Mục tiêu: Đánh giá mức độ kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận. Đối tượng nghiên cứu và Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, phân tích cótheo dõi dọc trên 124 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận. Tất cả các đối tượng được định lượng glucose-máu lúc đói, insulin-máu, C-peptid - huyết thanh, HbA1c, cholesterol-máu, HDL-C, LDL-C, TG (triglycerides) trong máu. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiểm soát đa yếu tố của Hiệp hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, xác định tỷ lệ % bệnh nhân đạt được các mức độ kiểm soát (tốt, chấp nhận được hoặc kém) về huyết áp và các chỉ số xét nghiệm nói trên ở các thời điểm trước điều trị và 6 tháng sau điều trị, và từ đó xác định mối liên quan giữa các chỉ số xét nghiệm này và huyết áp với độ lọc cầu thận. Kết quả: Giá trị trung bình của các chỉ số xét nghiệm sau điều trị đều giảm cóý nghĩa so với trước điều trị. Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ % bệnh nhân đạt mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp ở các mức độ tốt và chấp nhận được đều tăng, p < 0,05; tỷ lệ % bệnh nhân với mức độ kiểm soát kém giảm so với trước điều trị, p < 0,05. Giá trị trung bình độ lọc cầu thận tăng dần khi mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp thay đổi từ kém đến chấp nhận được và tốt. Giữa biến đổi độ lọc cầu thận và thay đổi mức độ kiểm soát đối với rối loạn lipidmáu, sự khác biệt không cóý nghĩa thống kê. Kết luận: Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ % bệnh nhân đạt mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp ở mức độ tốt và chấp nhận được đều tăng. Tỷ lệ % bệnh nhân ở mức độ kiểm soát kém giảm so với trước điều trị. Giá trị trung bình độ lọc cầu thận tăng dần khi mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp thay đổi từ kém đến chấp nhận được và tốt. Giữa biến đổi độ lọc cầu thận và thay đổi mức độ kiểm soát đối với rối loạn lipid-máu, sự khác biệt không cóý nghĩa thống kê.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013
176
KIỂM SOÁT ĐA YẾU TỐ Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ TỔN THƯƠNG THẬN
Nguyễn Thị Thanh Nga*, Hoàng Trung Vinh**, Nguyễn Thị Bích Đào***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá mức độ kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận.
Đối tượng nghiên cứu và Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, phân tích cótheo dõi dọc trên 124
bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận. Tất cả các đối tượng được định lượng glucose-máu lúc đói,
insulin-máu, C-peptid - huyết thanh, HbA1c, cholesterol-máu, HDL-C, LDL-C, TG (triglycerides) trong máu.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiểm soát đa yếu tố của Hiệp hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, xác
định tỷ lệ % bệnh nhân đạt được các mức độ kiểm soát (tốt, chấp nhận được hoặc kém) về huyết áp và các chỉ số
xét nghiệm nói trên ở các thời điểm trước điều trị và 6 tháng sau điều trị, và từ đó xác định mối liên quan giữa
các chỉ số xét nghiệm này và huyết áp với độ lọc cầu thận.
Kết quả: Giá trị trung bình của các chỉ số xét nghiệm sau điều trị đều giảm cóý nghĩa so với trước điều trị.
Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ % bệnh nhân đạt mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp ở các mức độ tốt và
chấp nhận được đều tăng, p < 0,05; tỷ lệ % bệnh nhân với mức độ kiểm soát kém giảm so với trước điều trị, p <
0,05. Giá trị trung bình độ lọc cầu thận tăng dần khi mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp thay đổi từ
kém đến chấp nhận được và tốt. Giữa biến đổi độ lọc cầu thận và thay đổi mức độ kiểm soát đối với rối loạn lipid-
máu, sự khác biệt không cóý nghĩa thống kê.
Kết luận: Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ % bệnh nhân đạt mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp ở mức
độ tốt và chấp nhận được đều tăng. Tỷ lệ % bệnh nhân ở mức độ kiểm soát kém giảm so với trước điều trị. Giá trị
trung bình độ lọc cầu thận tăng dần khi mức độ kiểm soát glucose, HbA1c và huyết áp thay đổi từ kém đến chấp
nhận được và tốt. Giữa biến đổi độ lọc cầu thận và thay đổi mức độ kiểm soát đối với rối loạn lipid-máu, sự khác
biệt không cóý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Kiểm soát đa yếu tố, Đái tháo đường typ 2, Bệnh thận mạn do đái tháo đường.
ABSTRACT
MULTIFACTOR CONTROL IN TYPE 2 DIABETES PATIENTS WITH DIABETIC NEPHROPATHY
Nguyen Thi Thanh Nga, Hoang Trung Vinh, Nguyen Thi Bich Dao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 176 -179
Objective: To assess the level of multi-factor control in type 2 diabetic patients with diabetic nephropathy
Patients and Methods: A prospective, descriptive and analysing study with longitudinal follow-up of 124
type 2 diabetic adults with diabetic nephropathy. The clinical parameters included fasting blood glucose, serum
insulin concentration, serum C-peptide level, blood glucose, HbA1c, fasting total serum cholesterol, HDL-C,
LDL-C and fasting serum triglycerides. Based on the criteria of VEDA, the levels of multifactor control are
classified as good, acceptable and poor control. The percentage of patients with different levels of multifactor
control for blood glucose index, HbA1c, blood pressure, cholesterol, HDL-C, LDL-C and TG was identified at the
times before and 6 months after the treatment, then the correlation between these factors and glomerular filtration
rate (GFR) was analysed.
* Bệnh viện Nguyễn Trãi ** Học viện Quân y *** Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thanh Nga, ĐT: 0908498899 Email: thanhngabvnt@gmail.com
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
177
Results: Mean values of fasting blood glucose, HbA1c, C-peptide, systolic blood pressure, diastolic blood
pressure, cholesterol and triglycerides were significantly reduced after 6 months of treatment. Percentage of
patients in good and acceptable level(s) of control for blood glucose, HbA1c, blood pressure increased, p<0,05.
Percentage of patients in poor level of control decreased compared to before treatment, p<0,05. Increased GFR was
associated with the increase of level of multifactor control for blood glucose, HbA1c and blood pressure. Changes
of GFR in different levels of control for lipidemia were not statistically significant.
Conclusion: After 6 months of treatment, percentage of patients with good and acceptable levels of control
for blood glucose, HbA1c and blood pressure increased. Percentage of patients with poor level of control decreased.
Increased GFR was associated with the level of control for blood glucose, HbA1c and blood pressure. Whereas, the
changes of GFR were not statistically significant in different levels of control for lipidemia.
Keywords: multi-factor control, type 2 diabetes, diabetic nephropathy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa
mạn tính, hiện được xem là vấn đề sức khỏe cộng
đồng.Sự xuất hiện, tiến triển biến chứng thận do
ĐTĐ typ 2 liên quan đến thời gian phát hiện
bệnh, số lượng các yếu tố nguy cơ, mức độ kháng
insulin và hiệu quả kiểm soát các chỉ số.Nhiều
nghiên cứu có giá trị đều chứng minh tiên lượng
bệnh đái tháo đường kể cả typ 1 và typ 2 được cải
thiện là nhờ những can thiệp đa yếu tố(4). Ngày
nay người ta coi những kết quả điều trị tốt là biện
pháp tốt nhất dự phòng biến chứng cho người đã
mắc bệnh. Một số Hiệp hội đã quan tâm đến vấn
đề này vàđưa ra những tiêu chíđể đánh giá việc
tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Kiểm soát đa yếu
tố trên bệnh nhân đái tháo đường bao gồm:
khống chế tốt đồng thời cả glucose máu, HbA1c
và các yếu tố nguy cơ thường gặp như huyết áp,
lipid máu, cân nặng, lối sống(1). Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài này là: xác định tỷ lệ BN kiểm
soát các chỉ số glucose máu, HbA1c, huyết áp,
cholesterol, HDL-C, LDL-C, TG ở các thời điểm trước
và sau điều trị 6 tháng và tìm mối liên quan giữa các
chỉ số trên với mức lọc cầu thận.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 124 BN ĐTĐ typ 2 có tổn thương
thận chưa có lọc máu chu kỳ.
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu mô tả, phân tích có theo dõi dọc.
Nội dung nghiên cứu
Tất cả các đối tượng được định lượng
glucose máu lúc đói, insulin, C-peptid huyết
thanh, glucose máu, HbA1c, cholesterol, HDL-C,
LDL-C, TG vào các thời điểm trước và sau điều
trị 6 tháng và tìm mối liên quan giữa các chỉ số
trên với mức lọc cầu thận (MLCT).
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 16.0. Dựa vào tiêu
chuẩn đánh giá mức độ kiểm soát đa yếu tố của
Hiệp Hội NT-ĐTĐ Việt Nam xác định tỷ lệ BN
kiểm soát các chỉ số glucose-máu, HbA1c, huyết
áp, cholesterol, HDL-C, LDL-C, TG ở các mức độ
tốt, chấp nhận được, kém.
KẾT QUẢ
Bảng 1: So sánh giá trị trung bình một số chỉ số
trước và sau điều trị
Chỉ số
Trước ĐT
(n = 124)
Sau ĐT
(n = 124)
p
Glucose huyết đói
(mmol/dL)
8,9 ± 3,6 6,59 ± 1,33 < 0,01
HbA1C (%) 8,4 ± 2,2 7,22 ± 0,96 < 0,01
C-peptid (ng/ml) 1,44 ± 0,77 1,17 ± 0,94 < 0,05
HATT (mmHg) 136,9 ± 19,1 130,3 ± 14,2 < 0,05
HATTr (mmHg) 77,2 ± 7,6 73,2 ± 8,1 < 0,05
Cholesterol toàn phần
(mmol/l)
4,92 ± 1,59 4,36 ± 1,43 < 0,05
Triglycerid (mmol/l) 2,79 ± 2,01 2,31 ± 2,05 < 0,05
HDL-cholesterol (mmol/l) 0,99 ± 0,34 1,04 ± 0,37 > 0,05
LDL-cholesterol (mmol/l) 3,21 ± 1,11 3,12 ± 1,09 > 0,05
Mức lọc cầu thận trung
bình (ml/phút/173m
2
)
61,2 ± 23,1 74,3 ± 24,4 <0,01
GTTB các chỉ số glucose máu lúc đói, HbA1c,
C-peptid, HATT, HATTr, cholesterol, triglycerid
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013
178
sau điều trị đều giảm cóý nghĩa so với trước
điều trị.
Sự biến đổi của HDL-C,LDL-C trước và sau
điều trị không cóý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ tăng HA, HbA1c ≥ 7%, tăng C-
peptid và rối loạn lipid-máu sau mỗi 3 tháng.
Số lượng BN tại các thời điểm đánh giá sau
3, 6 tháng đều giảm dần cóý nghĩa so với thời
điểm nghiên cứu.
Bảng 2: Mức độ kiểm soát glucose đạt mục tiêu điều
trị sau 6 tháng (n=124)
Mức độ đánh giá Trước điều trị Sau điều trị p
Tốt 22(17,7 %) 44(35,5%) < 0,05
Chấp nhận 21 (16,9%) 31(25,0%) < 0,05
Kém 81 (65,4%) 49(39,5%) < 0,05
Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ BN đạt mức độ
kiểm soát glucose ở mức tốt và chấp nhận đều
tăng, p< 0,05.
Tỷ lệ BN mức độ kiểm soát kém giảm so với
trước điều trị, p< 0,05.
Bảng 3: Mức độ kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu điều
trị sau 6 tháng (n=124)
Mức độ
đánh giá
Trước điều trị Sau điều trị p
Tốt 25(20,2%) 37(29,8%) < 0,05
Chấp nhận 26(20,9%) 35(28,2%) < 0,05
Kém 73(58,9%) 52(42,0%) < 0,05
Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ BN đạt mức độ
kiểm soát HbA1c ở mức tốt và chấp nhận đều
tăng, p< 0,05.Tỷ lệ BN mức độ kiểm soát kém
giảm so với trước điều trị, p< 0,05.
Bảng 4: Mức độ kiểm soát HA đạt mục tiêu điều trị
sau 6 tháng (n=124)
Mức độ đánh giá Trước điều trị Sau điều trị p
Tốt 32(25,8%) 43(34,7%) < 0,05
Chấp nhận 24(19,4%) 49(39,5%) < 0,05
Kém 68(54,8%) 32(25,8%) < 0,05
Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ BN đạt mức độ
kiểm soát HA ở mức tốt và chấp nhận đều tăng,
p< 0,05.
Tỷ lệ BN mức độ kiểm soát kém giảm so với
trước điều trị, p< 0,05.
Tỉ lệ các chỉ số lipid máu kiểm soát đạt mức
độ tốt cao hơn so với mức chấp nhận và kém.
GTTB mức lọc cầu thận tăng dần khi mức độ
kiểm soát glucose, HbA1c, HA từ kém, chấp
nhận và tốt có ý nghĩa thống kê.
Biến đổi MLCT giữa các mức kiểm soát chỉ số
lipid máu khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6. Liên quan mức lọc cầu thận với hiệu quả
kiểm soát sau 6 tháng (n=124).
Chỉ số/ Mức độ
MLCT
(ml/phút/1,73m
2
)
p
Glucose-máu
Tốt (n=44) 84,6 ± 21,5
< 0,05 Chấp nhận (n=31) 72,8 ± 18,6
Kém (n=49) 63,3 ± 17,3
HbA1C
Tốt (n=37) 85,5 ± 19,3
< 0,05 Chấp nhận (n=35) 73,3 ± 23,1
Kém (n=52) 62,8 ± 22,1
Huyết áp
Tổt (n=43) 86,4 ± 21,8
< 0,05 Chấp nhận (n=49) 72,3 ± 19,6
Kém (n=32) 61,8 ± 18,9
Rối loạn lipid-
máu
Tốt (n=51) 76,7 ± 18,8
> 0,05 Chấp nhận (n=42) 74,7 ± 20,1
Kém (n=31) 73,3 ± 19,3
Bảng 5: Mức độ kiểm soát lipid-máu đạt mục tiêu điều trị theo Hội NT-ĐTĐ VN
Mức độ
đánh giá
Cholesterol Triglycerid HDL-C LDL-C
Trước điều trị Sau điều trị Trước điều trị Sau điều trị Trước điều trị Sau điều trị Trước điều trị Sau điều trị
Tốt 39(31,5%) 53(42,7%) 35(28,2%) 51(41,1%) 36(29,0%) 57(45,9%) 38(30,6%) 55(44,4%)
Chấp nhận 30(24,2%) 43(34,7%) 36(29,0%) 44(35,5%) 34(27,4%) 42(33,9%) 41(33,1%) 52(41,9%)
Kém 55(44,3%) 28(22,6%) 53(42,8%) 29(23,4%) 54(43,6%) 25(20,2%) 45(36,3%) 17(13,7%)
Tổng 124 (100%) 124(100%) 124 (100%) 124(100%) 124 (100%) 124(100%) 124 (100%) 124(100%)
0
20
40
60
80
100
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Tăng HA
T l %
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
179
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh thực
trạng kiểm soát đa yếu tố của bệnh nhân ĐTĐ,
hiệu quả kiểm soát các chỉ số đa số còn kém,
mức kiểm soát tốt chiếm tỷ lệ thấp hơn tương tự
với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước.
Tạ Văn Bình nghiên cứu trên 281 bệnh nhân
lần đầu tiên đến khám tại bệnh viện nội tiết
trong đó có 128 bệnh nhân mới được chẩn đoán
tại bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tình
trạng quản lý bệnh ĐTĐ còn kém(8).Hoàng Trung
Vinh (2004): kết quả kiểm soát glucose máu lúc
đói đạt mức tốt là 5,21%, chấp nhận 8,53% và
kém là 86,26%. Kết quả kiểm soát HbA1c tương
tự: tốt 11,3%, chấp nhận 8,53% và kém là
75,47%(6). Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa ở
thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu tỷ lệ bệnh
nhân có chỉ số HbA1c ở mức kiểm soát kém
chiếm tới 48,2%, tỷ lệ bệnh nhân với mức kiểm
soát tốt là 28,6%, tỷ lệ bệnh nhân với mức HbA1c
chấp nhận được chỉ đạt 23,3%(4). Một số nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng có
kết quả kiểm soát HbA1c ở mức kiểm soát kém
còn chiếm tỷ lệ khá cao (52%- 91%). Tỷ lệ bệnh
nhân với mức HbA1c kiểm soát tốt còn thấp
trung bình 10-20%(2,7).Tăng lipid máu được coi là
nguyên nhân gây tổn thương cầu thận tiến triển
trong bệnh ĐTĐ. Sự tiến triển bệnh thận ĐTĐ có
thể dẫn đến tăng lipid máu. Năm 1998, Ravid M,
Brosh D, Ravid Safran D và cộng sự trong
nghiên cứu của mình về yếu tố nguy cơ gây tổn
thương thận ở BN ĐTĐ typ 2 đã nhận xét: tăng
nồng độ cholesterol, tăng glucose máu và THA
là 3 yếu tố có ý nghĩa gây biến chứng thận chủ
yếu liên thông qua VXĐM(1). Một số nghiên cứu
sau đóđã nhấn mạnh ngoài tăng glucose máu,
THA, béo phì, giảm HDL-C còn có kháng
insulin, tăng insulin là 2 yếu tố nguy cơ độc lập
gây gia tăng tổn thương thận ở BN ĐTĐ typ 2.
Kháng insulin, tăng insulin máu làm giảm nitric
oxid do nội mạc tiết ra, tăng stress ôxy hóa là
những cơ chế quan trọng trong tiến triển của
bệnh thận do ĐTĐ typ 2(3,6). Những BN ĐTĐ typ
2 có MAU (+) cần phải kiểm soát tốt glucose
máu, HA, LDL-C, bỏ thuốc lá, cải thiện kháng
insulin bằng việc sử dụng phối hợp insulin và
TZD có thể làm mất MAU hoặc làm chậm quá
trình tiến triển sang protein niệu(4).
KẾT LUẬN
Giá trị trung bình các chỉ số glucose máu lúc
đói, HbA1c, C-peptid, HATT, HATTr,
cholesterol, triglycerid sau điều trị đều giảm cóý
nghĩa so với trước điều trị.Sau 6 tháng điều trị,
tỷ lệ BN đạt mức độ kiểm soát glucose, HbA1c,
HA ở mức tốt và chấp nhận đều tăng, p< 0,05. Tỷ
lệ BN mức độ kiểm soát kém giảm so với trước
điều trị, p< 0,05. GTTB mức lọc cầu thận tăng
dần khi mức độ kiểm soát glucose, HbA1c, HA
từ kém, chấp nhận và tốt.Biến đổi MLCT giữa
các mức kiểm soát chỉ số lipid máu khác biệt
không cóý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2011), “Executive Summary:
Standards of Medical Care in Diabetes 2011”, Diabetes Care,
Vol. 34, Suppl.1, pp. S 4 - S10.
2. Diabcare –Asia (2003), “A Survey –Study on Diabetes
Management and Diabetes Complication Status in Asian
Countries”, Việt Nam 43-45.
3. IDF Clinical Guidelines Task Force (2005), “Global Guideline
for type 2 diabetes”. Brussels: international Diabetes Federation,
pp. 66-70.
4. McFarlane SI, Farag AF, SowersJR (2005), “Diabetes and
Hypertension”.Diabetes and cardiovascular disease. Second
edition. Humana Press, pp. 307-329
5. Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh (2004), “Đánh giá hiệu
quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 dựa vào nồng độ
glucose và HbA1c”, Tạp chí Y học thực hành, Đại hội nội tiết –
Đái tháo đường Hà Nội, số 498, tr. 96-9.
6. Nguyễn Đức Ngọ, Nguyễn Văn Quýnh (2007), “Nghiên cứu
mối liên quan giữa kháng insulin với béo phì, rối loạn lipid
máu và bệnh nhân ĐTĐ týp 2”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa
học – Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển
hóa lần thứ 3, Nhà xuất bản Y học, tr. 787 - 795.
7. Phạm Thị Hồng Hoa (2009), “Nghiên cứu kết quả kiểm soát
một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trúđược quản lý”.Luận án
tiến sĩ y học.
8. Tạ Văn Bình (2005), “Tình hình bệnh đái tháo đường và chiến
lược phòng chống bệnh đái tháo đường ở Việt Nam”, Tạp chí
thông tin y dược, số 12, tr. 13-15.
Ngày nhận bài : 1/07/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/04/2013
Ngày bài báo được đăng : 27/09/2013