Mở đầu: Bệnh vảy nến là bệnh da thường gặp với tần suất 0,1‐11,8% dân số. Nồng độ Homocysteine gia
tăng ở bệnh nhân vảy nến nặng, tuy nhiên trên bệnh nhân vảy nến trung bình còn bàn cải. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá nồng độ Homocysteine ở bệnh nhân vảy nến trung bình.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình.
Không nhận vào nghiên cứu bệnh nhân có tình trạng tăng Homocysteine mắc phải.
Kết quả: Nồng độ Homocysteine nhóm bệnh nhân vảy nến trung bình: 10,5 0,4 mol/l. Có mối tương
quan thuận giữa nồng độ Homocysteine với độ nặng của bệnh PASI (R=0,7).
Kết luận: Ở bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình: nồng độ Homocysteine tăng, có mối tương quan thuận
và chặt giữa nồng độ Homocysteine và độ nặng của bệnh.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nồng độ homocysteine ở bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 283
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN
MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH
Phạm Thúy Ngà*, Hoàng Quốc Hòa**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh vảy nến là bệnh da thường gặp với tần suất 0,1‐11,8% dân số. Nồng độ Homocysteine gia
tăng ở bệnh nhân vảy nến nặng, tuy nhiên trên bệnh nhân vảy nến trung bình còn bàn cải. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá nồng độ Homocysteine ở bệnh nhân vảy nến trung bình.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình.
Không nhận vào nghiên cứu bệnh nhân có tình trạng tăng Homocysteine mắc phải.
Kết quả: Nồng độ Homocysteine nhóm bệnh nhân vảy nến trung bình: 10,5 0,4 mol/l. Có mối tương
quan thuận giữa nồng độ Homocysteine với độ nặng của bệnh PASI (R=0,7).
Kết luận: Ở bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình: nồng độ Homocysteine tăng, có mối tương quan thuận
và chặt giữa nồng độ Homocysteine và độ nặng của bệnh.
Từ khóa: Homocysteine, vảy nến.
ABSTRACT
ASSESSEMENT OF PLASMA HOMOCYSTEINE LEVELS IN MODERATE PLAQUE PSORIASIS
Pham Thuy Nga, Hoang Quoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 283 ‐ 286
Background: Plaque psoriasis is a common skin disease, the frequently of 0,1‐11,8%. Patients with severe
psoriasis had plasma homocysteine levels high, but in moderate psoriasis patients were unknown. We conducted
this research with the aim: assessement of plasma homocysteine levels in moderate plaque psoriasis.
Method: We performed a cross‐sectional study in 46 patients with moderate plaque psoriasis. Study were
selected excluding individuals with conditions associatied with acquired hyperhomocysteinaemia.
Results: Patients with moderate psoriasis had plasma homocysteine levels 10,5 0,4 mol/l. Plasma
homocysteine levels in patient with psoriasis associated directly with disease severity (R=0,7).
Conclusion: Plasma homocysteine levels in patients with moderate plaque psoriasis is high. There are
association between plasma homocysteine levels with disease severity of moderate plaque psoriasis.
Key words: Homocysteine, plaque psoriasis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh vảy nến là một bệnh da thường gặp
với tần suất 0,1‐11,8%(2,9) dân số, nhưng diễn tiến
mãn tính dai dẳng gây tổn thương nặng nề cả về
thể xác lẫn tinh thần nên ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống người bệnh. Homocysteine làm tổn
thương tế bào nội mạc, kích hoạt hình thành cục
máu đông, giảm đàn hồi thành mạch, giảm tốc
độ dòng chảy lòng mạch tăng quá trình xơ
vữa và huyết khối thuyên tắc mạch, gây ra
nhiều bệnh lý tim mạch. Gần đây có nhiều
nghiên cứu cho thấy nồng độ Homocysteine
máu gia tăng ở bệnh nhân bệnh vảy nến nặng,
tuy nhiên trên nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ
trung bình còn nhiều tranh cải. Vì thế chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:
Xác định nồng độ Homocysteine ở bệnh
nhân vảy nến trung bình
* Bệnh viện Da Liễu TP.HCM **Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Phạm Thúy Ngà ĐT : 0918.866.517 Email : drphamthuyngadl@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 284
Xác định mối tương quan giữa nồng độ
Homocysteine với độ nặng của bệnh nhân vảy
nến mức độ trung bình.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả bệnh nhân vảy nến đến khám và điều
trị tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh hội đủ
tiêu chuẩn chọn bệnh.
Tiêu chuẩn chọn bệnh.
‐ Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán vảy
nến mảng mức độ trung bình (PASI từ 3‐ 10%).
‐ Tuổi ≥ 18 tuổi.
‐ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Bệnh nhân có một trong các bệnh sau:
bệnh cấp tính gần đây, bệnh gan thận mạn
tính, đái tháo đường, suy giáp, bất kỳ bệnh hệ
thống khác.
‐ Bệnh nhân đang sử dụng những thuốc gây
tăng Homocysteine: phenytoin, theophyllin,
metformin, lợi tiểu thiazide, carbamazepine,
thuốc ngừa thai, azathioprin, thuốc điều trị vảy
nến (methotrexate, acid folic, cyclosporine,
acitretin).
‐ Bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con
bú.
‐ Phụ nữ ở tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh.
Phân tích số liệu
Thu thập và xử lý theo chương trình STATA
10.0. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê
mô tả, phân tích hồi qui/ tương quan, với p ≤
0,05 có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ 5/2010 đến 11/2010 với 46 bệnh nhân vẩy
nến mức độ trung bình, chúng tôi có kết quả
sau:
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Độ tuổi
Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu:
45,9 2,1.
Giới tính
Bảng 1: Phân bố giới tính trong dân số nghiên cứu
Giới tính Số bệnh nhân Tỷ lệ phần trăm
Nam 10 21,7%
Nữ 36 78,2%
Tổng cộng 46 100%
Bệnh nhân vảy nến mảng trong nghiên cứu
của chúng tôi đa phần là nữ giới (78,2%) và độ
tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 45,9
tuổi.
Nồng độ Homocysteine Máu
Nồng độ Homocysteine máu trung bình:
10,5 0,4 mol/l. Nồng độ Homocysteine khảo
sát trên bệnh nhân vảy nến mảng mức độ trung
bình cao hơn so với trị số bình thường.
Nghiên cứu nhóm bệnh, chứng của
Malerba(8) trên 40 bệnh nhân vảy nến và 30
người khỏe mạnh cũng cho kết quả tương tự,
nồng độ Homocysteine huyết tương ở nhóm
bệnh cao hơn hẳn so với nhóm chứng, sự khác
biệt này có ý nghĩa với p < 0,01.
Bệnh nhân vảy nến có xu hướng tăng
Homocysteine máu, dự báo cho một nguy cơ
tim mạch cao, do vậy điều chỉnh tiết chế hạ
Homocysteine là điều trị mang tính toàn diện ở
bệnh nhân vảy nến trung bình đến nặng.
Điều này cũng phần nào phù hợp với các tác
giả trong và ngoài nước. Nồng độ Homocysteine
tăng cao có ý nghĩa trong một số bệnh lý
TBMMN, bệnh động mạch vành(7).
Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ (2004) chứng
minh tăng Homocysteine máu là yếu tố nguy cơ
tim mạch độc lập(5).
Nghiên cứu tiền cứu và thực hiện trên số
lượng bệnh nhân khá lớn, gồm 2127 nam và
2639 nữ được theo dõi trong 4 năm. Các tác giả
đi đến kết luận: nồng độ Homocysteine tăng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 285
mỗi 5 mol/L thì:
‐ Tỷ lệ tử vong chung tăng 49%
‐ Tử vong do tim mạch tăng 50%
‐ Tử vong do ung thư tăng 26%
Tử vong không do ung thư, không do tim
mạch tăng 104%
Từ dữ liệu của nghiên cứu này các tác giả
cho rằng với nồng độ của Homocysteine máu <
9 mol/L yếu tố nguy cơ tử vong chung và
tim mạch là thấp. Khi nồng độ Homocysteine
10mol/L ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ
cao nên tầm sóat các bệnh lý về tim mạch.
Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chứng
minh bệnh nhân vảy nến đặc biệt khi có tăng
Homocysteine thì YTNC tim mạch cao, về cơ
chế chưa rõ nhưng có thể do Homocysteine gây
tổn thương lớp nội mạc mạch máu: tăng oxy hóa
LDL‐C, tăng kết tập tiểu cầu, tăng sinh tế bào cơ
trơn và tham gia vào quá trình viêm(6).
Những bệnh nhân vảy nến khi có kèm theo
các YTNC tim mạch như: THA, đái tháo đường,
hút thuốc lá, RLCH lipid thì tỉ lệ tử vong sẽ tăng
rất cao. Do vậy việc tầm soát các YTNC trên
bệnh nhân vảy nến là cần thiết để điều trị kịp
thời(9,12).
Như vậy: Giá trị nồng độ Homocysteine ở
bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình cao.
Mối tương quan giữa nồng độ
homocystein máu và độ nặng của, bệnh
(pasi).
Độ nặng của bệnh (theo PASI)
Bệnh nhân trong tiêu chuẩn nhận vào là vảy
nến mảng mức độ trung bình, do đó PASI 3‐10,
giá trị trung bình của PASI trong nghiên cứu
này là 6,7 0,2.
Ta tính được phương trình hồi quy tuyến
tính:
Nồng độ Homocysteine = 1,2 (độ nặng của
bệnh) + 2,2 , với hệ số tương quan R=0,7.
Như vậy thiết lập được mối tương quan
thuận và chặt giữa độ nặng của bệnh (PASI) với
nồng độ Homocysteine ở bệnh nhân bệnh vảy
nến mảng mức độ trung bình.
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước:
khi nồng độ Homocysteine máu tăng cao nguy
cơ bệnh tim mạch rất cao, do vậy các tác giả
khuyến cáo nên tầm soát các yếu tố nguy cơ
tim mạch: THA, ĐTĐII, béo phì, RLCH lipid,
hút thuốc lá trên các đối tượng này để có chiến
lược điều trị toàn diện thích hợp. Có thể sử
dụng statin với tác dụng kép chống viêm và
giảm xơ vữa(10).
Những bệnh nhân vảy nến, tần suất các
bệnh sau đây cũng tăng theo THA, béo phì,
bệnh do tăng đông như huyết khối tĩnh mạch
sâu, thuyên tắc phổi, đái tháo đường, có thể liên
quan đến việc tăng Homocysteine(3,12).
Theo tác giả Manal nghiên cứu ảnh hưởng
của thuốc lá lên nồng độ Homocysteine huyết
tương ở bệnh nhân vảy nến: một dấu hiệu đáng
báo động.
Nghiên cứu thực hiện trên 67 bệnh nhân vảy
nến và 30 người khỏe mạnh, tương đồng về tuổi,
chỉ số khối cơ thể (BMI) và thói quen hút thuốc
ghi nhận kết quả: Homocysteine tăng theo độ
nặng của bệnh ở nhóm vảy nến không hút thuốc
(p < 0,001) cũng như nhóm vảy nến có hút thuốc.
Từ nghiên cứu này Manal và cộng sự đi đến kết
luận: hút thuốc lá mạn tính làm tăng
Homocysteine và nặng thêm bệnh ở bệnh nhân
vảy nến. Do đó phải ngừng ngay thuốc lá, đặc
biệt là bệnh nhân vảy nến
Nghiên cứu của Malerba trên 40 bệnh nhân
vảy nến và 30 chứng tương đồng tuổi và giới
cũng ghi nhận kết quả tương tự: nồng độ
Homocysteine ở bệnh nhân vảy nến có liên quan
đến độ nặng của bệnh (PASI).
Sự liên quan giữa độ nặng của bệnh và nồng
độ Homocysteine trong nghiên cứu của chúng
tôi khá chặt với hệ số liên quan R = 0,7.
Một nghiên cứu khác của tác giả Camar(4)
thực hiện trên 70 bệnh nhân vảy nến cũng ghi
nhận kết quả tương tự là: nồng độ
Homocysteine liên quan thuận với diện tích và
độ nặng của bệnh, do vậy tác giả này cho rằng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 286
nồng độ Homocysteine ở bệnh nhân vảy nến nó
chỉ ra cho thấy mức độ nặng của bệnh.
Liên quan đến độ nặng của bệnh một nghiên
cứu tại Đức(11) thực hiện trên 3.147 bệnh nhân
vảy nến (tuổi trung bình 57) và 3,147 chứng
tương đồng về tuổi và giới. Ghi nhận những
bệnh nhân vảy nến nặng nhiều yếu tố nguy cơ
tim mạch, bệnh xuất hiện với tần suất cao các rối
loạn về tâm thần: rối loạn hành vi, loạn thần
(schizoid), trầm cảm và các rối loạn liên quan
đến trầm cảm(1).
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng như của các tác giả nước ngoài đều ghi
nhận: ở bệnh nhân vảy nến nồng độ
Homocysteine liên quan thuận với độ nặng của
bệnh.
KẾT LUẬN
Nồng độ Homocysteine máu ở bệnh nhân
vảy nến mảng mức độ trung bình là 10,5 0,4
mol/l.
Có mối tương quan thuận và chặt giữa nồng
độ Homocysteine với độ nặng của bệnh (PASI) ở
bệnh nhân vảy nến mảng mức độ trung bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almeida OP, Mc Caul K, Hankey GT, Normal P, Jamrozik K,
Flicker L (2008), “Homocysteine and Depression in Later Life”,
Arch Gen Psychiatry; 65 (11); 1286‐94
2. Altobeli E (2009), “Risk faction of hypertension Diabetes and
obesity is Italian psoriasis patients a survey on socio‐
demographic characteristics, smoking habit and alcohol
consumption”, Eur J Dermatol; 19(3): 252‐256.
3. Bernal‐Mirachi E and Bernal C (2007), “Diabetes Meblitus and
related disorders”. The Washington Mannual of Medical
therapeutics, 21: 600 – 620.
4. Cakmak SK, Gušl U, Kilic C, Soylus et al (2009),
“Homocysteine, Vitamin B12 and Folic Acid Levels in Psoriasis
Patients”, J. Eur Acad Dermatol Venereol; 23 (3): 300‐3.
5. Guilliams TG (2004), “Homocysteine a risk factor for vascular
disease: Guidelines for the clinical practice”. J. of American
Nutraceutical Association, Vol. 7, N.1. issues 1‐2, p23‐30.
6. Hitti M, Kloda E (2009), “Psoriasis may raise cardiovascular
risk”. Archives of Dermatology, Vol. 145: 700 – 703.
7. Kang SS, Wong PW, Cook HY, Norusis M, Messer JV (1986).
“Protein‐bound Homocysteine: a possible risk factor for
coronary artery disease”. J Clin Invest; 1482‐ 1486.
8. Malerba M, Gisondi P, Radaeli A (2006), “Plasma homocysteine
and folate levels in patients with chronic plaque psoriasis”. Br J
Dermatol; 155(6): 1165‐9.
9. Morrison A and Vijayan A (2007), “Hypertension”, The
Washington Mannual of Medical Therapeutics. 4: 102 – 118.
10. Rajpara AN, Goldner R, et al (2010), “Psoriasis: Can statin play a
dual role ?”, Dermatology online Journal, Volum 16, No. 2, 16(2):
2.
11. Schmitt J, Ford DE (2009), “Psoriasis is independently
associated with psychiatric morbidity and adverse
cardiovascular risk factors, but not with cardiovascular events
in a population – based sample”. Journal of the European
Academy of Dermatology and Venereology (JEADV). 24(8):
885‐892.
12. Wu Y, Mills D, Bala M (2008), “Psoriasis: Cardiovascular risk
factors and other disease comorbidities”. J Drugs Dermatol
7(4): 373‐377.
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013