Cho đến nay, Việt Nam đã hình thành một mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN với
hàng trăm cơ quan thông tin KH&CN công lập hoạt động ở Trung ương, các Bộ/ngành, các tổng
công ty, các địa phương và các đơn vị cơ sở. Sản phẩm mà mạng lưới các tổ chức này cung cấp
cho người dùng tin và xã hội rất đa dạng và phong phú, bao gồm những sản phẩm truyền thống
như ấn phẩm, các bộ phiếu tra cứu thủ công cho tới các CSDL, các Website, các bản tin điện tử,
các băng hình, đĩa hình với âm thanh, hình ảnh động. Phương thức phục vụ thông tin cũng hết
sức linh hoạt, đa dạng: từ thủ công cho tới tự động hoá và phục vụ on-line/ trực tuyến, thuê bao
nguồn tin trên Internet. Mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin này đã góp phần nhất định vào
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền truyền thông (CNTT&TT) trong những
thập kỷ gần đây đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thông
tin KH&CN nói riêng. Người ta đã đề cập đến việc chuyển đổi của thế giới từ kỷ nguyên công
nghiệp sang kỷ nguyên thông tin với kinh tế tri thức, xã hội thông tin. Trong bối cảnh đó, hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ đang có những thay đổi quan trọng, đòi hỏi hoạt động này
cũng phải được điều chỉnh phù hợp. Trong bài này, chúng tôi trình bày một số định hướng cho
hoạt động này trong thời gian tới.
13 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong tình hình mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Cao Minh Kiểm*
1. MỞ ĐẦU
Cho đến nay, Việt Nam đã hình thành một mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN với
hàng trăm cơ quan thông tin KH&CN công lập hoạt động ở Trung ương, các Bộ/ngành, các tổng
công ty, các địa phương và các đơn vị cơ sở. Sản phẩm mà mạng lưới các tổ chức này cung cấp
cho người dùng tin và xã hội rất đa dạng và phong phú, bao gồm những sản phẩm truyền thống
như ấn phẩm, các bộ phiếu tra cứu thủ công cho tới các CSDL, các Website, các bản tin điện tử,
các băng hình, đĩa hình với âm thanh, hình ảnh động. Phương thức phục vụ thông tin cũng hết
sức linh hoạt, đa dạng: từ thủ công cho tới tự động hoá và phục vụ on-line/ trực tuyến, thuê bao
nguồn tin trên Internet. Mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin này đã góp phần nhất định vào
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền truyền thông (CNTT&TT) trong những
thập kỷ gần đây đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thông
tin KH&CN nói riêng. Người ta đã đề cập đến việc chuyển đổi của thế giới từ kỷ nguyên công
nghiệp sang kỷ nguyên thông tin với kinh tế tri thức, xã hội thông tin. Trong bối cảnh đó, hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ đang có những thay đổi quan trọng, đòi hỏi hoạt động này
cũng phải được điều chỉnh phù hợp. Trong bài này, chúng tôi trình bày một số định hướng cho
hoạt động này trong thời gian tới.
2. MỘT SỐ NÉT VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN KH&CN VIỆT NAM
2.1 Mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động thông tin KH&CN được cho là bắt đầu triển khai từ cuối những năm 50
của thế kỷ XX khi thành lập Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Chúng ta có thể phân chia một cách
khái quát quá trình đó thành 4 giai đoạn [7].
- Giai đoạn mở đầu (1959-1972)
- Giai đoạn hình thành và phát triển Hệ thống (1972-1986)
- Giai đoạn đổi mới hoạt động thông tin KH&CN (1986-1996)
- Giai đoạn phát triển phục vụ CNH và HĐH (Từ 1996 đến nay)
Công tác thông tin KH&CN trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả đáng kể như:
- Mạng lưới tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN quốc gia đã hình thành và phát triển rộng khắp
trên cả nước
- Nguồn tin KH&CN được phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng những nhu cầu cơ bản về thông tin
KH&CN của đất nước
*
Phó Giám đốc, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
- Công tác phục vụ thông tin đã có bước phát triển mới về chất, đã bám sát được định hướng phát
triển của Đảng và Nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu thông tin của người dùng tin; Hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin được phát triển đa dạng;
- Trình độ công nghệ của nhiều tổ chức thông tin KH&CN trong Hệ thống đã được phát triển và
nâng cao. Nhiều tổ chức thông tin KH&CN đã áp dụng những CNTT và truyền thông tiên tiến,
những trang thiết bị hiện đại; Đã hình thành được nhiều mạng thông tin KH&CN, các thư viện
điện tử phục vụ hiệu quả cho quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển, nâng cao dân trí;
- Đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp được hình thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã
được nâng cao và có bước phát triển đáng kể
- Hợp tác quốc tế được mở rộng.
Ngày 31/8/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 159/2004/NĐ-CP về công tác thông tin
KH&CN, trong đó đề cập khái niệm khái niệm "Mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin
KH&CN" thay cho “Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia". Cho đến nay, chúng ta đã tạo lập
được mạng lưới tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN công lập gồm [4]:
- Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là
đầu mối liên kết trung tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ.
- Khoảng 40 tổ chức thông tin KH&CN cấp Bộ/ngành, bao gồm các cơ quan thông tin của các bộ
(trong đó có cả 2 trung tâm thông tin chuyên dạng của Bộ Khoa học và Công nghệ là Trung tâm
Thông tin Sáng chế và Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng), các cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ.
- 63 cơ quan/đơn vị thông tin KH&CN cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
- Một số cơ quan thông tin KH&CN thuộc các cơ quan trung ương của Đảng và đoàn thể ở Trung
ương.
- Hơn 400 cơ quan TT-TV tại các viện/trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng; Hàng
chục trung tâm thông tin ở các Tổng công ty 90, 91.
Nhiều cơ quan TT-TV đã được Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương chú trọng phát triển trụ
sở, nhà xưởng, điều kiện làm việc, đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Điều kiện làm việc
của nhiều cơ quan thông tin KH&CN được liên tục cải thiện.
2.2. Nguồn tin KH&CN
Cho tới nay, trong toàn Hệ thống có hơn 3 triệu đầu tên sách, trên 25 triệu bản mô tả sáng chế
phát minh, trên 200 nghìn tiêu chuẩn; 50 nghìn catalo công nghiệp, 4.000 bộ báo cáo địa chất,
4.500 báo cáo lâm nghiệp; 20.000 báo cáo kết quả nghiên cứu, luận án tiến sĩ; hàng chục triệu
biểu ghi trên CD/ROM,....
Đặc biệt, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, với tư cách là cơ quan đầu mối trung tâm của
mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN đã được phát triển được nguồn tin KH&CN trực
tuyến với hàng chục nghìn đầu tên tạp chí điện tử, có khả năng truy cập tới hàng chục triệu tài liệu
gốc với độ cập nhật rất nhanh và độ hồi cố khá sâu [2] như:
- STD (Tài liệu KH&CN Việt Nam): hơn 127.000 biểu ghi rong đó có hơn 45.000 biểu ghi có liên
kết đến bài toàn văn.
- ScienceDirect: hơn 2.100 tạp chí điện tử của NXB Elsevier, hơn 9 triệu bài báo toàn văn; một số
lĩnh vực có thể hồi cố từ số đầu tiên của tạp chí.
- SringerLink: hơn 1.200 tạp chí điện tử của NXB Springer (CHLB Đức), truy cập được gần 4
triệu bài báo toàn văn.
- ISI-Web of Knowldge: 2 CSDL trích dẫn KH&CN hàng đầu thế giới của NXB Thomson
Reuters (Science Citation Index Expanded và Social Science Index).
- Proquest Central: một trong những CSDL toàn văn tổng hợp lớn nhất thế giới, chứa thông tin
của trên 11.250 tạp chí (trong đó có 8.400 tạp chí toàn văn), 479 báo toàn văn, 30.000 luận văn
toàn văn; trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp, trên 3.000 Báo cáo công nghiệp;
- Ebrary: CSDL của trên 35.000 sách điện tử;
- Tạp chí điện tử của một số hội KH&CN uy tín về một số lĩnh vực như:
• Hội Hoá học Hoa Kỳ (ACS)
• Hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ (ASME)
• Hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ (ASCE)
• Hội Vật Lý Hoa Kỳ
• Viện Vật lý Hoa Kỳ (AIP).
Đây là một nguồn lực thông tin quan trọng phục vụ hiệu quả cho hoạt động KH&CN của đất nước
2.3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN
Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin được phát triển đa dạng, từ truyền thống tới hiện đại.
Hiện tại, theo thống kê chưa đầy đủ, mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN xuất bản
gần 300 ấn phẩm thông tin, trong đó có hàng chục ấn phẩm bằng tiếng Anh dùng để trao đổi quốc
tế. Ngoài ra, hàng năm các cơ quan thông tin KH&CN còn xuất bản nhiều ấn phẩm không định
kỳ, sách chuyên đề, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu dịch, các Nông lịch ...
Các tổ chức trong mạng lưới thông tin KH&CN quốc gia đã xây dựng tới trên 300 CSDL tư liệu
và dữ kiện. Tuy nhiên, hầu hết đây mới là các CSDL nhỏ (từ vài nghìn tới vài chục biểu ghi) dùng
để quản trị các nguồn tin của cơ quan. Một số ít cơ quan đã xây dựng được những CSDL quy mô
lớn lớn (như CSDL STD của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia). Từ chỗ chỉ có các CSDL
thư mục, đến nay nhiều cơ quan thông tin đã xây dựng các CSDL toàn văn.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, nhiều cơ quan đã phát triển loại hình
bản tin điện tử. Sản phẩm này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ 1995 và đặc biệt phát triển nhanh
về số lượng cũng như chất lượng từ 1997, khi Việt Nam bắt đầu hoà nhập Internet.
Trình độ công nghệ của nhiều tổ chức thông tin KH&CN trong mạng lưới đã được nâng cao.
Nhiều tổ chức thông tin KH&CN đã áp dụng những CNTT và truyền thông tiên tiến, những trang
thiết bị hiện đại. Hầu hết các cơ quan thông tin KH&CN đã kết nối và tích cực khai thác
INTERNET. Nhiều cơ quan thông tin KH&CN đã xây dựng được Cổng Giao tiếp điện tử, Thư
viện điện tử, Website.
Đặc biệt, một số cơ quan thông tin KH&CN đã thực hiện việc đặt mua các CSDL trực tuyến, tạp
chí điện tử trực tuyến. Thí dụ Trung Thông tin KH&CN Quốc gia đã mua quyền truy cập đến các
CSDL toàn văn của Science@Direct, Springer, Proquest Central,..
Bên cạnh việc duy trì các dịch vụ thư viện truyền thống, nhiều cơ quan đã áp dụng các hình thức
dịch vụ hiện đại, tiên tiến: kho mở, mã vạch, cổng từ; khai thác qua mạng, phòng đọc đa phương
tiện, liên kết trao đổi liên thư viện...
Đã hình thành được nhiều mạng thông tin KH&CN, các thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho
quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển, nâng cao dân trí. Đến nay, hầu hết các cơ quan
thông tin KH&CN ở trung ương, bộ/ngành và những thành phố lớn đều đã xây dựng Website về
KH&CN; ở một số cơ quan đã tạo lập Thư viện điện tử chuyên ngành.
Đặc biệt, mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN đã xây dựng một số mạng thông tin điện tử
với nguồn tin phong phú, đáp ứng cơ bản yêu cầu tin của người dùng tin như:
- Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA); Mạng thông tin KH&CN phục vụ vùng sâu, vùng
xa (Thư viện điện tử phục vụ nông thôn);
- Chợ ảo về Công nghệ và Thiết bị Việt Nam (Techmart Vietnam trên mạng);
- Mạng thông tin tiêu chuẩn-đo lường chất lượng TCVNNet
- Mạng thông tin nông nghiệp nông thôn AgroViet;
- Mạng thông tin y học, y tế (CIMSINet);
- Mạng thông tin thương mại VITRANET,....
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã được Bộ KH&CN
giao nhiệm vụ xây dựng Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (gọi tắt là VinaREN). Đây là một
mạng viễn thông dùng riêng dành cho các tổ chức KH&CN Việt Nam. Mạng VinaREN đã chính
thức khai trương tháng 3/2009.
Công tác phục vụ thông tin đã có bước phát triển, đã bám sát yêu cầu của Đảng và Nhà nước, cơ
bản đáp ứng được yêu cầu thông tin cơ bản của người dùng tin. Việc phục vụ thông tin KH&CN
cho người dùng tin là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan quản lý, cho cán bộ quản
lý ở các cấp đã được chú trọng và triển khai với nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là các thông tin
nhanh, thông tin chọn lọc, các tổng luận phân tích, các số liệu thống kê, so sánh,...
Phục vụ thông tin KH&CN cho nông nghiệp nông thôn được nhiều cơ quan thông tin chú trọng
phát triển nhất là các cơ quan thông tin địa phương. Đặc biệt là việc nhân rộng mô hình “Cung cấp
thông tin phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, miền núi”. Đến nay, mô hình này đã được triển
khai ở trên 30 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Công tác phục vụ thông tin cho doanh nghiệp, phát triển thị trường công nghệ được đặc biệt quan
tâm. Trong những năm qua, Chợ công nghệ và thiết bị đã được tổ chức ở nhiều quy mô, cấp độ
khác nhau như quy mô quốc gia (vào các năm 2003, 2005), quy mô vùng [1]. Chợ công nghệ và
thiết bị trên mạng cũng được một số cơ quan chú ý xây dựng và phát triển (như
www.techmartvietnam.com; www.techmart.cesti.gov.vn; www.techmarthaiphong.com.vn).
2.4. Một số tồn tại của hoạt động thông tin KH&CN Việt Nam
Mặc dù đã có bước phát triển nhất định, nhưng hoạt động thông tin KH&CN của Việt Nam vẫn
còn những tồn tại [5]. Đó là:
- Cơ sở vật chất còn yếu (nhiều nơi chưa có trụ sở, diện tích làm việc chật hẹp, hạ tầng
mạng và trang thiết bị hạn chế,...);
- Tiềm lực thông tin KH&CN còn nhỏ bé, nhất là tiềm lực thông tin số hóa.;
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin chưa cao (do hạn chế về nguồn, về lực lượng
xử lý tin,...); Các CSDL hầu hết là có quy mô nhỏ (từ vài trăm đến vài nghìn biểu ghi), chủ yếu
phục vụ nội bộ. Số lượng CSDL đặc thù có quy mô lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu của người
dùng là rất ít. Nhiều CSDL chưa được đưa lên phục vụ trên mạng. Nhìn chung, chưa có nhiều sản
phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao, chưa thể cạnh tranh trên thị trường;
- Đội ngũ cán bộ còn mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng; không ổn định, hay
thuyên chuyển, nhiều cán bộ chưa thực sự gắn bó với nghề nghiệp;
- Nguồn thu từ sản phẩm và dịch vụ là không đáng kể. Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ
thông tin KH&CN trong Mạng lưới đều được Nhà nước bao cấp (thu không đủ chi). Các nguồn
khác được đề cập ở đây là hoạt động tin học, quảng cáo, tổ chức hội nghị, hội thảo, dịch thuật,
giới thiệu chào bán công nghệ,...
3. BỐI CẢNH MỚI CỦA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH&CN
3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội vĩ mô
Có thể thấy, hoạt động thông tin KH&CN thời gian tới sẽ được triển khai trong một bối cảnh mới,
đòi hỏi có những điều chỉnh phù hợp. Dưới đây là một số nét của bối cảnh kinh tế xã hội vĩ mô:
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN, đặc biệt là của CNTT và TT đã tác động
sâu sắc đến sự phát triển của thế giới. Thế giới đang chuyển dần từ xã hội công nghiệp sang xã hội
thông tin với nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá kinh tế được xác định là một xu thế khách quan,
tạo cơ hội cho phát triển. Khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt và những đột
phá lớn, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia.
- Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, Việt Nam đã lớn mạnh về nhiều mặt,
đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, công cuộc CNH, HĐH
đất nước đã đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng
khó khăn. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có tác động không nhỏ đến phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam;
- Sự đổi mới chính sách và cơ chế quản lý theo hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, tăng cường sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ công lập.
- Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mở ra những cơ hội hợp tác và phát triển,
đẩy mạnh hội nhập quốc tế, song cung cho thấy những thách thức mới, đặc biệt, có thể xuất hiện
những dịch vụ thông tin quốc tế với sự cạnh tranh tăng lên, những vấn đề bản quyền sẽ ngày càng
thắt chặt hơn, có thể có tác động đến hoạt động thông tin KH&CN trong nước.
3.2. Hoạt động khoa học và công nghệ đang có những thay đổi để đáp ứng đòi hỏi mới
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 khoá 10 đã xác
định: "tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển KH&CN; nghiên cứu xây
dựng, bổ sung hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ
quốc gia và các ngành, các sản phẩm quan trọng.
Đổi mới có chế tài chính, nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của cơ quan nghiên cứu khoa
học. Tiếp tục phát huy dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Phát triển thị trường khoa học, công
nghệ. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất, kinh
doanh, giáo dục, đào tạo. Có chính sách chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ
nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành, có trình độ cao" [3].
Căn cứ những định hướng đó của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đặt ra những
nhiệm vụ và giải pháp nhằm đạt mục tiêu "nâng cao trình độ nghiên cứu KH, năng lực sáng tạo
và đổi mới công nghệ, tăng tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong việc nâng cao năng xuất, chất
lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, nhăm đẩy nhanh tốc độ và nâng
cao chất lượng tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; tập trung xây dựng được
một nền KH&CN có trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực, thực sự là động lực đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020" [6].
3.3 Lĩnh vực thông tin KH&CN cũng đang có những thay đổi quan trọng, đặt công tác này
trước những vấn đề mới.
- Khuôn khổ pháp lý của hoạt động thông tin KH&CN đã cơ bản được hình thành và đang
tiếp tục được hoàn thiện:
Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) đã có những quy định rất cơ bản về thông tin và thống
kê KH&CN. Điều 45 Luật Khoa học và Công nghệ đã xác định rõ vai trò của Chính phủ: "Chính
phủ đầu tư xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia hiện đại, đảm bảo thông
tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và công
nghệ ở trong nước và trên thế giới; ban hành quy chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ;
hàng năm công bố danh mục và kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong
nước". Nhằm phát triển và đẩy mạnh quản lý nguồn tri thức nội sinh, Điều 25 Luật Khoa học và
Công nghệ cũng quy định "Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân
sách nhà nước phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được lưu giữ tại
cơ quan lưu trữ nhà nước".
Hoạt động thống kê KH&CN đã được đề cập trong Điều 51 Luật Khoa học và Công nghệ năm
2000: "Hệ thống tiêu chí thống kê khoa học và công nghệ được quy định thống nhất trong cả
nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức
khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có trách nhiệm báo cáo đầy
đủ, trung thực số liệu thống kê khoa học và công nghệ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính phủ".
- Công tác quản lý hoạt động thông tin KH&CN được quan tâm triển khai với việc thành
lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học
và Công nghệ đã quy định Bộ KH&CN có Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Việc thành lập Cục
thông tin KH&CN quốc gia mà nhằm mục tiêu tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về
thông tin và thống kê KH&CN.
- Công tác thống kê KH&CN được quan tâm hơn và cần được triển khai mạnh hơn trong
hoạt động của ngành KH&CN
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN. Đồng thời,
Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy về thống kê nói chung. Gần đây Chính phủ
cũng đang tiếp tục yêu cầu đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê nói chung, trong đó có
những chỉ tiêu thống kê về KH&CN;
- Cơ chế quản lý KH&CN theo hướng nâng cao tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KH&CN, trong đó có tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN, tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh
Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định những vấn đề liên quan đến cơ chế tự chủ
tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN. Quy chế này sẽ có những tác động ngày càng rõ hơn
vào hoạt động của các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN trong thời gian tới;
Mức độ hỗ trợ tổ chức các Chợ công nghệ và thiết bị bằng ngân sách KH&CN để phát triển thị
trường công nghệ sẽ thay đổi theo hướng lấy thu bù chi, giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách. Theo
Thông tư liên tịch số 152/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 17/12/2007 hướng dẫn quản lý tài
chính đối với hoạt động tổ chức Chợ Công nghệ và thiết bị (Techmart), mức hỗ trợ của nhà nước
đối với tổ chức Techmart sẽ giảm dần xuống mức chỉ đảm bảo 20% chi phí về Cơ sở vật chất kỹ
thuật và các khoản chi của Ban tổ chức vào năm 2014 và từ năm 2015 trở đi kinh phí từ ngân sách
chỉ đảm bảo cho các hoạt động chung của Ban Tổ chức, kinh phí khác cho tổ chức Techmart phải
huy động từ đóng góp của các đơn vị tham gia và các nguồn thu khác.
4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH&CN THỜI
GIAN TỚI
Từ việc tổng kết những kết quả đã đạt được, đánh giá những vấn đề tồn tại của hoạt động thông
tin KH&CN và xem xét bối cảnh bối cảnh, chúng ta có thể thấy hoạt động thông tin KH&CN cần
xác định mục tiêu và nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, góp phần vào phát triển hoạt động KH&CN của nước nhà, hoạt
động thông tin KH&CN cần được triển khai theo những định hướng sau:
4.1. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thông tin và thống kê KH&CN
Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý nhà nước về thông tin và thống kê KH&CN chưa được
triển khai đúng tầm và chưa đáp ứn