Mối liên quan giữa bệnh loãng xương và bệnh nha chu

Mục tiêu: Phương pháp cắt ngang mô tả nhằm đánh giá tình trạng nha chu của bệnh nhân loãng xương tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Phương pháp: Dữ liệu của 328 bệnh nhân tham gia nghiên cứu bao gồm: 87 bệnh nhân bị loãng xương (LX), 107 bệnh nhân bị thiếu xương (TX) và 134 bệnh nhân có mật độ chất khoáng trong xương bình thường (MĐXBT). Tất cả bệnh nhân được ghi nhận các chỉ số nướu (GI), mảng bám (PI), độ sâu túi nha chu (ĐSTNC), mất bám dính lâm sàng (MBD). Mật độ chất khoáng trong xương được đánh giá bằng máy DXA (xương bình thường: T‐score ≥ ‐1, thiếu xương: ‐2,5≤ T‐score<‐1, loãng xương: T<‐2,5). Kết quả: Trung bình mất bám dính ở đối tượng loãng xương cao hơn có ý nghĩa so với đối tượng có mật độ chất khoáng trong xương bình thường ( P=0,02). Những đối tượng loãng xương, thiếu xương và mật độ chất khoáng trong xương bình thường không có sự khác biệt có ý nghĩa trong chỉ số nướu (P=0,11), độ sâu túi nha chu (p= 0,07). Kết luận: Người bị loãng xương có mất bám dính cao hơn người có mật độ chất khoáng trong xương bình thường.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa bệnh loãng xương và bệnh nha chu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   271 MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG VÀ BỆNH NHA CHU  Hoàng Hải*, Đào Hồng Ngọc*, Nguyễn Hiếu Dân*, Lê Khánh Ly*, Ông Kiến Huy*, Bùi Khắc Vũ*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Phương pháp cắt ngang mô tả nhằm đánh giá tình trạng nha chu của bệnh nhân loãng xương tại  bệnh viện Nhân Dân Gia Định.  Phương pháp: Dữ liệu của 328 bệnh nhân tham gia nghiên cứu bao gồm: 87 bệnh nhân bị loãng xương  (LX), 107 bệnh nhân bị thiếu xương (TX) và 134 bệnh nhân có mật độ chất khoáng trong xương bình thường  (MĐXBT). Tất cả bệnh nhân được ghi nhận các chỉ số nướu (GI), mảng bám (PI), độ sâu túi nha chu (ĐSTNC),  mất bám dính lâm sàng (MBD). Mật độ chất khoáng trong xương được đánh giá bằng máy DXA (xương bình  thường: T‐score ≥ ‐1, thiếu xương: ‐2,5≤ T‐score<‐1, loãng xương: T<‐2,5).  Kết quả: Trung bình mất bám dính ở đối tượng loãng xương cao hơn có ý nghĩa so với đối tượng có mật độ  chất khoáng trong xương bình thường ( P=0,02). Những đối tượng loãng xương, thiếu xương và mật độ chất  khoáng trong xương bình thường không có sự khác biệt có ý nghĩa trong chỉ số nướu (P=0,11), độ sâu túi nha  chu (p= 0,07).   Kết luận: Người bị loãng xương có mất bám dính cao hơn người có mật độ chất khoáng trong xương bình  thường.  Từ khóa: Loãng xương, thiếu xương, bệnh nha chu.  ABSTRACT  THE RELATIONSHIP BETWEEN OSTEOPOROSIS AND PERIODONTITIS.  Hoang Hai, Dao Hong Ngoc, Nguyen Hieu Dan, Le Khanh Ly, Ong Kien Huy, Bui Khac Vu   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 271 ‐ 276  Objectives: To explore the possible relationship between the osteoporotic and the periodontitis at Nhan Dan  Gia Dinh hospital.  Methods  and materials: The  study  includes 328  individuals: 87  osteoporosis  (OPR) patients  and 107  osteopenia  (OPE)  and  134  normal  BDMa  (areal  bone mineral  density).  All  subjects  were  given  a  clinical  periodontal examination fo Gingival Index, plaque index,probing depth and clinical attachment loss. Areal bone  mineral  density was  assessed  using  standardized  dual  energy X‐ray  absorptiometry  (normal:  T‐score  ≥  ‐1,  osteopenic: ‐2.5≤T‐score<‐1, oteoporotic: T<‐2.5).  Results: Mean  clinical  attachment  loss  (  CAL) was  significantly  higher  for  osteoporotic  subjects  than  subjects with normal BMDa (P=0.02). Subjects with osteoporosis, osteopenic and subjects with normal BMDa  did not significantly differ in mean GI (P=0.11), probing pocket depth (p=0.07).  Conclusions: Subjects with OPR presented with greater CAL than subjects with normal BMDa.   Keywords: osteoporosis; osteopenia; periondontal disease.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Loãng xương  là một vấn đề đang được  thế  giới  rất  quan  tâm  vì  qui  mô  lớn  và  hệ  quả  nghiêm  trọng  của  nó  trong  cộng  đồng.  Theo  thống kê của PGS.TS. Trịnh Đình Hải viện răng  hàm mặt quốc gia (2008)(9) tỉ lệ bệnh nha chu của  Việt Nam  chiến  hơn  90%. Một  số  nghiên  cứu  (von Wowern và  cộng  sự,  1994(10); Mohammad  * Khoa Răng Hàm Mặt ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định    Tác giả liên lạc:  BS.CKII.Hoàng Hải       ĐT: 0913765756    Email: haihoang3003@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  272 và  cộng  sự,  1996,  1997(5); Gomes‐Filho  và  cộng  sự,  2007(3))  cho  thấy  có mối  tương  quan  giữa  bệnh loãng xương và bệnh nha chu.  Theo viện y tế Hoa Kỳ (2001) loãng xương là  một hội chứng với đặc điểm sức bền của xương  bị  suy  giảm  dẫn  đến  gia  tăng  nguy  cơ  gãy  xương. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp  của mật  độ  chất  khoáng  trong  xương  và  chất  lượng  xương.  Bộ  xương  con  người  gồm  80%  xương đặc và 20% xương xốp. Mô nha chu gồm  có  mô  nướu  và  xương  ổ  bao  quanh  răng  là  xương xốp.   Viêm nha chu là một bệnh nhiễm khuẩn gây  ra  tình  trạng  viêm  nhiễm  mô  nâng  đỡ  răng  thường dẫn  đến  tiêu xương  ổ  răng và  các  cấu  trúc  collogen  bao  quanh  răng,  là  một  trong  những  nguyên  nhân  chính  gây  mất  răng  ở  người  trưởng  thành. Yếu  tố bệnh  căn  là mảng  bám vi khuẩn nhưng cơ chế đáp ứng của ký chủ  đóng  một  vai  trò  quan  trọng  trong  sinh  học  bệnh.  Một số nghiên cứu gần đây  (E Pepelassi và  cộng  sự,  2012(6);  Brennan  cộng  sự,  2007(2);  Ronderos  và  cộng  sự,  2000(8);  Mohammad  và  cộng sự, 1996, 1997(5); von Wowern và cộng sự,  1994(10))  cho  thấy  có  sự  liên  quan  giữa  loãng  xương  với  bệnh  nha  chu  và mất  răng. Cả  hai  bệnh  đều  có  liên  quan  đến  vấn  đề  tiêu  hủy  xương. Do đó mất xương ổ răng là hình ảnh nổi  bật  của  bệnh  nha  chu  nên  loãng  xương  nặng  được nghi ngờ là yếu tố liên quan. Mối quan hệ  này  vẫn  chưa  được  chứng minh  rõ  ràng. Mặt  khác, một  số  nghiên  cứu  khác Kribbs  (1990)(4),  Weyant và cộng sự (1999)(11) lại cho rằng không  có mối  tương quan giữa bệnh  loãng xương và  tình  trạng  nha  chu.  Tuy  nhiên  hầu  hết  các  nghiên  cứu  là nghiên  cứu  cắt ngang mẫu nhỏ.  Việc chứng minh mối quan hệ này có ý nghĩa to  lớn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh nha  chu. Mối  liên hệ giữa các bệnh toàn thân  là các  dữ  liệu quý báu giúp tiến hành các nghiên cứu  bổ  sung. Hiện  tại  ở Việt Nam  chưa  có nghiên  cứu nào về đề tài này. Do đó chúng tôi tiến hành  nghiên cứu này với các mục tiêu như sau:  Mục tiêu tổng quát  Xác định tình trạng nha chu của bệnh nhân  thiếu xương và loãng xương tại Bệnh viện Nhân  Dân Gia Định.  Mục tiêu cụ thể  Xác  định  đặc  điểm  của  bệnh  nha  chu  trên  bệnh nhân thiếu xương và loãng xương.  Mối tương quan giữa chỉ số T với tình trạng  nha chu.  ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  Tiêu chuẩn chọn bệnh.  Các bệnh nhân  được  đo  loãng xương bằng  máy DXA khoa  chuẩn  đoán hình  ảnh  tại bệnh  viện Nhân Dân Gia Định.  Bệnh nhân còn trên 10 răng.  Tất  cả  các  bệnh  nhân  được  thông  báo  và  đồng ý tham gia nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ.  Bệnh nhân có tình trạng lâm sàng quá nặng,  tâm thần.  Bệnh nhân không hợp tác.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu dạng cắt ngang mô tả  Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang  mô tả.   Cỡ mẫu: 328 bệnh nhân.  Phương pháp tiến hành.  Đánh giá tình trạng loãng xương: Tình trạng  loãng xương được đánh giá thông qua chỉ số T  (T‐score).  Mức  độ  loãng  xương  gồm  ba  giai  đoạn: xương bình thường: T ≥ ‐1, thiếu xương: ‐ 2,5  ≤ T  <  ‐1,  loãng  xương: T  <  ‐2,5. Tất  cả  đối  tượng nghiên cứu đều được xác định độ  loãng  xương bằng máy DXA  ở bệnh viện Nhân Dân  Gia Định, trong giai đoạn từ tháng 11/2012 đến  tháng 01/2013.  Đánh giá tình trạng viêm nha chu: qua phiếu  phỏng vấn và thăm khám trực tiếp mô nha chu  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   273 để đánh giá sự khác nhau về tỷ lệ mức độ trầm  trọng  của  bệnh  nha  chu  trên  bệnh  nhân  thiếu  xương,  loãng  xương  và  mật  độ  chất  khoáng  trong  xương bình  thường.Việc  thăm khám mô  nha chu được thực hiện trên tất cà các răng của  bệnh nhân, mỗi răng gồm sáu vị  trí ngoài gần,   ngoài giữa, ngoài  xa,  trong gần,  trong giữa và  trong xa. Mỗi bệnh nhân được  thăm khám bởi  02 bác sĩ để xác định các thông số sau đây:  Bảng 1.Chỉ số mảng bám (PI):  Độ 0 Không có mảng bám. Độ 1 Mảng bám ít, ở nướu viền không thấy bằng mắt thường, chỉ phát hiện bằng cây thăm khám. Độ 2 Mảng bám trung bình ở bờ nướu viền, chưa lan vào nướu vùng kẽ răng. Độ 3 Mảng bám nhiều ở bờ nướu viền và vùng kẽ răng Bảng 2. Chỉ số nướu (GI):  Độ viêm nướu Độ 0 Nướu bình thường. Độ 1 Viêm nhẹ: Đổi màu, sưng nhẹ trên nướu. Không chảy máu khi thăm khám. Độ 2 Viêm trung bình: Nướu đỏ,sưng nề,chảy máu khi thăm khám. Độ 3 Viêm nặng: Nướu đỏ, sưng nề, loét. Mật độ nướu bở,chảy máu tự phát Độ sâu túi nha chu (ĐSTNC) và độ mất bám  dính  (ĐMBD)  được  đánh  giá  bằng  cây  đo  túi  nha chu Williams theo đơn vị mm.  Bảng 3. Độ sâu túi nha chu và độ mất bám dính:  Bình thường Nhẹ Nặng Độ sâu túi nha chu (mm) 0-3mm 4-5mm ≥6mm Mất bám dính (mm) 1-2mm 3-4mm ≥5mm Phương pháp xử lý số liệu  Sự  khác  nhau  giữa  tỉ  lệ  và mức  độ  trầm  trọng  của bệnh nha  chu  trên bệnh nhân  loãng  xương được phân  tích và kiểm định bằng Chi‐ square và Anova của phần mềm SPSS phiên bản  20.0.  KẾT QUẢ  Bảng 4: Số người tham gia nghiên cứu.  Số người tham gia nghiên cứu n= 328 Nam Nữ 83( 25,3%) 245 ( 74,69%) Tuổi trung bình 53,88±11,12 Bảng 5: Biểu hiện bệnh nha chu ở bệnh nhân loãng  xương, thiếu xương và mật độ chất khoáng trong  xương bình thường.  Mật độ xương bình thường (n= 134) Thiếu xương (n=107) Loãng xương (n=87) p Chỉ số nướu GI 2,1±1,03 2,47±1,59 3,02±1,31 (0,11) Mảng bám P/I 2,15±1,66 2,44±1,26 2,64±1,03 (0,27) Trung bình MBD (mm) 1,81±0,45 2,6±0,14 2,8±0,62 (0,02) Trung bình ĐSTNC (mm) 2,3±0,81 2,47±0,72 2,6±0,97 (0,07) Bảng 6: Mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ở bệnh  nhân loãng xương, thiếu xương và mật độ chất  khoáng trong xương bình thường.  Mật độ xương bình thường (n= 134) Thiếu xương (n=107) loãng xương (n=87) n % n % n % p Sự trầm trọng của viêm nha chu Nhẹ 12 8,89 6 5,60 8 9,19 0,05 Trung bình 76 56,71 62 57,94 20 22,98 Nặng 46 34,32 39 36,44 49 56,32 BÀN LUẬN  Đặc  điểm  bệnh  nha  chu  trên  bệnh  nhân  loãng xương.  Bệnh nướu.  Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chỉ  số GI để đánh giá tình trạng viêm nướu. Kết quả  cho  thấy  đa  số  bệnh  nhân  đều  bị  viêm  nướu  (hơn 90%).   Bảng 7. Tỉ lệ viêm nướu:  MĐX bình thường Thiếu xương Loãng xương p E Pepelassi (2012) 61,74% 82,75% 87,4% 0,002 Bv. ND Gia Định (2012) 97,76% 95,32% 97,7% 0,57 Bệnh nha chu  Để đánh giá mức độ bệnh, trong nghiên cứu  này chúng tôi đánh giá độ sâu túi nha chu và độ  mất bám dính.  Túi nha chu là khoảng cách từ bờ nướu đến  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  274 đáy khe nướu. Túi nha  chu  là hậu quả  của  sự  phá hủy mô và mất bám dính, tạo thành những  ổ chứa các mầm bệnh và gây nên những yếu tố  nguy cơ tại chỗ làm tăng mức độ trầm trọng khi  các túi này sâu hơn 5mm. Tuy nhiên, độ sâu túi  nha chu không hẳn là một biến số đáng tin cậy  vì vị  trí bờ nướu viền  có  thể bị  thay  đổi do bị  sưng  tạo  túi giả,  tăng sản nướu hay  trụt nướu.  Mức  bám  dính  lâm  sàng  là  khoảng  cách  từ  đường  nối  mem  cement  đến  đáy  khe  nướu.  Dùng  vị  trí  giải  phẫu  là  đường  nối  men  –  cement, một vị trí cố định trên răng nên sẽ phát  hiện sự phá hủy mô nha chu chính xác hơn.  Bảng 8. Trung bình độ sâu túi nha chu:  Độ sâu túi nha chu Mật độ xương bình thường Thiếu xương Loãng xương P E .Peplassi (2012) 2,15±0,79 2,17±0,95 2,43±0,98 (0,65) BV. ND gia Định (2012) 2,3±0,81 2,47±0,72 2,6±0,97 (0,07) Hầu hết các nghiên cứu về viêm nha chu, các  tác giả dựa trên chỉ số độ sâu túi nha chu và độ  mất  bám  dính. Hai  chỉ  số  này  được  xác  định  bằng cây đo  túi và kết quả cũng có  thể bị  thay  đổi  do  ảnh  hưởng  của  vôi  răng,  lực  đo,  vị  trí  răng và sự hợp tác của bệnh nhân. Mức vạch của  cây đo túi cách nhau 1mm và sự khác biệt 1mm  cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả. Đây cũng  là hạn chế của nghiên cứu. Mặt khác các tác giả  chọn  các mức  ngưỡng  khác  nhau  để  xác  định  tình trạng viêm nha chu, vì vậy rất khó so sánh  tỷ lệ viêm nha chu với các nghiên cứu khác.   Những  nghiên  cứu  trước  đây  đã  dùng  độ  mất  bám  dính  (Rev.Bras.  Ginecol(7);  Kribbs,  1990(4);  von  Wowern  và  cộng  sự,  1994(10);  Mohammad  và  cộng  sự,  1996,  1997(5);Gomes‐ Filho và cộng  sự, 2007(3))  là giá  trị  để đánh giá  mức  độ  trầm  trọng  của  bệnh  nha  chu  ở  bệnh  nhân có mật độ chất khoáng trong xương thấp.  Những  năm  gần  đây, mức  độ  trầm  trọng  của  bệnh viêm nha chu được đánh giá chủ yếu bởi  độ mất bám dính trầm trọng (Armitage, 1999(9)).  Trong  nghiên  cứu  của  E  Pepelassi  và  cộng  sự  (2012)(6), mất bám dính  lâm sàng đã được chọn  và sử dụng để thể hiện bệnh viêm nha chu trầm  trọng. Vì vậy mà Pepelassi và cộng sự tìm thấy  rằng độ mất bám dính ở người bị  loãng xương  cao hơn  ở người  có mật  độ  chất khoáng  trong  xương bình thường và cũng phát hiện ra những  bệnh  nhân  loãng  xương  dễ  bị  bệnh  viêm  nha  chu nhẹ và nặng hơn  là bệnh nhân  có mật  độ  chất khoáng  trong xương bình  thường. Những  nghiên cứu có ý nghĩa  lâm sàng có  thể bị nghi  vấn  tuy nhiên  sự khác biệt  số học  trong  trung  bình mất  bám  dính  thì  nhỏ  (<1mm).  Sự  khác  nhau  tương  tự  trung  bình mất  bám dính  giữa  bệnh  nhân  loãng  xương  và  có  mật  độ  chất  khoáng  trong  xương  bình  thường  cũng  được  báo cáo bởi von Wowern và cộng sự (1994)(10).  Những nghiên  cứu  trước  đó  (von Wowern  và  cộng  sự,  1994(10);  Mohammad  và  cộng  sự,  1996,  1997(5);  Ronderos  và  cộng  sự,  2000(8);  Brennan và cộng sự, 2007(1)) cho thấy trung bình   mất bám dính có ý nghĩa  lớn hơn ở bệnh nhân  loãng xương  so với bệnh nhân  có mật  độ  chất  khoáng trong xương bình thường von Wowern  và  cộng  sự  (1994)(1)  đã  so  sánh  12 phụ  nữ  với  tình  trạng  loãng  xương  nặng  và  giảm mật  độ  xương tự nhiên ở xương hàm dưới vớ 14 phụ nữ  có mật độ khoáng xương tự nhiên bình thường.  Nghiên cứu của họ cho  thấy rằng  loãng xương  trầm trọng và mật độ chất khoáng trong xương  ở xương hàm giảm có ý nghĩa có  liên quan  tới  mất bám dính lâm sàng. Mohammad và cộng sự  (1996,  1997)(5)  đã  chứng minh  rằng  những  đối  tượng có mật độ xương thấp ở vùng xương sống  thì mức độ mất bám dính sẽ cao hơn những cá  thể có mật độ xương cao ở vùng xương cột sống.  Bernnan và cộng sự (2007)(1) đã nghiên cứu trên  1329 phụ nữ sau mãn kinh và phát hiện ra mối  liên hệ  đối  lập giữa   người  có mật  độ khoáng  chất  xương  bình  thường  và mức  độ mất  bám  dính lâm sàng. Ronderos và cộng sự (2000)(8)  chỉ  ra rằng những đối tượng có mật độ chất khoáng  trong  xương  tự  nhiên  thấp  sẽ  có  chỉ  số mảng  bám và độ mất bám dính cao hơn so với người  có mật độ khoáng chất xương tự nhiên cao. Tất  cả những nghiên cứu trên phủ nhận kết quả của  Kribbs (1990)(4). Kribbs (1990)(6) đã tìm ra không  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   275 có  sự khác biệt  độ mất bám dính  ở  đối  tương  loãng  xương  và  đối  tượng  có mật  độ  khoáng  chất  xương  bình  thường.  Cũng  tương  tự  như  thế, Weyant và cộng sự (1999)(11) đã nghiên cứu  trên  292 phụ nữ   không  có  liên hệ  có ý nghĩa  giữa mật độ khoáng chất xương tự nhiên và độ  mất bám dính lâm sàng.  Bảng 9. Trung bình mất bám dính:  Độ mất bám dính Mật độ xương Bình thường Thiếu Xương Loãng Xương P Rev.Bras. Ginecol (2012) 1,74±0,57 2,52±0,24 2,6±0,4 0,03 BV. ND GIA ĐỊNH (2012) 1,81±0,45 2,6±0,14 2,8±0,62 0,02 Theo kết quả trên nghiên cứu của chúng tôi  phù hợp với nghiên cứu của Rev.Bras. Ginecol  (2012)(7). Những bệnh nhân loãng xương có tỉ lệ  trung  bình mất  bám  dính  lớn  hơn  có  ý  nghĩa  hơn  là    bệnh  nhân  có  mật  độ  xương  bình  thường.      Chỉ số mảng bám  Kết quả cho thấy chỉ số mảng bám của bệnh  nhân loãng xương, thiếu xương và người có mật  độ chất khoáng trong xương bình thường không  có sự khác biệt có ý nghĩa (P=0,27). Nghiên cứu  của  chúng  tôi  phù  hợp  với  kết  quả  của  E  Pepelassi  (2012)(11),  (p=0,26). Mảng  bám  và  vôi  răng  bám  chặt  vào  bề  mặt  men  răng,  miếng  trám, phục hình và sâu dưới nướu tạo nơi tích tụ  của vi khuẩn gây viêm nướu và viêm nha chu.  Ngược  lại  tình  trạng  viêm  nướu  và  viêm  nha  chu  kéo dài  làm  tăng  tiết dịch  từ mô  nướu  là  môi  trường  thuận  lợi  cho  sự hình  thành mảng  bám, vôi răng và tích tụ vi khuẩn làm bệnh thêm  trầm trọng. Do đó cần kiểm soát mảng bám để  kiểm soát được lượng vi khuẩn gây bệnh, giảm  viêm nướu, giảm dịch tiết là nguồn nuôi dưỡng  cho vi khuẩn dưới nướu.  Mối tương quan giữa chỉ số T với tình trạng nha chu  Bảng 10. Mức độ viêm nha chu:  Sự trầm trọng của viêm nha chu Xương bình thường T ≥ -1 Thiếu xương 2,5 ≤ t < -1,1 Loãng xương T < -2,5 P n % n % n % NHẸ E Peplassi (2012) 4 8,88 2 5,70 1 10 0,05 Bv. ND Gia Định (2012) 12 8,89 6 5,60 8 9,19 TRUN G BÌNH E Peplassi (2012) 26 57,58 20 57,14 1 10 Bv. ND Gia Định (2012) 76 56,71 62 57,94 20 22,98 NẶNG E Peplassi (2012) 15 33,33 13 37,14 8 80 Bv. ND Gia Định (2012) 46 34,32 39 36,44 49 56,32 Nghiên  cứu  này  chúng  tôi  phù  hợp  với  nghiên cứu của E Pepelassi (2012) )(6) cho thấy  rằng  tình  trạng viêm nha  chu nặng  có  tần  số  xuất  hiện  cao  ở  người  loãng  xương  nhưng  ngược  lại  nhóm  thiếu  xương  và  xương  bình  thường cũng có tình trạng viêm nha chu trung  bình cao, nhóm mật độ xương bình thường và  thiếu xương có tình trạng viêm nha chu nặng,  viêm nha chu trung bình và viêm nha chu nhẹ  tương đương nhau.  KIẾN NGHỊ  Với  những  hiểu  biết mới  và  các  chứng  cứ  thu  thập được về bệnh  loãng xương, bệnh nha  chu và mối quan hệ giữa hai bệnh, chúng tôi có  những kiến nghị như sau:  Ở Việt Nam tỷ lệ người bị mất bám dính cao.  Do đó bệnh nhân bị loãng xương cũng cần tham  gia  điều  trị và kiểm  tra  định kỳ bởi  các bác  sĩ  chuyên khoa răng hàm mặt.  Người  bệnh  thường  có  nhiều  bệnh  kèm  theo, tâm lý mệt mỏi, vấn đề kinh tế có thể là cản  trở cho việc điều trị lâu dài. Việc tuyên truyền và  giáo dục sức khỏe răng miệng đề phòng và điều  trị bệnh  là khâu quan  trọng với nội dung phù  hợp.  Hướng  dẫn  bệnh  nhân  kiểm  soát mảng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  276 bám  bằng  bàn  chải  đánh  răng,  chỉ  nha  khoa,  dung dịch súc miệng. Điều  trị cơ học bao gồm  cạo vôi răng trên, dưới nướu, xử lý mặt gốc răng  để  tạo bề mặt gốc  răng khỏe mạnh  tương hợp  với sự thành lập một bám dính mới khỏe mạnh.  Để bảo đảm kiểm soát tốt cần duy trì tái khám  điều đặn mỗi 3 tháng.  KẾT LUẬN  Bệnh nhân loãng xương, thiếu xương và mật  độ chất khoáng trong xương bình thường có độ  sâu  túi nha  chu,  tỉ  lệ viêm nướu  cao và  tương  đương nhau ở cả 3 nhóm.  Bệnh nhân loãng xương mất bám dính, trụt  nướu cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân thiếu  xương  và  người  có mật  độ  chất  khoáng  trong  xương bình thường.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Armitage GC (1999). Development of a classification system for  periodontal diseases and conditions. Ann Periodontol 4:1‐6.  2. Bernnan RM, Genco RJ, Hovey CM, Trevisan M, Wactawski‐ Wende J (2007). Clinical attachment loss, systemic bone density,  and  subgingival  calculus  in  postmenopausal  women.  J  Periodontol 78: 2104‐2111.  3. Gomes‐Filho I, Passos Jde S, Cruz SS et al (2007). The association  between postmenopausal osteoporosis and periodontal disease.  J Periodontol 78: 1731‐1740.  4. Kribbs PJ  (1990). Comparison of   mandibular bone  in normal  and osteoporotic women. J Prosth Dent 63: 218‐222.  5. Mohammad AR, Brunsvold M, Bauer RL (1996). The strength of  association between systemic postmenopausal osteoporosis and  periodontal disease.Int J Prosthodont. 1996;9: 479‐83.  6. Pepelassi  E, Nicopoulou‐Karavianni  K, Archontopoulou AD,  (2012),  Mitsea  A,  Kavadella  A,  2.  Tsiklakis  K,  et  al.  The  relationship between osteoporosis and periodontitis in women  aged 45‐70 years. Oral Dis; 18(4):353‐9.   7. Rev.Bras. Ginecol. Obstet. (2012).  Dec;34(12):563‐7.  8. Ronderos  M,  Jacobs  DR,  Himes  JH,  Pihlstrom  BL,  (2000).  Associations of periodontal disease with femoral bone mineral  density