Thông khí nhân tạo - thởmáy - ngày nay đã trởthành một phần quan trọng
không thểthiếu trong việc điều trịnhững bệnh nhân nặng tại các đơn vịHồi sức tích
cực. Thởmáy được chỉ định rộng rãi cho các BN nội khoa cũng nhưngoại khoa, đặc
biệt là các BN bị đa chấn thương, chấn thương sọnão, tai biến mạch não, hội chứng
suy hô hấp cấp ởngười lớn
Việc sửdụng máy thởtrong điều trịmột sốlượng lớn bệnh nhân nặng là
nguyên nhân chính làm cho viêm phổi bệnh viện mắc phải tại các đơn vị điều trịtích
cực cao hơn nhiều so với các khoa phòng khác ởbệnh viện [35].Nguy cơthểhiện rõ
ởsốlượng bệnh nhân thởmáy bịviêm phổi bệnh viện tăng lên từ3 đến 10 lần và
những yếu tốnguy cơtăng từ1 đến 3% cứmỗi 1 ngày phải thởmáy (Haley và cộng
sự1981, Chastre và cộng sự1998). Tỷlệmắc nhiễm khuẩn hô hấp bệnh viện do thở
máy tại các trung tâm rất không giống nhau, nó phụthuộc vào từng trung tâm hồi sức,
từng vùng và từng quốc gia, khu vực lãnh thổ[29] [33].
Chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp liên quan tới thởmáy đã được các tác giảthống
nhất khi BN thởmáy trên 48 giờkhông có thời gian ủbệnh, không có nhiễm khuẩn
phổi trước đó kèm theo các tiêu chuẩn lâm sàng được chấp thuận bởi CDC (CDC
1989): 1) dịch phếquản nhiều và có màu mủ, 2) sốt trên 38
0
hoặc giảm dưới 36
0
, 3)
tăng bạch cầu trong máu ngoại vi trên 10.000/mm
3
hoặc giảm dưới 5000/mm
3
, 4) xuất
hiện một khối thâm nhiễm mới trên phim X quang phổi hoặc sựlớn hơn của một khối
thâm nhiễm cũ[29] [73].
Việc xác định vi khuẩn gây bệnh trong dịch phếquản là một yêu cầu cấp thiết
được đặt ra, nó không những giúp cho chẩn đoán xác định mà còn giúp cho việc điều
trịcó hiệu quả. Có rất nhiều các phương pháp khác nhau nhằm lấy dịch phếquản để
nuôi cấy, mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm khác nhau [07] [08]. Hiện
nay ởnước ta, tại một sốcác trung tâm hồi sức lớn đã và đang áp dụng phương pháp
lấy dịch phếquản bằng ống thông 2 nòng có bảo vệ đầu xa, trong đó có khoa Hồi sức
tích cực Bệnh viện Việt Đức, đơn vị Điều trịtích cực Bệnh viện Bạch Mai.
Ngày nay người ta đã hiểu rằng viêm phổi bệnh viện ởbệnh nhân thởmáy
thường bắt đầu bằng sựxâm lấn của vi khuẩn có khảnăng gây bệnh vào đường hô hấp
trên. Các chất bài tiết có nhiễm các vi khuẩn này được hít với sốlượng nhỏvào phổi
quanh quảbóng chèn của ống nội khí quản. Các vi khuẩn gặp phải thường là các
chủng gram dương, gram âm kháng đa kháng sinh, trong đó vi khuẩn gram âm sinh
men beta-lactamase hoạt phổrộng (ESBL) đã và đang thực sựlà một gánh nặng trong
điều trịnhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn hô hấp liên quan đến thở
máy nói riêng [09] .
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài:
“Nghiên cứu vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổrộng
gây nhiễm khuẩn hô hấp ởbệnh nhân thởmáy”
Với các mục tiêu:
1. Đánh giá tỷlệvi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổrộng (Extended Spectrum
Beta Lactamase - ESBL) gây nhiễm khuẩn hô hấp ởbệnh nhân thởmáy.
2. Đánh giá mức độ đềkháng kháng sinh của các loại vi khuẩn qua kháng sinh đồ.
96 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vi khuẩn sinh beta-Lactamase hoạt phổ rộng gây nhiễm khuẩn hô hấp ở bệnh nhân thở máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
-o0o-
NGUYỄN TUẤN MINH
NGHIÊN CỨU VI KHUẨN SINH BETA-LACTAMASE
HOẠT PHỔ RỘNG GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP
Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. Chu Mạnh Khoa, người thầy đã
tận tình hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, Hệ sau đại học và
các thầy cô giáo Bộ môn Gây mê Hồi sức – Học Viện Quân Y đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc BV Đống Đa, TT khoa HSCC BV Đống Đa
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc để tôi hoàn thành luận văn này
đúng thời hạn.
Xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Đỗ Tất Cường chủ tịch Hội đồng, các thầy, các cô
trong Hội đồng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể bảo vệ thành công đề tài này.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình:
bố mẹ, các anh chị em, vợ và các con đã ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong cả quá trình học tập.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Viêm phổi liên quan tới thở máy (VAP)…………………………….
1.1.1 Vài nét lịch sử……………………………………………………...
1.1.2 Dịch tễ học của VAP........................................................................
1.1.3 Sinh bệnh học...................................................................................
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến VAP.......................................................
1.1.5 Chẩn đoán.........................................................................................
3
3
3
4
9
13
1.2. Các phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phế quản để nuôi cấy..............
1.2.1 Phương pháp lấy bệnh phẩm bằng bàn chải qua ống soi mềm…….
1.2.2 Phương pháp lấy dịch phế quản bằng rửa phế quản, phế nang qua
ống soi mềm……………………………………………………….
1.2.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm hút dịch khí quản ở bệnh nhân thở
máy………………………………………………………………...
1.2.4 Phương pháp lấy bệnh phẩm bằng cách chọc qua khí quản……….
1.2.5 Phương pháp lấy bệnh phẩm bằng cách chọc qua da……………...
1.2.6 Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phế quản bằng ống hai nòng có
bảo vệ đầu xa………………………………………………………
1.3 Vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng (ESBL).........................
1.3.1 Lịch sử..............................................................................................
1.3.2 Men beta-lactamase phổ rộng……………………………………...
1.3.3 Một số yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn có ESBL ở BN nội trú……
1.3.4 Phòng chống và điều trị các VK sinh ESBL………………………
1.4 Điều trị VAP…………………………………………………………
1.4.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh……………………………………
1.4.2 Thời gian điều trị…………………………………………………..
17
17
19
21
22
22
23
25
25
25
27
27
28
28
29
1.4.3 Kháng kháng sinh…………………………………………………. 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………..
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………
2.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………..
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu………………………………………………...
2.2.3 Máy thở và thở máy………………………………………………..
2.2.4 Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phế quản……………………….
2.2.5 Phương pháp nuôi cấy và phát hiện VK sinh ESBL……………….
2.2.6 Điều trị NKHH theo KSĐ…………………………………………
2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………
31
31
31
31
31
31
31
33
36
37
39
40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm lâm sàng……………………………………………….......
3.1.1 Phân bố theo nhóm tuổi……………………………………………
3.1.2 Tỷ lệ các bệnh gặp trong nghiên cứu………………………………
3.1.3 Thời gian xuất hiện NKHH từ khi thở máy………………………..
3.1.4 Thời gian thở máy………………………………………………….
3.1.5 Mức độ nặng của chấn thương và thời gian thở máy……………...
3.2. Kết quả phân lập VK………………………………………………...
3.2.1 Số VK phân lập được sau mỗi lần cấy……………………………..
3.2.2 Mối liên quan giữa thời gian thở máy và số VK trong mỗi lần cấy
3.2.3 Mối liên quan giữa tuổi và số VK trong mỗi lần cấy……………...
3.2.4 Kết quả từng loại VK được phân lập………………………………
3.2.5 Vi khuẩn sinh ESBL……………………………………………….
41
41
41
42
43
43
43
45
45
46
46
47
48
3.3 Kết quả kháng sinh đồ……………………………………………….
3.3.1 Klebsiella pneumoniae..…………………………………………………
3.3.2 E. coli………………………………………………………………………
3.3.3 Pseudomonas aeruginosa……………………………………………….
3.3.4 Acinetobacter baumannii………………………………………………..
3.3.5 Staphylococcus aureus…………………………………………………..
3.3.6 Enterobacter cloacae……………………………………………………
3.3.7 Burkholderia cepacia……………………………………………………
3.4 Kết quả điều trị VAP………………………………………………...
3.4.1 Kháng sinh sử dụng khi bắt đầu thở máy………………………….
3.4.2 Kháng sinh được lựa chọn khi có kháng sinh đồ…………………..
3.4.3 Thay đổi nhiệt độ sau khi điều trị bằng kháng sinh đồ…………….
3.4.4 Thay đổi về lượng dịch phế quản………………………………….
3.4.5 Thay đổi về hình ảnh X quang……………………………………..
3.4.6 Thay đổi về số lượng bạch cầu…………………………………….
3.4.7 Kết quả điều trị VAP………………………………………………
3.4.9 Liên quan giữa kết quả điều trị và nhóm tuổi……………………...
3.4.10 Liên quan giữa kết quả điều trị và ISS……………………………
49
49
50
51
52
53
54
54
55
55
55
56
57
57
58
59
59
60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61
4.1 Đặc điểm lâm sàng…………………………………………………..
4.1.1 Tỷ lệ NKHH ở BN thở máy………………………………………..
4.1.2 Tuổi và giới…………………………………………………………
4.1.3 Tỷ lệ phân bố nhóm bệnh…………………………………………..
4.1.4 Thời gian thở máy và VAP…………………………………………
4.1.5 Thời gian thở máy và độ nặng của chấn thương……………………
4.2 Đặc điểm vi khuẩn gây VAP…………………………………………
61
61
62
62
63
64
64
4.2.1 Tỷ lệ kết hợp VK trong mỗi lần cấy……………………………….
4.2.2 Tỷ lệ các chủng vi khuẩn…………………………………………...
4.2.3 Vi khuẩn sinh ESBL………………………………………………..
4.3 Mức độ kháng kháng sinh của VK…………………………………...
4.3.1 Kháng sinh đồ của K. pneumoniae…………………………………….
4.3.2 Kháng sinh đồ của E. coli………………………………………………..
4.3.3 Kháng sinh đồ của P. aeruginosa……………………………………….
4.3.4 Kháng sinh đồ của Acinetobacter……………………………………….
4.3.5 Kháng sinh đồ của S. aureus…………………………………………….
4.4 Sử dụng kháng sinh trong điều trị VAP………………………………
4.4.1 Kháng sinh ban đầu khi thở máy…………………………………...
4.4.2 Kháng sinh điều trị VAP…………………………………………...
4.5 Kết quả điều trị……………………………………………………….
4.5.1 Diễn biến sau điều trị bằng KSĐ…………………………………...
4.5.2 Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan……………………………
64
65
66
67
67
68
69
70
71
71
71
72
73
73
75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BC : bạch cầu
BN : bệnh nhân
BV : bệnh viện
CTSN : chấn thương sọ não
cs : cộng sự
ĐCT : đa chấn thương
KSĐ : kháng sinh đồ
NKBV : nhiễm khuẩn bệnh viện
NKHH : nhiễm khuẩn hô hấp
NKQ : nội khí quản
MKQ : mở khí quản
pp : phương pháp
PQPN : phế quản phế nang
TBMN : tai biến mạch não
VK : vi khuẩn
ALI : Acute Lung Injury
ARDS : Acute Respiratory Distress Syndrome
BAL : Bronchoalveolar Lavage
BiPAP : Bilevel Positive Airways Pressure
Biphasic Positive Airways Pressure
CDC : Centers for Disease Control and Prevention
(US government)
CMV : Controlled Mechanical Ventilation
CPAP : Continuous Positive Airway Pressure
ESBL : Extended Spectrum Beta Lactamase
Gcs : Glasgow coma score
ICU : Intensive Care Unit
IMV : Intermittent Mandatory Ventilation
ISS : Injury Severity Score
MRSA : Methicillin-resistant Staphylococcus aureus
PSB : Protected Specimen Brush
PSV : Pressure Support Ventilation
SIMV : Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation
VAP : Ventilation Associated Pneumonia
VS : Volume Support
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông khí nhân tạo - thở máy - ngày nay đã trở thành một phần quan trọng
không thể thiếu trong việc điều trị những bệnh nhân nặng tại các đơn vị Hồi sức tích
cực. Thở máy được chỉ định rộng rãi cho các BN nội khoa cũng như ngoại khoa, đặc
biệt là các BN bị đa chấn thương, chấn thương sọ não, tai biến mạch não, hội chứng
suy hô hấp cấp ở người lớn …
Việc sử dụng máy thở trong điều trị một số lượng lớn bệnh nhân nặng là
nguyên nhân chính làm cho viêm phổi bệnh viện mắc phải tại các đơn vị điều trị tích
cực cao hơn nhiều so với các khoa phòng khác ở bệnh viện [35]. Nguy cơ thể hiện rõ
ở số lượng bệnh nhân thở máy bị viêm phổi bệnh viện tăng lên từ 3 đến 10 lần và
những yếu tố nguy cơ tăng từ 1 đến 3% cứ mỗi 1 ngày phải thở máy (Haley và cộng
sự 1981, Chastre và cộng sự 1998). Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp bệnh viện do thở
máy tại các trung tâm rất không giống nhau, nó phụ thuộc vào từng trung tâm hồi sức,
từng vùng và từng quốc gia, khu vực lãnh thổ [29] [33].
Chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp liên quan tới thở máy đã được các tác giả thống
nhất khi BN thở máy trên 48 giờ không có thời gian ủ bệnh, không có nhiễm khuẩn
phổi trước đó kèm theo các tiêu chuẩn lâm sàng được chấp thuận bởi CDC (CDC
1989): 1) dịch phế quản nhiều và có màu mủ, 2) sốt trên 380 hoặc giảm dưới 360, 3)
tăng bạch cầu trong máu ngoại vi trên 10.000/mm3 hoặc giảm dưới 5000/mm3, 4) xuất
hiện một khối thâm nhiễm mới trên phim X quang phổi hoặc sự lớn hơn của một khối
thâm nhiễm cũ [29] [73].
Việc xác định vi khuẩn gây bệnh trong dịch phế quản là một yêu cầu cấp thiết
được đặt ra, nó không những giúp cho chẩn đoán xác định mà còn giúp cho việc điều
trị có hiệu quả. Có rất nhiều các phương pháp khác nhau nhằm lấy dịch phế quản để
nuôi cấy, mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm khác nhau [07] [08]. Hiện
nay ở nước ta, tại một số các trung tâm hồi sức lớn đã và đang áp dụng phương pháp
lấy dịch phế quản bằng ống thông 2 nòng có bảo vệ đầu xa, trong đó có khoa Hồi sức
tích cực Bệnh viện Việt Đức, đơn vị Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai...
Ngày nay người ta đã hiểu rằng viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân thở máy
thường bắt đầu bằng sự xâm lấn của vi khuẩn có khả năng gây bệnh vào đường hô hấp
trên. Các chất bài tiết có nhiễm các vi khuẩn này được hít với số lượng nhỏ vào phổi
quanh quả bóng chèn của ống nội khí quản. Các vi khuẩn gặp phải thường là các
chủng gram dương, gram âm kháng đa kháng sinh, trong đó vi khuẩn gram âm sinh
men beta-lactamase hoạt phổ rộng (ESBL) đã và đang thực sự là một gánh nặng trong
điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn hô hấp liên quan đến thở
máy nói riêng [09] .
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng
gây nhiễm khuẩn hô hấp ở bệnh nhân thở máy”
Với các mục tiêu:
1. Đánh giá tỷ lệ vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng (Extended Spectrum
Beta Lactamase - ESBL) gây nhiễm khuẩn hô hấp ở bệnh nhân thở máy.
2. Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn qua kháng sinh đồ.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.2 Viêm phổi liên quan tới thở máy (VAP)
1.2.1 Vài nét lịch sử
Trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, các nghiên cứu về yếu tố
nguy cơ gây viêm phổi ở những bệnh nhân (BN) thở máy đã bắt đầu được thực hiện.
Thể hiện rõ ở số lượng BN thở máy bị viêm phổi bệnh viện tăng lên từ 3 đến 10 lần và
những yếu tố nguy cơ tăng từ 1 đến 3% cứ mỗi 1 ngày phải thở máy (Haley và cộng
sự 1981, Chastre và cộng sự 1998). Tỷ lệ viêm phổi mắc phải liên quan tới thở máy
(VAP) dao động từ 10 – 30 trường hợp trong 1000 ngày thở máy [25] [29] [40]. Phụ
thuộc vào loại bệnh nhân và các phương pháp dự phòng được áp dụng ở từng đơn vị
điều trị tích cực (ICU). Tỉ lệ này thay đổi không đáng kể trong 25 năm qua cho dù có
sự gia tăng về các công bố viêm phổi liên quan đến thở máy [02] [76].
1.2.2 Dịch tễ học của VAP
Những năm đầu của thập niên 80, nguy cơ viêm phổi bệnh viện là 0,3% ở
những bệnh nhân không có dụng cụ hỗ trợ thở so với 1,3% ở những bệnh nhân có
dụng cụ hỗ trợ thở (ống nội khí quản và máy thở), 25% ở bệnh nhân mở khí quản và
66% ở bệnh nhân mở khí quản kèm theo thở máy [35].
Cũng vào năm 1981 Haley và cs đã quan sát thấy qua một nghiên cứu tại các
bệnh viện ở vùng bắc nước Mỹ là những bệnh nhân phải thở máy có khả năng viêm
phổi bệnh viện cao hơn gấp 7 lần những bệnh nhân không phải thở máy. Thêm vào
đó, cũng trong thập kỷ này mối liên quan giữa thời gian thông khí nhân tạo (TKNT),
thở máy và viêm phổi bệnh viện đã được mô tả.
Năm 1989, Fagon và cs đã chứng minh rằng nguy cơ mắc phải viêm phổi bệnh
viện ở bệnh nhân thở máy (VAP) máy gia tăng 1% cứ mỗi ngày thở máy. Cũng trong
năm đó, Langer và cs nhận thấy rằng những bệnh nhân thở máy tới 24h mắc phải
viêm phổi bệnh viện 6% so với 27% nếu thở máy kéo dài trên 24h và lên tới 68% nếu
bệnh nhân phải thở máy hơn 30 ngày [76].
Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra rằng nhóm nguy cơ cao xuất hiện thậm chí ngay trong 10
ngày đầu, nơi có 90% trường hợp viêm phổi xuất hiện [61].
Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng VAP chiếm khoảng 80% các ca viêm
phổi bệnh viện. Một trường hợp thông khí nhân tạo có thể tăng 21 lần nguy cơ viêm
phổi. Mặc dù bệnh nhân VAP có tỷ lệ tử vong thô cao, nhưng nguyên nhân gây ra vẫn
còn đang được bàn luận. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu khác đã tìm ra tỉ lệ tử
vong cao liên quan tới VAP, đặc biệt ở những bệnh nhân có vi khuẩn kháng đa kháng
sinh. Hơn nữa, phương pháp điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm không thích hợp
cũng được cho là có liên quan tới tăng tỉ lệ tử vong [76].
1.2.3 Sinh bệnh học
Ngày nay người ta đã hiểu rằng viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân thở máy
thường bắt đầu bằng sự xâm lấn của vi khuẩn có khả năng gây bệnh vào đường hô hấp
trên. Các chất bài tiết có nhiễm các vi khuẩn này được hít với số lượng nhỏ vào phổi
quanh quả bóng chèn của ống nội khí quản. Hệ thống kháng khuẩn của phổi cố gắng
làm bất hoạt các chủng vi khuẩn này. Nếu hệ thống này thành công viêm phổi sẽ
không xuất hiện. Nếu không, nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện, bắt đầu là viêm phế quản và
phát triển thành viêm phổi thùy mà có thể lan rộng ra các vùng xung quanh phổi ở thể
viêm phổi kết hợp với sự tạo thành abcès hoặc không.
1.1.3.1. Các hệ thống bảo vệ của đường hô hấp
* Bảo vệ không đặc hiệu:
- Hệ thống nhung mao và dịch nhày: ở BN không thở máy lớp dịch nhày cùng
với nhung mao của hệ hô hấp làm nhiệm vụ bảo vệ khí phế quản bằng cách thanh lọc
các tiểu thể nhỏ khi hít vào. Chức năng này bị thay đổi ở những BN đang hôn mê, BN
thở máy có hệ thống làm ẩm khí thở vào không đủ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự
xâm nhập của vi khuẩn (VK) vào hệ hô hấp.
- Đại thực bào phế nang: bình thường đại thực bào phế nang chiếm tới 90% các
thành phần tế bào xuất hiện trong dịch rửa phế nang. Hoạt động diệt khuẩn của các đại
thực bào này nhờ quá trình thực bào khi có các VK bám ở lớp biểu mô đường hô hấp.
Ngoài ra các đại thực bào này còn tham gia vào quá trình bảo vệ chống nhiễm khuẩn
đặc hiệu bằng cách mang thông tin kháng nguyên tới các tế bào lympho T để sinh ra
các chất chống lại sự xâm nhập của VK, đồng thời các chất này cũng tham gia điều
hòa chức năng diệt khuẩn của chúng.
* Bảo vệ đặc hiệu:
- Miễn dịch dịch thể: Các tế bào lympho nằm dưới lớp niêm mạc của đường hô
hấp sinh ra các IgA. Các IgA này chống lại sự kết dính VK trên bề mặt của niêm mạc
đường hô hấp. Sự trung hòa các độc tố, enzym của VK cũng được thực hiện nhờ các
Ig này.
Các IgG được tìm thấy trong dịch bài tiết phế quản hoặc đến từ hệ tuần hoàn
hoặc từ các tế bào lympho ở phổi. Nó tham gia vào quá trình bảo vệ tại chỗ nhờ hoạt
động gắn vào VK và hoạt hóa đại thực bào ở phế nang.
- Miễn dịch tế bào: chủ yếu là lympho T, chúng sinh ra các lymphokine có tác
dụng hoạt hóa đại thực bào làm tăng khả năng thực bào và diệt khuẩn. Ngược lại, bản
thân các đại thực bào cũng tham gia vào hoạt động và điều hòa chức năng của các
lympho này.
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của VAP
Nhiễm khuẩn hô hấp liên quan tới thở máy có 3 cơ chế chính:
- Nhiễm khuẩn nhu mô phổi, có thể bị lây nhiễm theo đường máu hoặc bạch
huyết xuất phát từ ổ nhiễm khuẩn nằm ở các cơ quan trong cơ thể hoặc từ
đường tiêu hóa thông qua sự thẩm lậu VK (translocation bacterience).
- Nhiễm khuẩn phổi có thể bắt nguồn từ ổ lây nhiễm bên cạnh như: màng phổi,
trung thất, abcès dưới hoành... tuy nhiên hai cơ chế này không đặc hiệu cho
VAP.
- Nhiễm khuẩn do hít phải các chất dịch và VK vào phổi, gây nhiễm khuẩn chính
là cơ chế thường gặp. Những VK hít vào này nằm ở miệng, họng và chúng có
nguồn gốc ngoại sinh (môi trường, dụng cụ chăm sóc, nhân viên y tế) hoặc nội
sinh (miệng, xoang, họng, dạ dày, ống tiêu hóa...).
* Vi khuẩn phát triển ở miệng, họng:
Các VK ở miệng, họng của BN chủ yếu gặp hai loại ái khí và kỵ khí. Vi khuẩn
kỵ khí ít hơn 10 lần so với vi khuẩn ái khí. Sau 72 giờ, ở những BN đặt nội khí quản
(NKQ) tại các đơn vị điều trị tích cực (ICU), các VK ái khí xâm nhập và phát triển tại
vùng hầu họng chiếm từ 35 – 75%. Những VK này thường là Gr(-), trực khuẩn mủ
xanh và tụ cầu [69].
Nghiên cứu tiến hành trên BN đặt NKQ nằm tại khoa hồi sức đã khẳng định
rằng có sự giống nhau giữa VK phân lập được ở hầu họng và đường hô hấp dưới. Kết
quả này đã đưa đến kết luận rằng nguồn VK chính gây VAP là các VK đã phát triển ở
vùng hầu, họng bệnh nhân. Người ta đã chứng minh được dịch tiết, nước bọt ở hầu
họng đi vào đường hô hấp, bằng cách sử dụng xanh methylen cũng như các chất đồng
vị phóng xạ. Ống NKQ làm thay đổi cơ chế bảo vệ của thanh môn và của hệ hô hấp vì
thế đã cho dịch tiết, nước bọt đi qua xung quanh bóng chèn ống NKQ xuống khí quản
[69].
* Sự xâm nhập ngược dòng của VK từ dạ dày lên họng:
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng dạ dày là nơi chứa VK, từ đây VK phát triển
rồi sau đó đi ngược lên họng do dịch dạ dày trào ngược với số lượng nhỏ (micro
reflux) [20].
Dùng thuốc kháng acid (antacide) để dự phòng chảy máu dạ dày do stress đã
làm tăng pH dạ dày, chính lý do này đã tạo điều kiện cho VK Gr(-) dễ dàng phát triển.
Moulin và cs nghiên cứu trên những BN được điều trị bằng thuốc kháng acid để
chống loét dạ dày, thấy rằng những BN này bị nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) nhiều
hơn so với BN không dùng thuốc kháng acid [68].
Heyland đã chứng minh rằng acid hóa dịch dạ dày bằng các thức ăn acid sẽ làm
giảm tỷ lệ xâm nhập và phát triển VK trong dạ dày, hoặc nuôi dưỡng bằng ống thông
dạ dày với thời gian 16/24h cho phép tạo ra khoảng cách thời gian ở dạ dày có pH <
3,5 sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ viêm phổi bệnh viện [49].
* Vi khuẩn có nguồn gốc từ các hệ thống xoang:
Viêm xoang ở những BN đặt NKQ nhất là đường mũi cũng tạo nên một nguy
cơ cao gây viêm phổi BV. Thực vậy, người ta coi trong trường hợp BN bị viêm
xoang, ống NKQ như một cái mèche giúp cho VK từ các ngách của xoang đi vào khí
quản và xuống PQPN [62].
Những kết luận về sinh bệnh học VAP dựa trên những nghiên cứu từ 25 năm qua.
Chastre và cộng sự là nhóm đầu tiên xây dựng một mẫu nghiên cứu người ở những ca
tử vong của bệnh nhân nặng sau khi dùng máy thở [30]. Rồi từ đó, những nghiên cứu
khám nghiệm tử thi khác nhau liên quan tới mô học của VAP được tiến hành, đặc biệt
nghiên cứu của Rouby và cộng sự (cs), nghiên cứu bao gồm kết quả của mở ngực tử
thi và phương pháp rửa phế nang (BAL) ngay lập tức trước tử vong, xác định đặc
điểm của nhiễm trùng, nhiễm trùng xảy ra chủ yếu ở những đơn vị cơ bản của phổi do
sự hít vào được lặp lại.
Nhiễm trùng khởi đầu giống viêm phế quản, tiến tới viêm phế quản phổi hoặc
áp xe phổi. Ngoài ra họ cũng xác nhận rằn