Theo chu kỳ của nền kinh tế, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những cuộc khủng hoảng, dù lớn hay nhỏ đều để lại những hậu quả nhất định và những bài học quý báu. Cuộc khủng hoảng gần đây nhất là khủng hoảng nợ châu Âu, bắt nguồn từ Hy Lạp không nằm ngoài trong số đó. Suốt thời gian qua, khủng hoảng nợ Hy Lạp luôn là một trong những đề tài được quan tâm nhiều nhất, không chỉ với những nhà lãnh đạo và người dân Hy Lạp mà cả Liên minh châu Âu và các nước trên thế giới. Đến đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng thanh toán của Hy Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính, gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của cả khối mà còn còn tác động đến cả vị thế của đồng Euro trên thương trường quốc tế. Lúc này, mức độ bền vững và tin cậy của đồng tiền chung châu Âu một lần nữa được đem ra cân nhắc xem xét sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển.
Vậy nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là gì? Tại sao một nước thuộc một khối kinh tế được coi là lý tưởng hàng đầu trên thế giới lại trở thành “Người khổng lồ nợ như chúa Chổm” như vậy? Điều này tác động đến vị thế đồng Euro như thế nào? Các nước liên minh châu Âu cần làm gì để giữ cho đồng tiền chung của mình có thể đứng vững như kỳ vọng? Trên thực tế, đã có nhiều bài báo, phóng sự, nghiên cứu tìm lời giải cho bài toán khủng hoảng trên. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thật sự có một công trình quy mô mang tính tổng hợp cũng như chuyên sâu về vấn đề này. Mặc dù Việt Nam không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này, và cơ sở nền tảng kinh tế cũng khiến cho việc so sánh với Hy Lạp có phần khập khiễng, nhưng trường hợp của Hy Lạp là bài học cho tất cả các nước, dù phát triển hay đang phát triển về quản lý nợ công, một vấn đề, một xu hướng của bất kì quốc gia nào. Xuất phát từ vấn đề mang tính thời sự trên, em chọn đề tài “Khủng hoảng nợ Hy Lạp- Nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu Âu” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
77 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khủng hoảng nợ Hy Lạp- Nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 6
1.1. Lý thuyết chung về khủng hoảng nợ công 6
1.1.1. Nợ công 6
1.1.2. Khủng hoảng nợ công 13
1.2. Lịch sử các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới 14
1.2.1. Khủng hoảng nợ Argentina (1999 - 2002) 15
1.2.2. Khủng hoảng nợ Indonesia (1997) 18
1.2.3. Khủng hoảng nợ châu Âu (2010) 20
CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP 24
2.1. Một số nét khái quát về Hy Lạp 24
2.2. Khủng hoảng nợ Hy Lạp 2010 25
2.2.1.Diễn biến 25
2.2.2. Nguyên nhân 29
2.2.2.1. Tham nhũng có hệ thống 29
2.2.2.2. Bệnh thành tích khi gia nhập EU 31
2.2.2.3. Năng lực quản lý vĩ mô 34
2.3. Tác động đến đồng tiền chung Châu Âu 42
2.3.1 Khái quát chung về đồng Euro 42
2.3.1.1 Lịch sử hình thành 42
2.3.1.2 Các nước tham gia 45
2.3.1.3 Ký hiệu tiền tệ 45
2.3.2. Đồng Euro trước khủng hoảng nợ Hy Lạp 47
2.3.2.1. Tác động kinh tế 47
2.3.2.2. Tác động về lạm phát của đồng Euro 47
2.3.2.3. Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu 48
2.3.3. Đồng Euro sau khủng hoảng nợ Hy Lạp 50
2.3.3.1 Tỷ giá 51
2.3.3.2 Dự trữ ngoại hối trên toàn cầu 56
2.3.3.3 Giá trị thực của Đồng Euro 55
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57
3.1. Bài học cho các nước Liên minh Châu Âu 57
3.2. Bài học cho ý tưởng về đồng tiền chung của ASEAN 59
3.3. Bài học về quản lý nợ công cho Việt Nam 63
3.3.1. Tình hình nợ công của Việt Nam 63
3.3.2. Nguy cơ từ nợ công 65
3.3.3. Một số kiến nghị 66
KẾT LUẬN…..……………………………………………………………………………… 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………. 77
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………..78
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Theo chu kỳ của nền kinh tế, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những cuộc khủng hoảng, dù lớn hay nhỏ đều để lại những hậu quả nhất định và những bài học quý báu. Cuộc khủng hoảng gần đây nhất là khủng hoảng nợ châu Âu, bắt nguồn từ Hy Lạp không nằm ngoài trong số đó. Suốt thời gian qua, khủng hoảng nợ Hy Lạp luôn là một trong những đề tài được quan tâm nhiều nhất, không chỉ với những nhà lãnh đạo và người dân Hy Lạp mà cả Liên minh châu Âu và các nước trên thế giới. Đến đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng thanh toán của Hy Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính, gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của cả khối mà còn còn tác động đến cả vị thế của đồng Euro trên thương trường quốc tế. Lúc này, mức độ bền vững và tin cậy của đồng tiền chung châu Âu một lần nữa được đem ra cân nhắc xem xét sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển.
Vậy nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là gì? Tại sao một nước thuộc một khối kinh tế được coi là lý tưởng hàng đầu trên thế giới lại trở thành “Người khổng lồ nợ như chúa Chổm” như vậy? Điều này tác động đến vị thế đồng Euro như thế nào? Các nước liên minh châu Âu cần làm gì để giữ cho đồng tiền chung của mình có thể đứng vững như kỳ vọng? Trên thực tế, đã có nhiều bài báo, phóng sự, nghiên cứu tìm lời giải cho bài toán khủng hoảng trên. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thật sự có một công trình quy mô mang tính tổng hợp cũng như chuyên sâu về vấn đề này. Mặc dù Việt Nam không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này, và cơ sở nền tảng kinh tế cũng khiến cho việc so sánh với Hy Lạp có phần khập khiễng, nhưng trường hợp của Hy Lạp là bài học cho tất cả các nước, dù phát triển hay đang phát triển về quản lý nợ công, một vấn đề, một xu hướng của bất kì quốc gia nào. Xuất phát từ vấn đề mang tính thời sự trên, em chọn đề tài “Khủng hoảng nợ Hy Lạp- Nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu Âu” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, đặc biệt là những nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng này và những tác động của nó đến vị thế của đồng tiền chung châu Âu trên toàn thế giới. Từ đó, khóa luận cũng đưa ra một số bài học và kiến nghị, không chỉ cho khối các nước sử dụng đồng Euro mà còn cho cả Việt Nam, nhất là trong việc quản lý và xử lý nợ công.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp trong năm 2010 và tác động của cuộc khủng hoảng này đến vị thế của đồng Euro.
4.Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình khủng hoảng nợ công Hy Lạp trong năm 2009 và 2010, nhưng những nguyên nhân của nó lại xuất phát từ khi Hy Lạp gia nhập Liên minh châu Âu, nên thời gian nghiên cứu tương đối dài, kéo dài từ thập niên 80 của thế kỉ trước cho đến nay. Tuy nhiên, những tác động đến đồng Euro chỉ trong ngắn hạn, do IMF, EU và cả Hy Lạp đã có nhiều biện pháp tích cực để cứu đồng Euro.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá những thông tin từ nguồn tài liệu thu thập được từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, internet cũng như các nghiên cứu và ý kiến đánh giá của một số chuyên gia kinh tế.
- Phương pháp so sánh, duy vật biện chứng
6. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết chung về khủng hoảng nợ công
Chương 2: : Khủng hoảng nợ Hy Lạp 2010- Nguyên nhân và tác động tới vị thế đồng tiền chung châu Âu
Chương 3: Bài học và một số kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Tài chính Ngân hàng, đặc biệt là thầy Nguyễn Phúc Hiền đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Qua đây, em cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú phòng châu Âu, Vụ kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch Đầu tư và các anh chị của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu và tìm hiểu thực tế vấn đề.
Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy em mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, góp ý và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.1. Lý thuyết chung về khủng hoảng nợ công
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến khó lường, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số nước châu Âu, nợ công và quản lý nợ công trở thành vấn đề nóng được các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Đối với nhiều quốc gia, nợ công không phải là điều đáng lo ngại nhất. Điều cần quan tâm nhất là làm thế nào để chủ động ở mức cao nhất trong nợ công, sử dụng sao cho hiệu quả và không phải chạy theo chủ nợ, đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Nợ công vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm cho người ta thêm lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm.
1.1.1. Nợ công
Trong quá khứ, khủng hoảng nợ công cũng đã được biết đến vào đầu thập kỷ 80 của Thế kỷ XX. Năm 1982, Mê-hi-cô là quốc gia đầu tiên tuyên bố không trả được nợ vay IMF. Đến tháng 10/1983, 27 quốc gia với tổng số nợ lên tới 240 tỷ USD đã tuyên bố hoặc chuẩn bị tuyên bố hoãn trả nợ. Tuy nhiên, đến nay xung quanh khái niệm và nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nợ công theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do NSNN quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước, và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay). Còn theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Tùy thuộc thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định nợ công gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia…).
Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Nhìn nhận từ khía cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công.
Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng, việc vay nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai; các thế hệ tương lai phải sống trong một quốc gia vay nợ nước ngoài lớn hơn và vốn tích luỹ từ nội bộ nhỏ hơn.
Trái ngược với quan điểm truyền thống về nợ công trên, những người theo quan điểm kinh tế học vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Chính sách cắt giảm thuế và tài trợ bằng vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh.
Ngoài ra khi nghiên cứu về nợ công, ta cần phân biệt nợ công với nợ nước ngoài, một phần quan trọng trong nợ công. Nợ nước ngoài của một quốc gia được định nghĩa theo Luật Việt Nam là “số dưa của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam . Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài theo khu vực tư nhân ”.
Hai hình thức phổ biến nhất của nợ công là phát hành trái phiếu Chính phủ và vay trực tiếp. Hiện nay, lượng phát hành trái phiếu chính phủ của Mỹ đã vượt mốc 13.000 tỷ USD, chiếm hơn 90% GDP. Trong khi tỷ lệ này của Nhật Bản là 229%, là quốc gia có mức nợ công ở ngưỡng nguy hiểm nhất thế giới, gần gấp đôi so với tỷ lệ 115,1% của Hy Lạp. Các chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia như IMF hay Worldbank. Hình thức này thường được chính phủ các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng, vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
(Nguồn:
* Các chỉ tiêu về nợ công:
Theo thông tư hướng dẫn phương pháp tính toán các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:
1. Nợ công so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tổng dư nợ công cuối năm
Tỷ lệ nợ công so với GDP
=
________________________ x 100%
GDP trong năm
2. Nợ Chính phủ so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tổng dư nợ Chính phủ cuối năm
Tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP
=
________________________ x 100%
GDP trong năm
3. Nợ vay thương mại của Chính phủ so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tổng dư nợ Chính phủ cuối năm
Tỷ lệ nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ so với GDP
=
________________________ x 100%
GDP trong năm
4. Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tổng dư nợ bảo lãnh cuối năm
Tỷ lệ nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP
________________________ x 100%
GDP trong năm
5. Nghĩa vụ nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:
5.1 Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) trực tiếp của Chính phủ:
a) Chỉ số này xác định quy mô nợ trực tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong năm
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước
=
Thu ngân sách nhà nước trong năm
________________________ x 100%
5.2 Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) vay của Chính phủ về cho vay lại:
a) Chỉ số này xác định quy mô nợ gián tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Nghĩa vụ trả nợ cho vay lại trong năm
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại so với thu ngân sách nhà nước
=
Thu ngân sách nhà nước trong năm
________________________ x 100%
6. Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:
a) Tỷ lệ này xác định khả năng hoàn trả đối với nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ khoản vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh từ nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Nghĩa vụ nợ dự phòng trong năm
Tỷ lệ nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước trong năm
=
_____________________ x 100%
7. Nợ chính quyền địa phương so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ của Chính quyền địa phương so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tổng dư nợ địa phương cuối năm
Tỷ lệ nợ địa phương so với GDP
=
GDP trong năm
________________________ x 100%
Thực chất, nợ công là vấn đề của mọi quốc gia. So khoản nợ công với GDP, gánh trên vai nặng nợ công lớn nhất là các nền kinh tế phát triển (phụ lục 1). Những con nợ lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh,… Trong báo cáo ngày 9-6-2010 “Hậu quả do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra trên phương diện thuế khóa”, các chuyên gia IMF khẳng định vào đầu năm 2010, tổng nợ công của 10 nước giàu nhất thế giới đạt mức 106% GDP, tương đương mỗi người dân nợ 50 nghìn USD. Khi nợ công quá lớn, cần nhận sự hỗ trợ của các tín dụng quốc tế thì các nước phải thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hưởng đến lợi ích của đông đảo người dân, dẫn đến những phản ứng của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội. Nợ công tăng cao liên tục cũng làm hạ bậc tín nhiệm của các quốc gia con nợ, khiến niềm tin của công dân và giới đầu tư lung lay,việc huy động nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế.
Thực tế, việc đánh giá đúng nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu luôn có những biến động phức tạp khó lường. Nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, làm gia tăng căng thẳng xã hội, gây rối loạn kinh tế thậm chí đưa nền kinh tế đến bờ vực phá sản.
1.1.2 Khủng hoảng nợ công và tác động của nợ công
Nếu như khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài trong chu kỳ kinh tế thì khủng hoảng nợ công xảy ra khi một quốc gia vay nợ không thể trả được những khoản nợ đến hạn, đặc biệt là nợ nước ngoài và bị nhấn chìm trong vòng xoáy nợ nần, nói cách khác khủng hoảng nợ xuất hiện khi khoản vay nợ của quốc gia lớn hơn khả năng trả nợ. Nợ công là vấn đề của mọi quốc gia. Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới cũng đang phải đối diện trước nguy cơ khủng hoảng nợ công với nhiều lý do khác nhau:
Chi phí phúc lợi xã hội quá cao, vượt quá năng lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ở các nước tiên tiến, điển hình là Nhật Bản và EU, hiện tượng dân số ngày càng “già”,( ở Pháp cứ 2,2 người đang ở độ tuổi lao động sẽ phải nuôi 1 người về hưu), gia tăng thêm sức ép với ngân sách cho chi phí y tế và hưu trí, khiến chính phủ các nước phải vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,….để chi. Theo thời gian, nợ công càng lớn do lãi mẹ đẻ lãi con. Nếu không có những biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả, các nước này rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần.
Đối với các nước như Hoa Kỳ, gánh nặng siêu cường thế giới cũng tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng nợ rất cao. Tư tưởng lãnh đạo toàn cầu gần như mặc định thấm nhuần đến cả công dân bình thường của Mỹ. Họ không phản ứng, nếu có thì cũng không gay gắt lắm với những khoản vay chính phủ dành cho những cuộc chiến mang danh nghĩa phát triển dân chủ, bảo vệ nhân quyền. Hiện nay, nợ công của Mỹ lên tới 13 nghìn tỷ USD, bao gồm chi cho cải cách hệ thống thuế và y tế; chi cho các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq; chi cho các chương trình quân sự; chi cứu trợ nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng…
Đối với các nước đang phát triển thuộc châu Phi, Ấn Độ, Brazil…, mong muốn rút ngắn khoảng cách phát triển là căn nguyên chủ yếu cho những khoản vay lớn để chi cho các dự án phát triển tầm cỡ quốc gia, hoặc cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng….Với những nguồn vốn vay khổng lồ đổ vào trong nước, nếu không có chính sách sử dụng và trả nợ hiệu quả, các nước này rất dễ “ngủ quên trên nợ”, tiêu dùng lãng phí, không có định hướng lâu dài. Khi đó, khủng hoảng nợ công là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nợ công là vấn đề của mọi quốc gia, dù phát triển hay đang phát triển. Một số nước đã bị nhấn chìm trong vòng xoáy khủng hoảng nợ công, gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại như hạng mức tín nhiệm của quốc gia bị hạ bậc, kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hệ thống tài chính bất ổn và đặc biệt là an sinh xã hội bị ảnh hưởng nặng nề khi các Chính phủ thực hiện cắt giảm chi tiêu công nhằm khắc phục khủng hoảng và trang trải nợ nần.
1.2. Lịch sử các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới
Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, thế giới đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng nợ công, gây ra nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong đó phải kế đến cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực châu Mĩ- La tinh thế kỷ trước và gần đây nhất là khủng hoảng nợ châu Âu 2009-2010.
1.2.1 Khủng hoảng nợ Argentina (1999 - 2002) Năm 1999, tốc độ tăng trưởng GDP của Argentina là âm 4%, đây là dấu hiệu khởi đầu cho 1 khủng hoảng kéo dài 4 năm sau đó (1999 - 200