Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật về dài hạn ở các bệnh nhân mắc hội chứng Williams‐Beuren. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh nhân mắc hội chứng Williams‐Beuren được phẫu thuật tại Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1995‐2012. Kết quả: Có 6 bệnh nhân hẹp trên van động mạch chủ bẩm sinh mắc hội chứng Williams‐Beuren (WBS) được phẫu thuật. Phương thức phẫu thuật bao gồm: Nới rộng động mạch chủ lên và thân động mạch phổi và hai nhánh (4 trường hợp), nới rộng động mạch chủ lên và 2 nhánh động mạch phổi (1 trường hợp), nới rộng động mạch chủ lên đơn thuần (1 trường hợp). 2 trường hợp có cắt mép van động mạch phổi và 1 cắt màng ngăn dưới van động mạch chủ. Không có tử vong phẫu thuật. Theo dõi sau mổ từ 10 tháng đến 12 năm, trung bình 6 năm. Có 1 trường hợp hẹp nhẹ động mạch phổi tái phát và một trường hợp hẹp vừa động mạch chủ tái phát. Không có tử vong muộn và cũng chưa có bệnh nhân nào cần mổ lại. Kết luận: Cắt bỏ mô xơ hóa và mở rộng tối đa đường kính động mạch chủ và ĐMP là phương pháp điều trị phẫu thuật được chọn. Theo dõi lâu dài sau phẫu thuật là cần thiết với các bệnh nhân WBS.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinhnghiệmđiều trị phẫuthuậthẹp trênvan độngmạch chủ trong hội chứng williams beuren, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 194
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HẸP TRÊN VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
TRONG HỘI CHỨNG WILLIAMS BEUREN
Văn Hùng Dũng*, Phan Kim Phương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật về dài hạn ở các bệnh nhân mắc hội chứng Williams‐Beuren.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh nhân mắc hội chứng Williams‐Beuren được phẫu thuật tại Viện
Tim Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1995‐2012.
Kết quả: Có 6 bệnh nhân hẹp trên van động mạch chủ bẩm sinh mắc hội chứng Williams‐Beuren (WBS) được
phẫu thuật. Phương thức phẫu thuật bao gồm: Nới rộng động mạch chủ lên và thân động mạch phổi và hai nhánh
(4 trường hợp), nới rộng động mạch chủ lên và 2 nhánh động mạch phổi (1 trường hợp), nới rộng động mạch chủ
lên đơn thuần (1 trường hợp). 2 trường hợp có cắt mép van động mạch phổi và 1 cắt màng ngăn dưới van động
mạch chủ. Không có tử vong phẫu thuật. Theo dõi sau mổ từ 10 tháng đến 12 năm, trung bình 6 năm. Có 1 trường
hợp hẹp nhẹ động mạch phổi tái phát và một trường hợp hẹp vừa động mạch chủ tái phát. Không có tử vong muộn
và cũng chưa có bệnh nhân nào cần mổ lại.
Kết luận: Cắt bỏ mô xơ hóa và mở rộng tối đa đường kính động mạch chủ và ĐMP là phương pháp điều trị
phẫu thuật được chọn. Theo dõi lâu dài sau phẫu thuật là cần thiết với các bệnh nhân WBS.
Từ khóa: Triệu chứng Williams Beuren.
ABSTRACT
SURGICAL EXPERIENCES WITH SUPRAVALVULAR AORTIC STENOSIS IN WILLIAMS‐BEUREN
SYNDROME
Van Hung Dung, Phan Kim Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 194 ‐ 197
Objective: To re‐value the result of surgical treatment on long‐term for William Beuren‘s patients.
Methods: Retrospective study in WBS‘s patients underwent operations to treat congenital supravalvular aortic
and pulmonary stenosis at The Heart Institution HCMC between 1995 and 2012.
Results: We reported 6 patients with Williams‐Beuren syndrome who had operated. Surgical procedures
included patch enlargement of the aorta, pulmonary trunk and two branches (n = 4), patch enlargement of the aorta
and two pulmonary branches (n =1) and patch enlargement of the aorta only (n = 1). There was no early deaths.
Follow up ranged from 10 months to 12 years (medium 6 years). One case had mild pulmonary stenosis and another
case had moderate aortic stenosis at the time of study. No late death and no case needs to re‐operation.
Conclusions: The best surgical option are resection all of fibrotic tissue and maximal enlargement of the aorta
and pulmonary. Long term follow up is necessary for all WBS’s patients.
Key word: Williams Beuren syndrome.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 195
ĐẶT VẤN ĐỀ
Williams‐Beuren (WBS) là một hội chứng rối
loạn đa cơ quan, rất hiếm gặp chỉ 1/20.000 hay
1/25.000 số sinh, với trai và gái bằng nhau, bệnh
nhân có đủ số nhiễm sắc thể là 23 cặp, nhưng
nhiễm sắc thể số 7 bị mất đi một đoạn, do đó tế
bào sẽ thiếu khoảng 26‐28 gene trong đó các
gene CLIP2, ELN, GTF21, GTF21RD1, LIMK1.
Trong số những gene thiếu này có gene tạo ra
chất elastin là protein có tính co dãn và tăng sức
mạnh, vì vậy thành mạch máu của cơ thể thiếu
chất elastine nên mất tính đàn hồi và trở nên hẹp
xơ cứng. Hậu quả là trẻ bị tổn thương về tim
mạch, triệu chứng khác là trẻ bị chậm phát triển
về mặt trí tuệ. Bệnh này gặp ở mọi chủng tộc và
các nước trên thế giới. Bệnh nhân thường có nét
mặt đặc biệt tương tự nhau, tánh tình cởi mở,
thân thiện, ưa trò chuyện, nhỏ con và trí tuệ
kém. Bệnh do bác sĩ J.C.P. Wiliams ở New
Zealand phát hiện và báo cáo vào 1961 và ngay
sau đó là BS Beuren báo cáo 11 trường hợp mới
vào 1962.
Hình 1. Trẻ mắc hội chứng Williams‐Beuren
Hình 2. BN Ngo Ng Truong A
Chẩn đoán xác định
Hình 3. Chụp mạch máu thấy hẹp trên van ĐMC.
Hình 4. Vi thể mạch máu bình thường và không có
elastine.
* Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: Bs Văn Hùng Dũng ĐT: 0917882488 Email: vhdung2004@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 196
Thử máu với kỹ thuật FISH ( Fluorescent in
situ hybridization) hoặc real time PCR, ACGH là
các thử nghiệm DNA để tìm locus 7q11.23 nằm
trên nhiễm sắc thể số 7 bị mất. Đây là thử
nghiệm định bệnh cho 98% trường hợp trẻ WBS.
Tại Việt Nam, có thể dùng xét nghiệm MLPA
(multiplex ligation‐dependent probe
amplication) để chẩn đoán xác định.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả phẫu thuật về dài hạn ở
các bệnh nhân mắc hội chứng Williams‐Beuren.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu các bệnh nhân mắc hội chứng
Williams ‐ Beuren được phẫu thuật tại Viện Tim
thành phố Hồ Chí Minh từ 1995‐2012.
KẾT QUẢ
Chúng tôi hồi cứu 6 trường hợp mắc hội
chứng WBS với thương tổn hẹp trên van ĐMC
kết hợp với hẹp ĐMP đã phẫu thuật tại Viện
Tim Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1995‐ 2012. Có 4
trường hợp là nam giới, tuổi nhỏ nhất là 1 và lớn
nhất 6 tuổi.
Bảng 1. Đặc điểm phẫu thuật và theo dõi của 6 bệnh nhân WBS.
Tuổi-giới Tổn thương Phẫu thuật Theo dõi Siêu âm cuối
BN 1: 1 tuổi,
Nam- 13,5kg
Hẹp ĐMC dạng ống,đk 5mm, dài
6mm. Hẹp thân ĐMP+ 2 nhánh
Patch ĐMC lên + patch thân ĐMP &
2 nhánh 10 tháng
Gd transAo:10/3
Gd transPul:40
BN 2: 2 tuổi,
Nam-10,5kg
Hẹp ĐMC dạng màng,Gd 60/40.
Hẹp nhẹ thân ĐMP + van
Patch ĐMC lên + patch thân ĐMP+
cắt mép van ĐMP 12 năm
Gd transAo:5/2
Gd transPul:8/4
BN 3: 2 tuổi, Nữ-
6,8kg
Hẹp ĐMC lên dạng ống+ hẹp dưới
van. Hẹp nặng thân ĐMP + 2 nhánh
Cắt màng ngăn dưới van ĐMC+
patch ĐMC lên. Patch thân ĐMP + 2
nhánh
7 năm
Gd transAo: 6/2
Gd transPul: 25
BN 4: 6 tuổi, Nam-
18kg
Hẹp nặng ĐMC lên dạng ống,
Gd 90/60
Patch ĐMC lên dạng Y 6 năm Gd transAo:8/4
BN 5: 3 tuổi, Nữ-
10kg
Hẹp nặng ĐMC lên dạng ống, Gd
50/20.Hẹp van+thân ĐMP,Gd 80/47
Patch ĐMC lên. Patch thân ĐMP+
nhánh trái+ cắt bỏ van ĐMP 8 năm
Gd transAo:10/3
Gd transPul: 50/20
BN 6: 2 tuổi
Nam- 10kg
Hẹp nặng ĐMC lên dạng ống, Gd
80/48. Hẹp 2 nhánh ĐMP, Gd 60/45
Patch ĐMC lên dạng Y
Patch 2 nhánh ĐMP
2 năm
Gd transAo:50/30
Gd transPul:7/2
Hiện tại, chúng tôi chẩn đoán chủ yếu dựa
vào biểu hiện lâm sàng (nét mặt đặc trưng:
“elfin‐like faces”, chậm phát triển trí tuệ, tăng
calci máu) phối hợp với siêu âm tim (hẹp trên
van ĐMC, ĐMP) và XN gene karyotype loại trừ
các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể khác như
Down, Klinefelter, Turner. Chỉ một trường hợp
được định bệnh bằng phương pháp MLPA. Bốn
trường hợp có nhóm máu O, một nhóm máu A
và 1 nhóm máu B. Một số đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng được liệt kê trong bảng 1.
Như vậy chỉ có 1 trường hợp hẹp ĐMC lên
đơn thuần, còn lại đều hẹp nặng ĐMC và ĐMP.
Hai trường hợp có hẹp van ĐMP đi kèm. Về
phương diện phẫu thuật, 5 trường hợp đều cần
miếng vá màng ngoài tim tự thân (đã xử lý bằng
glutaraldehyte) để mở rộng tối đa đường kính
của ĐMC lên, ĐMP và 2 nhánh sau khi đã cắt bỏ
mô xơ. Bệnh nhân còn lại chỉ cần mở rộng gốc
ĐMC lên. 2 trường hợp cần cắt mép van hoặc cắt
bỏ van ĐMP kèm theo.
Theo dõi từ 10 tháng đến 12 năm sau mổ, có
một trường hợp tái hẹp ĐMC lên (BN số 6) và
một trường hợp khác bắt đầu bị tái hẹp chỗ chia
ĐMP (BN số 5). Nguyên nhân có thể do lớp mô
thành mạch máu lớn của bệnh nhân WBS dường
như không ổn định hoặc do sự co rút của miếng
vá màng ngoài tim sau nhiều năm. Điều này cho
thấy việc theo dõi lâu dài sau phẫu thuật là hết
sức cần thiết.
BÀN LUẬN
Với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
đặc thù, hội chứng WB không khó để chẩn
đoán. Tuy nhiên, việc điều trị phẫu thuật cho
nhóm bệnh nhân này cũng như nhóm bệnh
nhân bị hẹp trên van ĐMC bẩm sinh thật sự
không dễ dàng và cần phải theo dõi tiếp tục sau
mổ dài lâu. Yuan đã báo cáo 1 trường hợp cần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 197
mổ lại sau phẫu thuật lần đầu 8 năm do hẹp
đường thoát thất trái tái phát và BN này đã cần
làm phẫu thuật Konno và thay van ĐMC(9).
Tỷ lệ WBS trên nhóm bệnh hẹp trên van
ĐMC bẩm sinh rất thay đổi tùy theo báo cáo,
đơn cử như tác giả Brown là 14%, JAM van Son
tăng lên đến 38,7%, trong khi đó Stamm báo cáo
đến 61,3% và tỷ lệ của chúng tôi chỉ 10%. Ngược
lại, tỷ lệ hẹp ĐMP và nhánh đi kèm ở các BN
WBS lại tương đối giống nhau: Brown: 64%,
Stamm: 64,3%, JAM van Son: 68%, English: 64%
và chúng tôi là 83%.
Vật liệu dùng để mở rộng chỗ hẹp: Có rất
nhiều loại như màng ngoài tim tự thân, Dacron
thường, Dacron có tráng phủ collagen
(Haemashield), PTFE (Acuseal Gore), mô ĐMC
đồng loại (aortic homograft tissue). Các tác giả
Brown,Stamm và Minakata ưu tiên sử dụng
Haemashield và PTFE cho kết quả lâu dài tốt.
Chúng tôi và tác giả JAM van Son thích dùng
màng ngoài tim hơn các vật liệu khác vì đường
may ít chảy máu, chi phí vật liệu không đáng kể
và không bị thuyên tắc. Nhìn chung, vật liệu
làm miếng vá nới rộng ĐMC và ĐMP ít ảnh
hưởng đến kết quả về dài hạn.
Mức độ mở rộng: Đại đa số các tác giả đều
yêu cầu mở rộng tối đa có thể (từ gốc ĐMC
ngang mức xoang Valsalva đến vùng có mô
bình thường) với miếng vá hình thoi (diamond
shape) hoặc chữ Y (Doty procedure). Cần chú ý
cắt bỏ các mô xơ dày hoặc phải lột nội mạc (2,7)
đến tận mô tương đối bình thường trước khi
tiến hành mở rộng ĐMC lên.Đây là hai điểm rất
quan trọng quyết định sự thành công của phẫu
thuật cũng như làm giảm tỷ lệ tái hẹp sau mổ.
Hẹp van, thân ĐMP và 2 nhánh đi kèm
thường gặp nên cần can thiệp mở rộng, cắt mép
van như phía ĐMC. Một số ít trường hợp cần
phải cắt bỏ van ĐMP và cắt mô xơ gây hẹp trong
lòng thất phải. Với các BN nhẹ cân việc mở rộng
thân ĐMP và nhánh sẽ dễ dàng và chính xác
hơn khi còn kẹp ngang ĐMC. Monge còn lưu ý
cần phải chụp mạch máu phổi chọn lọc để chẩn
đoán có hẹp mạch máu phổi ngoại biên và phải
mở rộng hoặc cắm lại các nhánh ĐMP bị hẹp để
tránh hẹp đường thoát thất phải tồn lưu và giảm
tỷ lệ tử vong về dài hạn(5).
KẾT LUẬN
Cần nghĩ đến WBS khi gặp một bệnh nhân
có hẹp ĐMC lên bẩm sinh có hoặc không đi kèm
với hẹp thân ĐMP và 2 nhánh.
Cắt bỏ mô xơ hóa và mở rộng tối đa đường
kính ĐMC và ĐMP là phương pháp điều trị
phẫu thuật được chọn.
Theo dõi lâu dài sau phẫu thuật là cần thiết
với các bệnh nhân WBS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albacker TB, Payne DM, Dancea A, Tchervenkov C (2009).
Management of supravalvar aortic stenosis and severely
depressed left ventricular function in a neonate with Williams
syndrome. Euro J Cardio‐thorac Surg;35: pp 915—916.
2. Brown JW, Ruzmetov M, Vijay P, Turrentine MW (2002).
Surgical repair of congenital supravalvular aortic stenosis in
children. Eur J Cardiothorac Surg; 21: pp 50–56.
3. English RF, Colan SD, Kanani PM, Ettedgui JA (2003).
Growth of the aorta in children with Williams syndrome:
does surgery make a difference? Pediatr Cardiol; 24:pp 566–
568.
4. Eronen M, Peippo M, Hiippala A, Raatikka M, Arvio M,
Johansson R, Kähkönen M (2002). Cardiovascular
manifestations in 75 patients with Williams syndrome. J Med
Genet;39:pp 554–558.
5. Minakata K, Nishimura K., Nomoto S, Matsuda K, Ban T
(1997). Surgical repair for supravalvular aortic stenosis:
intermediate to long‐term follow‐up. J Card Surg; 12:pp 398–
402.
6. Monge MC, Mainwaring RD, Sheikh AY, Reddy M, Hanley
FL (2013). Surgical reconstruction of peripheral pulmonary
artery stenosis in Williams and Alagille syndromes. J Thorac
Cardiovasc Surg;145:pp 476‐81.
7. Pober BR (2010). Williams‐Beuren syndrome. N Engl J
Med;362:pp 239‐52.
8. Pober BR, Johnson M, Urban Z (2008). Mechanisms and
treatment of cardiovascular disease in Williams‐Beuren
syndrome. J Clinical Investigation;118:pp 1606‐1615.
9. Stamm C (1999). Forty‐one years of surgical experience with
congenital supravalvular aortic stenosis. J Thorac Cardiovasc
Surg; 118:pp 874–885.
10. Van Son JA, Edwards WD, Danielson GK (1994). Pathology of
coronary arteries, myocardium, and great arteries in
supravalvular aortic stenosis.Report of five cases with
implications for surgical treatment. J Thorac Cardiovasc Surg;
108: pp 21–28.
11. Wessel A, Pankau R, Kececioglu D, Ruschewski W, Bürsch JH
(1994). Three decades of follow‐up of aortic and pulmonary
vascular lesions in the Williams‐Beuren syndrome. Am J Med
Genet;52: pp 297‐301.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 198
Ngày nhận bài 20/06/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 20/07/2013.
Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013