Tổng quan: Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn trẻ sơ sinh (SS) nhập viện vì vàng da (VD) khi đã tăng
bilirubin gián tiếp nặng và nhiều trẻ cần thay máu. Nghiên cứu (NC) này tiến hành để xác định xem có phải
vì kiến thức (KT), thái độ (TĐ) và thực hành (TH) của nhân viên y tế (NVYT) nhi khoa trung cấp và NVYT
sản khoa (gọi tắt là đối tượng (ĐT)) về VD chưa đúng nên chưa hướng dẫn thân nhân đưa trẻ đến khám kịp
thời không.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ ĐT có KT, TĐ, TH đúng về vấn đề VD SS.
Phương pháp: NC cắt ngang mô tả
Kết quả: Chúng tôi phỏng vấn 607 ĐT tại 10 bệnh viện sản phụ khoa, nhi khoa, đa khoa công và tư nhân
cũng như tại 12 bệnh viện đa khoa khu vực quận/ huyện trong TP HCM. Kết quả cho thấy tỉ lệ KT, TĐ và TH
đúng của các ĐT về VD SS là rất thấp, về tác hại của VD nặng chỉ là 58%; về cách phát hiện, theo dõi, đánh giá
mức độ nặng và xử lý VD là 35,4%. Ngoài ra, 15,7% cho biết không có được sự hưởng ứng từ thân nhân trẻ
trong TH về VD SS.
Kết luận: NC của chúng tôi cho thấy tỉ lệ KT, TĐ và TH đúng về VD SS của các ĐT đều thấp, cả về khả
năng mắc VD nặng, mức độ trầm trọng của bệnh lý não do bilirubin cũng như việc phát hiện, theo dõi, đánh giá
mức độ nặng và xử lý VD. Sự yếu kém này góp phần làm họ giáo dục và hướng dẫn thân nhân trẻ TH VD SS
chưa đúng cách. Để cải thiện tình trạng này, cần tăng cường công tác huấn luyện các ĐT cả về KT, TĐ lẫn TH
về VD SS.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức – thái độ ‐ thực hành về vàng da sơ sinh của nhân viên y tế nhi khoa Trung cấp và Sản khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 74
KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ ‐ THỰC HÀNH VỀ VÀNG DA SƠ SINH
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ NHI KHOA TRUNG CẤP VÀ SẢN KHOA TẠI TP. HCM
Phạm Diệp Thùy Dương*
TÓM TẮT
Tổng quan: Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn trẻ sơ sinh (SS) nhập viện vì vàng da (VD) khi đã tăng
bilirubin gián tiếp nặng và nhiều trẻ cần thay máu. Nghiên cứu (NC) này tiến hành để xác định xem có phải
vì kiến thức (KT), thái độ (TĐ) và thực hành (TH) của nhân viên y tế (NVYT) nhi khoa trung cấp và NVYT
sản khoa (gọi tắt là đối tượng (ĐT)) về VD chưa đúng nên chưa hướng dẫn thân nhân đưa trẻ đến khám kịp
thời không.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ ĐT có KT, TĐ, TH đúng về vấn đề VD SS.
Phương pháp: NC cắt ngang mô tả
Kết quả: Chúng tôi phỏng vấn 607 ĐT tại 10 bệnh viện sản phụ khoa, nhi khoa, đa khoa công và tư nhân
cũng như tại 12 bệnh viện đa khoa khu vực quận/ huyện trong TP HCM. Kết quả cho thấy tỉ lệ KT, TĐ và TH
đúng của các ĐT về VD SS là rất thấp, về tác hại của VD nặng chỉ là 58%; về cách phát hiện, theo dõi, đánh giá
mức độ nặng và xử lý VD là 35,4%. Ngoài ra, 15,7% cho biết không có được sự hưởng ứng từ thân nhân trẻ
trong TH về VD SS.
Kết luận: NC của chúng tôi cho thấy tỉ lệ KT, TĐ và TH đúng về VD SS của các ĐT đều thấp, cả về khả
năng mắc VD nặng, mức độ trầm trọng của bệnh lý não do bilirubin cũng như việc phát hiện, theo dõi, đánh giá
mức độ nặng và xử lý VD. Sự yếu kém này góp phần làm họ giáo dục và hướng dẫn thân nhân trẻ TH VD SS
chưa đúng cách. Để cải thiện tình trạng này, cần tăng cường công tác huấn luyện các ĐT cả về KT, TĐ lẫn TH
về VD SS.
Từ khóa: kiến thức; thái độ; thực hành; vàng da sơ sinh; nhân viên y tế.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF INTERMEDIATE PEDIATRIC AND OBSTETRIC
HEALTH WORKERS AT HCMC ON NEONATAL JAUNDICE
Pham Diep Thuy Duong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 74 ‐ 78
Background: In Vietnam today the majority of newborns hospitalized for jaundice were with severe
hyperbilirubinemia and many of them required exchange transfusion. This study was carried out to determine
whether the knowledge, attitude and practice of intermediate pediatric and obstetric health workers
(referred as subjects) on neonatal jaundice is correct or not, so that they should not educate newborn’
parents to take timely jaundice babies for examination.
Objective: to determine the ratio of subjects who have correct knowledge, attitude and practice on
neonatal jaundice.
Methode: descriptive cross ‐ sectional study
Results: We interviewed 607 subjects in 22 public and private hospitals of obstetrics and
gynecology, pediatrics in HCMC. The results showed that the ratio of subjects having correct knowledge,
* Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Tp HCM
Tác giả liên lạc: ThS Phạm Diệp Thùy Dương ĐT: Email: : thuyduongpd@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 75
attitude and practice on neonatal jaundice were very low: understanding the dangers of severe jaundice
was just 58%, knowing the method of detection, monitoring, assessment and management of the jaundice was
35.4%. In addition, 15.7% had no response from the newborn relatives in practice on neonatal jaundice.
Conclusion: Our study showed that the ratio of subjects having correct knowledge, attitude and
practice on neonatal jaundice were very low, both in perceived susceptibility and severity of bilirubin
encephalopathy as well as in method of detection, monitoring, assessment and management of the jaundice.
This weakness contributed to their improper education and guidance for newborn relatives on practice of
neonatal jaundice. To improve this situation, it is necessary to strengthen the training for all subjects on
knowledge, attitude and practice on neonatal jaundice.
‐ Key words: knowledge; attitude; practice; neonatal jaundice; health workers.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tại Việt Nam, thời gian nằm viện
hậu sản là khoảng 2 ngày đối với sanh ngả dưới
và 4 ngày đối với sinh mổ, nên bilirubin máu
thường chỉ tăng lên đến điểm đỉnh khi trẻ đã
xuất viện hậu sản theo mẹ. Do đó, trẻ đủ tháng
hay gần đủ tháng “có vẻ khỏe mạnh” trở thành
nhóm có nguy cơ bị bệnh lý não do bilirubin nếu
việc phát hiện và theo dõi vàng da (VD) không
được thực hiện đúng mức. NC của chúng tôi tại
bệnh viện Nhi Đồng II giai đoạn 2009‐2011(2) cho
thấy trong 1262 trẻ nhập viện vì VD tăng
bilirubin gián tiếp, có 50,4% nhập viện khi đã
tăng bilirubin máu nặng và có 8,7% phải thay
máu. NC này tiến hành để xác định xem có phải
vì KT, TĐ và TH của ĐT về VD chưa đúng nên
chưa hướng dẫn thân nhân trẻ đưa trẻ đến
khám kịp thời không.
Mục tiêu NC
Xác định tỉ lệ ĐT có KT, TĐ, TH đúng về vấn
đề VD SS.
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NC:
NC cắt ngang mô tả
Dân số mục tiêu
ĐT tại TP HCM (làm việc trên địa bàn TP
HCM liên tiếp từ 12 tháng trở lên tính đến ngày
phỏng vấn). Chúng tôi đưa các ĐT này vào
chung nhóm NC vì đây là những người đầu tiên
tiếp xúc, gắn kết chặt chẽ với bà mẹ và trẻ trong
thời gian hậu sản (tại viện và có thể cả tại nhà),
có cùng nhiệm vụ là chăm sóc, theo dõi và tư
vấn cho bà mẹ và trẻ.
Cỡ mẫu : tính theo công thức:
Với: d = 0, 07; mức ý nghĩa hay sai lầm loại 1
= 0,05; độ tin cậy 95%; p= 0,5: tỷ lệ ĐT có KT
đúng, mong đạt được trong NCÆ n = 192 # 200.
Lô NC của chúng tôi gồm 607 ĐT.
Công cụ thu thập dữ kiện: gồm bộ câu hỏi
phỏng vấn KT‐ TĐ‐TH gồm 33 đề mục xây dựng
dựa trên mô hình Niềm tin Sức khỏe (18 câu hỏi
về KT, 5 câu hỏi về TĐ và 10 câu hỏi về KT TH).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn 607 ĐT tại 10
bệnh viện sản phụ khoa, nhi khoa, đa khoa công
và tư nhân cũng như tại 12 bệnh viện đa khoa
khu vực quận/ huyện trong TP HCM .
Đặc điểm của các ĐT
Tuổi trung bình 35 ± 10 tuổi; trong đó nữ
chiếm 97,2%; thời gian điều trị (hay chăm sóc)
trẻ SS trung bình 102 ± 99 tháng; 56% công tác tại
BV đa khoa cấp thành phố, 27,5% tại BV sản phụ
khoa; 12,4% là bác sĩ sản khoa và 26% là điều
dưỡng; có 59,8% người tiếp xúc với trẻ SS ≥ 70
lần/ tuần.
Kiến thức
Có 18 câu hỏi về KT.
Bảng 1: Kết quả kiến thức đúng
Vị trí câu trong mô hình Câu Nội dung Lựa chọn Đúng Tỉ lệ (%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 76
Niềm tin Sức khỏe
Nhận thức về khả năng
dễ mắc VD SS nặng
1 Tỉ lệ trẻ SS đủ tháng hay gần đủ tháng bị VD mức
độ nặng là khoảng bao nhiêu phần trăm?
2-5% 41
KT về cách phát hiện,
theo dõi, đánh giá mức độ
nặng và xử lý VD SS
2 Để xác định trẻ SS có VD không, cần quan sát màu
sắc da ở vùng nào?
Mặt 53,2
3 Cần làm gì để xác định trẻ SS có VD không? Ấn da trẻ rồi nhìn 72
4 Có thể sử dụng nguồn sáng nào để xác định trẻ SS
có VD không?
Ánh sáng mặt trời đủ
sáng
57,7
5 Trên lâm sàng, VD SS thường tiến triển dần theo
hướng
Từ đầu đến chân 89,8
6 Trong 2 tuần đầu sau sinh, cần kiểm tra vấn đề VD
của mỗi trẻ bao nhiêu lần?
Ít nhất 1 lần 1 ngày 82,4
7 Cần làm gì khi một trẻ SS bị VD? Khám đều đặn để theo
dõi tiến triển VD
48,4
8 Khi một trẻ SS chưa VD lúc xuất viện theo mẹ, cần
hướng dẫn (bằng lời nói hay tờ rơi) cho thân nhân
Tái khám chuyên khoa
(CK) nhi ngay khi xuất
hiện VD
64,1
9 Khi một trẻ SS đã VD lúc xuất viện theo mẹ, cần
hướng dẫn (bằng lời nói hay tờ rơi) cho thân nhân
Tái khám CK nhi khi trẻ
VD quá mức rốn
35,4
10 Cần làm gì khi trẻ SS bị VD trong ngày đầu sau
sinh?
Chuyển hoặc đề nghị
chuyển CK nhi ngay
47,1
Nhận thức về mức độ
trầm trọng của VD SS
nặng
11 VD SS nặng có thể đưa đến hậu quả gì? VD nhân 81,9
12 Theo bạn, câu phát biểu sau đây: “Một khi trẻ đã có
triệu chứng của nhiễm độc bilirubin tiến triển thì nếu
không tử vong cũng sẽ bị di chứng, dù có được điều
trị.” là
Đúng 58
KT về điều trị VD SS 13 Phương pháp nào sau đây có thể điều trị hiệu quả
VD?
Ánh sáng liệu pháp 86,5
Nhận thức về lợi ích của
việc phát hiện, theo dõi và
can thiệp kịp thời VD SS
nặng
14 Theo bạn, lợi ích có được từ việc phát hiện và theo
dõi sát VD SS là gì?
Phát hiện kịp thời trẻ có
nguy cơ tiến triển đến
VD nặng
95,1
15 Theo bạn, lợi ích có được từ việc can thiệp VD SS
kịp thời và hiệu quả là gì?
Tránh được VD nhân 82
Chỉ có 41% ĐT biết VD mức độ nặng là # 2‐
5%. Để xem trẻ có VD không, chỉ có 53,2% ĐT
biết phải quan sát da ở vùng mặt, 73% biết phải
ấn da, 57,7% biết quan sát dưới ánh sáng mặt
trời đủ sáng; 48,4% biết phải theo dõi tiến triển
VD mỗi ngày; cũng chỉ có lần lượt 64,1% và
35,4% biết hẹn tái khám VD đúng cách khi trẻ
xuất viện theo mẹ; 47,1% biết VD sớm trong
ngày đầu là cần nhập CK nhi. Chỉ 58% biết tổn
thương não tiến triển do bilirubin là vĩnh viễn
dù có điều trị; và 86,5% biết chiếu đèn là biện
pháp điều trị hiệu quả VD nặng, (mà không là
phơi nắng hay uống nước đường).
Câu 16 về rào cản việc phát hiện và theo dõi
VD SS: Bạn có gặp trở ngại gì trong việc phát
hiện sớm và theo dõi sát VD SS không? 15,7%
cho biết không có được sự hưởng ứng của thân
nhân trẻ. Điều này có thể khắc phục bằng cách
tăng cường giáo dục thân nhân trẻ về tầm quan
trọng của VD SS bởi chính các ĐT và phương
tiện đại chúng.
Câu 17 về động cơ thúc đẩy việc phát hiện
và theo dõi VD SS: Những động cơ nào khuyến
khích bạn phát hiện sớm và theo dõi sát VD SS?
15,3% vì biết VD đôi khi có thể là bệnh lý và 73%
đã thấy, hay đã được học về di chứng hay tử
vong vì VD nặng.
Câu 18 về các niềm tin sai lạc: Theo bạn,
những câu sau đây là Đúng hay Sai và xin bạn
cho biết KT đó bạn có từ đâu:
Bảng 2: Kết quả Trả lời Đúng về các niềm tin sai lạc
Phát biểu Trả lời là
“SAI” (%)
VD ở trẻ SS luôn là sinh lý 82,7
Cần cho trẻ phơi nắng sáng khi trẻ bị VD 75,9
Cần cho trẻ uống nước đường khi trẻ bị VD 11
Khi trẻ VD tới cẳng chân mới cần khám CK 75,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 77
Phát biểu Trả lời là
“SAI” (%)
nhi
Khi trẻ VD có kèm bỏ bú hay bú kém mới cần
khám CK nhi
68,5
Trẻ SS bị VD là do thiếu vitamin A hay vitamin
D
70,7
Chỉ có 82,7% biết VD có thể không là sinh lý;
11% biết không nên cho uống nước đường khi
trẻ VD; 68,5% biết khi trẻ VD có kèm bỏ bú hay
bú kém mới khám CK nhi là sai; cũng như chỉ có
70,7% biết VD không do thiếu vitamin A hay
vitamin D.
Thái độ
Gồm 5 câu hỏi đánh giá mức độ đồng thuận
(5 lựa chọn, gồm Rất đồng ý, Đồng ý, Không ý
kiến, Không đồng ý, và Rất không đồng ý).
Bảng 3: Kết quả Thái độ Đúng
Câu hỏi Phát biểu Tỉ lệ (%)
1 VD SS mức độ nặng là tình trạng ít
gặp
65,9
2 Cần theo dõi sát VD để phát hiện kịp
thời VD nặng
98
3 Phơi nắng là biện pháp điều trị hiệu
quả VD mức độ nặng
86,2
4 Khi trẻ VD tới cẳng chân mới cần
chuyển khám CK nhi
76,1
5 Trẻ VDN có thể bị tổn thương não vĩnh
viễn/ tử vong
82,9
Chỉ 65,9% đồng ý VD mức độ nặng là ít xảy
ra; và 76,1% không đồng ý là khi trẻ VD tới cẳng
chân mới cần chuyển khám CK nhi.
Kiến thức thực hành
Gồm 10 câu hỏi
Bảng 4: Kết quả kiến thức thực hành đúng
Câu Nội dung Lựa chọn đúng Tỉ lệ
(%)
1 Để phát hiện và theo dõi
VD ở các trẻ SS mà bạn
theo dõi/ chăm sóc, bạn
kiểm tra
Mọi trẻ SS 93,9
2 Để xác định trẻ có VD
không, bạn kiểm tra da
của trẻ ở vùng
Mặt 48,6
3 Để xác định trẻ có VD
không, bạn
Ấn da trẻ rồi nhìn 72,7
4 Để xác định trẻ có VD
không, bạn quan sát da
trẻ dưới nguồn sáng
nào?
Ánh sáng mặt
trời đủ sáng
57,2
Câu Nội dung Lựa chọn đúng Tỉ lệ
(%)
5 Để xác định mức độ nặng
của VD trên lâm sàng,
bạn khám da trẻ
Theo hướng đầu
- chân
85,8
6 Trong 2 tuần đầu sau
sinh, bạn kiểm tra vấn đề
VD của mỗi trẻ bao nhiêu
lần?
Ít nhất 1 lần một
ngày
81,9
7 Bạn làm gì khi một trẻ SS
bị VD ?
Khám trẻ đều
đặn để theo dõi
tiến triển VD
49,4
8 Khi một trẻ SS chưa VD
lúc xuất viện theo mẹ,
bạn hướng dẫn (bằng lời
nói hay tờ rơi) cho thân
nhân
Tái khám CK nhi
ngay khi xuất
hiện VD
63,8
9 Khi một trẻ SS đã VD lúc
xuất viện theo mẹ, bạn
hướng dẫn (bằng lời nói
hay tờ rơi) cho thân nhân
Tái khám CK nhi
khi trẻ VD quá
mức rốn
33,9
10 Bạn sẽ làm gì khi một trẻ
SS có VD xuất hiện trong
ngày đầu sau sinh?
Chuyển/ Đề nghị
chuyển CK nhi
ngay
47,1
Để xác định trẻ có VD không, chỉ 48,6% ĐT
cho biết phải quan sát ở mặt, 72,7% cho biết cần
ấn da; và 57,2% dưới ánh mặt trời đủ sáng. Chỉ
49,4% theo dõi mỗi ngày khi bé VD. Chỉ 63,8%
và 33,9% biết hướng dẫn tái khám VD đúng
cách khi trẻ xuất viện. Cũng chỉ có 47,1% biết
cần chuyển CK nhi ngay khi trẻ VD trong ngày
đầu.
Kết quả này cũng được thấy trong NC của
Olusoga tại Nigeria năm 2006(3): chỉ có 51,5%
NVYT cơ sở cho định nghĩa đúng về VD SS;
75,8% biết khám trẻ VD đúng cách; 54,5% biết
gọi tên chính xác 2 biện pháp điều trị VD là
chiếu đèn và thay máu. Trong NC của Aladag ở
Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006(1), nhiều bà mẹ cho biết
rằng chính NVYT là người khuyến khích họ
phơi nắng cho con khi trẻ VD. NC của Poon WB
ở Singapore năm 2007(4) cho biết 20% cha mẹ
chưa hề nghe nói về VD SS; và nếu có thì rất
hiếm khi từ NVYT.
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ:
NC của chúng tôi cho thấy KT, TĐ và TH về
VD SS của các ĐT đều thấp, cả về khả năng mắc
VD nặng, mức độ trầm trọng của bệnh lý não do
bilirubin cũng như việc phát hiện, theo dõi,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 78
đánh giá mức độ nặng và xử lý VD. Sự yếu kém
này góp phần dẫn đến việc giáo dục và hướng
dẫn thân nhân trẻ TH VD SS chưa đúng cách,
đưa đến việc trẻ VD được đưa đến khám quá
muộn. Để khắc phục tình trạng này, cần tăng
cường công tác huấn luyện các ĐT cả về KT, TĐ
lẫn TH về VD SS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aladag N, Tuncay MF, Topsever P (2006), “Parentsʹ
Knowledge and Behaviour Concerning Sunning Their Babies;
A Cross‐Sectional, Descriptive Study”, BMC Pediatr
2. Lâm Thị Mỹ, Phạm Diệp Thùy Dương (2012). Đặc điểm các
trường hợp nhập viện vì VD tăng bilirubin gián tiếp ở khoa
SS bệnh viện nhi đồng II trong 3 năm 2009‐2011. Y học Thành
phố Hồ Chí Minh (16; 2) tr. 70‐72.
3. Olusoga BO, Olusoji JD (2006), “ Neonatal jaundice and its
manaagement: knowledge, attitudes and pratice of community
health workers in Nigeria”, BMC public Health, 6, pp.19
4. Poon WB, Ho WLC (2007). “ Suyvey on parenting practices
among Chinese in Singapore”. Singapore Med J, (48; 11) pp. 1006.