Làn sóng phát kiến công nghệ tài chính (Fintech) gắn liền với nhu cầu đổi mới
ngành dịch vụ tài chính ngày càng mở rộng. Cụ thể, làn sóng đầu tiên đánh dấu
tham vọng của các công ty khởi nghiệp Fintech nhằm đối đầu cạnh tranh với các tổ
chức tài chính ngân hàng truyền thống. Qua đó, các tổ chức truyền thống bắt đầu
nhận thức và tìm những phuơng cách khác nhau để ứng phó với “sự phá bĩnh” này.
Làn sóng thứ hai, đang diễn ra hiện nay, huớng đến một hệ sinh thái tích hợp trên
nền tảng cạnh tranh hợp tác giữa hệ thống tài chính cũ với các công ty công nghệ
(cũ và Fintech). Sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech phải gắn liền
với sự lan tỏa Fintech trên mọi phương diện. Bài viết là những đánh giá và phân
tích những khó khăn mà startupFintech gặp phải để đưa ra giải pháp khắc phục.
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khởi nghiệp Fintech từ cơ hội cách mạng 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32
KHỞI NGHIỆP FINTECH TỪ CƠ HỘI CÁCH MẠNG 4.0
ThS. Lưu Huỳnh
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
Tóm tắt
Làn sóng phát kiến công nghệ tài chính (Fintech) gắn liền với nhu cầu đổi mới
ngành dịch vụ tài chính ngày càng mở rộng. Cụ thể, làn sóng đầu tiên đánh dấu
tham vọng của các công ty khởi nghiệp Fintech nhằm đối đầu cạnh tranh với các tổ
chức tài chính ngân hàng truyền thống. Qua đó, các tổ chức truyền thống bắt đầu
nhận thức và tìm những phuơng cách khác nhau để ứng phó với “sự phá bĩnh” này.
Làn sóng thứ hai, đang diễn ra hiện nay, huớng đến một hệ sinh thái tích hợp trên
nền tảng cạnh tranh hợp tác giữa hệ thống tài chính cũ với các công ty công nghệ
(cũ và Fintech). Sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech phải gắn liền
với sự lan tỏa Fintech trên mọi phương diện. Bài viết là những đánh giá và phân
tích những khó khăn mà startupFintech gặp phải để đưa ra giải pháp khắc phục.
Từ khóa: Fintech; Hệ sinh thái khởi nghiệp; Kinh tế số; Cách mạng
công nghiệp 4.0; Việt Nam
1. Fintech và khởi nghiệp Fintech với nền kinh tế số trong thời đại 4.0
1.1. FinTech là gì?
CMCN 4.0 là cuộc cách mạng về dữ liệu. Trong góc nhìn Fintech, đây là
cuộc cách mạng về dữ liệu tài chính được khai thác để làm cơ sở cho các phát kiến
về dịch vụ tài chính, ngân hàng. Do vậy, ai là người nắm trong tay dữ liệu sẽ là
người có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Các gã khổng lồ công nghệ Google và
Facebook, những tập đoàn nắm trong tay cơ sở dữ liệu (bao gồm dữ liệu hành vi
khách hàng) của một lượng cư dân đông đảo trên toàn thế giới. Các ngân hàng có
nhiều lý do để lo sợ khi các gã khổng lồ công nghệ đã bắt đầu nhảy vào lĩnh vực
tài chính. Đó là chưa kể đến làn sóng mạnh mẽ các công ty khởi nghiệp Fintech
mà đi đầu là Lending Club, với sự kiện IP lớn nhất ngành công nghệ năm 2014
của nó trở thành dấu mốc thay đổi cuộc chơi trong toàn bộ ngành Fintech Định
nghĩa về lĩnh vực ngân hàng thậm chí có thể phải bổ sung thêm khái niệm “ngân
hàng phi ngân hàng”.
Ngành ngân hàng đã và đang đối diện với sự cạnh tranh ở mọi phân khúc và
thị trường ngách. Các gã khổng lồ và các công ty Fintech đang “xé lẻ để đánh” vào
miếng bánh béo bỡ dịch vụ tài chính, ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống, với hệ
thống lõi và mạng lưới kế thừa nếu không chuyển đổi sẽ gặp bất lợi trước những “kẻ
33
phá bĩnh sáng tạo” vốn được cấu trúc tinh gọn, nhanh nhạy, và ít bị tác động bởi quy
tắc luật định như các ngân hàng. Ngân hàng trên thế giới đang phải thức tỉnh trước
mối đe dọa đến sự sống còn của chính mình. Năm 2009, trên Financial Times, giám
đốc điều hành BBV Francisco Gonzalez phải thừa nhận “Các ngân hàng cần phải
cạnh tranh với Amazon và Google hoặc là chết” (Chishti & Barberis, 2016).
Các giao dịch tài chính là thị trường mục tiêu chính của làn sóng Fintech toàn
cầu. Trong đó, hai lĩnh vực mà các công ty Fintech tấn công nhiều nhất là dịch vụ
ngân hàng dành cho khách hàng và thanh toán & chuyển tiền. Sau cuộc khủng
hoảng tài chính 2008, niềm tin dân chúng vào hệ thống ngân hàng đổ vỡ, cũng là
thời cơ cho các công ty Fintech giành lấy niềm tin khách hàng.
Sự ra đời của công nghệ blockchain là một lời đáp trả đanh thép cho thái độ
đó. Rõ ràng, khách hàng là trụ cột quan trọng của giao dịch tài chính và bên nắm
giữ được lòng trung thành và sự cam kết của người tiêu dùng sẽ bên giành được
thắng lợi của cuộc chiến này. Khi cảm nhận được cơ hội và khi các ngân hàng
không chịu thay đổi thì các đối thủ mà đặc biệt là những gã khổng lồ như Facebook,
Goolge, Apple, Samsung, Paypal, Amazon sẽ chắc chắn nhảy vào thay thế vai trò
(và rõ ràng các đối thủ này hiện nay đã nhận thức và hành động thông qua các phần
mềm dịch vụ (Chishti & Barberis, 2016). Tuy nhiên, ngân hàng không phải không
còn cơ hội cứu vãn, thậm chí tận dụng để phát triển hơn. Các ngân hàng truyền
thống nắm trong tay lợi thế về độ phủ của mạng lưới và cơ sở khách hàng.
Rõ ràng, có một lựa chọn tốt hơn khi mang lại lợi ích cho cả hai bên của cuộc
chiến, đó là “thiết lập quan hệ hợp tác hoặc đối tác”. Đây đang trở thành xu hướng
chung hiện nay. Theo EY (2017a), một mô hình như thế này là giải pháp lý tưởng
nhất. Số liệu của EY cho thấy hơn phân nửa các ngân hàng toàn cầu chọn giải pháp
hợp tác với các công ty Fintech, trong đó các ngân hàng khu vực châu Á – Thái Bình
Dương là tích cực nhất, với tỷ lệ 57,3%. Phân tích của PwC (2017a) cũng cho thấy
các khuynh hướng cạnh tranh ít hơn và hợp tác nhiều hơn giữa các công ty
Fintech và các tổ chức dịch vụ tài chính. Một kịch bản có thể xảy ra của khuynh
hướng này là các ngân hàng cuối cùng sẽ chỉ còn đóng vai trò như các “dịch vụ
nền” đơn thuần, vì đối tượng sở hữu mối quan hệ khách hàng trong tương lai sẽ là
các gã khổng lồ công nghệ và các công ty Fintech. Do vậy, một khái niệm tương lai
hoàn toàn có thể được hình thành “ngân hàng Fintech”.
Đến nay, cuộc vận động Fintech (ở các thị trường phát triển) được nhìn
nhận qua 2 làn sóng. Hiện tại, chúng ta đang ở giai đoạn cuối của làn sóng thứ
nhất, nơi gắn liền với sự ra đời của các công ty khởi nghiệp Fintech, cạnh tranh lại
trực tiếp với các ngân hàng truyền thống về những sản phẩm dịch vụ cụ thể ở nhiều
phân khúc như cho vay và tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, và quản lý tài sản.
34
Làn sóng thứ hai đang bắt đầu ở các thị trường phát triển và các trung tâm Fintech
hàng đầu trên thế giới.
Với trọng tâm là xây dựng một nền kinh tế API (giao diện lập trình ứng
dụng) kết nối và chia sẻ giữa các tổ chức dịch vụ tài chính hiện hành và các công ty
Fintech thông qua một giao diện lập trình ứng dụng thống nhất (Chishti & Barberis,
2016). Theo đó, nền kinh tế API được thiết kế xoay quanh 4 khối kiến trúc cơ bản
gồm xã hội, di động, phân tích, và điện toán đám mây. Đây sẽ là một mô hình nền
kinh tế số trong thời đại CMCN 4.0, nơi tồn tại dựa trên các yếu tố chủ chốt như
internet kết nối mọi thứ (IoT), sự tín nhiệm cá nhân được xác định bởi cộng đồng
(sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội), nhu cầu xã hội về trải nghiệm tốt
nhất (tính nhất quán và tức thì), và vai trò đổi mới cấp tiến của công nghệ thông tin.
Tỷ lệ ứng dụng Fintech toàn cầu cũng đang tăng trưởng, trong đó nổi bật là Trung
Quốc và Ấn Độ với quá nửa dân số ở 2 nước này thường xuyên sử dụng kỹ thuật số.
Theo dự đoán của EY (2020), sự thích ứng Fintech sẽ tăng mạnh mẽ hơn nữa trong
tương lai.
1.2. Khởi nghiệp Fintech
Hệ sinh thái khởi nghiệp FinTech chỉ là một phần của hệ sinh thái Fintech nói
chung, nơi còn được tạo dựng bởi hạ tầng cơ sở của ngành tài chính truyền thống, các
tổ chức dịch vụ tài chính, và các công ty công nghệ (cũ). Hệ sinh thái khởi nghiệp
Fintech đang trở thành động lực phát triển tài chính của các nền kinh tế lớn trên thế
giới. Theo Báo cáo khảo sát ngành Fintech của PwC (2017), phần đông số người được
khảo sát (75%) tin rằng các công ty khởi nghiệp Fintech sẽ trở thành đối tượng tạo ra
nhiều phát kiến đổi mới nhất trong vòng 5 năm tới, trong đó khuynh hướng chính là
hoạt động theo mô hình B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp) nhằm cung cấp các
nền tảng cho các tổ chức tài chính. Niềm tin vào công ty khởi nghiệp Fintech rõ ràng
cao hơn nhiều so với niềm tin vào đối tượng xếp thứ hai là các nền tảng internet và
truyền thông xã hội (55%), trong khi các tổ chức tài chính truyền thống chỉ nhận được
28% sự tin tưởng.
Sự mở rộng của các hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech luôn gắn liền với hoạt
động đầu tư vốn mạo hiểm (dưới các khuôn khổ pháp lý do chính phủ quy định).
Lượng vốn mạo hiểm đã tăng trưởng nhanh từ năm 2015, mốc thời gian nở rộ của
Fintech 3.0. Cùng với đó, số lượng và quy mô các công ty khởi nghiệp Fintech cũng
không ngừng gia tăng toàn cầu (EY, 2017c; KPMG, 2017; KPMG, 2018). Thật vậy,
Fintech đang định hình lại ngành tài chính toàn cầu. Đến nay Fintech đang giữ vai
trò ngày càng tăng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Theo báo cáo của CB Insights
(2018), đến quý 2/2018, toàn cầu có 29 Fintech (công ty khởi nghiệp Fintech với giá
trị trên 1 tỷ đôla) với tổng giá trị (được chống lưng bởi vốn mạo hiểm) là 84,4 tỷ đôla,
35
đặc biệt là với sự trỗi dậy ở châu Á với tốc độ tăng mạnh mẽ của Trung Quốc. Xét về
số lượng số thương vụ Fintech, châu Á có tiềm năng vượt qua Mỹ, nơi có số thương
vụ (giai đoạn đầu) đang suy giảm.
2. Tiềm năng khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam
Với dân số hơn 90 triệu người, với độ tuổi trung bình hơn 30, trong đó chủ yếu
là thế hệ những người trẻ, cuộc sống gắn liền với internet. Việt Nam có tỉ lệ phổ cập
di động rất cao (trên 145%) nhưng người Việt thích dùng điện thoại để vào mạng xã
hội (46%) và tìm kiếm nội dung (45%) hơn là tiến hành các giao dịch ngân hàng
(4%). Có Tỷ lệ sử dụng tiền mặt lên tới 90%. Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu tại Việt
Nam đang tăng lên, ước tính đến năm 2020 sẽ lên tới 33 triệu người. Vì vậy Việt Nam
là thị trường tiềm năng phát triển và áp dụng công nghệ số, đặc biệt là trong lĩnh vực
thanh toán điện tử khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang khuyến khích người
dân hạn chế dùng tiền mặt.
Mặc dù Fintech tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển với phần
lớn trong đó tập trung vào mảng thanh toán. Hiện nay, trên thị trường có khoảng
80 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có thể kể ra tên các công ty
khởi nghiệp Fintech tiêu biểu như công cụ thanh toán trực tuyến như Payoo,
VinaPay, OnePay, Momo hoặc giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/MOS như
iBox, Moc. Ngoài ra Việt Nam còn có một số startup hoạt động ở mảng khác
như gây quỹ cộng đồng (Comicola, Betado, FundStart, Firststep), LoanVi với dịch
vụ cho vay trực tuyến, quản lý dữ liệu tài chính cá nhân với BankGo, MoneyLover,
Mobivi; ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên với Timo. Mặc dù mới phát triển ở giai
đoạn còn khá sơ khai như vậy, nhưng lĩnh vực Fintech tại Việt Nam cũng đang
đón đầu một làn sóng đầu tư vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Bắt đầu với
thương vụ đầu tư 28 triệu USD từ Quỹ đầu tư tư nhân Standard Chartered và Ngân
hàng đầu tư toàn cầu Golman Sachs vào Công ty cổ phần M Service, đơn vị cung
cấp dịch vụ ví điện tử MoMo vào năm 2014, đến nay nhiều khoản đầu tư và các
doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam đã được hiện thực hóa. Theo thống kê của
Tropica Founder Institute cho thấy trong năm 2016, tổng giá trị các thương vụ đầu
tư liên quan đến các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam đã lên tới 129
triệu USD, chiếm 63% tổng giá trị các thương vụ Startups ở các lĩnh vực khác
nhau. Có thể thấy sự phát triển của những startup Fintech tại Việt Nam khá là sôi
động và đang gia tăng tầm ảnh hưởng trên thị trường tài chính - ngân hàng trong
nước. Đây được cho là thách thức lớn với các ngân hàng, nhưng ở một khía cạnh
khác cũng chính là cơ hội cho những tổ chức tín dụng biết nắm bắt thời cơ đầu tư
mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghệ thông tin để thu hút nhiều khách hàng hơn.
36
3. Khó khăn cho những startup Fintech và giải pháp
Đầu tiên phải kể đến khung khổ pháp lý của Việt Nam về cơ bản mới chỉ đáp
ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, chưa có
khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác. Do đó các
startup Fintech luôn ở trong trạng thái lo lắng gặp phải rủi ro vì thiếu khung pháp
lý thử nghiệm. Doanh nghiệp vừa làm vừa phải nghe ngóng về định hướng của cơ
quan quản lý Nhà nước trong thời gian tới. Họ lo lắng về việc đầu tư, phát triển lĩnh
vực này thì trong tương lai có bị ảnh hưởng gì từ quyết định của pháp lý hay
không?”. Điển hình cụ thể đó là công nghệ Blockchain - Fintech ra đời như một làn
sóng mới, đã thay đổi toàn diện nhận thức, tư duy của con người về giao dịch tài
chính thông qua công nghệ. Công nghệ Blockchain đóng vai trò giống như một cuốn
sổ cái cho tất cả các giao dịch, thúc đẩy các ngành nghề như ngân hàng, đầu tư,
công nghệ thông tin, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, bất động sản, du lịch,
khám chữa bệnh Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp start-up trong lĩnh vực
Blockchain - Fintech đang hoang mang bởi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho
hoạt động này. Hay như các startup điều hành ứng dụng cho vay ngân hàng đang
“nóng lòng” muốn cập nhật thông tin về định hướng quản lý của Ngân hàng Nhà
nước về lĩnh vực Fintech, những thí điểm và dự thảo trong thời gian tới áp dụng cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech. Bên cạnh
đó, họ muốn cập nhật định hướng của TP Hà Nội về kế hoạch phát triển Hà Nội
thành Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo, với những chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.
Trước yêu cầu từ phía các start up Fintech, trong bối cảnh các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới có những cách tiếp cận khác nhau trong việc hỗ trợ và thúc
đẩy phát triển các doanh nghiệp Fintech, thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định
số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017 thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc về lĩnh vực
Fintech của NHNN. Theo đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu đề xuất Thông đốc
nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech, cơ chế quản lý phù hợp, hoàn thiện
khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ra đời và phát triển.
Một trong những hoạt động kích thích giới khởi nghiệp Fintech là ngân hàng Nhà
nước cùng với chương trình Sáng kiến kinh doanh Mekong (Mekong Business
Initiative - MBI, dự án do Úc và ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ) phát động cuộc
thi “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam” (Fintech Challenge
Vietnam - FCV) lần thứ nhất (tháng 11.2017), để tìm kiếm các dự án đáp ứng các tiêu
chí: thanh toán điện tử, định danh khách hàng điện tử, cho vay ngang hàng, các giải
pháp ứng dụng blockchain.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp FinTech vẫn đang cần nhiều hơn
nữa những chính sách phù hợp, để bảo vệ doanh nghiệp, thúc đẩy tính cạnh tranh với
doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại nước ta. Điều này chỉ
37
có thể giải quyết được khi Chính phủ và NHNN cùng xây dựng khung pháp lý cụ thể
hơn cho Fintech.
Khó khăn thứ hai và cũng là thách thức lớn nhất đối với startup Fintech là vấn
đề tài chính. Với hầu hết các doanh nghiệp Fintech đang trong giai đoạn đầu phát
triển, họ sẽ cần nhiều vốn hơn cho các giai đoạn tăng trưởng sau này và 60% doanh
nghiệp được khảo sát mong đợi sẽ có 1 triệu USD cho vòng gọi vốn tiếp theo. Theo
kết quả công bố “Khảo sát toàn cảnh về FinTech khu vực ASEAN 2018” do Công ty
kiểm toán và tư vấn quốc tế Ernst & Young (EY) thực hiện, 68% trong số doanh
nghiệp được khảo sát có ít hơn một năm để lập kế hoạch và gây quỹ cho tăng trưởng.
Trên thực tế, 45% trong số đó tự gây quỹ trong khi hầu hết (76%) trong số đó đồng ý
rằng có đủ các kênh huy động vốn, 52% vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tự huy động
vốn. Cũng giống như hầu hết các công ty startup, các công ty Fintech có thể thấy
mình bị giới hạn bởi các lựa chọn về huy động vốn.
Đề xuất đưa ra là các nhà đầu tư mạo hiểm và các ngân hàng thường là sự lựa
chọn đầu tiên cho việc kiếm quỹ, mặc dù hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm và các
ngân hàng sẽ không chịu rủi ro tín dụng của các công ty có hồ sơ ít hơn ba năm. Tuy
nhiên, có rất nhiều chương trình Incubator (vườn ươm khởi nghiệp) và Accelerator
(xúc tiến khởi nghiệp) và ngay cả các kênh của chính phủ cho các công ty của Fintech
có thể tận dụng để xin tài trợ. Quan trọng hơn, họ nên tìm cách tiếp cận để mở rộng
mạng lưới kinh doanh, tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư khác, ví dụ như từ nhà đầu
tư mạo hiểm - những người có thể giúp họ nâng tầm doanh nghiệp và cũng là một
trong những nguồn tài trợ.
Vấn đề thứ ba là về “dòng chảy nguồn nhân lực”. Rõ ràng, bối cảnh hiện tại
đặt ra bài toán đau đầu cho các nhà hoạch định về hiện tưởng “chảy máu chất xám”,
làm sao giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các tài năng công nghệ.
Bởi vì các nhân tài thật sự sẽ dễ bị thu hút về những nơi có điều kiện, môi trường
phát huy năng lực, mà nơi gần nhất là trung tâm Fintech của khu vực Đông Nam Á,
Singapore, thậm chí trung tâm Fintech châu Á như Hong Kong cũng rất gần để tạo
sức hút hội tụ nguồn nhân lực công nghệ trong khu vực. Trong thời đại internet toàn
cầu, việc phát triển, triển khai dịch vụ hiện nay không còn nằm ở rào cản địa lý, nhân
tài người Việt vẫn có thể ở đâu đó trên thế giới để giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất
cho người Việt Nam. Tuy nhiên, việc không tận dụng được nguồn nhân lực này sẽ
gây tổn thất thật sự cho nền kinh tế nước nhà. Do đó, việc giải quyết bài toán này
nằm ở sự quyế t tâm của Chính phủtrong việc tạo điều kiện cho làn sóng khởi nghiệp
công nghệ và những chính sách khuyến khích, đãi ngộ nhân tài. Mà trước hết, giảm
thiểu các rào cản gây trở ngại về môi trường pháp lý có lẽ là điều Chính phủ cần
38
đặc biệt quan tâm, như cách mà các chính phủ châu Âu đã từng làm cuối năm 2009.
Hoặc như chủ trương cởi mở củacác chính phủ ngay trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương như Hong Kong, Singapore, và Malaysia (Chishti & Barberis, 2016;
Capgemini, 2018).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kết quả công bố “Khảo sát toàn cảnh về FinTech khu vực ASEAN 2018” do
Công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế Ernst & Young (EY)thực hiện
2. Arner, D. W., Barberis, J.,&Buckley,R.P.(2015). The evolution of Fintech:
Anew post-crisis paradigm. Geo. J. Int'l L., 47, 1271.
3. CB Insight (2018). Global Fintech Report Q2 2018, report.
https://www.cbinsights.com/research/report/fintech-trends-q2-2018/
4. Chishti, S., & Barberis, J. (2016). The FinTech book: the financial
technology handbook for investors, entrepreneurs and visionaries. John Wiley & Sons.
5. Demirguc-Kunt,A.,Klapper, L.,Singer,D.,Ansar,S.,&Hess,J. (2018).
TheGlobal Findex Database 2017: Measuring Financial Inclusion and the Fintech
Revolution. The World Bank.
6. Drummer, D., Jerenz, A., Siebelt, P., & Thaten, M. (2016). FinTech:
Challenges and Opportunities-How digitization is transforming the financial sector.
7. EY (2017a). Unleashing the potential of FinTech in banking, report.
https://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/ey-unleashing-the-potential-of-
fintech- in-banking/$File/ey-unleashing-the-potential-of-fin-tech-in-banking.pdf