo tốt có thể phân tích đột biến nên
khó triển khai rộng rãi. Trong khi đó, kỹ thuật
ASO‐PCR có độ nhạy và tính chuyên biệt cao,
có thể sử dụng để phát hiện nhanh các đột
biến đã biết kháng mạnh với IM sử dụng trang
thiết bị đơn giản như máy luân nhiệt và kỹ
thuật viên có thể thực hiện được nếu quy trình
đã được xây dựng tốt.
Trong nghiên cứu này chúng tôi xây dựng
quy trình ASO‐PCR khảo sát đột biến G250E,
Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I để giúp
hoàn thiện kỹ thuật phát hiện nhanh các
trường hợp mang đột biến kháng mạnh với IM
thường gặp.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 30 mẫu tủy
xương của BN BCMDT kháng IM tại BV.TMHH
TP.HCM từ tháng 01/2012 đến 05/2013 có chỉ
định tìm đột biến BCR/ABL kháng IM bằng kỹ
thuật giải trình tự chuỗi DNA.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt ca, triển khai kỹ thuật mới.
Phương pháp tiến hành
Ly trích DNA: Lấy 2 ml tủy xương từ gai
chậu hoặc 5 ml máu ngoại biên (nếu số lượng
bạch cầu ≥ 20 K/μL) trong chống đông EDTA. Ly
trích DNA từ tủy xương hoặc máu ngoại biên
bằng GenElute blood genomic DNA kit (Sigma,
Mỹ). Sản phẩm DNA sau ly trích được kiểm tra
nồng độ và độ tinh sạch bằng máy đo quang
phổ ở hai bước sóng 260 nm và 280 nm.
Thực hiện phản ứng ASO‐PCR: Thành phần
phản ứng ASO‐PCR gồm có 1μL (10μM) mồi
cho mỗi loại (bảng 1), 0,1μL (5UI / μL) Takara
Taq HotStart Polymerase (Takara, Nhật) và 1 μL
(100ng) DNA trong 20μL thể tích phản ứng. Tiến
hành thử điều kiện của phản ứng PCR với nhiệt
độ bắt cặp mồi trong khoảng từ 55 ~ 680C. Chu
kỳ luân nhiệt trên máy Applied Biosystems 2720
Thermal Cycler (Life Technologies, Hoa Kỳ) bao
gồm 940C trong 5 phút; theo sau là 30 chu kỳ của
940C trong 25 giây, 55 ~ 680C trong 25 giây và
720C trong 30 giây. Sản phẩm PCR được điện di
trên thạch 2% có chứa ethidium bromide trong
0,5 x TBE và quan sát bằng hệ thống Gel Doc EQ
(Biorad, Mỹ). Chứng dương và chứng âm được
chọn từ những mẫu có đột biến và không đột
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 202
biến đã khảo sát bằng kỹ thuật giải trình tự
chuỗi DNA.
Bảng 1: Các cặp mồi dùng cho ASO‐PCR và kích
thước sản phẩm PCR tương ứng
Kiểu đột
biến Mồi xuôi
Mồi
ngược
Kích thước
sản phẩm
PCR
Nhiệt độ bắt
cặp tối ưu
G250E 250mu
244R
208 bp 65oC
Y253H 253mu1 199 bp 65oC
Y253F 253mu2 198 bp 55oC
E255K 255mu1 194 bp 68oC
E255V 255mu2 194 bp 68oC
T315I 315mu 315R 158 bp 63oC
KẾT QUẢ
Chúng tôi đã tiến hành thử điều kiện phản
ứng ASO‐PCR để chọn điều kiện nhiệt độ bắt
cặp mồi tối ưu khuếch đại đặc hiệu 6 kiểu đột
biến BCR/ABL kháng mạnh với IM. Kết quả
thử điều kiện của từng kiểu đột biến được mô
tả như sau:
Đối với đột biến G250E, chúng tôi khảo sát
nhiệt độ bắt cặp mồi ở 560C, 600C và 650C đối với
mẫu chứng âm mang đột biến T315I (giếng 1, 4,
7), mẫu mang đột biến G250E (giếng 2, 5, 8) và
nước (giếng 3, 6, 8) (hình 1A). Kết quả cho thấy
cả 3 điều kiện đều xuất hiện băng đặc hiệu cho
đột biến G250E (208 bp) như kết quả của giếng 2,
5, 8 và nước hoàn toàn không có băng (hình 1A).
Giếng 1 và 4 xuất hiện băng mờ không đặc hiệu
ở 560C và 600C, trong khi đó ở 65oC băng không
đặc hiệu này biến mất (giếng 7, Hình 1A). Điều
kiện tối ưu của phản ứng được kiểm tra trên 3
mẫu chứng dương và lặp lại 2 lần.
Đối với đột biến Y253H, chúng tôi khảo sát ở
4 mốc nhiệt độ bắt cặp mồi là 600C, 620C, 650C và
680C đối với mẫu có đột biến Y253H, mẫu chứng
âm mang đột biến Y253F và nước. Kết quả cho
thấy ở 650C mẫu có đột biến Y253H xuất hiện
băng đậm và rõ nét hơn các điều kiện khác.
Ngược lại, với đột biến Y253F chúng tôi khảo sát
ở 550C, kết quả cho thấy chỉ có mẫu mang đột
biến Y253F mới xuất hiện băng đặc hiệu (198 bp)
ở giếng 1, mẫu chứng âm mang đột biến Y253H
(giếng 2), mẫu không có đột biến (giếng 3) và
nước (giếng 4) đều không xuất hiện băng đặc
hiệu (hình 1B). Điều kiện tối ưu của Y253H và
Y253F được kiểm tra trên 3 mẫu và 2 mẫu chứng
dương tương ứng và lặp lại 2 lần.
560C 600C 650C 550C
A B
Hình 1: ASO‐PCR phát hiện đột biến G250E (A) và
Y253F (B) (A): Giếng 1, 4, 7 là mẫu chứng âm có đột biến
T315I; giếng 2, 5, 8 là mẫu có đột biến G250E; giếng 3, 6, 8
là nước. (B): Giếng 1 là mẫu có đột biến Y253F; giếng 2 là
mẫu chứng âm có đột biến Y253H; giếng 3 là mẫu không
có đột biến; và giếng 4 là nước.
Đối với đột biến E255K, chúng tôi khảo sát 3
mốc nhiệt độ bắt cặp mồi là 600C, 620C và 680C
với mẫu chứng dương có đột biến E255K, chứng
âm có đột biến E255V và nước. Kết quả cho thấy
ở điều kiện 68oC cho kết quả tối ưu nhất (Hình
2A). Ngược lại, với đột biến E255V chúng tôi
khảo sát 4 mốc nhiệt độ bắt cặp là 580C, 600C,
650C và 680C với mẫu chứng dương có đột biến
E255V, chứng âm có đột biến E255K và nước, và
kết quả cho thấy ở điều kiện 68oC cho kết quả tối
ưu nhất (Hình 2B). Điều kiện tối ưu của E255K
và E255V được kiểm tra trên 3 mẫu và 1 mẫu
chứng dương tương ứng và lặp lại 2 lần.
B
58oC 60oC 65oC 68oC600C 620C 680C
A
Hình 2: ASO‐PCR phát hiện đột biến E255K (A) và
E255V (B) (A): Giếng 1, 4, 7 là mẫu có đột biến E255K;
giếng 2, 5, 8 là mẫu chứng âm có đột biến E255V; giếng 3,
6, 8 là nước. (B): Giếng 1, 4, 7 và 10 là mẫu có đột biến
E255V; giếng 2, 5, 8 và 11 là mẫu chứng âm có đột biến
E255K; giếng 3, 6, 9 và 12 là nước.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 203
Đối với đột biến T315I, chúng tôi khảo sát ở 3
mốc nhiệt độ bắt cặp mồi là 630C, 640C và 650C,
mẫu chứng dương có đột biến T315I (giếng 1, 4,
7), mẫu chứng âm có đột biến G250E (giếng 2, 5,
8) và nước (giếng 3, 6, 9). Kết quả cho thấy ở
điều kiện 63oC cho kết quả tối ưu nhất với băng
đột biến (158bp) rõ nét nhất (hình 3). Điều kiện
tối ưu của phản ứng được kiểm tra trên 3 mẫu
chứng dương và lặp lại 2 lần.
Hình 3: ASO‐PCR phát hiện đột biến T315I
Giếng 1, 4, 7 là mẫu có đột biến T315I; giếng 2, 5, 8 là mẫu
chúng âm có đột biến G250E; giếng 3, 6, 9 là nước.
Sau khi chuẩn hóa điều kiện ASO‐PCR
thành công, chúng tôi khảo sát 6 kiểu đột biến
G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I
kháng mạnh với IM trên 30 BN BCMDT kháng
IM. Kết quả cho thấy có 17 lượt đột biến của 6
kiểu trên 15 BN (bảng 2). Kiểm tra bằng kỹ thuật
giải trình tự chuỗi DNA cho thấy 6 kiểu đột biến
trên được phát hiện 15 lượt trên 14 BN, 5 BN có
đột biến khác và 11 BN không phát hiện đột biến
vùng ATP‐binding domain.
Bảng 2: Các kiểu đột biến BCR/ABL kháng IM
Kiểu đột biến ASO-PCR
Giải trình
tự DNA
G250E 3 3
Y253H 5 3
Y253F 2 2
E255K 3 3
E255V 1 1
T315I 3 3
Không phát hiện 6 kiểu đột biến trên 15
Đột biến khác ngoài 6 đột biến trên 5
Kiểu đột biến ASO-PCR
Giải trình
tự DNA
Không phát hiện đột biến vùng ATP-
binding domain 11
BÀN LUẬN
Khi khảo sát các kiểu đột biến, chúng tôi sử
dụng DNA trong phản ứng PCR và thử điều
kiện với 2 loại taq polymerase là GoTaq Plexi
DNA polymerase (Promega, Hoa Kỳ) và Takara
Taq HotStart Polymerase. Kết quả của GoTaq
Plexi cho nhiều băng phụ ngoài băng đặc hiệu ở
cùng điều kiện nhiệt độ nên Takara Taq HotStart
Polymerase được chọn sử dụng trong nghiên
cứu này. Với việc thay đổi nhiệt độ bắt cặp mồi
cho từng phản ứng PCR, chúng tôi đã xác định
được điều kiện nhiệt độ phù hợp cho các phản
ứng ASO‐PCR phát 6 kiểu đột biến BCR/ABL
kháng mạnh với IM (Bảng 1). Điều kiện phản
ứng ASO‐PCR đã xây dựng trong nghiên cứu
cho thấy kết quả khảo sát đặc hiệu cho từng kiểu
đột biến như tại vị trí Y253 và E255 đều có 2 kiểu
đột biến xảy ra là Y253K/Y253F và E255K/E255V,
khi khảo sát đột biến Y253F thì Y253K được
dùng làm chứng âm nhưng chỉ có mẫu mang
đột biến Y253F xuất hiện băng đặc hiệu và
ngược lại (Hình 1B), tương tự đối với E255K và
E255V (Hình 2).
Kết quả khảo sát 30 BN BCMDT kháng IM
bằng 2 kỹ thuật ASO‐PCR và giải trình tự chuỗi
DNA cho thấy giá trị của ASO‐PCR trong việc
tầm soát các đột biến đã biết. Trong 30 BN được
khảo sát, có 15 BN biểu hiện 17 lượt của 6 kiểu
đột biến G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V,
T315I, cao hơn so với kết quả giải trình tự chuỗi
DNA (15 lượt của 14 BN) (Bảng 2). Trong đó, có
2 BN (IAP‐015 và IAP‐025) không tìm thấy đột
biến Y253H bằng kỹ thuật giải trình tự chuỗi
DNA nhưng băng đột biến được phát hiện bằng
kỹ thuật ASO‐PCR (giếng 3, Hình 4A). Tuy
nhiên, kết quả giải trình tự chuỗi DNA của 2 BN
trên cũng cho thấy tại vị trí aa253 ngoài sóng T
bình thường còn xuất hiện sóng C rất nhỏ gần
bằng sóng nền (sóng nhiễu) nên rất khó nhận
diện và quyết định là sóng bất thường (Hình 4B),
chứng tỏ trên 2 BN này đã xuất hiện dòng tế bào
63
0
64
0
65
0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 204
mang đột biến Y253H chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều
so với dòng tế bào không mang đột biến (< 10%).
Hình 4: Kết quả ASO‐PCR (A) và giải trình tự DNA (B)
Tìm đột biến Y253H trên BN IAP‐25
Kỹ thuật ASO‐PCR có thể phát hiện 1 tế bào
bất thường trong 103 – 104 tế bào bình thường
nên dễ dàng khuếch đại dòng tế bào mang đột
biến với tỉ lệ thấp < 10%, trong khi đó kỹ thuật
giải trình tự DNA đòi hỏi phải có ít nhất 10%
dòng tế bào mang đột biến mới phát hiện được
(2,6), cho thấy ASO‐PCR nhạy hơn khi phát hiện
các đột biến đã biết. Việc phát hiện 6 kiểu đột
biến kháng mạnh trên giúp các bác sĩ lâm sàng
quyết định chọn lựa hướng điều trị thích hợp
cho BN.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng
thành công các điều kiện của phản ứng ASO‐
PCR khảo sát 6 kiểu đột biến BCR/ABL kháng IM
mạnh và thường gặp trên BN BCMDT tại
BV.TMHH. Kết quả khảo sát 6 kiểu đột biến trên
30 BN BCMDT kháng IM cho thấy kỹ thuật
ASO‐PCR có ưu điểm trong việc phát hiện các
đột biến đã biết. ASO‐PCR khảo sát các kiểu đột
biến kháng IM là kỹ thuật đơn giản, thực hiện
nhanh, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và
nhân lực đào tạo chuyên sâu nên dễ dàng
chuyển giao cho các cơ sở chuyên khoa điều trị
BCMDT trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Elnahass YH, Mahmoud HK, Ali FT, et al (2013), Abl Kinase
Domain Mutations in Imatinib‐treated Egyptian Patients with
Chronic Myeloid Leukemia, J Leuk, 1: 106.
2. Kang HY, Hwang JY, Kim JH, et al (2006). Comparison of
allele specific oligonucleotide‐polymerase chain reaction and
direct sequencing for high throughput screening of ABL
kinase domain mutations in chronic myeloid leukemia
resistant to IM, Haematologica, 91: 659‐662.
3. Phan Thị Xinh (2012), Khảo sát đột biến gen BCR/ABL gây
kháng IM trên BN bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) bằng
phương pháp giải trình tự chuỗi DNA, đề tài Sở Khoa Học
Công Nghệ Tp.HCM 2010‐2012.
4. Soverini S, Colarossi S, Gnani A, et al (2006), Contribution of
ABL kinase domain mutations to IM resistance in different
subsets of Philadelphia‐positive patients: by the GIMEMA
Working Party on Chronic Myeloid Leukemia, Clin Cancer
Res, 12: 7374‐9.
5. Soverini S, Hochhaus A, Nicolini FE, et al (2011), BCR‐ABL
kinase domain mutation analysis in chronic myeloid
leukemia patients treated with tyrosine kinase inhibitors:
recommendations from an expert panel on behalf of
European LeukemiaNet, Blood, 118 (5): 1208‐15.
6. Willis SG, Lange T, Demehri S et al (2005), High‐sensitivity
detection of BCR‐ABL kinase domain mutations in imatinib‐
naive patients: correlation with clonal cytogenetic evolution
but not response to therapy, Blood, 106(6): 2128‐37.
Ngày nhận bài báo: 20 tháng 8 năm 2013
Ngày phản biện: 04 tháng 9 năm 2013
Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013
(A)