Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc trong không khí ở phòng làm việc không dùng máy lạnh của trường học tại quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh

Mở đầu: Nấm mốc là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Với những tác hại rất lớn của nấm mốc, các nước đã có quy định giới hạn mức độ nhiễm nấm trong không khí ở bên trong nhà, tuy nhiên nước ta chưa có quy định này. Trong khi đó, khí hậu Việt Nam nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho nấm mốc phát triển. Thật vậy, hiện nay bệnh nấm ngày càng gia tăng, nhất là bệnh đường hô hấp, mắt, tai mũi họng Bệnh nấm đặc biệt xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch. Con người ở trong môi trường làm việc và học tập nhiều giờ, thời gian tiếp xúc môi trường ô nhiễm khá dài, do đó có nguy cơ nấm mốc chắc chắn sẽ xảy ra. Mục tiêu: Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc các phòng làm việc không dùng máy lạnh của trường học và định danh nấm nhằm phát hiện các loại nấm mốc gây bệnh cho người. Phương pháp: Lấy mẫu nấm bằng máy Mas 100, định danh bằng phương pháp cổ điển dựa theo màu sắc khúm nấm và cấu trúc nấm ở kính hiển vi. Kết quả: Mức độ nhiễm nấm của 10 phòng không máy lạnh là 1397 – 1777 CFU/m3 không khí. Cả 10 phòng khảo sát đều nhiễm vi nấm thuộc chi Penicillium, Aspergillus, Cladosporium và nấm sợi màu với tỉ lệ cao hơn các nấm khác và với mức độ nhiễm từng loại nấm > 50 CFU/m3 không khí. Đa số nấm mốc được phát hiện đều là nấm có thể gây bệnh cho người. Kết luận: Tất cả phòng khảo sát đều nhiễm nấm mốc với mức độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó cần phải có biện pháp loại trừ nấm mốc như dọn vệ sinh thường xuyên, giảm độ ẩm của phòng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc trong không khí ở phòng làm việc không dùng máy lạnh của trường học tại quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 94 BÀN LUẬN - KẾT LUẬN Chúng tôi chọn quercetin là chất đối chiếu vì theo một số tài liệu, hợp chất này có mặt rất nhiều trong nhóm flavonoid của các loài Crinum. Mẫu thử cũng được triển khai với kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao cũng chứng minh sự hiện diện của hợp chất này trong dịch chiết lá TNHC. Mẫu trắng sử dụng trong qui trình là khác biệt: mẫu trắng có thuốc thử AlCl3 và mẫu trắng không có tác nhân này đã giúp qui trình có tính chọn lọc hơn. Qui trình đã được khảo sát các tỉ lệ thuốc thử để chọn tỉ lệ phù hợp nhất: phức tạo thành trong suốt, đạt yêu cầu định lượng bằng quang phổ Uv-Vis. Qui trình đạt các yêu cầu thẩm định, các kết quả đều nằm trong giới hạn cho phép. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá TNHC thu hái ở Bình Định cao nhất trong số 4 tỉnh/thành phố đem so sánh. Lá thu hái vào tháng 5 có hàm lượng flavonoid toàn phần cao hơn khi thu hái ở tháng 4 và tháng 6. Đề tài đã xây dựng và thẩm định qui trình định lượng được flavonoid toàn phần trong lá TNHC tính theo quercetin bằng quang phổ UV – Vis đã góp phần vào công tác kiểm tra nhanh chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, có thể triển khai vào thực tế sản xuất của các xí nghiệp dược phẩm trong nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang C.C., Yang M.H., Wen H.M., Chern J.C., “Estimation of Total Flavonoid Content in Propolis by Two Complementary Colorimetric Methods” (2002), Jounal of Food and Drug Analysis, Vol.10, No.3, pp. 178 – 182. 2. Mai Đình Trị, Nguyễn Công Hào (2005), “Phenylpropanoid và flavonol glycosides được cô lập từ lá cây tươi Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.”, Tạp chí hóa học, 2 (34), tr. 8–10. 3. Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Tiến Vững (2006), “Phân lập và xác định cấu trúc của hai flavonoid từ Crinum latifolium L.”, Tạp chí dược học, (1), trang 7–8. 4. Nguyen Thanh Sy, Nguyen Huu Lac Thuy, Vo Thi Bach Hue (2009) “Determination of total phenolic compounds from Crinum latifolium L. leaves by folin-ciocaltue method”. Proceding of the 6th, Indochina conference on pharmaceutical sciences, pp 198 - 202. 5. Renata J.G., Jadranka V., Dario K., Sanda V.K. (2007), “Flavonoid Content Assay: Prevalidation and Application on Plantago L. Species”, Acta Chim. Slov., 54, pp. 397 – 406. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 95 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHIỄM NẤM MỐC TRONG KHÔNG KHÍ Ở PHÒNG LÀM VIỆC KHÔNG DÙNG MÁY LẠNH CỦA TRƯỜNG HỌC TẠI QUẬN BÌNH THẠNH-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Phương Xuân*, Trần Thị Hạnh Tiên**, Lê Thị Ngọc Huệ* TÓM TẮT Mở đầu: Nấm mốc là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Với những tác hại rất lớn của nấm mốc, các nước đã có quy định giới hạn mức độ nhiễm nấm trong không khí ở bên trong nhà, tuy nhiên nước ta chưa có quy định này. Trong khi đó, khí hậu Việt Nam nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho nấm mốc phát triển. Thật vậy, hiện nay bệnh nấm ngày càng gia tăng, nhất là bệnh đường hô hấp, mắt, tai mũi họngBệnh nấm đặc biệt xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch. Con người ở trong môi trường làm việc và học tập nhiều giờ, thời gian tiếp xúc môi trường ô nhiễm khá dài, do đó có nguy cơ nấm mốc chắc chắn sẽ xảy ra. Mục tiêu: Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc các phòng làm việc không dùng máy lạnh của trường học và định danh nấm nhằm phát hiện các loại nấm mốc gây bệnh cho người. Phương pháp: Lấy mẫu nấm bằng máy Mas 100, định danh bằng phương pháp cổ điển dựa theo màu sắc khúm nấm và cấu trúc nấm ở kính hiển vi. Kết quả: Mức độ nhiễm nấm của 10 phòng không máy lạnh là 1397 – 1777 CFU/m3 không khí. Cả 10 phòng khảo sát đều nhiễm vi nấm thuộc chi Penicillium, Aspergillus, Cladosporium và nấm sợi màu với tỉ lệ cao hơn các nấm khác và với mức độ nhiễm từng loại nấm > 50 CFU/m3 không khí. Đa số nấm mốc được phát hiện đều là nấm có thể gây bệnh cho người. Kết luận: Tất cả phòng khảo sát đều nhiễm nấm mốc với mức độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó cần phải có biện pháp loại trừ nấm mốc như dọn vệ sinh thường xuyên, giảm độ ẩm của phòng. Từ khoá: Mức độ nhiễm nấm mốc, các phòng không dùng máy lạnh, bệnh nhân suy giảm miễn dịch. ABSTRACT RESEARCH ON THE AIR POLLUTED MOULDS LEVEL IN NON AIR-CONDITIONED SCHOOL OFFICES IN BINH THANH DISTRICT, HCM CITY Do Thi Phuong Xuan, Tran Thi Hanh Tien, Le Thi Ngoc Hue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 95 - 100 Background: The mould is one of the reasons causing air pollution. The moulds are very harmful to health, so many countries have proposed limiting the level of indoor air pollution, however there is no such regulation in our country. The climate in Viet Nam is hot and humid, that is a good condition for development of the moulds. Nowadays, diseases caused by the moulds increasing, these are respiratory, otorhinolaryngology diseases, especially on the immune deficiency patients. Man study and work there all day, they contact polluted environment for a long time, so moulds can cause great harm to their health. Objectives: Research on the polluted mould level in 10 non air-conditioned school offices and identify the moulds to discover harmful moulds. *Bộ môn Vi Ký Sinh - Khoa Dược - ĐHYD Tp Hồ Chí Minh **Khoa Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Mở Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Ngọc Huệ ĐT: 0906394895 Email: ngochue_l@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 96 Method: Research on fungal contamination in offices by using Mas 100 for sampling and identifying the moulds by following the classical method which is based primarily on colony color and mould morphology. Results: The polluted moulds levels of the 10 non air-conditioned offices were about 1397 – 1777 CFU in air cubic metre. All of ten offices were infected by the genera such as Penicillium, Aspergillus, Cladosporium and the group of dematiaceous fungi whose proportion was higher than the other, and a single fungal species was more than 50 CFU/m3 air. The majority of moulds discovered are harmful ones which can cause diseases. Conclusion: All of studied offices have been polluted the moulds at the high level, that can be harmful to human health. So, these places need the method to reduce the moulds such as regular clearing offices, reducing humidity. Keywords: The polluted moulds level, non air-conditioned offices, immune deficiency patient. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình ô nhễm không khí ngày càng trầm trọng và bệnh do nấm ngày càng gia tăng trong thời đại hiện nay. Nấm mốc thường gây các bệnh như dị ứng, hen suyễn, viêm mắt, tai, mũi, họng, hô hấp, đau đầu, đau khớp, ảnh hưởng hoạt động thần kinh trung ương, giảm sức đề khángBệnh nấm thường xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch: đặc biệt người bệnh AIDS hay người bệnh mãn tính như lao, tiểu đường, sốt rét, hay người dùng thuốc corticoid kéo dàivà bệnh nấm còn gặp ở các bệnh nhân trong tình trạng bệnh nặng ở các khoa phòng cấy ghép cơ quan(10) Cộng đồng các nhà khoa học quốc tế lo lắng về vấn đề ô nhiễm không khí ở những môi trường khép kín. Những nơi được quan tâm nhiều nhất là những khu vực mà con người ở thời gian dài như nhà ở, trường học và nơi làm việc. Do những tác hại trầm trọng của nấm mốc, các nước trên thế giới đa số đều có quy định về mức độ nhiễm nấm mốc bên trong nhà. Tuy nhiên Việt Nam chỉ có quy định về vi khuẩn. Trong khi đó nước ta có khí hậu nóng ẩm thích hợp cho nấm mốc phát triển, môi trường không khí với mức độ ô nhiễm khá cao. Theo Việtnamnet năm 2007, báo cáo tình hình ở khu Pháp Vân Hà Nội với mức độ nhiễm nấm mốc 449 CFU/m3 không khí vào mùa lạnh và 532 CFU/m3 không khí vào mùa nóng. Khu vực này có tình hình bệnh đường hô hấp gia tăng. Ngoài ra, các công trình vừa qua của nhóm nghiên cứu chúng tôi khảo sát mức độ nhiễm nấm trong phòng làm việc dùng máy lạnh với kết quả khá cao từ 200 – 530 CFU/m3 không khí. Do đó đề tài thực hiện với các mục tiêu: - Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc trong không khí của 10 phòng làm việc không dùng máy lạnh của trường học. - Định danh chi nấm nhằm phát hiện nấm mốc độc gây nguy hại cho sức khỏe con người. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 10 phòng làm việc không dùng máy lạnh của trường học ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (thư viện, phòng y tế, văn phòng đoàn, tài vụ, giáo vụ) không là phòng đang dạy có nhiều học viên. Nhiệt độ và độ ẩm của 10 phòng khảo sát tóm tắt bảng sau. Bảng 1. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của 10 phòng khảo sát không dùng máy lạnh Phòng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm tương đối (%) Phòng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm tương đối (%) P1 28 – 29 65,5 – 70 P6 30 63,5 – 65,5 P2 28 – 29 65 – 70 P7 29 – 30 57 – 66 P3 30 64 – 68 P8 29 – 30 64,5 – 65,5 P4 29 – 30 65 – 67 P9 30 63,5 – 65 P5 30 63,5 – 67 P10 29 – 30 62,5 – 66,5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 97 Phương pháp lấy mẫu(12) Dùng máy Mas 100, đĩa thạch Sabouraud. Lấy mẫu buổi sáng, trong 3 ngày liên tiếp. Vận hành máy với tốc độ 50 L/phút, tại 5 vị trí: 4 góc phòng và chính giữa phòng. Đem đĩa thạch ủ ở nhiệt độ 250C trong 7 ngày. Đếm tổng số khúm nấm trong đĩa thạch. Cách tính kết quả CFU/m3 (CFU: Colony Forming Unit) B = A/15 A: tổng số khúm nấm của 5 góc phòng trong 3 ngày. B: trung bình số khúm nấm trong 1 đĩa của 1 phòng. D = C x 20 C: tổng số khúm nấm trong phòng được tra từ B theo bảng quy định của tài liệu máy Mas 100. D: CFU/m3 không khí. Phương pháp định danh(5,6,7) Định danh theo phương pháp cổ điển dựa vào hình dạng, màu sắc của khúm nấm và đặc điểm hình thái cấu trúc nấm mốc xem ở kính hiển vi. Định danh sơ bộ để xác định chi nấm. Nếu nấm chưa định danh được hay nấm không có bào tử, tham khảo tài liệu để chọn môi trường thích hợp cho nấm như PDA (Potato Dextrose Agar), MEA (Malt Extract Agar), CYA (Czapek Yeast extract Agar), CZ (Czapek-Dox), .hay làm thêm một số phản ứng sinh hoá hoặc cấy vào môi trường đặc biệt như thạch máu theo tính đặc thù của một số nấm để xác định chi nấm. Sau đó cấy 3 điểm (màu sắc khúm nấm) và cấy trên lam (đặc điểm hình thái cấu trúc nấm) để đo đạc kích thước và so sánh với tài liệu. KẾT QUẢ Kết quả khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc được tóm tắt ở bảng 2 và biểu đồ 1. 0 1 2 As per gil lus Bip ola ris Ch aet om ium Cu rvu lar ia Ch rys on ilia Fu sar ium Mu cor Rh izo mu cor Rh izo pu s Syn cep ha las tru m Pa eci lom yce s Pe nic illi um Rh od oto rul a Các chi nấm Tỷ lệ % Biểu đồ 1. Tỉ lệ % mức độ nhiễm các chi nấm của 10 phòng khảo sát Bảng 2. Kết quả khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc ở 10 phòng không máy lạnh TT Tên nấm CFU/m 3 không khí P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 1 A. flavus 23 24 13 16 13 12 16 19 13 22 2 A. fumigatus 3 7 1 2 3 7 2 10 0 4 3 A. nidulans 1 1 1 2 0 0 0 6 1 6 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 98 TT Tên nấm CFU/m 3 không khí P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 4 A. niger 23 56 47 46 36 40 40 34 43 32 5 Aspergillus sp. 1 3 0 3 0 1 3 0 4 1 6 Acremonium sp. 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 7 Bipolaris sp. 0 1 0 0 0 1 6 3 7 3 8 Chaetomium sp. 0 0 0 0 0 1 3 4 0 0 9 Chrysonilia sp. 3 7 1 3 3 1 2 6 25 1 10 Cladosporium và nấm sợi màu 1211 1433 1237 1419 1175 1148 1249 1239 1276 969 11 Curvularia sp. 7 6 12 10 10 6 4 3 13 7 12 Fusarium sp. 16 16 4 3 7 16 18 4 34 10 13 Mucor sp. 1 1 0 3 0 0 0 0 6 0 14 Paecilomyces sp. 16 1 3 7 3 7 2 1 0 1 15 Penicillium sp. 208 183 174 201 140 120 129 178 149 177 16 Rhizomucor sp. 0 0 3 5 1 0 0 0 0 0 17 Rhizopus sp. 1 0 1 6 0 1 6 1 1 6 18 Rhodotorula sp. 0 0 3 0 1 0 3 1 4 0 19 Scopulariopsis sp. 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0 20 Syncephalastrum sp. 0 1 4 5 0 3 0 6 0 3 21 Trichoderma sp. 0 0 0 0 0 0 3 3 0 0 22 Nấm men khác 23 10 20 7 17 6 19 10 16 13 23 Nấm sợi khác 58 27 13 2 7 26 18 28 44 144 Tổng cộng 1596 1777 1538 1740 1417 1397 1523 1557 1637 1399 Chú thích: Aspergillus: A - Nấm sợi: nấm chỉ thấy sợi tơ nấm không có bào tử. Qua quá trình thực nghiệm xác định được 17 chi. Trong 17 chi gồm 16 chi nấm sợi, 1 chi nấm men (Rhodotorula). BÀN LUẬN Quy định giới hạn cho phép mức độ nhiễm nấm trong 1 m3 không khí Có nhiều đề nghị giới hạn mức độ nhiễm nấm mốc trong không khí nhà ở của các nước như sau: Bảng 3. Quy định độ nhiễm nấm bên trong nhà của các nước(1,2,8,9,13) TT Giới hạn nấm mốc Nguồn gốc 1 < 100 CFU/m3 không khí ACGIH 1989 2 < 200 CFU/m3 không khí US Public Health Service 1993 3 < 300 CFU/m3 không khí Robetson (Mỹ) 1997 4 < 500 CFU/m3 không khí Singapore 5 < 50 CFU/m 3 không khí cho từng chủng loại nấm (trừ Cladosporium spp.) WHO; Robertson (Mỹ) 1997; Canada 1993 - Mức độ nhiễm nấm của nơi khảo sát từ 1397 – 1777 CFU/m3 không khí. Theo tham khảo bảng 3, quy định mức đô nhiễm nấm của các nước khác nhau, nếu dựa theo quy định mức độ nhiễm nấm cao nhất là < 500 CFU/m3 thì kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhiễm nấm gấp 3 lần quy định cho phép. Ngoài ra, theo tài liệu cho biết nhân viên văn phòng thường bị bệnh đường hô hấp do môi trường làm việc nhiễm nấm ở mức độ 344 CFU/m3 (3). Vậy 100% nơi khảo sát có nguy cơ nấm mốc gây hại sức khoẻ con người. - Đa số các phòng khảo sát đều có chi Aspergillus, Penicillium, Cladosporium có mức độ nhiễm cao hơn các chi nấm khác. Kết quả này cũng phù hợp với các công trình khảo sát các nước (3,4). Qua bảng 3, ngoài quy định giới hạn tổng số nấm mốc có trong m3 không khí còn có quy định từng chủng loại nấm không được vượt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 99 quá 50 CFU/m3, vì nếu nấm mốc vượt quá mức giới hạn này sẽ gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Với quy định này cho thấy đa số các phòng khảo sát đều có nguy cơ bị tác hại bởi nấm mốc vì có mức độ nhiễm 3 chi nấm Aspergillus, Penicillium, Cladosporium khá cao (> 50 CFU/m3 không khí). Mặc dù chi Cladosporium không có quy định mức độ nhiễm cho từng loại nấm nhưng chi nấm này có tác hại gây dị ứng, hơn nữa theo báo cáo của BV ĐHYD Huế năm 2008, ca bệnh não do Cladosporium batiana ở bệnh nhân không nhiễm HIV(11). - Riêng chi Aspergillus, định danh 4 nhóm loài như A. flavus, A. fumigatus, A. nidulans, A. niger. Trong đó A. niger có tỉ lệ nhiễm cao hơn các nhóm loài khác. Theo tài liệu tóm tắt ở bảng 2 quy định mỗi chủng loại nấm mốc nhiễm phải < 50 CFU/m3 vì nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây nguy hại đến sức khoẻ con người và theo tài liệu 12 nếu nhiễm Aspergillus > 50 CFU/m3 không khí gây kích ứng mắt, da, ho. Vậy với kết quả trên, 100% phòng khảo sát bị nhiễm nấm mốc ở mức độ nguy hiểm. - Theo tài liệu 2, 6, 7 và các ca lâm sàng đã báo cáo, các nấm định danh được ở 10 phòng khảo sát hầu hết đều là nấm có thể gây hại đến sức khoẻ con người. - Mức độ nhiễm của các phòng không có chênh lệch nhiều. Riêng 4 phòng có mức độ nhiễm nấm cao là P1, P2, P4, P9 có đặc điểm ở một góc của trường, môi trường không thông thoáng như ở các địa điểm khác và gần cầu thang có nhiều người qua lại. - Mức độ nhiễm nấm của 10 phòng khảo sát không dùng máy lạnh cao hơn rất nhiều so với các phòng dùng máy lạnh (200 – 530 CFU/m3 không khí) của công trình chúng tôi khảo sát trước đây. Thật vậy vì 2 khu vực khảo sát khác nhau: các phòng dùng máy lạnh ở Q1, còn các phòng không dùng máy lạnh ở quận Bình Thạnh (BT). Ngoài ra, đặc điểm kiến trúc cũng khác nhau, trường học ở Q1 sân rộng, thông thoáng hơn, có nhiều cây xanh ngược lại với trường ở Q. BT. Cách sinh hoạt cũng khác nhau, trường ở Q. BT với đặc điểm số lượng học viên cùng ra vào trường theo giờ (giờ chơi, về) ngược lại trường ở Q1. Với đặc điểm trên phần nào giải thích môi trường không khí của khu vực 10 phòng khảo sát không dùng máy lạnh ô nhiễm hơn và gây làm gia tăng mức độ nhiễm bên trong phòng. KẾT LUẬN Theo tham khảo quy định mức độ nhiễm nấm của các nước cho thấy 100% phòng khảo sát với mức độ nhiễm nấm khá cao. Đa số nấm mốc nhiễm là nấm mốc độc hại. Nếu thời gian con người phơi nhiễm ở trong môi trường này khá nhiều giờ hay ở những người có cơ địa dị ứng, suy giảm miễn dịch thì nấm mốc sẽ có nguy cơ gây hại sức khoẻ. Qua khảo sát cho thấy những phòng có mức độ nhiễm nấm cao hơn các phòng khác đều có đặc điểm chung là phòng có nhiều người ra vào. Ngoài ra 100% phòng khảo sát có độ ẩm tương đối > 60%, đây là những điều kiện của sự hình thành và phát triển của nấm mốc. Vì thế, các nơi này cần có biện pháp khắc phục mức độ ô nhiễm nấm như vệ sinh môi trường thường xuyên và giảm độ ẩm của phòng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Air-Care Engineering (S) Pte Ltd (1998-2005). 2. Bakhda S. (2007). Indoor air quality audit based on Singapore national environment agency (NEA) guidelines. PRlog.Org-Global Press Release Distribution. 3. Buczyńska A., Cyprowski M. (2007). Indoor moulds: results of the environmental study in office rooms. Med Pr. 58(6): p. 521-525. 4. Cetinkaya Z., Fidan F. (2005). Assessment of indoor air fungi in Western-Anatolia, Turkey. Asian Pacific Journal of Allergy and Immunology. 23(2-3): p. 87-92. 5. Đặng Vũ Hồng Miên (1976). Bảng phân loại các loài nấm mốc thường gặp. NXB Minh Sang, Hà Nội, tr. 371 – 375. 6. Dettoog G.S. (2000). Atlas of clinical fungi, 2nd ed. Centraalbureau Voor Schimmel cultures, Spain. p: 128, 156, 164, 444 – 445, 596, 523, 857, 899, 928. 7. Germain S.G. (1996). Identifying filamentous fungi. A clinical laboratory handbook. p. 54, 64, 63-77, 82, 84-85, 90- 93,104, 106, 160, 178, 200, 263-265. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 100 8. Giardino J.N. (2004). Summary of currently available guidelines for fungal levels in indoor, Pure air control services. 9. Kowalski W.J.(2000). Indoor mold growth- Health hazards and remediation, HPAC Engineering (Heating/Piping/Air Conditioning Engineering). 10. Nguyễn Đinh Nga (2009). Sách Ký Sinh Trùng. NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 254-276. 11. Pham Van Linh, Truong Quang Anh, Ton Nu Phuong Anh, Tran Duc Thai, Nguyen Thi Hoa (2008). Cladophialophora bantiana and Candida albicans mixed infection in cerebral abscess of an HIV- negative patient. J. Infect Developing Countries. 2(3): p. 245-248. 12. Roger D. (1999). Indoor air quality and airborne micro- organisms, Current Issues in occupational and environmental health. UK and Canada. 13. WHO (2000). Ambient air quality monitoring and assessment. Guidelines for Air quality, Geneva. p. 82-104.
Tài liệu liên quan