Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạ thân nhiệt và các yếu tố nguy cơ ở những bệnh nhân gây mê phẫu thuật ổ
bụng.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tiền cứu. 101 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ổ bụng lớn (> 120
phút), gây mê toàn diện được đưa vào nghiên cứu. Nhiệt độ trung tâm của cơ thể được đo ở thực quản và ghi
nhận mỗi 15 phút cho đến khi cuộc phẫu thuật kết thúc. Các biến lâm sàng được xem như là yếu tố nguy cơ gây
hạ thân nhiệt: tuổi, giới, BMI, thời gian gây mê phẫu thuật, kỹ thuật gây mê, ước lượng máu mất, số lượng và
nhiệt độ dịch truyền, nhiệt độ phòng mổ, và các biến chứng của hạ thân nhệt cũng được khảo sát.
Kết quả: Tỷ lệ hạ thân nhiệt (< 36oC) trong gây mê phẫu thuật ổ bụng là 87,13%, đa số là hạ thân nhiệt nhẹ
(84,16%). Nghiên cứu đã chứng minh thân nhiệt nam giới thấp hơn nữ giới, thân nhiệt ở bệnh nhân gây mê
toàn thân phối hợp gây tê ngoài màng cứng thấp hơn gây mê toàn thân đơn thuần. Tăng số lượng dịch truyền,
kéo dài thời gian gây mê – phẫu thuật, tăng thể tích CO2 bơm vào ổ bụng là những yếu tố nguy cơ gây hạ thân
nhiệt. Giảm BMI, nhiệt độ phòng mổ, nhiệt độ dịch truyền, nhiệt độ khí hô hấp là những yếu tố làm hạ thân
nhiệt. Biến chứng của hạ thân nhiệt bào gồm: kéo dài thời gian rút NKQ và run lạnh sau mổ.
Kết luận: Bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng lớn có nguy cơ hạ thân nhiệt trong mổ, đòi hỏi phải theo dõi nhiệt
độ chặt chẽ.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ hạ thân nhiệt và các yếu tố nguy cơ trong gây mê phẫu thuật ổ bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 327
KHẢO SÁT TỶ LỆ HẠ THÂN NHIỆT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT Ổ BỤNG
Nguyễn Văn Chừng*, Phạm Thị Minh Thư**, Lê Văn Long**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạ thân nhiệt và các yếu tố nguy cơ ở những bệnh nhân gây mê phẫu thuật ổ
bụng.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tiền cứu. 101 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ổ bụng lớn (> 120
phút), gây mê toàn diện được đưa vào nghiên cứu. Nhiệt độ trung tâm của cơ thể được đo ở thực quản và ghi
nhận mỗi 15 phút cho đến khi cuộc phẫu thuật kết thúc. Các biến lâm sàng được xem như là yếu tố nguy cơ gây
hạ thân nhiệt: tuổi, giới, BMI, thời gian gây mê phẫu thuật, kỹ thuật gây mê, ước lượng máu mất, số lượng và
nhiệt độ dịch truyền, nhiệt độ phòng mổ, và các biến chứng của hạ thân nhệt cũng được khảo sát.
Kết quả: Tỷ lệ hạ thân nhiệt (< 36oC) trong gây mê phẫu thuật ổ bụng là 87,13%, đa số là hạ thân nhiệt nhẹ
(84,16%). Nghiên cứu đã chứng minh thân nhiệt nam giới thấp hơn nữ giới, thân nhiệt ở bệnh nhân gây mê
toàn thân phối hợp gây tê ngoài màng cứng thấp hơn gây mê toàn thân đơn thuần. Tăng số lượng dịch truyền,
kéo dài thời gian gây mê – phẫu thuật, tăng thể tích CO2 bơm vào ổ bụng là những yếu tố nguy cơ gây hạ thân
nhiệt. Giảm BMI, nhiệt độ phòng mổ, nhiệt độ dịch truyền, nhiệt độ khí hô hấp là những yếu tố làm hạ thân
nhiệt. Biến chứng của hạ thân nhiệt bào gồm: kéo dài thời gian rút NKQ và run lạnh sau mổ.
Kết luận: Bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng lớn có nguy cơ hạ thân nhiệt trong mổ, đòi hỏi phải theo dõi nhiệt
độ chặt chẽ.
Từ khóa: hạ thân nhiệt, phẫu thuật ổ bụng, gây mê hồi sức, yếu tố nguy cơ.
ABSTRACT
SURVEY INCIDENCE OF HYPOTHERMIA AND RISK FACTORS FOR ANESTHESIA OF
ABDOMINAL SURGERY
Nguyen Van Chung, Pham Thi Minh Thu, Le Van Long
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 327 - 322
Objectives: To determine the risk factors and incidence of hypothermia in patients undergoing major
abdominal surgeries.
Methods: Prospective analysis. 101 patients undergoing major abdominal surgeries (> 120 mins), general
anesthesia were admitted to the study. Oesophagus core body temperature was measured after induction of
general aneasthesia and every 15 mins until the end of the operation. Clinical variables that were assessed as
predictors of core body temperature included age, sex, body mass index (BMI), time of procedure, anesthesia
technique, estimated blood loss, amount and temperature of intravenous fluids, operation room temperature,
and potential hypothermia related complications were also examined.
Results: Frequency of hypothermia (< 36oC) in major abdominal surgeries was 87.13%, mild-hypothermia
was common (84.16%). The study demonstrated body temperature was lower signigficantly in male than female
and in epidural combined general anesthesia than only general anesthesia (p<0.05). The advanced amount of
intravenous fluids, time of procedure and aneasthesia, the volume of CO2 pneumoperitoneum are risk factors for
hypothermia. The decreased BMI, temperature of operation room and intravenous fluids, temperature of
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, ** Đại học Y Dược Huế
Địa chỉ liên hệ : ThS Phạm Thị Minh Thư ĐT: 0989295100 Email: minhthu.dhyk@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 328
ventilated gases are associated with lower final body temperatures. The complications associated with
hypothermia included delay of time to extubation and shiver at PACU.
Conclustion: Patients undergoing major abdominal surgeries are at risk for development of intraoperative
hypothermia and so, they have to be monitored temperature more carefully.
Keywords: hypothermia, abdominal surgery, anesthesia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ngoại
khoa, giữ vai trò quan trọng và vô cùng cần
thiết trong y học hiện nay. Một cuộc mổ có thể
dài, ngắn, đơn giản hay phức tạp khác nhau
tuỳ theo tính chất của căn bệnh, nhưng việc
theo dõi, hồi sức bệnh nhân trong mổ luôn đòi
hỏi phải thực hiện một cách toàn diện và chặt
chẽ. Tuy nhiên có một trị số mà những người
làm công tác gây mê hồi sức ít quan tâm và
thường bị bỏ qua đó là thân nhiệt của bệnh
nhân trong mổ. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ hạ thân nhiệt của bệnh nhân
trong gây mê phẫu thuật ổ bụng.
2. Xác định mối liên quan giữa thân nhiệt với
các yếu tố nguy cơ như: loại phẫu thuật, thời
gian phẫu thuật, số lượng dịch truyền, nhiệt độ
dịch truyền, nhiệt độ phòng mổ,
3. Đánh giá các hậu quả của hạ thân nhiệt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu và lấy số liệu tại khoa
Phẫu thuật- Gây mê hối sức – cở sở 1, BV. Đại
học Y Dược TP Hồ Chí Minh trong thời gian từ
9/2009 đến 01/2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ổ
bụng lớn (> 120 phút), gây mê toàn diện được
đưa vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có thân nhiệt lúc mới vào phòng
mổ > 38oC hoặc có dùng thuốc hạ sốt trước đó,
trong quá trình theo dõi thân nhiệt trong mổ của
bệnh nhân có lúc > 38oC.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phân tích tiền cứu
Phương pháp thực hiện
Trong suốt quá trình gây mê – phẫu thuật,
tất cả bệnh nhân đều được che kín bằng khăn
phẫu thuật, gây mê toàn thân + gây tê ngoài
màng cứng, tiền mê: fentanyl 2μg/kg +
midazolam 1mg , khởi mê: fentanyl 1μg/kg,
propofol 2,5 mg/kg, esmeron 0,6 mg/kg, đặt nội
khí quản, thở máy, duy trì mê: Foran 2% hoặc
Sevo 2% + oxy 2 l/ph. Nhiệt độ trung tâm được
đo tại vị trí 1/3 dưới của thực quản, nhiệt độ khí
hô hấp đo ở vị trí phía trước ống NKQ, đo liên
tục qua monitoring và ghi nhận mỗi 15phút/lần
cho đến khi kết thúc quá trình gây mê – phẫu
thuật. Các biến số khác được ghi nhận vào cuối
cuộc mổ. Thời gian rút nội khí quản tính từ lúc
tắt thuốc mê cho tới lúc rút ống NKQ, tình trạng
run lạnh được theo dõi và ghi nhận từ phòng
mổ cho đến 2g sau mổ. Trong mổ, khi thân nhiệt
bệnh nhân < 34oC thì tiến hành ủ ấm nửa trên cơ
thể bằng mền hơi.
Hạ thân nhiệt được định nghĩa khi nhiệt độ
cơ thể < 36oC(2,4,6,11,14,15,16,17) Theo hội gây mê Hoa
Kỳ và các tác giả khác(4,6), hạ thân nhiệt được
chia làm 3 mức độ: Nhẹ: 36oC – 34oC; Trung
bình: 34oC – 32oC; Nặng: < 32oC.
Thu thập số liệu
Thân nhiệt, tuổi, giới tính, BMI, nhiệt độ
phòng mổ, nhiệt độ dịch truyền, số lượng dịch
truyền, thời gian gây mê phẫu thuật, phương
pháp phẫu thuật (mổ mở, nội soi), thể tích CO2
bơm vào ổ bụng, thời gian rút nội khí quản, tình
trạng run lạnh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 329
Xử lý và phân tích số liệu
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để
xử lý số liệu.
Tất cả các khác biệt có ý nghĩa thống kê với
giá trị p < 0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Giới (Nam/Nữ) 56/45
Tuổi 53,25 + 14,91
BMI (kg/m2) 21,71 + 3,66
ASA (I/II/III) 5/76/20
Thời gian gây mê (phút) 202,95 + 63,23
Thời gian phẫu thuật (phút) 179,95 + 64,64
Số lượng dịch truyền (ml) 1770,35 + 75,60
Số lượng dịch rửa ổ bụng (ml) 444,50 + 86,04
Số lượng máu mất (ml) 185,00 + 198,92
Nhiệt độ dịch truyền (oC) 24,05 + 0,14
Nhiệt độ dịch rửa ổ bụng (oC) 30,94 + 2,28
Thời gian nằm viện (ngày) 12,62 + 0,59
Phương pháp vô cảm (mê NKQ/mê
NKQ + tê NMC)
38/63
Phương pháp phẫu thuật (mổ
mở/nội soi)
45/56
SỰ BIẾN ĐỔI THÂN NHIỆT
32.5
33.0
33.5
34.0
34.5
35.0
35.5
36.0
36.5
37.0
37.5
T1
5
T3
0
T4
5
T6
0
T1
g1
5
T1
g3
0
T1
g4
5
T2
g
T2
g1
5
T2
g3
0
T2
g4
5
T3
g
T3
g1
5
T3
g3
0
T3
g4
5
T4
g
T4
g1
5
T4
g3
0
T4
g4
5
T5
g
T5
g1
5
T5
g3
0
T5
g4
5
T6
g
Thời gian (phút)
Th
ân
n
hi
ệt
(o
C
)
Biều đồ 1: Sự biến đổi thân nhiệt trong quá trình
gây mê – phẫu thuật
Nhận xét: Thân nhiệt bệnh nhân có xu hướng
giảm dần theo thời gian và tăng lên vào cuối
cuộc mổ. Đa số bệnh nhân hạ thân nhiệt (<36 oC)
sau 45 phút kể từ lúc gây mê – phẫu thuật.
Bảng 2: Tỷ lệ hạ thân nhiệt trong quá trình gây mê –
phẫu thuật
Số lượng
Thân nhiệt N Tỷ lệ %
> 36 oC 13 12,87 %
35 – 35,9 55 54,46 %
34 – 34,9 30 29,70 % < 36 oC
< 34 3 2,97 %
87,13%
Tổng 101 100%
Nhận xét: Tỷ lệ hạ thân nhiệt (< 36oC) chiếm
tỷ lệ cao 87,13%. Không có trường hợp nào hạ
thân nhiệt mức độ nặng (< 32 oC).
Bảng 3: Hạ thân nhiệt và các yếu tố liên quan
Các yếu tố liên quan đến hạ thân nhiệt
Tuổi p > 0,05
Giới p < 0,05
ASA p > 0,05
BMI p < 0,05 To = 0,043 x BMI
+ 34,298
Số lượng dịch truyền p < 0,05 To = - 0,0001 x V
+ 35,756
Nhiệt độ dịch truyền p < 0,05 To = 0,164 x to +
31,290.
Nhiệt độ phòng mổ p < 0,05 To = 0,148 x to +
31,895
Thời gian gây mê p < 0,05 To = - 0,004 x t +
35,962
Loại thuốc gây mê hô hấp
(Isofluaran/Sevofluaran)
p > 0,05
Phương pháp vô cảm
(Mê NKQ/Mê NKQ + tê NMC)
p < 0,05
Nhiệt độ khí hô hấp < thân
nhiệt
Thời gian phẫu thuật p < 0,05 To = - 0,003 x t +
35,819
Phương pháp phẫu thuật
(mổ mở hoặc nội soi)
p > 0,05
Thể tích CO2 trong mổ nội soi p < 0,05 To = - 0,001 x V
CO2 + 35,613
Rửa ổ bụng trong mổ p > 0,05
Nhận xét: Các yếu tố như giới tính, BMI, số
lợng dịch truyền, nhiệt độ dịch truyền, nhiệt độ
phòng mổ, thời gian gây mê – phẫu thuật,
phương pháp vô cảm, thể tích CO2 bơm vào ổ
bụng, nhiệt độ khí hô hấp là những yếu tố có
ảnh hưởng đến thân nhiệt của bệnh nhân.
Bảng 4: Hậu quả của hạ thân nhiệt
Các yếu tố liên quan đến hạ thân nhiệt
Lạnh run sau mổ (tỷ lệ 43,56%) p < 0,05
Thời gian rút nội khí quản p < 0,05
Số lượng máu mất p > 0,05
Số lượng Hemoglobin p > 0,05
Thời gian Quick (TQ) p > 0,05
Thời gian Cephlin – Kaolin (TCK) p > 0,05
Nhận xét: Hạ thân nhiệt gây lạnh run sau mổ
và kéo dài thời gian rút NKQ (p < 0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 330
BÀN LUẬN
Tỷ lệ hạ thân nhiệt và sự biến đổi thân
nhiệt trong quá trình gây mê – phẫu thuật
ổ bụng
Trong quá trình gây mê toàn diện, trung tâm
điều nhiệt bị ức chế, các quá trình sản sinh nhiệt
bị giảm, do đó khả năng điều chỉnh sự thay đổi
thân nhiệt rất dễ bị tác động bởi các yếu tố nguy
cơ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ hạ thân
nhiệt là 87,13% (Bảng 2), đa số là hạ thân nhiệt
nhẹ (84,16%). Vì lý do y đức nên chúng tôi
không để thân nhiệt bệnh nhân xuống quá thấp,
khi thân nhiệt bệnh nhân < 34oC, chúng tôi tiến
hành ủ ấm bằng mền hơi đắp nửa trên cơ thể, do
đó trong nghiên cứu này không có bệnh nhân hạ
thân nhiệt nặng, chỉ có 3 bệnh nhân hạ thân
nhiệt trung bình (<34oC) chiếm 2,97%. Theo
Panagiotis Kiekkas và cs tỷ lệ hạ thân nhiệt
trong phẫu thuật chỉnh hình là 73,5%(16),
Suneerat Kongsayreepong và cs, tỷ lệ hạ thân
nhiệt sau mổ chung là 57,1%(17), Nishant
Agrawal là 60 % trong phẫu thuật đầu - cổ(15). So
với các tác giả này tỷ lệ hạ thân nhiệt của chúng
tôi khá cao vì chúng tôi chọn nghiên cứu trên
đối tượng có thời gian phẫu thuật > 2 giờ chứ
không phải nghiên cứu trên tất cả các bệnh nhân
được phẫu thuật. Hơn nữa, ở nước ta còn nhiều
hạn chế, các phòng mổ của mình hầu như không
có hệ thống sưởi ấm cho tất cả bệnh nhân, cũng
như chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này
nên tỷ lệ hạ thân nhiệt ở các bệnh viện Việt Nam
còn cao.
Biểu đồ 1 biểu diễn sự biến đổi thân nhiệt
trong quá trình gây mê phẫu thuật. Sau khởi mê
15 phút, thân nhiệt bệnh nhân giảm 0,51oC.
Trong 1 giờ đầu, thân nhiệt giảm nhiều nhất
(1,11oC), giờ thứ 2 giảm tiếp 0,41oC rồi giảm từ
từ trong các giờ tiếp theo. Nhiệt độ thấp nhất
trong quá trình gây mê – phẫu thuật là vào thời
điểm 4 giờ 45 phút, sau đó nhiệt độ tăng lên dần.
Nghiên cứu của Hasegawa(10), Negishi và cộng
sự(13) cho thấy thân nhiệt giảm 1,9 + 0,5 oC trong
2 giờ đầu sau gây mê - phẫu thuật, các tác giả
Hoàng Trọng Nam(1), Daniel Sessler(5) cũng cho
kết quả tương tự. Kết quả này phù hợp với sinh
lý trong gây mê. Trong điều kiện bình thường,
nhiệt lượng cơ thể phân phối không bằng nhau,
điều hoà nhiệt bằng cách ổn định trương lực của
thành mạch để duy trì sự chênh lệch giữa nhiệt
độ trung ương và ngoại biên. Gây mê toàn diện
làm giảm ngưỡng điều hoà thân nhiệt bằng
trương lực thành mạch do mở các cầu nối tĩnh
mạch và giãn mạch. Kết quả dẫn đến hiện tượng
tái phân bố nhiệt lượng cơ thể từ trung tâm ra
ngoại biên, vì thế thân nhiệt giảm 1 – 1,5oC trong
giờ đầu gây mê. Ngoài ra, gây mê toàn diện
cũng làm mất đi cơ chế sinh nhiệt do run nên
làm giảm nhiệt lượng cơ thể đáng kể. Vào giai
đoạn cuối cuộc mổ, thân nhiệt của một số bệnh
nhân tăng lên đôi chút. Điều này cũng phù hợp
với sinh lý gây mê vì lúc này thuốc mê đã được
giảm, bệnh nhân có sự hồi tỉnh, các phản xạ điều
nhiệt được hồi phục một phần và bắt đầu có các
phản xạ sinh nhiệt.
Các yếu tố liên quan đến hạ thân nhiệt
Trong quá trình gây mê phẫu thuật, thân
nhiệt bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu
tố. Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh
nam giới có thân nhiệt thấp hơn nữ giới, những
bệnh nhân gây mê toàn diện cân bằng đơn
thuần ít bị hạ thân nhiệt hơn so với những bệnh
nhân có phối hợp tê ngoài màng cứng. Đồng
thuận với ý kiến của chúng tôi có Suneerat
Kongsayreepoong và cộng sự(17). Nghiên cứu
cũng chỉ ra các yếu tố liên quan thuận với thân
nhiệt gồm có BMI, nhiệt độ dịch truyền, nhiệt độ
phòng mổ, nhiệt độ khí thở. Nghĩa là khi các yếu
tố này tăng lên thì thân nhiệt của bệnh nhân
cũng tăng theo. Ngược lại, các yếu tố sau lại liên
quan nghịch với thân nhiệt: số lượng dịch
truyền, thời gian gây mê – phẫu thuật, thể tích
thán khí (CO2). Khi các yếu tố này tăng lên thân
nhiệt của bệnh nhân giảm xuống. Nhiệt độ khí
hô hấp luôn nhỏ hơn thân nhiệt, chứng tỏ bệnh
nhân bị mất một lượng nhiệt đáng kể qua
đường hô hấp qua cơ chế truyền nhiệt trực tiếp.
Nhiều tác giả như Bush HL(3), Frank Steven
M(9) cho rằng bệnh nhân càng lớn tuổi thì nguy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 331
cơ hạ thân nhiệt càng cao, theo Nishant Agrawal
và cs nếu tăng 10 tuổi thì sẽ giảm 0,15oC(15).
Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận có
mối liên quan giữa tuổi và thân nhiệt, có thể do
mẫu nghiên cứu của chúng tôi có phân bố tuổi
chưa đa dạng và đồng đều giữa các nhóm tuổi.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả Hoàng Trọng Nam(1), Fernando J
Abelha(7), Flores Maldonado A(8), Panagiotis
Kiekkas(161) và cộng sư.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các yếu
tố như ASA, loại thuốc mê hơi, phương phẫu
thuật, rửa ổ bụng trong mổ không ảnh hưởng
đến thân nhiệt của bệnh nhân.
Hậu quả của hạ thân nhiệt
Tỷ lệ run lạnh sau mổ là 43,56%, có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê với hạ thân nhiệt trong
mổ (p < 0,05). Panagiotis Kiekkas(16) cũng ghi
nhận có mối liên quan này. Nguyên nhân gây
run lạnh sau mổ phần lớn do hạ thân nhiệt trong
quá trình gây mê phẫu thuật. Trong mổ, dưới
tác dụng của gây mê toàn diện, trung tâm điều
nhiệt bị ức chế làm run lạnh không phát sinh.
Sau mổ, trung tâm điều hoà nhiệt được phục hồi
nên run lạnh xuất hiện. Run lạnh sau mổ còn
liên quan với dãn mạch và là một trong những
nguyên nhân gây đau sau mổ.
Trong quá trình gây mê, các thuốc mê làm
giảm chuyển hoá sinh nhiệt, bệnh nhân bị hạ
thân nhiệt góp phần làm chậm quá trình đào
thải thuốc, làm chậm thức tỉnh sau gây mê.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhóm bệnh
nhân hạ thân nhiệt có thời gian rút NKQ dài hơn
nhóm không bị hạ thân nhiệt (p < 0,05). Đồng
thuận với chúng tôi có Lenhardt(12) và Nishant
Agrawal(15). Do đó hạn chế hạ thân nhiệt trong
mổ sẽ giúp bệnh nhân mau tỉnh, rút ngắn thời
gian lưu NKQ, tiết kiệm được thời gian và nhân
lực chăm sóc bệnh nhân tại phòng hồi tỉnh.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát tỷ lệ hạ thân nhiệt và các yếu
tố nguy cơ trong gây mê phẫu thuật ổ bụng,
chúng tôi rút ra được các kết luận:
Tỷ lệ hạ thân nhiệt và mức độ hạ thân
nhiệt trong gây mê phẫu thuật ổ bụng
- Tỷ lệ hạ thân nhiệt (< 36oC) : 87,13%
- Mức độ hạ thân nhiệt:
+ hạ thân nhiệt nhẹ (34 - 36oC): 84,16%
+ hạ thân nhiệt trung bình (< 34oC): 2,97%
- Biến đổi thân nhiệt theo thời gian: Thân
nhiệt giảm nhanh nhất trong giờ đầu tiên và đạt
thấp nhất sau 4 giờ 45 phút.
Các yếu tố liên quan đến hạ thân nhiệt
- Nam giới hạ thân nhiệt nhiều hơn nữ giới
- Gây tê NMC phối hợp gây mê toàn diện
gây hạ thân nhiệt nhiều hơn gây mê toàn diện
đơn thuần.
- Các yếu tố liên quan thuận với thân nhiệt: BMI,
nhiệt độ dịch truyền, nhiệt độ phòng mổ, nhiệt
độ khí thở.
- Các yếu tố liên quan nghịch với thân nhiệt:
số lượng dịch truyền, thời gian gây mê – phẫu
thuật, thể tích thán khí (CO2).
Các hậu quả của hạ thân nhiệt
- Run lạnh sau mổ.
- Kéo dài thời gian hồi tỉnh và rút nội khí
quản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng Nam, Hồ Khả Cảnh (2009). “Nghiên cứu một
số yếu tố nguy cơ gây giảm thân nhiệt trong mổ ở các bệnh
nhân dưới gây mê nội khí quản”. Luận văn bác sĩ y học, Đại
học Y Dược Huế.
2. Andrzejowski J, Hoyle J, Eapen G, Turnbull D (2008). “ Effect
of prewarming on post – induction core temperature and the
incidence of inadvertent perioperative hypothermia in
patients undergoing general anaesthesia”. British Journal of
Anaesthesia, 101 (5), pp. 627-631.
3. Bush HL, Hydo LJ, Fischer E, Fantini GA, Silan MF, Barie PS
(1995). “Hypothermia during elective abdominal aortic
aneurysm repair the high price of avoidable morbidity”.
British Journal of Anaesthesia, 21, pp. 392 – 400.
4. Charles E. Smith, Eldarn Soreide (2005). “ Hypothermia in
Trauma Victims”. American Society of Anesthesiologists,
Newsletter, 69 (11), pp.76 – 81.
5. Daniel I. Sessler (1997). “ Mild Perioperative Hypothermia”.
New England Journal of Medicine NEJM, vol 336, number 24,
pp. 1730 – 1737.
6. Dimitri Guvakov, Stuart Weiss, Albert Cheung (2008). “
Hypothermia”. Physicians’ Information and Education
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 332
Resource (PIER), American College of Physicians, Mall West,
Phyladelphia, USA, pp. 487 – 529.
7. Fernando J Abelha, Maria A Castro, Aida M Neves, Nuno M
Landeiro, Cristina C Santos (2005). “Hypothermia in a
surgical intensive care unit”. BMC Anesthesiology, vol 5 (7),
pp. 1471 – 2253.
8. Flores Maldonado A, Guzmán Llanez Y, Castaneda Zarate S,
Pech Colli J, Alvarez Nemegyei J, Cervera Saenz M, Canto
Rubio A (1997). “Risk factors for mild intraoperative
hypothermia”. Arch Med Res, 28 (4), pp. 587 – 590.
9. Frank Stevent M, Shir Yoram, Raja Srinivasa N, Fleisher Lee
A, Beattie Charles (1994). “Core Hypothermia and Skin –
surface Temperature Gradient: Epidural Versus General
Anesthesia and the Effects of Age”. Anesthesiology, 80 (3), pp.
623 – 634.
10. Hasegawa K, et al (2003). “ The efficacy of cacbon – fiber
resistive – heating in prevention of core hypothermia during
major abdominal surgery”. Masui, 52 (6), pp. 636 – 641.
11. Karalapillai D, Story D.A, Calzavacca P, Licari E, Lui Y. K,
Hart G. K (2009). “ Inadvertent hypothermia and mortality in
postoperative intensive care patients: retrospective audit of 50
patients”. AnesthesiaNow, 64 (9), pp. 968 – 972.
12. Lenhardt Rainer, Marker Elvine, Goll Veronika, Tschernich
Heinz, Kurz Andrea, Sessler Daniel I, Narzt Edith, Lackner
Franz (1997). “ Mild Intraoperative Hypothermia Prolongs
Postanesthetic Recovery ”. Anesthesiology, 87 (6), pp. 1318 –