Khảo sát sự thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt tâm du trên người bình thường sau gắng sức

Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như thế nào luôn là những điều mà các nhà châm cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Việt nam và các nước trên thế giới rất quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của huyệt, tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên sử dụng công thức phối hợp nhiều huyệt nên khó xác định tác dụng cụ thể của từng huyệt (1,2,3,4). Đề tài nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tính an toàn và hiệu quả làm thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt Tâm du trên người hoạt động gắng sức. Đối tượng nghiên cứu: 90 sinh viên khỏe mạnh tình nguyện, tuổi từ 18 - 25 (20 nam, 70 nữ) được gây nhịp nhanh xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo dõi. Nhóm 1A (châm bổ huyệt Tâm du), nhóm 1B (châm tả huyệt Tâm du), nhóm 2 (chứng-nghỉ ngơi, không châm). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức 1, 2, 3, 4, 5, 10, 15 phút. Kết quả: Nhóm châm cứu huyệt TD làm giảm nhịp tim nhiều hơn nhóm không châm cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), Trong nhóm châm cứu huyệt TD thì nhóm châm tả có hiệu quả cao hơn nhóm châm bổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tác dụng phụ sau khi châm giữa nhóm châm cứu và không châm cứu sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Huyệt TD có tác dụng làm chậm nhịp tim trên người bình thường sau hoạt động gắng sức. Kỹ thuật tác động (châm bổ hay tả) trên huyệt TD đều có hiệu quả làm làm chậm nhịp tim trên người bình thường sau hoạt động gắng sức. Châm tả trong trường hợp tăng nhịp tim do gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ huyệt TD. Không ghi nhận tác dụng phụ của kỹ thuật tác động (châm bổ hoặc tả) trên huyệt TD khi áp dụng đầy đủ và đúng yêu cầu của kỹ thuật.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt tâm du trên người bình thường sau gắng sức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 78 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHỊP TIM KHI CHÂM BỔ, CHÂM TẢ HUYỆT TÂM DU TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG SAU GẮNG SỨC Phan Quan Chí Hiếu*, Nguyễn Thị Tuyết Nga* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như thế nào luôn là những điều mà các nhà châm cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Việt nam và các nước trên thế giới rất quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của huyệt, tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên sử dụng công thức phối hợp nhiều huyệt nên khó xác định tác dụng cụ thể của từng huyệt (1,2,3,4). Đề tài nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tính an toàn và hiệu quả làm thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt Tâm du trên người hoạt động gắng sức. Đối tượng nghiên cứu: 90 sinh viên khỏe mạnh tình nguyện, tuổi từ 18 - 25 (20 nam, 70 nữ) được gây nhịp nhanh xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo dõi. Nhóm 1A (châm bổ huyệt Tâm du), nhóm 1B (châm tả huyệt Tâm du), nhóm 2 (chứng-nghỉ ngơi, không châm). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức 1, 2, 3, 4, 5, 10, 15 phút. Kết quả: Nhóm châm cứu huyệt TD làm giảm nhịp tim nhiều hơn nhóm không châm cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), Trong nhóm châm cứu huyệt TD thì nhóm châm tả có hiệu quả cao hơn nhóm châm bổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tác dụng phụ sau khi châm giữa nhóm châm cứu và không châm cứu sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Huyệt TD có tác dụng làm chậm nhịp tim trên người bình thường sau hoạt động gắng sức. Kỹ thuật tác động (châm bổ hay tả) trên huyệt TD đều có hiệu quả làm làm chậm nhịp tim trên người bình thường sau hoạt động gắng sức. Châm tả trong trường hợp tăng nhịp tim do gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ huyệt TD. Không ghi nhận tác dụng phụ của kỹ thuật tác động (châm bổ hoặc tả) trên huyệt TD khi áp dụng đầy đủ và đúng yêu cầu của kỹ thuật. Từ khóa: Tâm du, châm bổ tâm du, châm tả tâm du, chậm nhịp nhanh xoang. ABSTRACT EFFECTS ON HEART RATE OF DISPERSING AND TONIFYING THE ACUPOINT BL.15 IN HEALTHY VOLUNTEERS WITH STRESS TEST Phan Quan Chi Hieu, Nguyen Thi Tuyet Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 78 – 83 Background and Aims: Biological effects of acupoints are among the most interested concerns of acupuncturists. Many studies on this theme have been done all around the world, including Vietnam. However, most of those studies has enrolled many acupoints in a treatment regime and become difficulty in specifying the effects of individual points. This study was conducted to assess the safety and the effects on heart rate of BL.15 point in healthy volunteers with stress test. Study design and setting: Clinical trial study stade I. Ninety healthy volunteers, age of 18-25 (20 male, 70 female) with sinusal tachycardia after stress test were divided into 3 groups. Group 1A (tonifying BL.15), 1B (dispersing BL.15), and group 2 (rest-control). The heart rate was monitored before and after 1, 2, 3, 4, 5, 10, and 15 minutes of stress test.  Khoa Y học cổ truyền –Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga. ĐT: 0932152168. Email: nguyenthituyetnga1116@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 79 Results: In normal adults after stress test, needling, both dispersing and tonifying on BL.15 was demonstrated to be significantly more effective in reducing heart rate than resting (control group) (p < 0.05). Dispersing BL.15 had improved sinusal tachycardia after stress test better than tonification (p < 0.05). Side effects of both needling and non-needling group were not difference (p>0.05). Conclusion: BL.15 has the effect of slowing down sinusal tachycardia after stress test. Both techniques of tonifying or dispersing are effective but the second was shown better results. No side effects found with appropriate application of the technique. Key words: BL.15, dispersing BL.15, tonifying BL.15, sinusal tachycardia. ĐẶT VẤN ĐỀ Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như thế nào luôn là những điều mà các nhà châm cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Việt nam và các nước trên thế giới rất quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của huyệt, tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên sử dụng công thức phối hợp nhiều huyệt nên khó xác định tác dụng cụ thể của từng huyệt (1, 2, 3, 4). Đề tài nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tính an toàn và hiệu quả làm thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt Tâm du trên người hoạt động gắng sức. Mục tiêu nghiên cứu Xác định hiệu quả của châm bổ Tâm du trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức. Xác định hiệu quả của châm tả Tâm du trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức. Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn Sinh viên khỏe mạnh, không phân biệt nam, nữ, tuổi từ 18 - 25, không có tiền sử mắc bệnh tim mạch và hô hấp, BMI từ 18 - 23. Nhịp tim 70-90 l/p, mạch và nhịp tim đi đôi với nhau. Không dấu rối loạn nhịp, không dấu thiếu máu cơ tim trên ECG. Ở trạng thái thoải mái trong ngày tiến hành thử nghiệm. Đồng ý tham gia đề tài, được đọc, giải thích tường tận và ký tên vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (informed consent form) Tiêu chuẩn loại trừ Đang mắc các bệnh có tính chất cấp cứu, bệnh tim mạch, cường giáp, thiếu máu, sốt. Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá trong vòng 24giờ trước khi thực hiện đề tài. Chơi thể thao, vận động trước khi tiến hành thử nghiệm. Nữ giai đoạn hành kinh, có thai. Lo âu, sợ kim. Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu vựng châm. Đối tượng nghiên cứu thay đổi ý định, không tham gia. Định nghĩa các biến số Huyệt Tâm du: Từ gai đốt sống lưng D5, đo ra 1,5 thốn (điểm nằm giữa cột sống lưng và bờ trong xương bả vai). Kỹ thuật châm Châm bổ: Châm kim thuận đường kinh, lưu kim 15 phút. Châm tả: Châm kim ngược đường kinh, lưu kim 5 phút. Nghiệm pháp gắng sức Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 80 Tất cả đối tượng nghiên cứu được yêu cầu chạy bộ trên máy với vận tốc 5km/giờ, trong 5 phút. Phân nhóm Đối tượng nghiên cứu được phân vào 3 nhóm, mỗi nhóm 30. Nhóm1A: Châm bổ huyệt Tâm du. Nhóm 1B: Châm tả huyệt Tâm du. Nhóm 2: Nghỉ ngơi – Không châm. Tiêu chuẩn theo dõi Mạch được ghi nhận với oxymeter tại các thời điểm trước và sau khi châm 1, 2, 3, 4, 5, 10, 15 phút. Triệu chứng ngoại ý khác (nếu có). KẾT QUẢ Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm về độ tuổi. CBTD CTTD NN 20,8± 0,36 20,13± 0,37 19,67± 0,26 χ2 =4,86 P> 0,05 Sự khác biệt về tuổi của ba nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Bảng 2. Đặc điểm giới tính. Giới tính CBTD CTTD NN Nam 10 6 4 Nữ 20 24 26 χ 2 = 3,6, P> 0,05 Sự khác biệt về giới tính giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê. (p>0,05) Bảng 3. Đặc điểm BMI của 3 nhóm. CBTD CTTD NN 19,92± 2,3 20,13±2,03 19,28±1,8 F= 3,1 P> 0,05 Sự khác biệt về BMI giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) Bảng 4. Đặc điểm về mạch lúc ban đầu của 3 nhóm. CBTD CTTD NN 76,96 ± 6,73 76,93± 7,03 74,55± 6,77 F= 1,588, P> 0,05 Sự khác biệt về mạch ban đầu giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) Bảng 5. Đặc điểm về huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương lúc ban đầu của 3 nhóm. CBTD CTTD NN HATT 111,78 ±7,22 110,66 ±6,9 111 ±6,07 F=3,1, P> 0,05 HATTR 68,92 ±4,97 68,66 ±5,7 68,33 ±5,9 F=3,1p>0,05 Mẫu nghiên cứu có HATT, HATTR lúc ban đầu tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sự thay đổi mạch sau khi gắng sức và điều trị của từng nhóm châm cứu và nghỉ ngơi Bảng 6. So sánh sự thay đổi mạch sau khi gắng sức và điều trị của nhóm 1A (bổ Tâm du) và nhóm 2 (không châm). Thời điểm Tần số tim trung bình So sánh trước sau Nhóm 1A (bổ Tâm du) Nhóm 2 (không châm) t p F P BĐ 76,93± 6,73 74,06±6,77 180,40 <0,05 SGS 131,4 ± 14,07 138,3±10,75 1 p 105,33±19,29 122,35±8,84 4,74 < 0,05 2p 91,24±16,95 103,23±10,16 6,26 < 0,05 3p 83,68±12,55 98,89±10,87 6,3 < 0,05 4p 80,10±8,57 90,06±10,10 5,4 < 0,05 5p 78,79±7,56 83,24±8,48 2,61 < 0,05 10p 77,27±6,99 74,41±6,33 2,25 < 0,05 15p 77,27±6,99 74,41±6,33 2,25 < 0,05 Có sự khác biệt về sự giảm mạch theo thời gian của 2 nhóm. Châm bổ Tâm du làm giảm nhịp nhanh xoang tốt hơn nằm nghỉ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 7. So sánh sự thay đổi mạch sau khi gắng sức và điều trị của nhóm 1B (tả Tâm du) và nhóm 2 (không châm). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 81 Thời điểm Tần số tim trung bình So sánh trước sau Nhóm 1B (tả Tâm du) Nhóm 2 (không châm) t p F P BĐ 76,63±7,03 74,06±6,77 125,49 <0,05 SGS 126,76±14,03 138,3±10,75 1 p 86,33±13,87 122,35±8,84 12,8 < 0,05 2p 78,03±9,18 103,23±10,16 12,6 < 0,05 3p 77,758±7,88 98,89±10,87 8,83 < 0,05 4p 77,13±7,00 90,06±10,10 5,8 < 0,05 5p 77,03±6,94 83,24±8,48 3,3 < 0,05 10p 77,03±6,94 74,41±6,33 1,59 >0,05 15p 77,03±6,94 74,41±6,33 1,59 > 0,05 Có sự khác biệt về sự giảm mạch theo thời gian của 2 nhóm. Châm tả Tâm du làm giảm nhịp nhanh xoang tốt hơn nằm nghỉ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 8. So sánh sự thay đổi mạch sau khi gắng sức, điều trị của nhóm 1A (bổ Tâm du) và 1B (tả Tâm du). Thời điểm Tần số tim trung bình So sánh trước sau Nhóm 1A (bổ Tâm du) Nhóm 1B (tả Tâm du) t p F P BĐ 76,93± 6,73 76,63±7,03 137,42 <0,05 SGS 131,4 ± 14,07 126,76±14,03 1 p 105,33±19,29 86,33±13,87 5,12 < 0,05 2p 91,24±16,95 78,03±9,18 4,14 < 0,05 3p 83,68±12,55 77,758±7,88 2,21 < 0,05 4p 80,10±8,57 77,13±7,00 1,53 >0,05 5p 78,79±7,56 77,03±6,94 1,06 >0,05 10p 77,27±6,99 77,03±6,94 0,22 > 0,05 15p 77,27±6,99 77,03±6,94 0,22 > 0,05 Có sự khác biệt về sự giảm mạch theo thời gian của 2 nhóm. Châm tả Tâm du làm giảm nhịp nhanh xoang tốt hơn nhóm châm bổ Tâm du. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 9. Thời gian trung bình để mạch giảm dưới 100 lần/phút ở 3 nhóm (giây). 1A (bổ Tâm du) 1B (tả Tâm du) 2 (không châm-nghỉ ngơi) 94,72± 74,85 38,93± 25,27 196,2± 73,62 F= 47,43 P<0,05 Có sự khác nhau về thời gian trung bình mạch nhỏ hơn < 100 lần/phút giữa 3 nhóm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 10. Thời gian trung bình để mạch trở về trị số ban đầu ở 3 nhóm (giây) 1A (bổ Tâm du) 1B (tả Tâm du) 2 (không châm- nghỉ ngơi) 183,68± 89,59 85± 55,32 360,04± 90,75 F= 87,68 P<0,05 Có sự khác nhau về thời gian trung bình để mạch trở về trị số ban đầu giữa 3 nhóm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 11. Tác dụng phụ sau khi châm cứu của các nhóm. Triệu chứng 1A (bổ Tâm du) 1B (tả Tâm du) 2 (không châm- nghỉ ngơi) Nhức đầu 1/30 1/30 0 Chóng mặt 2/30 1/30 1/30 Buồn nôn, Nôn 0 0 0 Vã mồ hôi 0 0 0 Da niêm nhợt 0 0 0 TC khác 0 0 0 Không TDP 27/30 28/30 29/30 χ 2 = 1,57 P> 0,05 Sự khác biệt về tác dụng phụ của nhóm châm cứu và nhóm không châm cứu, không có ý nghĩa thống kê. (p>0,05). BÀN LUẬN Về sự đồng nhất của các nhóm đối tượng nghiên cứu Mẫu có các đối tượng nghiên cứu đồng nhất đảm bảo tính chân thực, khách quan khi tiến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 82 hành so sánh sự thay đổi mạch của các nhóm, tìm sự khác biệt về thay đổi mạch của nhóm có tác dụng của châm cứu và nhóm không chịu sự tác dụng của châm cứu. Về tác dụng làm chậm nhịp tim của huyệt TD Nhóm nghiên cứu có sự giảm mạch nhanh so với nhóm nghỉ ngơi mạch giảm chậm hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cơ sở lý luận giải thích kết quả nghiên cứu Theo YHHĐ ĐTNC sau gắng sức có các thay đổi: tăng nhịp tim, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ, gia tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, tăng tiết epinerphrin, hình thành nên những cung phản xạ: nhịp tim nhanh, mạch, huyết áp, nhiệt độ tăngvà ĐTNC được tiến hành châm cứu, và châm cứu có tác dụng hình thành cung phản xạ mới, phá vỡ cung phản xạ hình thành trước đó, tăng tiết histamine, acetycholine, nên các kích thích của châm cứu tuy được tạo ra sau nhưng khi được kích thích đầy đủ đạt đến ngưỡng (y học cổ truyền gọi là cảm giác đắc khí) thì có thể cắt ngang, phá vỡ cung phản xạ nhịp tim nhanh, tăng nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp hình thành trước đó, giúp đưa nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể nhanh chóng trở về giá trị ban đầu. Huyệt Tâm du có vị trí giải phẫu: dưới gai đốt sống lưng D5 đo ra 1, 5 thốn, và được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5 (nằm giữa D4- D6) là vùng có chung tiết đoạn thần kinh với cơ quan nội tạng Tim, Phổi nên khi châm cứu tác động huyệt Tâm du đã có ảnh hưởng đến hoạt động Tim mạch, giúp điều chỉnh nhịp tim về bình thường nhanh hơn. Theo Y học cổ truyền ĐTNC sau nghiệm pháp gắng sức, cơ thể có sự rối loạn về thăng bằng với các triệu chứng nghiêng về hưng phấn như: mạch nhanh, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp thở và châm cứu với tác dụng quân bình âm dương, điều hòa lại quá trình hưng phấn, ức chế nên khi có sự tác động của châm cứu các rối loạn trên được điều chỉnh nhanh hơn, mạch, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể nhanh chóng được ổn định. Huyệt TD là bối du huyệt của kinh Thủ Thiếu Âm Tâm. Huyệt có tác dụng: Dưỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí và chủ trị các bệnh về Tim: tim đập nhanh, thần kinh suy nhược, hồi hộp, đánh trống ngực. Về ảnh hưởng của kỹ thuật châm trên hiệu quả của huyệt TD Châm tả hiệu quả hơn châm bổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Cơ sở lý luận giải thích kết quả nghiên cứu Châm tả là kỹ thuật áp dụng trong trường hợp bệnh mới mắc, tổng trạng BN còn tốt, các triệu chứng thiên về trạng thái THỰC, châm bổ được áp dụng trên bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, các triệu chứng thiên về trạng thái HƯ. Trên đề tài này, các đối tượng nghiên cứu khỏe mạnh, hoạt động gắng sức trong khoảng thời gian nhất định, có các triệu chứng sau khi gắng sức: mạch nhanh, nhiệt độ, nhịp thở tăngcó thể xem như là THỰC chứng, nên khi áp dụng châm cứu huyệt TD, châm tả có hiệu quả hơn châm bổ. Về tính an toàn của châm huyệt TD Nhóm châm cứu và không châm cứu tác dụng phụ như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). KẾT LUẬN Khảo sát hiệu quả của huyệt Tâm du trên nhịp tim nhanh sau gắng sức ở người bình thường cho thấy. Huyệt tâm du có tác dụng làm chậm nhịp tim trên người bình thường sau hoạt động gắng sức. Kỹ thuật tác động (châm bổ hay tả) trên huyệt tâm du đều có hiệu quả làm làm chậm nhịp tim trên người bình thường sau hoạt động gắng sức. Châm tả trong trường hợp tăng nhịp tim do gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 83 huyệt Tâm du. Không ghi nhận tác dụng phụ của kỹ thuật tác động (châm bổ hoặc tả) trên huyệt Tâm du khi áp dụng đầy đủ và đúng yêu cầu của kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lomuscio A, Belletti S, Battezzati PM, Lombardi F(2011 Mar), “ Efficacy of acupuncture in preventing atrial fibrillation recurrences after electrical cardioversion”, Pubmed.com, 22(3), pp. 241-7. 2. Mu GM, Lu YY (2008 Jun), “Observation on therapeutic effect of auricular acupuncture combined with body acupuncture for treatment of cardiac neurosis”, Pubmed.com, 28(6), pp. 409-10. 3. Wang H, Deng LX, Wu XP, Bai JY (2009),“Effect of electroacupuncture of "Neiguan" (PC 6) on heart rate and plasma catecholamine contents in ventricular tachycardia rats”, Pubmed.com. Jun; 34(3), pp.180-2, 187. 4. Zou M, (2009 Nov), “Clinical observation on therapeutic effect of combination of acupuncture and ginger-partition moxibustion for treatment of patients with cardiac arrhythmia”, Pubmed.com. Zhongguo Zhen Jiu., 29(11), pp. 876-8.
Tài liệu liên quan