Kiến thức - thái độ về kỳ thị và phân biệt đối xử của học sinh đối với người nhiễm HIV/AIDS tại trường THPT Lê Trung Kiên huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên năm 2010

Bối cảnh: Tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng đang có dấu hiệu tăng lên trong những năm gần đây. Các nghiên cứu về HIV/AIDS trên đối tượng vi thành niên chủ yếu nghiên cứu về hành vi tình dục, hành vi nghiện hút ma túy; vẫn chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu về kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H. Mục tiêu: Đánh giá mức độ kiến thức về HIV/AIDS và thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của học sinh đối với người nhiễm HIV/AIDS tại trường THPT Lê Trung Kiên, năm học 2009 – 2010. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 559 học sinh trường THPT Lê Trung Kiên. Dùng kỹ thuật chọn cụm ngẫu nhiên và phân tầng theo các khối lớp 10, 11, 12. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng là 48,3%, thái độ chung đúng là 20,6%. Có mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung. Những học sinh có kiến thức chung đúng sẽ có tỷ lệ học sinh có thái độ chung đúng gấp 2 lần những học sinh không có kiến thức chung đúng với PR= 2, KTC 95% (1,4 – 2,8); không tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ với trình độ học vấn, giới, tình trạng sinh sống. Kết luận: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng khá cao, nhưng tỷ lệ học sinh có thái độ đúng còn thấp. Cần tăng cường và củng cố kiến thức về HIV/AIDS của học sinh, phối hợp thông tin giáo dục truyền thông giữa nhà trường và ban ngành y tế, đẩy mạnh hai nguồn thông tin chính quy này ở học sinh, cần chú trọng hơn nữa những nội dung về khả năng điều trị, khái niệm về AIDS; đặc biệt là hành vi lây truyền. Ngoài nhà trường, ban ngành y tế cần chú trọng hơn nữa về tuyên truyền giảm kỳ thị tai cơ sở y tế và cộng đồng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức - thái độ về kỳ thị và phân biệt đối xử của học sinh đối với người nhiễm HIV/AIDS tại trường THPT Lê Trung Kiên huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 154 KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ VỀ KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN HUYỆN ĐÔNG HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2010 Trương Phi Hùng*, Nguyễn Thị Thu Hậu** TÓM TẮT Bối cảnh: Tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng đang có dấu hiệu tăng lên trong những năm gần đây. Các nghiên cứu về HIV/AIDS trên đối tượng vi thành niên chủ yếu nghiên cứu về hành vi tình dục, hành vi nghiện hút ma túy; vẫn chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu về kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H. Mục tiêu: Đánh giá mức độ kiến thức về HIV/AIDS và thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của học sinh đối với người nhiễm HIV/AIDS tại trường THPT Lê Trung Kiên, năm học 2009 – 2010. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 559 học sinh trường THPT Lê Trung Kiên. Dùng kỹ thuật chọn cụm ngẫu nhiên và phân tầng theo các khối lớp 10, 11, 12. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng là 48,3%, thái độ chung đúng là 20,6%. Có mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung. Những học sinh có kiến thức chung đúng sẽ có tỷ lệ học sinh có thái độ chung đúng gấp 2 lần những học sinh không có kiến thức chung đúng với PR= 2, KTC 95% (1,4 – 2,8); không tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ với trình độ học vấn, giới, tình trạng sinh sống. Kết luận: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng khá cao, nhưng tỷ lệ học sinh có thái độ đúng còn thấp. Cần tăng cường và củng cố kiến thức về HIV/AIDS của học sinh, phối hợp thông tin giáo dục truyền thông giữa nhà trường và ban ngành y tế, đẩy mạnh hai nguồn thông tin chính quy này ở học sinh, cần chú trọng hơn nữa những nội dung về khả năng điều trị, khái niệm về AIDS; đặc biệt là hành vi lây truyền. Ngoài nhà trường, ban ngành y tế cần chú trọng hơn nữa về tuyên truyền giảm kỳ thị tai cơ sở y tế và cộng đồng. Từ khóa: Kiến thức-thái độ, kỳ thị, phân biệt đối xử, HIV-AIDS ABSTRACT KNOWLEDGE - ATTITUDE OF DISCRIMINATION AND DISCRIMINATION OF HIV/AIDS AMONG SECONDARY HIGHT SCHOOL LE TRUNG KIEN STUDENTS IN DONG HOA DISTRICT, PHU YEN PROVINCE IN 2010 Truong Phi Hung, Nguyen Thi Thu Hau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 153 - 159 Background: The situation of HIV / AIDS in the province of Phu Yen Dong Hoa district in general and in particular is showing signs of increased in recent years, research on HIV / AIDS on adult subjects of major research on behavior sexual behavior of drug addicts, have yet to find research materials about stigma and discrimination people with H. * Bộ môn Tổ chức – Quản lý y tế, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ** Phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Địa chỉ liên hệ: CN. Nguyễn Thị Thu Hậu ĐT: 0169874155 Email: nguyenthithuhau_ytcc@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 155 Objective: to assess knowledge, attitudes about stigma and discrimination of students on HIV / AIDS in schools Le Trung Kien high school, in 2009 to 2010. Methods: A cross-sectional survey was conducted with a total of 559 students participated. The questionnaire included items on demographics selected by random cluster selection techniques and stratified according to grade 10, 11, 12. Using self-complete questionnaires. Results: The percentage of students have general knowledge was 48.3% correct, the general attitude is 20.6% correct. There is the relationship between general knowledge and the general attitude of students. Students that general knowledge is correct have the right overall attitude than 2 times the students do not have general knowledge in accordance with PR = 2: 95% (from 1.4 to 2.8). Found no relationship between knowledge, attitude and education, gender, living status. Conclusion: The percentage of students have the right knowledge is high, but the percentage of students have the right attitude is low. To strengthen and consolidate knowledge about HIV / AIDS of students, coordinate educational information communication between the school and the health sector, promote the two main sources of information provided at the student, needs more attention more content about the possibility of treatment, the concept of AIDS, especially acts of transmission. Beside school, medical departments need to focus more on advocacy to reduce stigma at health facilities and communities. Keywords: knowledge-atitude, discrimination, HIV-AIDS. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại nhiều khu vực trên thế giới hiện nay, dịch HIV/AIDS đã bị hạn chế ở mức ổn định. Tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng ở một số khu vực khác như Đông Âu, Trung Á và một số vùng của châu Á do tỷ lệ mới nhiễm HIV còn ở mức cao (2). Dịch HIV/AIDS vẫn còn đang lây lan, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia, lấy đi cuộc sống của hàng nghìn người mỗi ngày, đe dọa cuộc sống của hàng chục nghìn người khác và vẫn tiếp tục lan rộng tại một số nơi trên thế giới. Một trong những nguyên nhân làm cho dịch HIV/AIDS khó kiểm soát là kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS(7). Ngoài nguyên nhân chính từ văn hóa xã hội ở mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng khi AIDS được hiểu là một căn bệnh của “người khác”, người sống bên lề của xã hội, có lối sống được coi là “sai đường” và “tội lỗi” gắn liền với danh xưng là “tệ nạn xã hội”. Một trong những nguyên nhân khác theo quan điểm của người nghiên cứu, đó chính là sự thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Các nghiên cứu về HIV/AIDS trên đối tượng vi thành niên chủ yếu nghiên cứu về hành vi tình dục, hành vi nghiện hút ma túy, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu về kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Trong khi đó vị thành niên cụ thể là học sinh cấp ba (từ 15 đến 18 tuổi) một thành phần không thể thiếu trong công tác thông tin-truyền thông-giáo dục phòng chống HIV/AIDS, cũng như giúp các em có cái nhìn rõ hơn về người nhiễm HIV/AIDS để từ đó có thái độ không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng đang có dấu hiệu tăng lên trong những năm gần đây, nhưng chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu về kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Phú Yên. Trong đó trường THPT Lê Trung Kiên là trường công lập lớn nhất của huyện Đông Hòa nằm trên quốc lộ 1A, học sinh cấp ba ở huyện Đông Hòa chủ yếu theo học tại đây. Nơi đây tiến hành Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 156 nghiên cứu nhằm khảo sát kiến thức về HIV/AIDS của các em học sinh, đồng thời đánh giá về sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, từ đó sẽ có những góp ý để xây dựng chương trình thông tin – giáo dục - truyền thông tại trường học tốt hơn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Năm 2010, tại trường THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Mẫu nghiên cứu Dân số mục tiêu của nghiên cứu là học sinh trường THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên năm học 2009 – 2010, gồm 1.444 học sinh. Để có 95% tin tưởng với sai số 5% hiệu quả, thiết kế của mẫu cụm là 2, dự trù mất mẫu 10%, cỡ mẫu được ước lượng là 551 học sinh. Mẫu được chọn qua hai bước, bước 1: phân tầng theo khối lớp 10, 11, 12, để tỷ lệ số học sinh của từng mẫu tương đương với tỷ lệ tương ưng tỷ lệ học sinh trong trường. Bước 2: kỹ thuật chọn mẫu cụm bậc 1 được áp dụng với cụm là lớp, được chọn ngẫu nhiên đơn theo danh sách các khối lớp. Tất cả các lớp được chọn sẽ được đưa vào nghiên cứu, trừ những học sinh vắng mặt hoặc từ chối tham gia. Thu thập dữ kiện Sử dụng bộ câu hỏi tự điền nhiễm HIV/AID hướng dẫn gồm 29 câu thuộc 3 phần: thông tin, kiến thức, thái độ. Cộng tác viên được tập huấn để giải thích thắc mắc của học sinh. Học sinh không cần ghi tên để tránh tâm lý e ngại trả lời, bảng câu hỏi được thu hồi ngay sau khi điền xong. Phân tích dữ kiện Mô tả tần số và tỷ lệ các thuộc tính, sự tiếp cận các kênh truyền thông, kiến thức, thái độ về kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS của học sinh. So sánh các tỷ lệ với phép kiểm X2 ở mức ý nghĩa 5%. Mức độ kết hợp được ước lượng bằng tỷ PR và khoảng tin cậy 95% của PR. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ được kiểm soát theo trình độ học vấn, giới, tình trạng sinh sống. Dữ liệu được nhập bằng Epidata 4.0, xử lý bằng phần mềm Stata10. KẾT QUẢ Qua khảo sát 559 học sinh trường THPT Lê Trung Kiên - Đông Hòa - Phú Yên năm 2010 và hội đủ các tiêu chí chọn mẫu, đặc tính của mẫu như sau: Bảng1 Đặc tính mẫu Nội dung Tần số (n=559) Tỷ lệ % Trình độ học vấn Lớp 10 215 38,5 Lớp 11 176 31,5 Lớp 12 168 30,0 Giới tính Nữ 353 63,1 Nam 206 36,9 Sống với Người thân 557 99,6 Một mình 2 0,7 Nghe về HIV/AIDS 559 100 Bảng 2: Tần số và tỷ lệ kiến thức đúng về HIV/AIDS Nội dung Tần số(n=559) Tỷ lệ% Đường lây truyền chính HIV/AIDS 456 81,6 Đường máu 519 92,8 Đường quan hệ tình dục 506 90,5 Mẹ sang con 475 85,0 Giao tiếp tiếp xúc 5 0,9 Phòng lây truyền HIV/AIDS 425 76,0 Không dùng chung bơm kim tiêm, kiềm 534 95,5 Dùng bao cao su 532 95,2 Mẹ có HIV không nên có con 451 80,7 Không lại gần người nhiễm HIV/AIDS 10 1,8 Nguy cơ nhiễm HIV 406 72,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 157 Nội dung Tần số(n=559) Tỷ lệ% Tất cả mọi người 455 81,4 Chỉ có người tiêm chích ma túy 144 25,8 Chỉ có người quan hệ tình dục với gái mại dâm 141 25,2 Đồng tính 13 2,3 Khái niệm về AIDS 324 58,0 Giai đoạn cuối của HIV 515 92,1 Bệnh tệ nạn xã hội 198 35,4 Bệnh truyền nhiễm 135 24,2 Bệnh của người đồng tính 4 0,7 Hành vi có thể lây nhiễm HIV/AIDS 274 49,0 Chung BKT, kiềm 544 97,3 Quan hệ tình dục không bao cao su 542 97,0 Muỗi rận chích 225 40,3 Bắt tay ôm hôn 60 10,7 Ho hắt hơi 48 8,6 Dùng chung bát đũa 27 4,8 Chung nhà vệ sinh 14 2,5 Khả năng điều trị AIDS 191 34,2 Điều trị kéo dài 420 75,1 Phòng tránh được 325 58,1 Mất hết hi vọng 71 12,7 Điều trị khỏi 32 5,7 Kiến thức chung đúng 270 48,3 Bảng 3: Tần số và tỷ lệ thái độ chung đúng Nội dung Tần số (n=559) Tỷ lệ % Tại gia đình 388 69,4 Người nhiễm HIV/AIDS không nên sống chung với gia đình 89 15,9 Có khu vực dành riêng cho người nhiễm HIV/AIDS 126 22,5 Tại trường học 384 68,7 Người nhiễm HIV/AIDS không nên đến trường 73 13,1 Sợ khi học chung với người nhiễm HIV/AIDS 139 24,9 Trong sinh hoạt thông thường 315 56,4 Sợ khi ngồi ăn chung 110 19,7 Sợ khi giao tiếp thông thường 124 22,2 Người nhiễm HIV/AIDS nên được cách ly 173 30,9 Tại cộng đồng 227 40,6 Người nhiễm HIV/AIDS có quyền sống hòa nhập với cộng đồng 482 86,2 Khuyên người thân tránh xa người nhiễm HIV/AIDS 86 15,4 Hạn chế qua lại giúp đỡ gia đình người nhiễm HIV/AIDS 107 19,1 Nội dung Tần số (n=559) Tỷ lệ % Không nên tuyển người nhiễm HIV/AIDS vào làm 129 23,1 Người nhiễm HIV/AIDS nên hạn chế đến nơi công cộng 130 23,3 Không mua hàng của người nhiễm HIV/AIDS bán 144 25,8 Sợ khi hàng xóm là người nhiễm HIV/AIDS 146 26,1 Tại cơ sở y tế 197 35,2 Sợ khi đi khám tại bệnh viện có người nhiễm HIV/AIDS tới khám 148 26,5 Có khu vực cách ly cho người nhiễm HIV/AIDS tại BV 333 59,6 Thái độ chung đúng 115 20,6 Bảng 4: Tiếp cận các nguồn thông tin Nguồn thông tin Tần số(n=559) Tỷ lệ % Phát thanh-truyền hình 538 96,2 Nhà trường 497 88,9 Báo chí-tờ rơi 440 78,7 Internet 435 77,8 Bạn bè 362 64,8 Gia đình 336 60,1 Nhân viên y tế 308 55,1 Hội thi 262 46,9 Khác 16 2,9 Tỷ lệ học sinh nữ cao (63,1%) hơn so với học sinh nam (36,9%). Nguồn thông tin được tiếp cận nhiều nhất là phát thanh truyền hình, nhà trường; tỷ lệ nhân viên y tế được tiếp cận nguồn thông tin không cao lắm (bảng 4).Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về đường lây truyền, phòng lây truyền, nguy cơ nhiễm. tỷ lệ có kiến thức chung đúng 48,3%. Kiến thức chung được định nghĩa đúng 4/5 câu hỏi về phần kiến thức (bảng 2). Tỷ lệ thái độ đúng của học sinh ở từng mảng cao, tuy nhiên chỉ có 20,6% học sinh có thái độ chung đúng khi có thái độ đúng ở tất cả các câu hỏi về phần thái độ (bảng 3). Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung Kiến thức Thái độ chung P PR Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 158 chung Đúng (n%) Sai (n%) (KTC 95%) Đúng 75 (27,8) 195 (72,2) Sai 40 (13,8) 249 (86,2)) <0,01 2,0 (1,4 – 2,8) Không tìm thấy mối liên quan giữa các đặc tính về trình độ học vấn, giới, tình trạng sinh sống với kiến thức chung và thái độ chung. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung và thái độ chung với PR= 2, KTC 95% (1,4 – 2,8), p < 0,01 (bảng 5). BÀN LUẬN Đặc tính mẫu Qua khảo sát 559 học sinh trường THPT Lê Trung Kiên cho thấy nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, phù hợp với tỷ lệ nam-nữ ở trường trong năm học 2009-2010. Tỷ lệ học sinh phân theo khối lớp phù hơp với tỷ lệ học sinh của trường năm học 2009-2010. Điều này cho thấy mẫu thu thập có thể xem là mẫu đại diện cho dân số toàn trường. Kiến thức về HIV/AIDS 100% tỷ lệ học sinh đã nghe nói về HIV/AIDS, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tháng 12/2003 (1). Tỷ lệ học sinh, sinh viên đã từng nghe về HIV/AIDS là 99,7% điều này cho thấy HIV/AIDS là một vấn đề phổ biến trong trường học. Đa số học sinh có kiến thức tốt về ba đường lây truyền chính (81,6%) kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Trọng Lưu và Nguyễn Đỗ Nguyên (72,9%) (5) và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Công (95%) (6). Có 76% tỷ lệ học sinh biết đúng về cách phòng lây truyền phù hợp với nghiên cứu của Lê Trọng Lưu và Nguyễn Đỗ Nguyên (69,9%) (5) và thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thành Công (95,5%) (6). Có 72,6% tỷ lệ học sinh biết được nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thành Công (33,5%) (6). Tỷ lệ hiểu biết đúng về khả năng điều trị (34,2%) thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Trọng Lưu và Nguyễn Đỗ Nguyên (77,9%) (5) cho thấy nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe về HIV/AIDS tại địa phương chưa chú trọng đến việc điều trị, cần phải đưa nội dung về khả năng điều trị AIDS vào để học sinh biết rằng điều trị AIDS có thể kéo dài khả năng sống; người nhiễm HIV/AIDS có thể sống và lao động khỏe mạnh như người bình thường nếu được điều trị đúng, để học sinh có một thái độ đối xử đúng với người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ học sinh hiểu biết đúng về hành vi lây truyền (49%), phần lớn học sinh có kiến thức về ba đường lây truyền chính của HIV/AIDS, tuy nhiên học sinh còn mơ hồ về hành vi lây truyền trong đó hình thức lây truyền “qua máu” là hình thức ít được hiểu rõ nhất, do đó nó là nỗi sợ hãi lớn nhất đối với học sinh; quan điểm chung cho rằng HIV có thể lây truyền một cách dễ dàng, không chỉ qua việc dùng chung thiết bị tiêm chích, cắt móng tay mà còn có thể lây truyền qua các con đường khác như có tỷ lệ học sinh (40,3%) cho rằng HIV/AIDS có thể lây truyền khi muỗi rận chích, bắt tay ôm hôn (10,7%), ho hắt hơi gần mình (8,6%), dùng chung bát đũa (4,8%), dùng chung nhà vệ sinh (2,5%). Sự khó khăn trong điều trị bệnh làm cho mọi người sợ mắc bệnh cộng với sự hiểu biết mơ hồ, chưa rõ ràng về hình thức lây dẫn đến sự đề phòng, xa lánh đối với người nhiễm HIV/AIDS. So với từng kiến thức, kiến thức chung chiếm tỷ lệ thấp; điều này chứng tỏ nhiều học sinh có kiến thức nhưng chưa đầy đủ. Theo nghiên cứu của tổ chức Lao Động Quốc Tế và tổ chức Liên Hiệp Quốc về xự kỳ thị do sự hiểu biết không đầy đủ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.(3) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung và thái độ chung với PR= 2, KTC 95% (1,4 – 2,8), p < 0,01 (bảng 5). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 159 Thái độ của học sinh về kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Đa số tỷ lệ học sinh có thái độ tốt như tại gia đình (69,4%) tại trường học (68,7%), tại nơi làm việc (62,8%), trong sinh hoạt thông thường (56,4%), tại cộng đồng (49,4%), tại cơ sở y tế (35,2%). Tuy nhiên khi xét thái độ chung về kỳ thị và phân biệt đối xử thì chỉ có (20,6%) tỷ lệ học sinh hoàn toàn không có thái độ kỳ thi, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS (bảng 3); điều này cho thấy rằng, tuy thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử không thể hiện rõ nhưng nó luôn tồn tại. Sự kỳ thị của học sinh thể hiện rõ nhất là ở cơ sở y tế, điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Khất Thu Hồng và Nguyễn Vân Anh (4) (Bệnh viện là nơi mà sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV thể hiện rõ nhất) có thể vì học sinh cho rằng khả năng lây nhiễm HIV trong bệnh viện là rất lớn do phải tiếp xúc với máu, dịch tiết đồng thời những người nhiễm HIV/AIDS là những người ốm yếu hay mắc bệnh, nên khi đến cơ sở y tế khả năng tiếp xúc với họ cao hơn, nhất là ở khoa điều trị bệnh nhân AIDS, khoa truyền nhiễm. Sau sự kỳ thi ở cơ sở y tế là sự kỳ thị tại cộng đồng, trong đó 26,1% tỷ lệ học sinh sợ khi nhiễm HIV/AID từ hàng xóm là người nhiễm HIV/AIDS, (19,1%) tỷ lệ học sinh hạn chế qua lại giúp đỡ gia đình người nhiễm HIV/AIDS, 16,4% tỷ lệ học sinh khuyên người thân tránh xa người nhiễm HIV/AIDS, cho thấy một tỷ lệ không ít học sinh không chấp nhận khu vực mình sinh sống có người nhiễm HIV/AIDS. Thứ ba là kỳ thị trong sinh hoạt thông thường (thái độ đúng 65,4%) theo như nghiên cứu của của tổ chức Lao Động Quốc Tế và tổ chức Liên Hiệp Quốc (3) thì “nỗi lo sợ đối với sự lây nhiễm do tiếp xúc thông thường là một trong những nguyên nhân làm tăng sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại nơi làm việc”, từ những hiểu biết sai về khả năng lây nhiễm thì có 19,7% sợ khi ngồi ăn chung với người nhiễm HIV/AIDS, 22,2% sợ khi giao tiếp thông thường (bắt tay ôm hôn). Thứ tư là kỳ thị với khả năng có việc làm dành cho người nhiễm HIV/AIDS. Thứ năm là tại trường học với 24,9% cảm thấy sợ khi có bạn học cùng trường bị nhiễm HIV/AIDS và 14,1% cho rằng người nhiễm HIV/AIDS không nên đến trường con số này cần phải chú ý xem xét vì nó thể hiện rõ sự kỳ thị tại trường học, nơi mà đáng lẽ tỷ lệ kỳ thị phải không cao. Thái độ kỳ thị tại gia đình là thấp nhất 84,1%, cho rằng người nhiễm HIV/AIDS nên sống chung với gia đình, điều này thể hiện nếp sống của gia đình Việt Nam luôn thông cảm và che chở lẫn nhau. Nhìn chung về thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS, một tỷ lệ cao chọn sự xa lánh với người nhiễm HIV/AIDS 69,6% nên có khu vực cách ly người nhiễm HIV/AIDS tai cơ sở y tế. 30,9% người nhiễm HIV/AIDS nên được cách ly cho thấy mặc dù sự hiểu biết về dịch bệnh ngày càng được cải thiện nhờ các hoạt động thông tin, giáo dục và tuyên truyền; học sinh vẫn sợ hãi và không chắc chắn, do đó có thể dễ dàng coi việc tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh là biện pháp tốt nhất để bảo đảm an toàn. Nguồn thông tin Đa số các em ghi nhận nguồn thông tin về HIV/AIDS từ phát thanh – truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất (96,2%), tỷ lệ thông tin từ nhà trường (88,9%) cao thứ hai, thông tin từ nhân viên y tế lại không cao lắm (55
Tài liệu liên quan