Khảo sát mức độ lo âu trước mổ bệnh nhân khoa ngoại thần kinh

Mục đích: Những thay đổi lớn trong cuộc sống là những yếu tố có ý nghĩa gây nên tâm trạng lo âu hay trầm cảm. Mục đích nghiên cứu này là khảo sát mức độ lo âu và trầm cảm của những bệnh nhân được chẩn đoán có bệnh lý chờ lịch mổ của khoa Ngoại thần kinh. Ngoài ra, các yếu tố dự báo của lo âu trước mổ cũng được phân tích. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang của 313 bệnh nhân bệnh lý chờ mổ theo lịch tại khoa Ngoại thần kinh ‐ bệnh viện Chợ Rẫy. Dữ liệu thu thập dưới dạng câu hỏi bao gồm các biến về xã hội dịch tễ, các nhu cầu thông tin cần biết của người bệnh và bộ câu hỏi HADS khảo sát mức độ lo âu và trầm cảm. Yếu tố tin cậy nội tại của các câu hỏi được kiểm tra. Các phương pháp thống kê phi tham số được sử dụng để tìm kiếm mối liên hệ tác động giữa các biến. Kết quả: Kết quả trong nghiên cứu cho thấy tổng trung bình của khảo sát mức độ lo âu và trầm cảm là 7,14 ± 3,58 và 6,75 ± 3,82, tương ứng. Trong mẫu nghiên cứu có 17,89% bệnh nhân có trạng thái lo âu với tổng điểm lo âu (HADS‐A) ≥ 11 và 17,57% bệnh nhân có trạng thái trầm cảm với tổng điểm trầm cảm (HADS‐D) ≥ 11. Phân tích cho thấy, nữ giới có mức độ lo âu cao hơn nam giới (P,0,05); bệnh nhân có những đòi hỏi về thông tin tư vấn có mức độ lo âu và trầm cảm cao hơn. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có một thực tại tình trạng lo âu và trầm cảm ở bênh nhân trước mổ mà điều này chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố. Nhận định, tư vấn và hổ trợ điều trị tâm trạng lo âu và trầm cảm trước mổ của bệnh nhân là cần thiết.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ lo âu trước mổ bệnh nhân khoa ngoại thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 84 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ LO ÂU TRƯỚC MỔ   BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI THẦN KINH  Huỳnh Lê Phương*, Phan Thị Diễm Kiều*, Lê Thị Vẹn*, Tô Huỳnh Minh Tâm*, Nguyễn Thị Thu*  TÓM TẮT  Mục đích: Những thay đổi lớn trong cuộc sống là những yếu tố có ý nghĩa gây nên tâm trạng lo âu hay  trầm cảm. Mục đích nghiên cứu này là khảo sát mức độ lo âu và trầm cảm của những bệnh nhân được chẩn  đoán có bệnh lý chờ lịch mổ của khoa Ngoại thần kinh. Ngoài ra, các yếu tố dự báo của lo âu trước mổ cũng  được phân tích.  Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang của 313 bệnh nhân bệnh lý chờ mổ theo lịch tại  khoa Ngoại thần kinh ‐ bệnh viện Chợ Rẫy. Dữ liệu thu thập dưới dạng câu hỏi bao gồm các biến về xã hội dịch  tễ, các nhu cầu thông tin cần biết của người bệnh và bộ câu hỏi HADS khảo sát mức độ lo âu và trầm cảm. Yếu  tố tin cậy nội tại của các câu hỏi được kiểm tra. Các phương pháp thống kê phi tham số được sử dụng để tìm  kiếm mối liên hệ tác động giữa các biến.  Kết quả: Kết quả trong nghiên cứu cho thấy tổng trung bình của khảo sát mức độ lo âu và trầm cảm là 7,14  ± 3,58 và 6,75 ± 3,82, tương ứng. Trong mẫu nghiên cứu có 17,89% bệnh nhân có trạng thái lo âu với tổng điểm  lo âu (HADS‐A) ≥ 11 và 17,57% bệnh nhân có trạng thái trầm cảm với tổng điểm trầm cảm (HADS‐D) ≥ 11.  Phân tích cho thấy, nữ giới có mức độ lo âu cao hơn nam giới (P,0,05); bệnh nhân có những đòi hỏi về thông tin  tư vấn có mức độ lo âu và trầm cảm cao hơn.  Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có một thực tại tình trạng lo âu và trầm cảm ở bênh nhân trước mổ mà điều  này chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố. Nhận định, tư vấn và hổ trợ điều trị tâm trạng lo âu và trầm cảm trước  mổ của bệnh nhân là cần thiết.  Từ khóa: Lo âu; Trầm cảm; Bệnh nhân trước mổ.  ABSTRACT  EVALUATE THE PREOPERATIVE AXIETY IN NEUROSURGICAL PATIENTS  Huynh Le Phuong, Phan Thi Diem Kieu; Le Thi Ven; To Huynh Minh Tam; Nguyen Thi Thu  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 84 ‐ 89  Background & Purpose: Major life changes are significant factors that cause anxiety and depression. The  aims  of  the  present  study were  to  identify  and  quantify  the  levels  of  preoperative  anxiety  and  depression  in  patients  undergoing  elective  surgery  in  a  neurosurgical  department.  In  addition,  predictors  of  preoperative  anxiety were studied in surgical patients.  Methods: This is a descriptive cross section study that includes 313 patients in a neurosurgical department.  As  the data‐gathering  tools, a questionnaire  form  including  the demographic variables,  the desire  information  variables and anxiety / depression disorder with the Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS) were used.  The  internal consistency was checked using Cronbach’s alpha. Statistical analyses were performed  finding  the  relationship as well as predictors of variables.  Results:  The  mean  HADS‐A  (anxiety)  score  of  patients  was  7.14  ±  3.58,  and  the  mean  HADS‐D  * Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy  Tác giả liên lạc: TS. BS. Huỳnh Lê Phương  ĐT: 0909225188   Email: phuongsds@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 85 (depression) was 6.75 ± 3.82. Among the patients in this study, 29.71% had an anxiety disorder (HADS‐A score  of ≥ 9) whereas the 34.18% showed depression (HADS‐D score of ≥ 9). Moreover, the result demonstrated that:  Females were more anxious than males (P <0.05); The patients with a high information requirement also had a  high level of anxiety and depression.  Conclusion:  The  results  of  this  study  showed  that  the  preoperative  anxiety  and  depression  of  patients  awaiting  surgery was  associated with  demographic  characteristics  as well  as  social  support  resources. Result  indicates  that  support,  counseling,  and  routine  screening  for  anxiety  and  depression  should  be  provided  to  inpatients.  Keywords: Anxiety; Depression; Preoperative selective patient.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Sự  lo âu hay trầm cảm thường thấy ở bệnh  nhân nội trú, đặc biệt ở những khoa ngoại nơi có  bệnh nhân chờ mổ. Thật vậy, thời gian nằm viện  đối với người bệnh  thông  thường có những sự  việc, thông tin chẩn đoán hay diễn biến phải trải  qua mang  đầy  tính  yếu  tố  gây  căng  thẳng  ở  người  bệnh. Ngoài  những  yếu  tố  về  thực  thể  bệnh  lý  gây  đau  đớn  về  thể  xác,  các  bước  xét  nghiệm xâm lấn, còn có những xáo trộn về tâm  lý  như  những  suy  nghĩ  về  bệnh  tật, di  chứng  điều trị, đảo lộn cuộc sống hay thái độ nhân viên  y tế, môi trường xa lạ phòng bệnh cũng thường  gây ra những múc độ lo âu hay trầm cảm ở bệnh  nhân nội trú(1,7,8,10).  Do đó, trong công tác chăm sóc sức khỏe và  điều  trị  bệnh  nhân  nội  trú  tại  các  bệnh  viện  ngoài việc kiện toàn tối ưu trong điều trị chuyên  môn, nhân viên y tế bác sĩ cũng như điều dưỡng  không thể bỏ qua việc đánh giá mức độ lo âu và  trầm cảm của bệnh nhân để cung cấp những tư  vấn đúng  lúc, đầy đủ hay  trợ giúp điều  trị khi  cần thiết(7).  Trong  y  văn  thế  giới,  đã  có  nhiều  nghiên  cứu, khảo  sát về mức  độ  lo âu  cũng như  trầm  cảm của người bệnh nội  trú, rải rác các chuyên  khoa trong đó bệnh nhân ngoại thần kinh không  là ngoại lệ (6,11). Với nhiều công cụ khảo sát đánh  giá mức độ  lo âu và trầm cảm được công nhận  và sử dụng rộng rãi, một số nghiên cứu này đi  sâu đối tượng bệnh nhân đang chờ trước mổ, chỉ  ra những mức độ  lo âu và  trầm cảm cũng như  các  yếu  tố  nguyên  nhân  hay  hậu  quả  tác  hại(8,10,12,13).  Tại Việt Nam, có vài công trình riêng lẻ khảo  sát về vấn đề tâm lý xã hội nhưng tập trung vào  khía cạnh dương tính biểu hiện bởi mức độ hài  lòng  hay  thỏa  mãn(2).  Khoa  Ngoại  thần  kinh,  bệnh viện Chợ Rẫy với  thuận  lợi về  cơ  sở vật  chất và là tuyến cuối phục vụ cho phía Nam đất  nước, lượng bệnh đa dạng và phong phú, chúng  tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát tình  trạng về mức độ  lo âu hay  trầm cảm của bệnh  nhân  trước  lúc  chờ mổ  chương  trình;  qua  đó  phân tích nhận định có hay không những yếu tố  hay nguyên nhân  thúc  đẩy  liên quan  đến mức  độ  lo  âu  của  bệnh  nhân  nhằm  nâng  cao  chất  lượng trong công tác điều trị.  ĐỐI TƯỢNG ‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Tất cả có 382 bệnh nhân (BN) tại khoa Ngoại  thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy từ 15/12/2012 đến  15/1/2013 đồng ý tham gia khảo sát.  Tiêu  chuẩn  chọn mẫu: Tất  cả BN  tham gia  khảo sát đều thỏa các điều kiện sau: tự nguyện;  biết  đọc viết;  đã  được  chẩn  đoán và  đang  chờ  lịch mổ chương trình; tuổi > 18.  Tiêu chuẩn loại trừ: BN giảm tri giác, mất ý  thức do bệnh lý; không hợp tác hoàn toàn.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu mô tả cắt ngang.  Phương tiện và cách thức nghiên cứu  Bảng câu hỏi tự trả lời bao gồm các câu hỏi  được  thiết kế về các yếu  tố xã hội  ‐ dịch  tễ, và  nhóm  câu hỏi  đánh giá mức  độ  lo âu và  trầm  cảm của bệnh nhân  theo mẫu HADS  (Hospital  Anxiety  Depression  Scale)  được  đề  xuất  bởi  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 86 Zigmond  và  Snaith  và  sau  đó  được  áp  dụng  rộng rãi trong các nghiên cứu trên thế giới. Mẫu  các câu hỏi tự trả lời HADS bao gồm 2 phần với  mỗi phần có 7 câu hỏi để đo lường về mức độ lo  âu  và  trầm  cảm  của  người  bệnh  (được  xem  HADS‐A như phần  đánh giá mức  độ  lo âu và  HADS‐D đánh giá mức độ trầm cảm. Mỗi phần  có  tổng  điểm  từ 0  ‐ 21. Ý nghĩa giá  trị khoảng  điểm đã được tính như sau: < 6: bình thường; 7 –  8: có  thể có; 10‐11 có  lẽ gần như có; ≥ 11: có rõ  ràng. Trong nghiên cứu, hệ số tin tưởng nội tại  Cronbach’s Alpha của các câu hỏi cho mỗi phần  lo âu và trầm cảm là > 0,70.  Các bảng khào  sát  được  tập hợp và nhập  các biến  được mã hóa bằng phần mềm SPSS.  Sau  đó  sử  lý  và  phân  tích  số  liệu  bằng  các  phép thống kê.  Nội dung nghiên cứu  Khảo sát  Các biến số dịch tễ xã hội: giới, tuổi, trình độ  học vấn, nghề, mức sống, gia đình.  Các biến số dịch tễ về bệnh lý: tiền sử bệnh,  loại bệnh lý.  Các biến số quan hệ: thông tin giao tiếp; cuộc  mổ và tài chính.  Các biến số của bảng câu hỏi HADS  (7 câu  HADS‐A và 7 câu HADS‐D).  Nhận định các liên hệ khác biệt về phân phối  giữa các biến số qua phân tích thống kê Mann‐ Whitney và Kruskal‐Wallis với kết quả xem xét  có ý nghĩa khi P < 0,05.  KẾT QUẢ  Với 382 phiếu câu hỏi khảo sát, sau khi loại  bỏ 69 phiếu vì không được trả lời đầy đủ các câu  hỏi, chúng tôi có 313 phiếu dữ liệu thông tin để  đưa vào xử lý. Một số phân tích được phân loại  như sau:  Đặc điểm dịch tễ ‐ xã hội  Giới  Trong mẫu của nghiên cứu có  tỉ  lệ nam nữ  như sau: Nam 125 (39,9%) và Nữ 188 (60,1%). Vì  đây  là mẫu  ngẫu  nhiên  cắt  ngang,  chúng  tôi  dùng  phép  thống  kê Mann‐Whitney U‐test  để  kiểm chứng sự ảnh hưởng của yếu  tố phái đối  với các biến số cần khảo sát.  Các biến số khảo sát dịch tễ ‐ xã hội   Bảng 1: Các biến dịch tễ xã hội học và thang điểm  HADS.  Biến Số ca (%) Điểm Mean HADS Lo âu (X ± SD) Trầm cảm (X ± SD) Mẫu 313 (100) 7,14 ± 3,58 6,75 ± 3,82 Giới Nam 125 (39,9) 5,76 ± 4,20 6,86 ± 4,34 Nữ 188 (60,1) 7,21 ± 3,57 6,67 ± 3,45 U, P=0,01 < 0,05 U, P > 0,05 Tuổi 15-20 28 (8,9) 6,68 ± 4,09 7,50 ± 3,58 21-30 44 (14,1) 7,64 ± 3,52 5,77 ± 3,97 31-40 49 (15,7) 6,65 ± 3,98 5,63 ± 4,05 41-50 87 (27,8) 7,23 ± 3,81 7,64 ± 3,50 51-60 59 (18,8) 7,03 ± 3,30 6,88 ± 3,78 61-70 32(10,2) 7,34 ± 2,95 6,68 ± 3,82 >70 14 (4,5) 7,79 ± 2,42 6,57 ± 3,98 KW, P > 0,05 KW, P=0,024 < 0,05 Hôn nhân Có gia đình 257 (82,1) 6,39 ± 3,73 5,57 ± 3,60 Đã li dị 3 (1) 10,67 ± 3,06 8,53 ± 6,11 Độc thân 53 (16,9) 6,23 ± 4,35 4,98 ± 3,00 KW, P > 0,05 KW, P > 0,05 Giáo dục Cấp 1 111 (35,5) 7,10 (3,31) 6,83 (3,31) Cấp 2 108 (34,5) 7,55 (3,67) 7,20 (3,67) Cấp 3 45 (14,4) 7,24 (3,43) 7,27 (3,43) TC 25 (8,0) 7,00 (4,59) 5,40 (4,59) ĐH 24 (7,7) 5,54 (3,39) 4,71 (3,39) KW, P > 0,05 KW, P = 0,02 < 0,05 Thu nhập Khó khăn 106 (63,6) 7,66 (3,84) 7,11 (4,08) Đủ sống 199 (33,9) 6,93 (3,43) 6,62 (3,63) Dư giả 8 (2,6) 5,75 (3,45) 4,88 (4,76) KW, P > 0,05 KW, P > 0,05 Nghề nghiệp KW, P > 0,05 KW, P > 0,05 Vùng địa phương KW, P > 0,05 KW, P > 0,05 HADS: Hospital anxiety depression scale; U: Mann‐ Whitney U test; KW: Kruskall‐Wallis test. P < 0,05.  Bảng 2: Các biến liên quan bệnh lý và thông tin.  Biến Số ca (%) Điểm Mean HADS Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 87 Lo âu (A ± SD) Trầm cảm (D ± SD) Loại bệnh Não 151 (48,2) 7,28 ± 3,73 6,62 ± 3,45 Cột sống 137 (43,8) 7,28 ± 3,47 6,93 ± 4,08 Dị dạng M/M 18 (5,8) 5,67 ± 2,77 6,56 ± 4,37 Khác 7 (2,2) 5,57 ± 3,82 6,59 ± 5,31 KW, P > 0,05 KW, P > 0,05 Thông tin tư vấn Đã biết đủ 133 (42,49) 6,94 ± 3,34 6,65 ± 3,73 Muốn biết thêm 127 (40,57) 7,86 ± 4,02 7,07 ± 3,83 Không cần biết 51 (16,29) 5,80 ± 2,70 5,96 ± 4,05 Chưa biết gì 2 (0,63) 8,50 ± 0,71 9,01 ± 4,24 KW, P = 0,01 < 0,05 KW, P > 0,05 Thông tin cuộc mổ Kết quả cuộc mổ 130 (41,5) 6,81 ± 3,89 6,40 ± 3,77 Di chứng cuộc mổ 53 (16,9) 6,75 ± 4,18 4,77 ± 3,06 Không cần biết 103 (32,9) 5,64 ± 3,63 4,60 ± 3,18 KW, P = 0,05 ≤ 0,05 KW, P = 0,001 < 0,05 Thông tin tài chính Muốn biết để lo liệu 97 (30,99) 7,93 ± 3,65 7,29 ± 3,76 Muốn biết vì lo sợ không lo nổi 50 (15,97) 7,82 ± 3,76 7,52 ± 4,20 Không đáng lo 166 (53,03) 6,50 ± 3,39 6,20 ± 3,68 KW, P = 0,004 < 0,05 KW, P = 0,04 < 0,05 HADS: Hospital anxiety depression scale; U: Mann‐ Whitney U test; KW: Kruskall‐Wallis test. P < 0,05.  Bảng 3: Tỉ lệ bệnh nhân theo mức điểm HADS đánh  giá lo âu và trầm cảm.  Tổng điểm cá nhân theo mức khoảng điểm Số BN (%) HADS – A HADS - D ≤ 6 139 (44,40) 114 (36,40) 7 ~ 8 81 (25,87) 62 (19,80) 9 ~ 10 37 (11,82) 52 (16,61) ≥ 11 56 (17,89) 55 (17,57) BÀN LUẬN  Thực tế, trong y văn thế giới đã có nhiều báo  cáo nghiên cứu về tâm trạng, trạng thái tâm lý lo  âu cũng như trầm cảm của người bệnh trước mổ  bằng những phương tiện thu nhận số liệu khác  nhau qua  các dạng  câu hỏi(3,6,7,8,11,12). Tuy nhiên,  trong những dạng thức các câu hỏi để đánh giá  tâm trạng lo âu và tình trạng trầm cảm của bệnh  nhân  trước mổ,  chúng  tôi  chọn mẫu  câu  hỏi  HADS do Zidmond(13) đề xuất để sử dụng trong  nghiên cứu này. Bởi  lẽ, đây  là mẫu dùng đánh  giá tâm trạng  lo âu và tình trạng trầm cảm của  bệnh nhân  không  tâm  thần,  được  nhiều  trung  tâm bệnh viện trên thế giới sử dụng vì ngắn gọn,  dễ  thực hiện  trong  các  trường hợp  bệnh  nhân  ngoại khoa. Thêm nữa,  các  câu hỏi  thiết kế đã  loại trừ sự ảnh hưởng do các yếu tố triệu chứng  thực  thể của bệnh gây  ra  (đau đớn, chóng mặt  v.v), chỉ tập trung khảo sát vào trạng thái, cảm  xúc và tâm lý do tác động bởi các yếu tố thông  tin nằm viện(6, 8).  Trong nghiên cứu này với phương pháp thu  thập dữ  liệu bằng một nhóm câu hỏi  tự  trả  lời  dạng  Likert  scale  để  đo  một  biến  (variable),  chúng tôi đã dùng phép kiểm hệ số tin cậy nội  tại Cronbach’s alpha để kiểm chứng giá  trị xác  thực  dữ  liệu  thu  được.  Bằng  phép  thông  kê  trong phần mềm SPSS, chúng tôi tính toán được  với  nhóm  HADS‐A,  hệ  số  tin  cậy  nội  tại  Cronbach’s  alpha  đạt  0,79  và  nhóm  HADS‐D  Cronbach’s alpha đạt 0,75. Điều này cho thấy độ  tin cậy của số liệu qua phương tiện nghiên cứu  chúng tôi dùng đạt chuẩn tin cậy (12, 13).  Theo  kết  quả  trong  nghiên  cứu  (bảng  1),  tổng  trung bình của khảo  sát mức  độ  lo âu và  trầm cảm là 7,14 ± 3,58 và 6,75 ± 3,82, tương ứng.  Mặc dù, theo ngưỡng đánh giá của mẫu câu hỏi  HADS (phần phương pháp) nhìn chung trị tổng  trung bình mức độ  lo âu và trầm cảm của mẫu  nghiên  cứu nằm  trong mức  độ  chưa  đáng báo  động. Tuy nhiên, nếu xét số cá thể có tổng điểm  cá  nhân  của mức  độ  lo  âu  và  trầm  cảm  theo  chuẩn của mẫu câu hỏi HADS, cho thấy tỉ lệ số  bệnh  nhân  có  lo  âu  và  trầm  cảm  chiếm  phần  không nhỏ (bảng 3). Khảo sát ghi nhận được chỉ  có 139 bệnh nhân  (44,40%)  trong  tổng  số bệnh  nhân không có tâm trạng lo âu và 114 bệnh nhân  (36,40%) không bị trầm cảm. Ngược lại, kết quả  cho thấy có 56 (17,89%) bệnh nhân thật sự đang  lo âu, cũng như 55 (17,57%) thật sự trầm cảm.  Các báo cáo trong y văn thế giới về khảo sát  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 88 mức độ lo âu và trầm cảm của bệnh nhân trước  mổ(1,2,4,5,7), đặc biệt sử dụng mẫu câu hỏi HADS(6,8)  cho thấy các biến dịch tễ xã hội (như: giới, tuổi,  nghề, học vấn v.v..)  có  liên quan  tác  động  đến  mức độ của lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên giữa  các báo cáo kết quả có khác nhau về các biến có  ảnh hưởng. Thí dụ, Soskolone và cộng sự  (9) ghi  nhận  biến  giới  tính  có  ảnh  hưởng  tới mức  độ  trầm cảm,  trong  đó giới nữ bị  trầm  cảm nhiều  hơn nam. Trong một nghiên cứu khác, Unsal và  cộng  sự(12) báo cáo giới nữ có  độ  lo âu và  trầm  cảm cao hơn nam. Trong khi Shuldham(10) không  ghi nhận có sự ảnh hưởng của giới tính và tuổi  với mức lo âu và trầm cảm. Sự khác biệt về giới  tính trên mức độ  lo âu có thể tùy  thuộc vào sự  khác  nhau  về  xã  hội,  văn  hóa  của  các  mẫu  nghiên  cứu.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  theo kết quả Bảng 1 với  các biến về dịch  tễ xã  hội,  chúng  tôi  ghi  nhận  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa về giới, tuổi và trình độ học vấn. Nữ giới  cao hơn nam giới  trong mức độ  lo âu. Sự khác  biệt giữa  các khoảng  tuổi và  các mức  trình  độ  học vấn có ảnh hưởng đến mức độ trầm cảm có  ý nghĩa về mặt thống kê.  Ngoài các biến dịch tễ xã hội, chúng tôi cũng  khảo  sát một  số  biến  liên  quan  về  bệnh  lý  và  thông tin người bệnh cần biết đến mức độ lo âu  và trầm cảm (Bảng 2). Chúng tôi không ghi nhận  có sự tác động khác nhau giữa các nguyên nhân  bệnh lý, u não hay bệnh lý cột sống, lên mức độ  lo  âu  hay  trầm  cảm. Ngược  lại,  các  biến  liên  quan  thông  tin  có  tác  động  lên mức  lo âu hay  trầm  cảm  có  ý  nghĩa  về  thông  kê  (P  <  0)  qua  phép kiểm sự khác biệt về phân phối giữa nhiều  tổng thể giữa các dữ  liệu mẫu Kruskal – Wallis  (Bảng 2). Như đã nói phần trên, xét theo ngưỡng  số điểm để phân mức lo âu hay trầm cảm thì trị  trung  bình  tổng  số  điểm  của  các  tổng  thể  các  biến khảo sát trong mẫu không nằm ở giới hạn  để xếp loại có lo âu hay trầm cảm. Tuy nhiên, so  sánh  trị  trung bình giữa  các  tổng  thể  của biến  cho thấy vài điều đáng quan tâm từ nghiên cứu.  Thí dụ, trong “biến số người bệnh cần thông tin  tư  vấn  về  bệnh  trạng”  từ  bác  sĩ,  những  bệnh  nhân  ở hạng mục  (tổng  thể)  “chưa biết gì” về  bệnh trạng của mình có tổng trung bình số điểm  HADS‐A  cao  hơn  (mức  độ  lo  âu  hơn)  những  bệnh nhân ở hạng mục “đã biết đủ” vì đã được  tư vấn  thông  tin. Một  thí dụ khác về  “biến  số  thông  tin  tài chánh”, những bệnh nhân ở hạng  mục  “không  đáng  lo”  về  tài  chánh  sẽ  có  tổng  trung bình số điểm HADS‐A và HADS‐D  thấp  hơn  (mức  độ  lo âu và  trầm cảm  ít hơn)  so với  những bệnh nhân  ở hai hạng mục “muốn biết  để lo liệu” và “sợ không lo nổi”.  Trạng thái lo âu trước mổ đã được xem như  là một  đáp  ứng  bình  thường  của  bệnh  nhân.  Những  lo  lắng  về  thực  tại  của  chính  cuộc mổ  như đau sau mổ, sợ có nhiễm  trùng, sợ không  toàn vẹn  cơ  thể hay phải  lệ  thuộc  săn  sóc vào  người  lạ  ở  hậu  phẫu  v.v  có  thể  làm  người  bệnh  rơi vào  trạng  thái  lo âu. Lo  lắng  cũng  có  thể từ những suy nghĩ hậu quả của cuộc mổ như  sự tàn phế sau mổ, không thể trở về cuộc sống  sinh hoạt,  lối  sống hằng ngày, khả năng  đóng  góp với gia đình v.v... Trạng thái  lo âu cũng có  thể bị  tác  động bởi kinh nghiệm  trải qua  cuộc  mổ  trước  đây  của người bệnh,  của người  thân  hay bạn bè hay những người bệnh khác chung  phòng (7, 8). Lo âu là trạng thái chủ quan và có thể  chịu  tác động bởi những yếu  tố nội  tại và môi  trường như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức  sống, hôn nhân, nghề nghiệp và tôn giáo v.v  Trạng  thái  lo  âu  có  thể  gây  chuỗi  những  đáp ứng thực thể. Về mặt đáp ứng sinh  lý, cơ  thể có  thể  thay đổi: nhịp  tim nhanh, huyết áp  tăng,  thân  nhiệt  tăng,  đổ mồ  hôi,  buồn  nôn,  tăng nhạy cảm với  tiếp xúc  thân  thể, mùi,  sự  ồn ào. Về mặt đáp ứng  tâm  lý có những  thay  đổi về  thái độ như dễ căng  thẳng, cáu gắt, sợ  sệt  hay dễ  kích  động. Một  số  nghiên  cứu  đã  báo  cáo  bệnh  nhân  ở  trạng  thái  lo  âu  có  thể  đáp ứng khác nhau và thường đòi hỏi cao hơn  về  liều  lượng  thuốc  gây mê  cũng  như  giảm  đau sau mổ. Sự lo âu cũng gây tác động lên sự  co mạch ngoại vi khiến khó khăn  trong khâu  đặt nội khí quản,  tìm mạch đặt đường  truyền  cũng như kéo dài sự lành vết thương(7,8).  Nghiên  cứu này  có  thể  được xem như báo  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 89 cáo đầu  tiên về vấn đề  lo âu  trước mổ chương  trình  của  bệnh  nhân  tại một  khoa  ngoại  thần  kinh  nói  riêng,  hay  khoa  ngoại  nói  chung  ở  trong nước(2,5,6,11). Giữa  các báo  cáo  trong y văn  trên thế giới, cũng như so sánh với nghiên cứu  của chúng tôi có sự khác nhau những kết quả về  mức độ cũng yếu  tố  tác động đến  trạng  thái  lo  âu  trước mổ  của bệnh nhân(1,3,5,12).  Điều này  có  thể giải thích do sự khác nhau về số lượng mẫu 
Tài liệu liên quan