Kiến thức, thái độ của bà mẹ cho con dưới 24 tháng tuổi ăn dặm tại xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ của bà mẹ về cho con dưới 24 tháng tuổi ăn dặm tại xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích. Trẻ em dưới 24 tháng tuổi và bà mẹ được chọn vào nghiên cứu hiện đang sống tại xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ Tỉnh Bình Định. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và Stata 12.0. Kết quả: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân 14,4%, SDD thấp còi chiếm 23,2% và SDD gầy còm là 6,9%. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về cho con ăn dặm là 66,2%. Tỷ lệ thái độ đúng của bà mẹ về cho con ăn dặm chiếm 57,4%. Số bà mẹ nhận được nguồn thông tin về cho con ăn dặm là 87%. Tỷ lệ các nguồn thông tin cung cấp cho bà mẹ từ nhân viên y tế 70,4%, phương tiện truyền thông 39,3%, người thân 18,1% và sách báo, tạp chí, tờ rơi là 9,3%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ có kiến thức và thái độ đúng về cho con ăn dặm rất thấp. Cần cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe về ăn dặm cho cán bộ y tế. Đồng thời xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ và những người thân trong gia đình về cho trẻ ăn dặm.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ của bà mẹ cho con dưới 24 tháng tuổi ăn dặm tại xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 87 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA BÀ MẸ CHO CON DƯỚI 24 THÁNG TUỔI  ĂN DẶM TẠI XàMỸ LỢI, HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH  Đặng Thị Hà*, Lê Thị Năng**  TÓM TẮT  Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ của bà mẹ về cho con dưới 24 tháng tuổi ăn dặm tại xã Mỹ Lợi, huyện  Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích. Trẻ em dưới 24 tháng tuổi và bà mẹ được chọn  vào nghiên cứu hiện đang sống tại xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ Tỉnh Bình Định. Xử lý và phân tích số liệu bằng  phần mềm Epidata 3.1 và Stata 12.0.  Kết quả: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân 14,4%, SDD thấp còi chiếm 23,2% và SDD gầy còm là  6,9%. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về cho con ăn dặm là 66,2%. Tỷ lệ thái độ đúng của bà mẹ về cho con ăn  dặm chiếm 57,4%. Số bà mẹ nhận được nguồn thông tin về cho con ăn dặm là 87%. Tỷ lệ các nguồn thông tin  cung cấp cho bà mẹ từ nhân viên y tế 70,4%, phương tiện truyền thông 39,3%, người thân 18,1% và sách báo,  tạp chí, tờ rơi là 9,3%.  Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ có kiến thức và thái độ đúng về cho con ăn dặm rất thấp. Cần  cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe về ăn dặm cho cán bộ y tế. Đồng thời  xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ và những người thân trong gia đình về cho trẻ ăn  dặm.  Từ khóa: Ăn dặm.  ABSTRACT  KNOWLEDGE AND ATTITUDE OF MOTHER REGARING FEEDING 24 ‐MONTH‐OLD CHILDREN  IN MYLOI COMMUNE, PHUMY DISTRICT, BINH DINH PROVINCE  Dang Thi Ha, Le Thi Nang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 86 ‐ 91  Objectives: To determine the percentage of women with right knowledge, right attitude about feeding 24‐ month‐old children in My Loi commune, Phu My district, Binh Dinh province.  Methods: Research uses cross‐sectional descriptive and analytical study. Researched population are the 24‐ month‐old children and their mother in My Loi commune, PhuMy district, Binh Dinh Province. Encoding and  analyzing data are carried out by Epidata 3.1 software and STATA 12.0.  Results:  The  percentage  of malnourished  children  underweight  is  14.4  percent,  stunted malnourished  children accounting for 23.2 percent and skinny malnourished children is 6.9 percent. The percentage of women  who have right knowledge about child feeding is 66.2 percent. The percentage of women who have right attitude  of  feeding children  is 57.4 percent. Women receive  information of  feeding children accounting  for 87 percent.  Information  sources  provide  mothers  from  medical  staff  is  70.4  percent,  medium  39.3  percent,  relatives  accounting for 18.1 percent and books, newspapers, magazines, leaflets is 9.3 percent.  Conclusion: Research  shows  that  the proportion of women with  the  right attitude and knowledge about  child  feeding are  low. Need to update,  improve knowledge and communication skills of health education about  child  feeding  for health workers. At  the  same  time, building a health  education program  for mothers and  the  family of the child feeding.  * Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh   ** Trường Cao đẳng Y tế Bình Định  Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Đặng Thị Hà ‐ ĐT: 0913115025‐ Email: dang ha0511@yahoo.com   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  88 Keywords: Child feeding.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2011 tỷ lệ  suy dinh dưỡng  (SDD)  ở  trẻ em  trên  thế giới  vẫn còn ở mức cao: khoảng 20 triệu trẻ bị SDD  cấp tính nặng, 115 triệu bị SDD thể nhẹ cân và  khoảng 178 triệu là SDD thể thấp còi. Theo kết  quả  cuộc  tổng  điều  tra  năm  2010  của  Viện  Dinh dưỡng Việt Nam  cho  thấy  nước  ta  vẫn  còn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ SDD thể  thấp còi cao là 29,3%(11).  Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng  là nền  tảng  cho sự phát  triển của mỗi cá nhân đặc biệt  là  trẻ em dưới 24  tháng  tuổi. Đây  là “Giai  đoạn  cửa sổ” quan  trọng  thúc đẩy sự phát  triển  tối  ưu  về  thể  chất  và  tinh  thần. Nếu  đứa  trẻ  bị  SDD trong giai đoạn dưới 24 tháng tuổi thì sau  này rất khó khăn để cải  thiện  tình  trạng dinh  dưỡng trước đó (Martorell 1994). Cho ăn dặm  không hợp lý, không đảm bảo đủ về số lượng  và chất  lượng  là nguyên nhân chính dẫn  đến  SDD  trong hai năm đầu đời. Trong số  trẻ em  dưới 5 tuổi thì nhóm tuổi bị SDD nhiều nhất là  6 – 24 tháng, đây là nhóm tuổi bắt đầu chuyển  từ chế độ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn  dặm(3,4,6,9). Như vậy vấn đề cho con ăn dặm của  bà mẹ  rất  quan  trọng,  góp  phần  quyết  định  tình trạng dinh dưỡng của con.  Tại tỉnh Bình Định trong những năm qua, tỷ  lệ  SDD  nhẹ  cân  đã  giảm  từ  39,9 %  năm  1999  xuống còn 17,2% vào năm 2012. Tuy nhiên tỷ lệ  SDD thể thấp còi vẫn còn ở mức cao (27,2%) và  tình  trạng SDD phân bố không  đồng  đều giữa  các  khu  vực(11). Mỹ  Lợi  là một  xã  nông  thôn  thuộc tỉnh Bình Định. Trẻ em SDD ở đây chiếm  tỷ lệ cao với 15,3% SDD nhẹ cân và 25,5% SDD  thấp còi vào năm 2011(11).  Xuất  phát  từ  tính  cấp  thiết  và  thực  tiễn,  chúng  tôi  tiến hành  đề  tài  “Kiến  thức,  thái  độ  của bà mẹ cho con dưới 24 tháng tuổi ăn dặm tại  xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”. Qua  đó  xây  dựng một  chương  trình  tuyên  truyền  giáo dục phù hợp cho các bà mẹ về cho con ăn  dặm, góp phần cùng với cả nước thực hiện chiến  lược quốc gia về dinh dưỡng giai  đoạn 2011 –  2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để làm giảm tỷ  lệ SDD trẻ em.  Mục tiêu đề tài  Xác định  tỷ  lệ  trẻ em dưới 24  tháng  tuổi bị  SDD.  Xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng, thái  độ đúng về cho con ăn dặm.  Xác  định  tỷ  lệ  các nguồn  thông  tin  về  cho  con ăn dặm mà bà mẹ nhận được   PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu sử dụng  thiết kế cắt ngang mô  tả và phân tích.  Đối tượng nghiên cứu  Cỡ mẫu: Được tính dựa vào công thức.       Z²(1‐α/2) p(1‐p)    n =          d2  Trong đó d: Độ chính xác mong muốn, chọn d =  0,06; p = 0,73. Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức, thái độ  đúng; N = 211  Vì cỡ mẫu cần chọn xấp xỉ bằng số trẻ dưới  24 tháng tại xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình  Định  nên  chúng  tôi  chọn  toàn  bộ  216  trẻ  em  dưới 24 tháng và bà mẹ của xã.  Tiêu chí chọn mẫu  Trẻ  em  dưới  24  tháng  tuổi  (tính  đến  ngày  điều tra) và bà mẹ hiện đang sống tại xã Mỹ Lợi,  huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định.  Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.   Tiêu chí loại trừ  Trẻ bị dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, tim bẩm  sinh,  Bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ.  Bà mẹ không trực tiếp nuôi con.  Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn (bà mẹ bị  mù, câm, điếc, tâm thần,  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 89 Phương pháp xử lý số liệu  Số  liệu được mã hóa, nhập vào máy vi tính  bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân  tích bằng  phần mềm Stata 12.0.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Bảng 1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ (n = 216)  Tình trạng dinh dưỡng Tần số (n) Tỷ lệ (%) SDD nhẹ cân Có 31 14,4 Không 185 85,6 SDD thấp còi Có 50 23,2 Không 166 76,8 SDD gầy còm Có 15 6,9 Không 201 93,1 Nhận  xét:  Tỷ  lệ  suy  dinh  dưỡng  của  trẻ  trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ  trẻ SDD nhẹ cân chiếm 14,4% và SDD  thấp còi  chiếm 23,2%. Trong khi đó SDD gầy còm chiếm  tỷ lệ thấp là 6,9%.  Bảng 2. Kiến thức của bà mẹ về thành phần bữa ăn  dặm.  Nội dung Kiến thức Đúng n (%) Chưa đúng n (%) Đủ 4 nhóm thức ăn 163 (75,5) 53 (24,5) Có nhóm chất bột 204 (94,4) 12 (5,6) Có nhóm chất đạm 213 (98,6) 03 (1,4) Có nhóm chất béo 182 (84,3) 34 (15,7) Có nhóm rau xanh, củ quả 205 (94,9) 11(5,1) Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về  thành phần  bữa  ăn dặm phải  đầy  đủ  4  nhóm  thức ăn chiếm 75,5%.  Bà mẹ có kiến thức đúng cao nhất là bữa ăn  hàng ngày có nhóm chất đạm chiếm 98,6%.  Tỷ  lệ  bà mẹ  có  kiến  thức  đúng  là  phải  có  nhóm rau xanh, củ quả chiếm 94,9%.  Bà mẹ có kiến thức đúng về nhóm chất bột  chiếm 94,4%.  Kiến  thức  đúng  về  có  nhóm  chất  béo  đạt  thấp nhất chiếm 84,3%.  Bảng 3: Kiến thức về hậu quả của cho ăn dặm không  đúng cách.  Nội dung Kiến thức Đúng n (%) Chưa đúng n(%) Cho ăn dặm sớm (dưới 6 tháng) trẻ sẽ không tận dụng được nguồn sữa mẹ 132 (61,1) 84 (38,9) Cho ăn dặm sớm (dưới 6 tháng) trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa 182 (84,3) 34 (15,7) Cho ăn dặm muộn (trên 6 tháng) hoặc không đúng cách trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng 166 (76,9) 50 (23,1) Nhận xét: Hậu quả của việc cho con ăn dặm  sớm có 61,1% bà mẹ có kiến thức đúng là trẻ sẽ  không  tận dụng  được nguồn  sữa mẹ và 84,3%  trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.  Số bà mẹ có kiến  thức đúng về nếu cho  ăn  dặm muộn hoặc không đúng cách trẻ có nguy cơ  bị SDD chiếm 76,9%.  Bảng 4‐ Thái độ của bà mẹ về cách cho trẻ ăn dặm.  Thái độ Rất đồng ý N (%) Đồng ý N (%) Không ý kiến n(%) Không đồng ý n(%) Rất không đồng ý n(%) Nên chế biến thức ăn riêng cho trẻ 33 (15,3) 151 (69,9) 12 (5,6) 15 (6,9) 5 (2,3) Không nên thường xuyên thay đổi món ăn 14 (6,5) 76 (35,2) 14 (6,5) 100 (46,3) 12 (5,5) Nên ép trẻ ăn hết phần, nếu không chịu ăn 14 (6,5) 68 (31,5) 7 (3,2) 114 (52,8) 13 (6,0) Theo dõi các dấu hiệu dị ứng khi cho trẻ ăn thức ăn mới 32 (14,8) 159 (73,6) 7 (3,3) 18 (8,3) 0 (0,0) Nhận xét: Đa số bà mẹ đồng ý và rất đồng  ý với việc nên  chế biến  thức  ăn  riêng  cho  trẻ  chiếm 85,2%.  Tỷ  lệ  58,8%  bà  mẹ  không  đồng  ý  và  rất  không đồng ý với ý kiến phải ép trẻ ăn.  Phần lớn bà mẹ đồng ý và rất đồng ý với ý  kiến cần theo dõi các dấu hiệu dị ứng khi cho trẻ  ăn thức ăn mới, chiếm tỷ lệ 88,4%.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  90 Bảng 5. Thái độ của bà mẹ về cách chọn thức ăn cho trẻ ăn dặm.  Thái độ Rất đồng ý n(%) Đồng ý n(%) Không ý kiến n(%) Không đồng ý n(%) Rất không đồng ý n(%) Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi cho trẻ ăn dặm 49 (22,7) 159 (73,6) 7 (3,2) 1 (0,5) 0 (0,0) Không nên tận dụng các thực phẩm sẵn có tại địa phương 24 (11,1) 70 (32,4) 25 (11,6) 78 (36,1) 19 (8,8) Thức ăn cho trẻ ăn dặm phải phù hợp với từng nhóm tuổi 43 (19,9) 161 (74,5) 9 (4,2) 2 (0,9) 1(0,5) Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ đồng ý và rất đồng  ý về phải đảm bảo an  toàn vệ sinh  thực phẩm  khi  cho  trẻ  ăn  dặm chiếm  96,3%.  Số  bà  mẹ  không  đồng ý và  rất không  đồng ý với ý kiến  không nên  tận dụng  các  thực phẩm  sẵn  có  tại  địa phương là 44,9%. Tỷ lệ bà mẹ đồng ý và rất  đồng ý thức ăn cho trẻ ăn dặm phải phù hợp với  từng nhóm tuổi chiếm 94,4%.  Kiến thức chung về cho con ăn dặm  Trong số 216 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu  có 143 người có kiến  thức đúng về cho con  ăn  dặm chiếm tỷ lệ 66,2% và 73 người có kiến thức  chưa đúng chiếm tỷ lệ 33,8%.  Thái  độ  chung  của  bà mẹ  về  cho  con  ăn  dặm  Kết quả nghiên  cứu  cho  thấy  trong  216 bà  mẹ tham gia nghiên cứu, có 124 người có thái độ  đúng về cho con ăn dặm chiếm tỷ lệ 57,4%, có 92  người có thái độ chưa đúng chiếm tỷ lệ 42,6%.  Nguồn cung cấp thông tin  Trong số 216 bà mẹ được phỏng vấn có 188  người nhận nguồn thông tin về cho con ăn dặm  chiếm tỷ lệ 87%, trong khi đó thì 28 người chưa  từng nhận thông tin về cho con ăn dặm chiếm tỷ  lệ 13,0%.  Trong số bà mẹ nhận được nguồn cung cấp  thông  tin  về  cho  con  ăn  dặm,  có  người  nhận  được một  nguồn  hoặc  nhiều  nguồn  thông  tin.  Khảo  sát  nguồn  thông  tin  bà  mẹ  nhận  được  nhiều nhất là từ nhân viên y tế chiếm 70,4%; tiếp  theo từ ti vi, radio, đài phát thanh chiếm 39,3%;  từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chiếm 18,1% và  một  số  lượng nhỏ nhận  được  từ  sách báo,  tạp  chí, tờ rơi chiếm 9,3%.  9,3%  18,1%  39,3%  70,4%  0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Báo chí Gia đình Ti vi Nhân viên y tế Báo chí Gia đình Ti vi Nhân viên y tế Biểu đồ 1‐ Tỷ lệ các nguồn thông tin bà mẹ nhận  được.  BÀN LUẬN  Kết quả nghiên cứu của chúng  tôi cho  thấy  tỷ lệ SDD nhẹ cân chiếm tỷ lệ 14,4% thấp hơn tỷ  lệ  SDD  chung  của  toàn  quốc  (16,2%)  và  tỷ  lệ  SDD của tỉnh Bình Định (17,2%) năm 2012 (11). Tỷ  lệ SDD  thể  thấp  còi  chiếm 23,2%  trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cao  hơn  nhiều  so  với  tỷ  lệ  SDD chung  trong  toàn quốc năm 2012  (26,7%),  tỷ lệ SDD tại Bình Định năm 2012 (27,2%).  Tỷ  lệ  trẻ  em  dưới  24  tháng  tuổi  SDD  gầy  còm  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  6,9%,  tương  đương  với  tỷ  lệ  SDD  chung  trong  toàn  quốc  (6,7%) và  của  tỉnh Bình Định  (6,8%) năm  2012(11). Kết quả nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cao  hơn kết quả nghiên cứu ở một số nơi như tại 2  xã  thuộc huyện Gò Quao,  tỉnh Kiên Giang của  Trần Lệ Thu 3,9%(9); huyện Văn Chấn, tỉnh Yên  Bái của Lê Thành Đạt 3,5%(2).  Kiến thức về cách cho trẻ ăn dặm: số bà mẹ  có kiến thức đúng về cách cho trẻ ăn dặm phải  cho ăn từ  loãng đến đặc, từ  ít đến nhiều chiếm  tỷ  lệ  88,4%.  Nên  khuyến  khích  trẻ  ăn  chiếm  81,5%, trong khi đó kiến thức về thường xuyên  thay  đổi món  ăn  chiếm  tỷ  lệ  thấp  34,3%.  Có  75,9% bà mẹ có kiến thức đúng phải cho trẻ ăn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 91 cả nước lẫn cái. Kiến thức đúng về trẻ có thể bị  dị ứng khi ăn thức ăn mới chiếm 72,2% và có thể  tận  dụng  thực  phẩm  sẵn  có  tại  địa  phương  chiếm 88,0%. Chỉ có 44,0% bà mẹ có kiến  thức  đúng về ngoài các bữa ăn chính nên cho ăn thêm  các bữa ăn phụ. Kết quả này thấp hơn nhiều so  với  nghiên  cứu  của  Trương  Thị  Thu  Thủy  tại  tỉnh Đồng Tháp ngoài các bữa chính nên cho ăn  thêm các bữa phụ như trái cây, sữa chua 90,7%.  Như vậy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về cách  cho  trẻ ăn dặm còn  thấp, cần chú ý những nội  dung này trong công tác tuyên truyền giáo dục  cho các bà mẹ trong thời gian tới.  Về hậu quả của việc cho con ăn dặm sớm có  61,1% bà mẹ có kiến  thức đúng  là  trẻ sẽ không  tận dụng được nguồn sữa mẹ và 84,3% trẻ dễ bị  rối loạn tiêu hóa. Số bà mẹ có kiến thức đúng về  nếu  cho  ăn dặm muộn hoặc không  đúng  cách  trẻ có nguy cơ bị SDD chiếm 76,9%.  Kết quả nghiên cứu của chúng  tôi cho  thấy  kiến thức đúng chung của bà mẹ về cho con ăn  dặm  chiếm  tỷ  lệ  66,2%.  So với kết quả nghiên  cứu của Hà Ngọc Linh tại quận 12 thành phố Hồ  Chí Minh (73,0%) thì kết quả của chúng tôi thấp  hơn. Tuy nhiên kết quả này cao hơn nhiều so với  kết quả một số nghiên cứu trước đây tại Ấn Độ  như của Aggarwal kiến thức đúng của bà mẹ về  cho  con  ăn dặm  chỉ  chiếm  8%,  của Dsouza  có  14% bà mẹ có kiến thức đúng(1).  Kết quả nghiên cứu của chúng  tôi cho  thấy  kiến  thức  đúng  của bà mẹ về  cho  con  ăn dặm  chưa  cao  (66,2%).  Cần  tăng  cường  công  tác  tuyên truyền cho các bà mẹ trong thời gian tới,  đặc biệt chú trọng những nội dung mà bà mẹ có  kiến thức đúng chiếm tỷ lệ thấp.  Kết quả nghiên cứu của chúng  tôi cho  thấy  thái  độ  đúng  chung  của  bà mẹ  về  cho  con  ăn  dặm chiếm tỷ lệ 57,4%. Kết quả này cao hơn kết  quả nghiên cứu của Dsouza(1) tại Ấn Độ có 50%  bà mẹ có thái độ đúng; của Ogunba(8) ở Nigeria  có 20%, cũng theo nghiên cứu của Ogunba thái  độ đúng của các bà mẹ ở nông thôn chiếm tỷ lệ  thấp  hơn  ở  thành  phố. Có  thể  lý  giải  kết  quả  trong nghiên cứu của chúng  tôi  là do 100% bà  mẹ sống ở nông thôn, đa số làm ruộng nên ít có  cơ hội tiếp xúc với y tế và với các nguồn thông  tin nên thái độ đúng chiếm tỷ lệ thấp.  KẾT LUẬN  Qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã xác  định được  Tỷ lệ SDD của trẻ  Tỷ lệ SDD nhẹ cân: 14,4%.  Tỷ lệ SDD thấp còi: 23,2%.  Tỷ lệ SDD gầy còm: 6,9%.  Kiến thức, thái độ của bà mẹ về cho con ăn  dặm  Kiến  thức  đúng  của  bà mẹ  về  cho  con  ăn  dặm: 66,2%.  Thái độ đúng của bà mẹ về cho con ăn dặm:  57,4%.  Nguồn cung cấp thông tin  Số bà mẹ nhận được nguồn thông tin về cho  con ăn dặm: 87%.  Tỷ  lệ các nguồn  thông  tin cung cấp cho bà  mẹ  ‐ Nhân viên y tế: 70,4%.  ‐ Ti vi, radio, đài phát thanh: 39,3%.  ‐ Gia đình, bạn bè: 18,1%.  ‐ Sách báo, tạp chí, tờ rơi: 9,3%.  KIẾN NGHỊ  Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng  tôi xin đưa ra một số kiến nghị:  Xây  dựng một  chương  trình  giáo  dục  sức  khỏe cho các bà mẹ đang nuôi con, kể cả các bà  mẹ tương lai và những thành viên khác là người  thân trong gia đình về cho trẻ ăn dặm.  Cập  nhật,  nâng  cao  kiến  thức  và  kỹ  năng  truyền  thông  giáo  dục  sức  khỏe  về  ăn  dặm  thường xuyên cho cán bộ y tế.  Cần đa dạng hóa nguồn thông tin cung cấp  cho bà mẹ như tờ rơi, tranh ảnh, băng hình, đài  phát thanh của xã với nội dung phù hợp.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  92 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Dsouza. A, Valsaraj.B.P, Priyadarshini.S (2009) ʺ Effectiveness  of Planned Teaching Programme on Knowledge and Attitude  about  Complementary  Feeding  among Mothers  of  Infantsʺ.  The nursing journal of india, 100, (11), pp. 11.  2. Lê Thành Đạt (2012) Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố  ảnh hưởng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại huyện Văn Chấn, tỉnh  Yên Bái năm 2011. Đại học y Hà Nội.  3. Lê Thị Thêm (2006) ʺMột phần tư trẻ em trên thế giới thiếu cân  trầm trọngʺ. Dân số và phát triển, 5, (62), tr. 29 – 30.  4. Lương Thị Thu Hà  (2008) Nghiên  cứu  thực  trạng  suy dinh  dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã  của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Trường Đại học y  khoa – Đại học Thái Nguyên.  5. Mai Văn Ngọc (2004) Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng và các  yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại  huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định năm 2003 Đại học Y khoa  Huế.  6. Nguyễn  Điểm, Nguyễn Thị Mộng  Điệp  (2004)  ʺ Tình  trạng  dinh dưỡng của trẻ em dân tộc ít người ʺ. Tạp chí khoa học công  nghệ tỉnh Bình Định.   7. Nguyễn Văn Thắng  (2006) Nghiên  cứu  tình hình và một  số  yếu tố ảnh hưởng đến SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Cát Hải,  Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định năm 2005. Đại học y khoa  Huế.  8. Ogunba  BO  (2006)  ʺMaternal  Behavioural  Feeding  Practices  and Under‐five Nutrition: Implication for Child Development  and Careʺ. Journal of Applied Sciences Research, 2, (12), pp. 1132 ‐  1136.  9. Trần Lệ Thu (2012) Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố  liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 2 xã thuộc huyện Gò  Quao, tỉnh Kiên Giang năm 2011. Trường Đại học y Hà Nội.  10. Viện dinh dưỡng – Unicef (2011) Tình hình dinh dưỡng Việt Nam  năm 2009 – 2010, Nhà xuất bản y học, tr. 6 ‐ 10.  11. Viện dinh dưỡng (2011), Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng  trẻ  em  qua  các  năm  ‐lieu‐thong‐ke‐ ve‐tinh‐trang‐dinh‐duong‐tre‐em‐qua‐cac‐nam.aspx.  Ngày nhận bài       25/08/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo  03/09/2013.  Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 
Tài liệu liên quan