Mở đầu: Trực khuẩn Gram âm không lên men đường là họ vi khuẩn thường tìm thấy trong môi trường, đặc
biệt là đất và nước, với nhiều loại vi khuẩn khác nhau.Tình hình đề kháng kháng sinh được ghi nhận đang gia
tăng. Việc xác định tỉ lệ từng loại vi khuẩn của nhóm này cũng như tình hình kháng thuốc của chúng là cần thiết
góp phần chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Mục tiêu: (1) xác định tỉ lệ từng loại trực khuẩn Gram âm không lên men đường,(2) tỉ lệ đề kháng kháng
sinh của chúng và (3) đặc tính đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. và Pseudomonas aeruginosa.
Phương pháp: Tiền cứu-Mô tả cắt ngang. Thu thập, phân tích dữ liệu về định danh và kết quả kháng sinh
đồ của trực khuẩn Gram âm không lên men đường phân lập được từ tất cả các mẫu bệnh phẩm dương tính với
nhóm trực khuẩn này tại BV Đại học Y Dược từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014.
Kết quả: Phân lập được 135 mẫu bệnh phẩm dương tính với nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men
đường từ các bệnh phẩm máu, đàm, mủ, nước tiểu, và các loại dịch tiết khác.Tỉ lệ các loài trực khuẩn Gram âm
không lên men đường phân lập được: A. baumannii (32,6%), P. aeruginosa (28,1%), B. cepacia (22,2%), S.
maltophilia (3,7%), Burkholderia pseudomallei (2,2%), Chryseobacterium meningosepticum (1,5%), và các vi
khuẩn có cùng tỉ lệ 0,7% gồm Pseudomonas alcaligens, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas luteola,
Brevundimonas vesicularis, Weeksella virosa. Tỉ lệ đề kháng của P. aeruginosa với Ticarcillin, Imipenem,
Gentamicin (trên 30,0%), và các kháng sinh còn lại nhạy từ 75,0%-100%. Nhóm Acinetobacter spp. có tỉ lệ đề
kháng cao hơn Pseudomonas aeruginosa, cụ thể A. baumannii kháng Ticarcillin, Aminoglycoside (trên 60,0%);
kháng Cephalosporins (trừ Cefepime), Carbapenem, Polymyxin (trên 50,0% ); kháng Fluoroquinolone, Penicillins
+ ức chế β-lactamase, Trimethoprim-sulfomethoxazol (trên 40,0%). Acinetobacter spp. khác (A. haemolyticus, A.
lwoffii) kháng Cefotaxime, Ceftriaxone, Meropenem (62,5%); kháng Ticarcillin, Ceftazidime, Gentamicin (trên
50,0%); kháng các kháng sinh còn lại (dưới 40.0%). Loài B. cepacia kháng Ticarcillin/A. clavulanic (trên 50%);
kháng Meropenem, Ceftazidime (trên 30%), Chloramphenicol (3,3%), các sinh còn lại chưa bị đề kháng. Các vi
khuẩn còn lại có số lượng chủng ít nên sự đề kháng chỉ mang tính chất tham khảo. Tỉ lệ P. aeruginosa đa kháng
(13,2%). Acinetobacter spp. có tỉ lệ đa kháng kháng sinh cao hơn (48,1%), kháng diện rộng (17,3%).
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn do nhóm trực khuẩn Gram âm không
lên men đường
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác nhân và tính đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Gram âm không lên men đường tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 473
KHẢO SÁT TÁC NHÂN VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
CỦA TRỰC KHUẨN GRAM ÂM KHÔNG LÊN MEN ĐƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
Trần Minh Anh Đào*, Nguyễn Thanh Bảo**
TÓM TẮT
Mở đầu: Trực khuẩn Gram âm không lên men đường là họ vi khuẩn thường tìm thấy trong môi trường, đặc
biệt là đất và nước, với nhiều loại vi khuẩn khác nhau.Tình hình đề kháng kháng sinh được ghi nhận đang gia
tăng. Việc xác định tỉ lệ từng loại vi khuẩn của nhóm này cũng như tình hình kháng thuốc của chúng là cần thiết
góp phần chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Mục tiêu: (1) xác định tỉ lệ từng loại trực khuẩn Gram âm không lên men đường,(2) tỉ lệ đề kháng kháng
sinh của chúng và (3) đặc tính đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. và Pseudomonas aeruginosa.
Phương pháp: Tiền cứu-Mô tả cắt ngang. Thu thập, phân tích dữ liệu về định danh và kết quả kháng sinh
đồ của trực khuẩn Gram âm không lên men đường phân lập được từ tất cả các mẫu bệnh phẩm dương tính với
nhóm trực khuẩn này tại BV Đại học Y Dược từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014.
Kết quả: Phân lập được 135 mẫu bệnh phẩm dương tính với nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men
đường từ các bệnh phẩm máu, đàm, mủ, nước tiểu, và các loại dịch tiết khác.Tỉ lệ các loài trực khuẩn Gram âm
không lên men đường phân lập được: A. baumannii (32,6%), P. aeruginosa (28,1%), B. cepacia (22,2%), S.
maltophilia (3,7%), Burkholderia pseudomallei (2,2%), Chryseobacterium meningosepticum (1,5%), và các vi
khuẩn có cùng tỉ lệ 0,7% gồm Pseudomonas alcaligens, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas luteola,
Brevundimonas vesicularis, Weeksella virosa. Tỉ lệ đề kháng của P. aeruginosa với Ticarcillin, Imipenem,
Gentamicin (trên 30,0%), và các kháng sinh còn lại nhạy từ 75,0%-100%. Nhóm Acinetobacter spp. có tỉ lệ đề
kháng cao hơn Pseudomonas aeruginosa, cụ thể A. baumannii kháng Ticarcillin, Aminoglycoside (trên 60,0%);
kháng Cephalosporins (trừ Cefepime), Carbapenem, Polymyxin (trên 50,0% ); kháng Fluoroquinolone, Penicillins
+ ức chế β-lactamase, Trimethoprim-sulfomethoxazol (trên 40,0%). Acinetobacter spp. khác (A. haemolyticus, A.
lwoffii) kháng Cefotaxime, Ceftriaxone, Meropenem (62,5%); kháng Ticarcillin, Ceftazidime, Gentamicin (trên
50,0%); kháng các kháng sinh còn lại (dưới 40.0%). Loài B. cepacia kháng Ticarcillin/A. clavulanic (trên 50%);
kháng Meropenem, Ceftazidime (trên 30%), Chloramphenicol (3,3%), các sinh còn lại chưa bị đề kháng. Các vi
khuẩn còn lại có số lượng chủng ít nên sự đề kháng chỉ mang tính chất tham khảo. Tỉ lệ P. aeruginosa đa kháng
(13,2%). Acinetobacter spp. có tỉ lệ đa kháng kháng sinh cao hơn (48,1%), kháng diện rộng (17,3%).
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn do nhóm trực khuẩn Gram âm không
lên men đường.
Từ khóa: AmpC cảm ứng , Viện tiêu chuẩn về lâm sàng và phòng thí nghiệm, Sinh men beta-lactamase phổ
rộng, đa kháng, Kháng toàn bộ, Kháng diện rộng
* Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Trần Minh Anh Đào ĐT: 0903195457 Email: engio2005@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 474
ABSTRACT
INVESTIGATION OF PATHOGEN AND ANTIBIOTIC RESISTANCE OF NON-FERMENTING GRAM-
NEGATIVE BACILLI ISOLATED FROM UNIVERSITY MEDICAL CENTER HO CHI MINH CITY
Tran Minh Anh Dao, Nguyen Thanh Bao.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 473 - 479
Background: Non-fermenting Gram-negative bacillus is a family of bacteria commonly found in the
environment, especially in soil and water with a variety non-fermenting Gram-negative bacilli. The antibiotic
resistant resistance of non-fermenting Gram-negative bacilli are increasing. Thus, investigation of pathogen and
antibiotic resistance of non-fermenting Gram-negative bacilli is needed help diagnostic and treatment.
Objectives: (1) To find out the rates of each kind of non-fermenting Gram-negative bacilli,(2) their rates of
antibiotic resistance and (3) the antibiotic resistant characteristics of Acinetobacter spp. and Pseudomonas
aeruginosa.
Method: The prospective study, descriptive and cross-sectional method was used. Data of the bacterial
indentification and antibiogram results from all positive samples in University medical center of Ho Chi Minh
City from September 2013 to March 2014were collected and analysed.
Results: This study investigated on 135 positive samples of non-fermenting Gram-negative bacilli isolated
from blood, sputum, pus, urine and other body fluids samples. The rates of A. baumannii is 32.6%, P. aeruginosa
28.1%, B. cepacia 22.2%, S. maltophilia 3.7%, Burkholderia pseudomallei 2.2%, Chryseobacterium
meningosepticum 1.5%, and the same rates of non-fermenting Gram-negative strains 0.7%, included
Pseudomonas alcaligens, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas luteola, Brevundimonas vesicularis, Weeksella
virosa. The resistance rates of P. aeruginosa to Ticarcillin, Imipenem, Gentamicin are over 30.0%, and sensitive
rates to other antimicrobial agentsare from 75.0% to 100%. The ability of drug resistance of Acinetobacter spp. is
higher than Pseudomonas aeruginosa, for example, A. baumannii resistance rates to Ticarcillin, Aminoglycoside
are over 60.0%; to Cephalosporins (except Cefepime), Carbapenem, Polymyxin are over 50.0%; to
Fluoroquinolone, Penicillins+ inhibitor β-lactamase, Trimethoprim-sulfomethoxazol are over 40.0%. Another
Acinetobacter spp. (A. haemolyticus, A. lwoffii) resistance rates to Cefotaxime, Ceftriaxone, Meropenem are
62.5%; to Ticarcillin, Ceftazidime, Gentamicinare over 50.0%; to other drugs are under 40.0%. Resistance rates
of B. cepacia strain to Ticarcillin/A. clavulanicare over 50%; to Meropenem, Ceftazidimeare over upper 30%, to
Chloramphenicol is 3.3%, and they are still sensitive to the other antimicrobial agents. S. maltophilia is
foundresistant to Chloramphenicol (2 over 5 isolated strains), to Ceftazidime (1 over 5 isolated strains),and
sensitive to other antimicrobial agents. Others non-fermenting Gram-negative bacilli were isolated with less
number, so that resistance rates are referenced. P. aeruginosa is multidrug-resistant bacteria (MDR) (13.2%).
Acinetobacter spp. has higher multidrug-resistant rates (48.1%), and the ability of extensively drug-resistance
(XDR) (17.3%).
Conclusion: A reasonable antibiotic use is required for treatment of non-fermenting Gram-negative bacilli.
Key words: AmpC inducible, Analytical profile index Non-Enterobacteriaceae, Clinical and Laboratory
Standards Institute, Extended-Spectrum β-lactamase, Multidrug-resistant, Pandrug-resistant, Extensively drug-
resistant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, những dòng vi khuẩn thường gây
nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng bệnh viện
trên thế giới như: trực khuẩn đường ruột,
Acinetobacter baumannii và Pseudomonas
aeruginosa đa kháng; Staphylococcus aureus kháng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 475
methicillin; Clostridium difficile; Enterococci đề
kháng Vancomycin(6). Trong nhóm vi khuẩn gây
bệnh, thì tác nhân được phân lập nhiều nhất là
trực khuẩn Gram âm. Một số nghiên cứu gần
đây cho thấy vi khuẩn Gram âm không lên men
đường gia tăng đề kháng làm xuất hiện các
chủng đa kháng thuốc với nhiều họ kháng sinh ở
nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt
Nam(1,4,14). Vì vậy, việc xác định được loài gây
bệnh trong nhiễm trùng bệnh viện cũng như
đánh giá mức độ đề kháng và tình trạng kháng
thuốc của chúng thường xuyên giữ vai trò quan
trọng trong sử dụng kháng sinh hợp lý nhằm cải
thiện tình trạng gia tăng đề kháng kháng sinh
hiện nay. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu “Khảo sát tác nhân và tính đề kháng
kháng sinh của trực khuẩn Gram âm không lên men
đường tại bệnh viện đại học Y Dược thành phố từ
tháng 09/2013 đến tháng 03/2014”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định (1) tỉ lệ từng loại trực khuẩn Gram
âm không lên men đường, (2) tỉ lệ đề kháng
kháng sinh của trực khuẩn Gram âm không lên
men đường, và (3) khảo sát đặc tính kháng
kháng sinh của Acinetobacter spp.,
Pseudomonas aeruginosa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các chủng trực khuẩn Gram âm không lên
men đường phân lập được ở tất cả các mẫu bệnh
phẩm từ tháng 09/2013 đến tháng 03/2014 tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Thời gian và đối tượng nghiên cứu như trên.
Các bệnh phẩm này được cấy phân lập, định
danh bằng phương pháp thông thường và
Api20NE, kháng sinh đồ để xác định tỉ lệ trực
khuẩn Gram âm không lên men đường được
phân lập và sự đề kháng kháng sinh của chúng
(trừ những mẫu bệnh phẩm được cấy 2 lần).
Đối với các bệnh phẩm tạp nhiễm, chỉ chọn
vi khuẩn phân lập từ các bệnh phẩm có giá trị và
dựa vào tiêu chuẩn lấy vào, với bệnh phẩm đàm
phải được đánh giá có lượng bạch cầu trên 25 và
biểu mô dưới 10 quan sát trên quang trường
x100, bệnh phẩm nước tiểu với số lượng vi
khuẩn cấy được từ 105 CFU/ml trở lên.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Phương pháp tiến hành
Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh
theo phương pháp thông thường với môi trường
phân lập và phong phú (EMB, BA), oxidase, môi
trường chẩn đoán (TSI), môi trường làm kháng
sinh đồ (MHA-Mueller-Hinton Agar) của hãng
Bio-Rad, và bộ định danh API 20NE của hãng
Bio-Merieux (Pháp).
Kháng sinh đồ: Thực hiện phương pháp
khuếch tán trên thạch Kirby–Bauer với đĩa
kháng sinh của hãng ABTECK (Anh). Phương
pháp MIC với E-test hãng Bio-Merieux (Pháp).
Thu thập và nhập dữ liệu vào mẫu “Phiếu
nghiên cứu: của các trực khuẩn Gram âm không
lên men đường.
Xử lý và phân tích kết quả bằng phần mềm
SPSS 22.0 theo hướng thống kê mô tả.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ phân bố trực khuẩn Gram âm không
lên men đường
Các vi khuẩn được phân lập từ 135 mẫu
dương tính với trực khuẩn Gram âm không lên
men đường từ các loại bệnh phẩm khác nhau,
bao gồm bệnh phẩm máu chiếm tỉ lệ cao nhất
35,6% (48/135), đàm 34,1% (46/135), mủ 16,3%
(22/135), nước tiểu 6,6% (9/135), dịch 7,4%
(10/135) (tinh dịch, dịch vết thương, dịch màng
bụng, dịch màng phổi). Các vi khuẩn được phân
lập từ các mẫu bệnh phẩm được thống kê ở bảng
1, và tỉ lệ loài trực khuẩn Gram âm không lên
men đường phân lập được ở bảng 2 cho kết quả
Acinetobacter baumannii chiếm tỉ lệ cao nhất
(32,6%), kế đến Pseudomonas aeruginosa (28,1%),
Burkholderia cepacia (22,2%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 476
Bảng 1: Tỉ lệ phân bố giữa bệnh phẩm và trực khuẩn Gram âm không lên men đường
Bệnh phẩm P. aeruginosa
(n=38)
Acinetobacter
spp.
B. cepacia
(n=30)
S. maltophilia
(n=5)
Nhóm khác
(n=10)
Tổng
(n=135)
Máu 1 (2,1%) 20 (41,6%) 23 (47,9%) 2 (4,2%) 2 (4,2%) 48 (100,0%)
Đàm 18 (39,1%) 20 (43,5%) 4 (8,7%) 1 (2,2%) 3 (6,5%) 46 (100,0%)
Mủ 6 (27,3%) 7 (31,8%) 3 (13,6%) 2 (9,1%) 4) (18,2%) 22 (100,0%)
Nước tiểu 7 (77,8%) 2 (22,2%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 9 (100,0%)
Các loại dịch 6 (60,0%) 3 (30,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 1 (10,0%) 10 (100,0%)
Bảng 2: Tỉ lệ từng loại trực khuẩn Gram âm không
lên men đường
Định danh loài Số lượng
(n)
Tỉ lệ
(%)
Acinetobacter
spp.
Acinetobacter
baumannii
44 32,6
Acinetobacter
haemolyticus
3 2,2
Acinetobacter lwoffii 5 3,7
Pseudomonas
aeruginosa
Pseudomonas
aeruginosa
38 28,1
Burkholderia
cepacia
Burkholderia cepacia
30 22,2
S. maltophilia Stenotrophomonas
maltophilia
5 3,7
Nhóm khác Burkholderia
pseudomallei
3 2,2
Chryseobacterium
meningosepticum
2 1,5
Pseudomonas
alcaligens
1 0,7
Pseudomonas
fluorescens
1 0,7
Pseudomonas luteola 1 0,7
Brevundimonas
vesicularis
1 0,7
Weeksella virosa 1 0,7
Tổng 135 100,0
Tỉ lệ đề kháng của trực khuẩn Gram âm
không lên men đường
Biểu đồ 1: Tỉ lệ đề kháng của Pseudomonas
aeruginosa (n=38)
Biểu đồ 2: Tỉ lệ đề kháng của Acinetobacter
baumannii (n=44)
Biểu đồ 3: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của
Burkholderia cepacia (n=30)
Các trực khuẩn Gram âm không lên men
đường khác, có chủng phân lập được rất ít,
nên tỉ lệ đề kháng của chúng chỉ mang tính
chất tham khảo. Cụ thể như, Stenotrophomonas
maltophilia có 2/5 chủng đề kháng với
Chloramphenicol, 1/5 chủng đề kháng với
Ceftazidime, các kháng sinh còn lại chưa xuất
hiện chủng đề kháng. Đối với các trực khuẩn
Gram âm không lên men đường khác kháng
Colistin (7 chủng), kháng Cefepime và Cefotaxime
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 477
(6 chủng), kháng Ceftriaxone, Imipenem và
Gentamicin (5 chủng), kháng Tetracycline (3
chủng), kháng Ceftazidime (2 chủng).
Tình trạng đề kháng của trực khuẩn Gram
âm không lên men đường
Biểu đồ 4: Tỉ lệ đa kháng kháng sinh của P.
aeruginosa (n=5)
Biểu đồ 5: Tỉ lệ đa kháng kháng sinh và kháng diện
rộng của Acinetobacter spp. (nMDR=25, nXDR=9)
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở bảng 1 và
bảng 2 tỉ lệ nhiễm Acinetobacter baumannii và
Pseudomonas aeruginosa chiếm tỉ lệ cao nhất trong
nhiễm khuẩn hô hấp, đều này cũng được ghi
nhận trong các nghiên cứu khác ở trên thế
giới(13,4) cũng như ở Việt Nam(11,2). Tỉ lệ phân bố
trực khuẩn Gram âm không lên men của chúng
tôi có sự chênh lệch với nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước. Cụ thể, Acinetobacter baumannii
trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với
nghiên cứu Iain Abbott khu vực Châu Á Thái
Bình Dương(7), nghiên cứu Bùi Nghĩa Thịnh tại
BV Cấp cứu Trưng Vương (2010)(2). Nhưng thấp
hơn nghiên cứu của của Nass T. ở Ấn Độ(8),
nghiên cứu của Nguyễn Phú Hương Lan ở BV
Bệnh Nhiệt Đới (2010)(11), Phạm Hùng Vân và
nhóm Midas (16 BV năm 2010)(14), nhưng có tỉ lệ
cao hơn so với các nghiên cứu ở khu vực phía
Bắc - BV Bỏng Quốc Gia(7), ở miền Trung – BV
Trung Ương Huế(18). Đối với trực khuẩn
Pseudomonas aeruginosa trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn một số quốc gia trên thế giới
như Hoa Kỳ(9), một số nghiên cứu khác ở trong
nước(4,18,14,2), nhưng thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Phú Hương Lan- Bv bệnh Nhiệt Đới(11),
Nguyễn Như Lâm - Viện Bỏng(7). Sự khác biệt
này có thể do sự kiểm soát nhiễm trùng ở từng
nước và cơ sở y tế, đối tượng bệnh nhân (thở
máy, suy giảm miễm dịch, bỏng,), mẫu nghiên
cứu, thời gian, cũng như đặc tính vi khuẩn đặc
trưng ở mỗi cơ sở y tế(2). Với tác nhân gây bệnh
khác trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
Burkholderia cepacia trong bệnh phẩm máu chiếm
tỉ lệ cao nhất so với Acinetobacter baumannii,
Pseudomonas aeruginosa cũng như các bệnh phẩm
khác, đây cũng là điểm khác biệt trong nghiên
cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác(4,17),
vì nghiên cứu của chúng tôi chỉ phân lập và định
danh nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men
đường, trong đó bệnh phẩm máu với tỉ lệ cao nhất là
Burkholderia cepacia. Nhưng ngược lại, có nghiên
cứu khác của Trần Minh Giao tiến hành tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định vào thời gian tháng 06/2008 đến
tháng 05/2009(13), và nghiên cứu của Phạm Hùng
Vân cùng nhóm Midas(14) thực hiện tại 16 bệnh viện
trên cả nước trong thời gian từ 05/2008 đến tháng
11/2009 đều có 45 trường hợp nhiễm, trong khi
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 30 trường
hợp trong 7 tháng. Tỉ lệ nhiễm Stenotrophomonas
maltophilia trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đồng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Bình và
cộng sự tại BV Nhân Dân Gia Định(5), và gần
tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Sĩ thực
hiện tại BV Đa Khoa Kiên Giang trong 10 tháng đầu
năm 2012(17).
Về mức độ đề kháng của chủng Pseudomonas
aeruginosa trong nghiên cứu của chúng tôi còn
nhạy với nhiều kháng sinh. Đây cũng là sự khác
biệt so với các nghiên cứu khác ở trên thế giới và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 478
Việt Nam. Trong đó, có trên 30% chủng đề
kháng với Ticarcillin, Imipenem, Gentamicin;
Các kháng sinh khác có tỉ lệ kháng dao động từ
5,3% đến 21,1%, riêng kháng sinh nhóm
Polymyxins chưa xuất hiện chủng đề kháng và
các nghiên cứu INICC (International Nosocomial
Infection Control Consortium), MYSTIC
(Meropenem Yearly Susceptibility Test
Information Collection), ủng hộ cho nghiên cứu
của chúng tôi về sự nhạy cảm kháng sinh còn
tương đối cao ở chủng Pseudomonas aeruginosa(19),
trong khi những nghiên cứu khác ở Việt Nam có
tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao(2,4,1,14). Riêng
Imipenem có tỉ lệ đề kháng cao hơn các kháng
sinh khác, và tỉ lệ đề kháng Imipenem cao cũng
được ghi nhận trong nghiên cứu của Nguyễn
Phú Hương Lan(11), Phạm Hùng Vân và Nhóm
Midas(14). Sự khác biệt này có thể do chất lượng
chăm sóc y tế, sử dụng kháng sinh cũng như tình
hình nhiễm trùng bệnh viện ở mỗi cơ sở y tế
khác nhau(8). Tuy vẫn còn nhạy cảm cao với
kháng sinh, nhưng có chủng Pseudomonas
aeruginosa đa kháng (MDR) với các nhóm kháng
sinh dao động từ 5,3% đến 10,5% (ngoại trừ chưa
xuất hiện chủng đa kháng với Polymyxin,
Meropenem và Ticarcillin/ A. clavulanic), các
nghiên cứu khác ủng hộ sự đa kháng của chủng
Pseudomonas aeruginosa ngày càng gia tăng(2,4).
Đối với Acinetobacter baumannii và
Acinetobacter spp. khác thể hiện tính kháng thuốc
cao hơn Pseudomonas aeruginosa và đề kháng với
nhiều nhóm kháng sinh đối với Acinetobacter
baumannii ( 38,6% - 81,9%), Acinetobacter spp.
khác (12,5%-62,5%), điều này cũng được ghi
nhận trong các nghiên cứu khác ở Việt Nam như
Huỳnh Văn Bình (BV Nhân Dân Gia Định) -
2006(5) có sự đề kháng nhóm cephalosporins phổ
rộng từ 45,5% đến 65,9%. Đối với kháng sinh
nhóm cabapenem, nhóm ức chế con đường
chuyển hóa Folate (Folate pathway inhibitors)
(Trimethoprim-sulfamethoxazol),
Antipseudomonal fluoroquinolones
(Ciprofloxacin, Levofloxacin) tỉ lệ đề kháng tăng
cao từ 50% trở lên tương tự như nghiên cứu của
Bùi Nghĩa Thịnh - BV Cấp Cứu Trưng Vương(2),
trong nghiên cứu của Nguyễn Phú Hương Lan-
BV Bệnh Nhiệt Đới(11). Trong nghiên cứu chúng
tôi đặc biệt ghi nhận xuất hiện chủng đề kháng
cao với Colistin (59,1% đối với Acinetobacter
baumannii và 37,5% Acinetobacter spp. khác). Và tỉ
lệ Acinetobacter spp. đa kháng (MDR) và kháng
diện rộng (XDR) lần lượt là 48,1% và 17,3%. Tỉ lệ
này khá cao, đưa đến tỉ lệ kháng thuốc của
chủng đa kháng (MDR) với các nhóm kháng
sinh cao từ 15,4% đến 44,2% (biểu đồ 5) (trong đó
có 30,8% chủng đề kháng với Colistin), Sự xuất
hiện đa kháng của chủng Acinetobacter spp. nói
chung và Acinetobacter baumannii trong các
nghiên cứu khác trên thế giới như: MYSTIC
(Châu Âu-2006)(19) và nghiên cứu của GARP-VN
(thực hiện ở 16 bệnh viện trên toàn quốc)(1) có tỉ
lệ kháng các kháng sinh cao hơn trong nghiên
cứu của chúng tôi. Ngoại trừ chủng Acinetobacter
spp. trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so
với các nghiên cứu khác, có thể do đặc điểm vi
khuẩn, cũng như tình hình nhiễm khuẩn và điều
trị ở mỗi cơ sở và thời điểm nghiên cứu khác
nhau. Ở nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ chủng
Acinetobacter spp. kháng diện rộng (XDR) cao
chiếm 17,3% (9/52) với tất cả kháng sinh. Các
nghiên cứu khác ở trong nước chúng tôi không
ghi nhận tỉ lệ kháng toàn bộ, nhưng sự đề kháng
diện rộng (XDR) của chủng Pseudomonas
aeruginosa và Acinetobacter baumannii được ghi
nhận trong một số nghiên cứu của Việt Nam của
Phạm Hùng Vân và cộng sự (2009)(14). Những
trực khuẩn Gram âm không lên men đường còn
lại vì số chủng phân lập được ít nên chỉ có giá trị
tham khảo.
KẾT LUẬN
Qua đề tài nghiên cứu thực hiện tại bệnh
viện Đại học Y Dược, ghi nhận A. baumannii
(32,6%), P. aeruginosa (28,1%), B. cepacia (22,2%),
S. maltophilia (3,7%), Burkholderia pseudomallei
(2,2%), Ch