Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị các trường hợp nhồi máu
cơ tim cấp tái phát so với nhồi máu cơ tim cấp lần đầu.
Đối tượng và phương pháp:
Đối tượng: Các bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp lần đầu, nhồi máu cơ tim cấp tái phát được
điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu và Can thiệp – bệnh viện Thống Nhất từ 1/2009 đến tháng 10/2010.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu và tiền cứu.
Kết quả: Tổng cộng có 114 trường hợp NMCT cấp, trong đó có 21 trường hợp NMCT cấp tái phát chiếm
18,42%. Nhóm NMCT cấp tái phát so với nhóm NMCT cấp lần đầu: dạng NMCT cấp không ST chênh lên hay
gặp hơn (80,95% so với 34,41%, p < 0,001); chỉ số EF trung bình thấp hơn (44% so với 55,01%, p = 0,001) và
EF < 45% cao hơn (55,56% so với 22,86%, p = 0,01); có tổn thương mạch vành đa nhánh nhiều hơn (100% so
với 79,59% với p = 0,07); và được điều trị nội khoa đơn thuần nhiều hơn (71,43% so với 48,35%, p = 0,04).
Kết luận: Các trường hợp NMCT cấp tái phát đa phần là NMCT cấp không ST chênh lên, có chỉ số EF
trung bình thấp hơn và tỉ lệ EF < 45% cao hơn, tổn thương mạch vành đa nhánh nhiều hơn, và được điều trị nội
khoa đơn thuần nhiều hơn.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài nhận xét ban đầu về nhồi máu cơ tim cấp tái phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 13
MỘT VÀI NHẬN XÉT BAN ĐẦU VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TÁI PHÁT
Nguyễn Đức Công*, Hồ Thượng Dũng*, Phan Văn Trực*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị các trường hợp nhồi máu
cơ tim cấp tái phát so với nhồi máu cơ tim cấp lần đầu.
Đối tượng và phương pháp:
Đối tượng: Các bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp lần đầu, nhồi máu cơ tim cấp tái phát được
điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu và Can thiệp – bệnh viện Thống Nhất từ 1/2009 đến tháng 10/2010.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu và tiền cứu.
Kết quả: Tổng cộng có 114 trường hợp NMCT cấp, trong đó có 21 trường hợp NMCT cấp tái phát chiếm
18,42%. Nhóm NMCT cấp tái phát so với nhóm NMCT cấp lần đầu: dạng NMCT cấp không ST chênh lên hay
gặp hơn (80,95% so với 34,41%, p < 0,001); chỉ số EF trung bình thấp hơn (44% so với 55,01%, p = 0,001) và
EF < 45% cao hơn (55,56% so với 22,86%, p = 0,01); có tổn thương mạch vành đa nhánh nhiều hơn (100% so
với 79,59% với p = 0,07); và được điều trị nội khoa đơn thuần nhiều hơn (71,43% so với 48,35%, p = 0,04).
Kết luận: Các trường hợp NMCT cấp tái phát đa phần là NMCT cấp không ST chênh lên, có chỉ số EF
trung bình thấp hơn và tỉ lệ EF < 45% cao hơn, tổn thương mạch vành đa nhánh nhiều hơn, và được điều trị nội
khoa đơn thuần nhiều hơn.
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim tái phát, nhồi máu cơ tim cấp, NMCT: nhồi máu cơ tim.
ASBTRACT
RECURRENT MYOCARDIAL INFARCTION: CASES REPORT
Nguyen Duc Cong, Ho Thuong Dung, Phan Van Truc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 13 - 18
Objective: Report the parients with recurrent myocardial infarction.
Subjects and methods: The patients have fisrt acute myocardial infarction and recurrent myocardial
infarction who admited to emergency and intervention cardiology deparment from january 2009 to october 2010.
Retrospective and prospective descriptive study, cross-sectional design.
Results: Among 114 consecutive patients: 21 patients were identified with recurrent acute myocardial
infarction (18,42%) and 93 patients were identifed with a first acute myocardial infarction: NSTEMI was
diagnosed in first AMI/ recurrent AMI: 34.41% vs 80.95% (p < 0.001); EF of recurrent AMI is lower: 44% vs
55.01% (p = 0.001); recurrent AMI has multivessel desease more than in first AMI: 100% vs 79.59% (p = 0.07),
and medicine treatment was used more frequent in recurrent AMI: 71.43% vs 48.35% (p = 0.04).
Conclusions: NSTEMI in recurrent AMI are more often than in first AMI, EF of recurrent AMI patients
are lower than EF of first AMI patients, recurrent AMI has multivessel desease more than in first AMI, and
medicine treatment was used more often in recurrent AMI than first AMI.
Key words: Recurrent acute myocardial infarction, acute myocardial infarction, NSTEMI: non ST-
elevation myocardial infarction, AMI: acute myocardial infarction.
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí minh
Liên lạc: BS. Phan Văn Trực, Email: phanvantruc1992@yahoo.com.vn, ĐT: 0918737699
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 14
ĐẶT VẤN ĐỀ
NMCT là nguyên nhân chính gây ra bệnh
suất và tử vong trên thế giới, hàng năm có
khoảng trên 3 triệu trường hợp NMCT cấp ST
chênh lên và trên 4 triệu trường hợp NMCT cấp
không ST chênh lên(13). Điều trị NMCT cấp đã
đạt nhiều thành tựu trong vài thập niên qua: từ
việc thành lập đơn vị mạch vành vào thập niên
60, điều trị tiêu sợi huyết vào thập niên 80, mở
rộng can thiệp mạch vành qua da vào thập niên
90 của thế kỷ XX đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử
vong. Thêm vào đó là những tiến bộ trong điều
trị dùng thuốc: kháng kết tập tiểu cầu, chẹn beta,
ức chế men chuyển và statin góp phần cải thiện
dự hậu và tăng tỷ lệ sống còn của NMCT cấp(2).
Tuy nhiên dù đã có nhiều tiến bộ song ngày nay
NMCT cấp vẫn là một vấn đề lớn của sức khỏe
cộng đồng trên toàn thế giới.
Một trong những tồn tại của NMCT cấp là
NMCT cấp tái phát ở những bệnh nhân sống sót
sau NMCT lần đầu. Theo Daiji Saito bệnh nhân
có tiền căn nhồi máu cơ tim có nguy cơ bị nhồi
máu cơ tim tái phát cao trong tương lai. Tỉ lệ
mới mắc NMCT tái phát tăng từ 3-6 lần ở những
trường hợp sống sót sau NMCT lần đầu(10). Tỉ lệ
NMCT cấp tái phát thay đổi tùy theo từng giai
đoạn. Theo Kornowski R và cộng sự(6) trong số
3.695 bệnh nhân, tuổi trung bình là 61, nam giới
chiếm 74%, được nghiên cứu trong giai đoạn
1981-1983, tỷ lệ NMCT cấp tái phát sau 1 năm là
6% và có tỉ lệ tử vong là 31% trong khi nằm
viện, nhóm NMCT tái phát còn có dự hậu xấu
với tỉ lệ tử vong sau 1 năm là 11,8% so với 5,3%
ở nhóm không NMCT tái phát. Theo P Buch và
cộng sự(3) trong giai đoạn từ 1985-1989 tại Đan
Mạch có 35 795 bệnh nhân sống sót sau NMCT
cấp lần đầu có tỉ lệ NMCT cấp tái phát sớm
(dưới 30 ngày kể từ ngày NMCT cấp lần đầu) là
2,5% và NMCT cấp tái phát muộn (trên 30 ngày
đến 1 năm) là 9,0%. Theo Fokkema ML và cộng
sự(4) nghiên cứu ở 995 bệnh nhân can thiệp mạch
vành cấp cứu, sau 1 năm tỉ lệ NMCT cấp tái
phát là 3,4%; các bệnh nhân bị NMCT cấp tái
phát cũng có dự hậu xấu hơn với tỉ lệ tử vong
sau 1 năm là 17,7% so với 5,5% ở nhóm không
có NMCT cấp tái phát với p = 0,003.
Theo Menno van der Elst và cộng sự (12,11)
việc phối hợp các thuốc kháng kết tập tiểu cầu,
statin, và chẹn ß hay ức chế men chuyển đã làm
giảm tỉ lệ tử vong và tỉ lệ tái nhồi máu cơ tim với
OR = 0,94 nếu dùng 1 thuốc, OR = 0,74 nếu dùng
2 thuốc và OR = 0,59 nếu dùng 3 thuốc.
Tại Việt Nam số bệnh nhân bị nhồi máu cơ
tim ngày một tăng, nhưng những nghiên cứu về
NMCT cấp tái phát còn ít. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm khảo sát bước đầu về một
số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
NMCT cấp tái phát tại khoa Tim mạch Cấp cứu
và Can thiệp.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng và phương pháp điều trị của các trường
hợp NMCT cấp tái phát được nhập viện tại BV
Thống Nhất trong khoảng thời gian từ tháng 1
năm 2009 đến tháng 10 năm 2010.
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp,
đái tháo đường, hút thuốc lá và rối loạn chuyển
hóa lipid máu.
Khảo sát tỉ lệ chẩn đoán NMCT cấp ST
chênh lên hay không ST chênh lên.
Khảo sát độ Killip.
Khảo sát các chỉ số cận lâm sàng: nồng độ
troponin T hay I, chỉ số EF bằng siêu âm tim,
nồng độ LDL, và số nhánh mạch vành có tổn
thương ý nghĩa ở những trường hợp có chụp
mạch vành.
Khảo sát tỉ lệ các phương pháp điều trị
NMCT cấp tái phát.
Khảo sát tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm
viện của NMCT cấp tái phát.
PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả, cắt ngang hồi và tiến cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 15
Cách lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các trường hợp được chẩn đoán NMCT
cấp được điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu
và Can thiệp theo định nghĩa mới về nhồi
máu cơ tim của ESC và ACC(1): có sự tăng hay
giảm troponin T hay I với ít nhất một giá trị
cao hơn giới hạn trên của bách phân vị 99,
kèm theo một trong các bằng chứng đau thắt
ngực và hay sụ biến đổi của ECG.
Các trường hợp được ghi nhận NMCT cấp
tái phát là các trường hợp NMCT xảy ra sau lần
NMCT cấp lần đầu > 30 ngày.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp có tiền căn nhồi máu cơ tim
cũ không có bằng chứng rõ ràng: như được chẩn
đoán bởi các phòng khám tư.
Các trường hợp NMCT cấp lần đầu hay tái
phát mà nguyên nhân do can thiệp mạch vành
hay mổ bắc cầu mạch vành.
Định nghĩa các biến số
Tăng huyết áp: được ghi nhận có tăng huyết
áp khi có tiền căn tăng HA và ít nhất đang dùng
một loại thuốc điều trị tăng HA và hay khi nhập
viện có HA tâm thu ≥ 140 mmHg và hay HA tâm
thu ≥ 90 mmHg.
Đái tháo đường típ 2: chẩn đoán theo hiệp
hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 1997.
Hút thuốc lá: có hút thuốc lá khi bệnh nhân
còn đang hút thuốc lá.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu được chẩn
đoán theo NCEP ATP III.
Các phương pháp điều trị: điều trị nội khoa
đơn thuần, điều trị can thiệp một phần (không
đặt stent tất cả các tổn thương mạch vành có ý
nghĩa), và can thiệp triệt để (đặt stent ở tất cả các
tổn thương mạch vành có ý nghĩa)
Tử vong: khi bệnh nhân tử vong trong
bệnh viện hay bệnh nặng xin về do nguyên
nhân tim mạch.
Kết quả
Dùng phần mềm STATA8.0 for windows,
đối với biến số định lượng dùng phép kiểm
Student, đối với biến số định tính dùng phép
kiểm Fisher.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tổng cộng có 114 trường hợp nhồi máu cơ
tim cấp, trong đó nhồi máu cơ tim lần 1 là 93
trường hợp, nhồi máu cơ tim tái phát có 21
trường hợp (chiếm tỉ lệ 18,42%) với tuổi nhỏ
nhất là 32 và tuổi lớn nhất là 92, được phân bố
như sau:
NMCT NMCT cấp lần
đầu
NMCT cấp tái
phát
P
Nữ 28 (30,11%) 8(38,10%)
Nam 65 (69,89%) 13 (61,90%)
0,60
Tuổi trung bình 69,87 ± 12,01 74,66 ± 10, 64 0,09
Tăng HA 72 (77,42%) 17 (80,95) 1,00
Đái tháo đường 23 (24,73%) 6 (28,57%) 0,78
Hút thuốc lá 26 (27,96%) 3 (15%) 0,27
RLCHLP máu 57 (72,15%) 14 (82,35%) 0,54
NMCT ST không
chênh lên 32 (34,41%) 17 (80,95%) < 0,001
Độ Killip 1 và 2 79 (84,95%) 16 (76,19%) 0,34
EF trung bình
55,01% ±
11,42% 44% ± 16,13% 0,001
EF < 45% 16 (22,86%) 10 (55,56%) 0,010
Điều trị nội khoa 44 (48,35%) 15 (71,43%)
Can thiệp mạch
vành một phần 21 (23,08%) 5 (23,81%)
Can thiệp mạch
vành triệt để 26 (28,57%) 1 (4,76%)
0,04
Bệnh mạch vành
1 nhánh 10 (20,41%) 0 (0%)
Bệnh mạch vành
2 nhánh 12 (24,49%) 1 (8,33%)
Bệnh mạch vành
3 nhánh 27 (55,10%) 11 (91,67%)
0,07
Không tử vong 88 (94,62%) 20 (95,24%) 1,00
Nồng độ troponin
(T hay I) trung
bình
9,46 3,81 0,006
Nồng độ LDL
trung bình 2,91 2,77 0,61
Trong nghiên cứu của chúng tôi: nhóm
NMCT cấp lần đầu có tuổi nhỏ nhất là 32 và
tuổi lớn nhất là 92, nhóm NMCT cấp tái phát có
tuổi nhỏ nhất là 52 và tuổi lớn nhất là 90. Tuổi
trung bình của nhóm NMCT cấp tái phát cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 16
hơn nhóm NMCT cấp lần đầu (74,66 so với
69,89) khác biệt không có ý nghĩa thống kê P =
0,59; tương tự như nghiên cứu của Kornowski R
và cộng sự(6) (63 so với 60,8). Nhóm NMCT cấp
tái phát là nhóm sống sót sau nhồi máu cơ tim
lần đầu lên có số tuổi lớn hơn, theo Kornowski
R tuổi làm tăng nguy cơ NMCT tái phát 1,13 lần.
Tuổi trung bình của chúng tôi ở hai nhóm đều
cao hơn của Kornowski R có thể tính do đặc thù
của bệnh viện Thống Nhất.
Giới nam chiếm đa số trong cả hai nhóm là
69,89% và 69,90% cũng tương tự như nghiên
cứu của Daiji Saito và cộng sự(10) là 71,75% và
72,22%; điều này cũng phù hợp với y văn là giới
nam chiếm đa số trong nhồi máu cơ tim cấp.
Trong bốn yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
giữa hai nhóm sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê, trong đó tăng HA chiếm tỷ lệ cao nhất
ở cả hai nhóm, điều này cũng phù hợp với y
văn. Do chúng tôi thống kê cả những trường
hợp có tiền căn tăng HA và những trường hợp
HA khi nhập viện với HA tâm thu ≥ 140 mmHg
và hay HA tâm trương ≥ 90 mmHg nên nhóm
NMCT cấp tái phát có tỷ lệ tăng HA rất cao là
80,95% so với nhóm NMCT cấp lần đầu là
77,42%. Biến số hút thuốc lá chúng tôi chỉ thống
kê những trường hợp đang còn hút thuốc lá nên
ở nhóm NMCT cấp tái phát ghi nhận là 15%
trong khi nhóm NMCT cấp lần đầu là 27,96%;
do tất cả các bệnh nhân sau khi bị NMCT cấp
lần đầu đều được khuyên bỏ thuốc lá.. Đái tháo
đường típ 2 ở nhóm NMCT cấp tái phát cao hơn
là 28,57% so với 24,73%; khác biệt không có ý
nghĩa với p = 0,78. Do nhóm NMCT cấp tái phát
có độ tuổi trung bình lớn hơn nên dễ mắc đái
tháo đường típ 2 hơn.
Nhóm NMCT cấp tái phát có tỷ lệ rối loạn
chuyển hóa lipid máu cao hơn: 82,35% so với
72,15%, khác biệt không có ý nghĩa với p = 0,54.
Do trong nghiên cứu rối loạn lipid máu bao
gồm cả những trường hợp có tiền căn rối loạn
chuyển hóa lipid máu và đang có dùng thuốc
điều trị rối loạn lipid máu nên tỉ lệ có rối loạn
lipid máu ở cả hai nhóm cao hơn của Daiji
Saito(10) là 62,96% ở nhóm NMCT cấp tái phát và
44,96% ở nhóm NMCT lần đầu. Thêm vào đó
nhóm NMCT cấp tái phát có độ tuổi trung bình
cao hơn nên có tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid
cao hơn.
Chúng tôi có khảo sát nồng độ LDL ở hai
nhóm thì nồng độ LDL trung bình ở nhóm
NMCT cấp tái phát có giảm 2,77 mmol/l so với
2,91 mmol/l nhưng khác biệt không có ý nghĩa
với P = 0,61. Điều này cho thấy việc điều trị rối
loạn chuyển hóa lipid máu để hạ nồng độ LDL
về mức tối ưu theo khuyến cáo của nghiên cứu
CARE đa phần không đạt. Theo Frank M Sacks
và cộng sự(9) nếu đưa nồng độ LDL về mức
125mg/dl bằng pravastatin thì sẽ làm giảm 24%
tỷ lệ tử vong và tái nhồi máu cơ tim.
Trong các trường hợp có chụp mạch vành,
nhóm NMCT tái phát có tổn thương mạch vành
đa nhánh (2 hay 3 nhánh) cao hơn nhóm NMCT
lần đầu (lần lượt là 8,33% và 91,67% so với
24,49% và 55,10%), theo HS Mueller và cộng sự(8)
thì theo dõi 3.339 trường hợp NMCT cấp sau 3
năm có 349 trường hợp NMCT tái phát thì tổn
đa nhánh có là yếu tố làm tăng NMCT tái phát
với P = 0,007. Theo James A. Goldstein và cộng
sự(5) hệ mạch vành có nhiều tổn thương có tỉ lệ
NMCT cấp tái phát sau một năm là 19% so với
có một tổn thương là 2,6 % với P < 0,001.
Trong nghiên cứu của chúng tôi số đo EF
trung bình của nhóm NMCT lần đầu là 55,01% ±
11,42%, thấp nhất là 24% và cao nhất là 74%; ở
nhóm NMCT tái phát là 44% ± 16,13%, thấp nhất
là 20 và cao nhất là 72%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với P = 0,001. Nếu phân chia thành hai
nhóm EF < 45% và EF ≥ 45% thì NMCT tái phát
có tỉ lệ EF < 45% cao hơn 55,56% so với 22,86% ở
NMCT cấp lần đầu với p = 0,01.
Nhóm NMCT cấp lần đầu có 6 trường hợp
killip IV chiếm tỷ lệ 6,45%, 8 trường hợp killip
III chiếm tỉ lệ 8,60%. Ở nhóm NMCT tái phát
không có trường hợp nào killip IV nhưng có tới
5 trường hợp killip III, chiếm tỉ lệ 23,81%. Nếu
tính chung độ killip 3 và 4 thì nhóm NMCT tái
phát cao hơn nhóm NMCT lần đầu (23,81% so
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 17
với 15,05% với P = 0,34), tương tự như nghiên
cứu của Daiji Saito và cộng sự(10) thì độ killip ≥ 2
lần lượt là 42,3% so với 36,3%, theo y văn những
bệnh nhân sống sót sau NMCT lần đầu nếu
không được tái thông sớm thì một trong những
hậu quả thường gặp là suy tim, nên khi xuất
hiện NMCT tái phát dễ thúc đẩy tình trạng suy
tim nặng hơn.
Nồng độ troponin (T hay I) trung bình ở
nhóm NMCT cấp lần đầu cao hơn nhóm NMCT
tái phát là 9,64 so với 3,81 ng/ml khác biệt có ý
nghĩa thống kê với P = 0.006, tương tự như
nghiên cứu của Daiji Saito(10) nồng độ CK ở hai
nhóm lần lượt là 1,419 U/l so với 785 U/l. Do
nhóm NMCT lần đầu của chúng tôi có tỷ lệ
NMCT cấp ST chênh lên cao hơn nhóm NMCT
tái phát là 65,59% so với 19,05%, các bệnh nhân
NMCT cấp ST chênh lên sau khi can thiệp mạch
vành cấp cứu thường có troponin T hay I tăng
rất cao.
Điều trị nội khoa đơn thuần ở nhóm
NMCT tái phát cao hơn nhóm NMCT lần đầu
(71,43% so với 48,35%), trong số các bệnh
nhân can thiệp mạch (chủ yếu là đặt stent)
nhóm NMCT lần đầu chiếm tỷ lệ cao hơn
nhóm NMCT tái phát (23,08% so với 23,81% ở
nhóm can thiệp một phần và 28,57% so với
4,76% ở nhóm can thiệp triệt để).; tương tự
như nghiên cứu của Daiji Saito(10) tỉ lệ can
thiệp mạch vành (gồm cả nong bóng và đặt
stent) của NMCT cấp lần đầu là 48,14% và
NMCT cấp tái phát là 38,88%. Các bệnh nhân
của chúng tôi ở nhóm NMCT tái phát số tổn
thương mạch vành đa nhánh chiếm tỷ lệ cao,
cộng thêm độ Killip 3 và 4 cũng chiếm tỷ lệ
cao, chỉ số EF < 45% ở nhóm NMCT cấp tái
phát cũng cao hơn. Những điều này đã làm
hạn chế tỷ lệ can thiệp mạch vành ở nhóm
NMCT cấp tái phát.
NMCT cấp lần đầu chủ yếu là NMCT cấp
ST chênh lên trong khi nhóm NMCT cấp tái
phát thì thể NMCT cấp không ST chênh lên
chiếm đa số, trong nghiên cứu của Alon
Marmor(7) ghi nhận các trường hợp NMCT
cấp không xuyên thành (đa số là NMCT cấp
không ST chênh lên) có tỉ lệ NMCT cấp tái
phát cao hơn NMCT cấp xuyên thành.
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm
NMCT tái phát có 1 trường hợp tử vong (chiếm
tỉ lệ 4,76%) do biến chứng rung thất, tiền căn
bệnh 3 nhánh mạch vành, còn nhóm NMCT cấp
lần đầu có 5 trường hợp tử vong (chiếm tỉ lệ
5,38%), trong đó có 4 trường hợp do choáng tim,
và một trường hợp suy tim nặng sau nhồi máu
gia đình làm đơn xin về. So với kết quả nghiên
cứu của Kornowski R(6) thì tỉ lệ tử vong trong
bệnh viện của chúng tôi thấp hơn, do
Kornowski R được tiến hành từ những năm
1981-1983, các bệnh nhân chỉ được điều trị nội
khoa đơn thuần, và các tiến bộ trong điều trị nội
khoa, hồi sức tim mạch còn hạn chế.
KẾT LUẬN
NMCT cấp tái phát có tỉ lệ NMCT không ST
chênh lên cao hơn 80,95% so với 34,41%, khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
NMCT tái phát có độ killip lớn hơn 2 cao
hơn 23,81% so với 15,05% với p = 0,34.
NMCT cấp tái phát có chỉ số EF trong siêu
âm tim giảm hơn NMCT cấp lần đầu 44% so
với 55,01% với p = 0,001; có tỉ lệ EF < 45% cao
hơn 55,56% so với 22,86% với p = 0,01. NMCT
cấp tái phát có nồng độ troponint T hay I
trung bình thấp hơn (3,81 ng/ml so với 9,46
ng/ml với p = 0,006). NMCT cấp tái phát có
tổn thương mạch vành đa nhánh cao hơn với
100% tổn thương 2 hay 3 nhánh, so với NMCT
lần đầu là 79,59% với p = 0,07.
NMCT cấp tái phát được điều trị nội khoa
đơn thuần nhiều hơn (71,43% so với 48,35%
với p = 0,04).
NMCT tái phát có tử lệ tử vong trong khi
nằm viện là 4,76% so với NMCT lần đầu là
5,38%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê,
với p = 1.
Hạn chế của đề tài: đề tài chủ yếu hồi cứu,
số mẫu ở nhóm NMCT cấp tái phát còn nhỏ (<
30), nên có những hạn chế về mặt thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 18
Kiến nghị: Qua nghiên cứu này chúng tôi đề
suất một nghiên cứu đoàn hệ trong tương lai,
xác định tỉ lệ NMCT cấp tái phát sau một năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antman E, Bassand JP, Klein W, Ohman M et al (2000)
“Myocardial infarction redefined – a consensus document of the
joint European society of Cardiology/ American college of
Cardiology committee for the redefinition of myocardial
infarction: the joint European society of Cardiology/ American
college of Cardiology committee.. J. Am. Coll. Cardio”; 36: 959-
969.
2. Boersma E, Mercado N, Poldermans D et al (2003). “Acute
myocardial infarction”. Lancet; 361: 847-858.
3. Buch P, Rasmussen S, Gislason GH et al (2007). “Temporal
decline in the prognostic inpact of a recurrent acute myocardial
infarction 1985 to 2002”. Heart;93: 210-215.
4. Fokkema ML, van der Vleuten PA, Vlaar PJ et al (2009).
“Incidence, predictors, and outcome of reinfarction and stent
thrombosis within one year after primary percutaneous
coronary intervention for ST-elevation myocardial infarction”.
Catheter cardiovasc interv; 73(5): 627-634.
5. Goldstein JA, Demetriou D, Grines CL et al. (2000). “Multiple
complex coronary plaques in patients with acute myocardial
infarction”. N Engl J Med; 343: 915-922.
6. Kornowski R, Goldbourt U, Mandelzweig L et al. (1993).
“Predictors and long-term prognostic of significance of recurrent
in the year after a fist myocardial infarction. SPRINT study
group”. Am J Cardiol;72(12): 883-888.
7. Marmor A, Schechtman K, Roberts R et al