Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả tất cả bệnh nhân được chẩn đoán nang giả tụy và
được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2003 đến 06/2011.
Kết quả: Trong thời gian tám năm rưỡi chúng tôi ghi nhận được 24 trường hợp. Tỷ lệ nam/nữ : 3/1. Lứa
tuổi thường gặp nhất: 6 – 11 tuổi (58,33%). Lý do nhập viện chủ yếu là đau bụng (83,33%). Các triệu chứng nổi
bật là đau bụng (83,33%) và u bụng (54,17%). Nguyên nhân nổi bật là chấn thương tụy (66,67%). Biến chứng
sớm sau phẫu thuật được ghi nhận trong 2 trường hợp (8,33%) bao gồm: 1 xuất huyết tiêu hóa và 1 tắc ruột do
dính. Siêu âm là phương tiện chủ yếu trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị trong tất cả các trường hợp. Nối
nang với đường tiêu hóa là phương pháp điều trị chủ yếu (87,5%), với các trường hợp còn lại là dẫn lưu nang và
cắt nang.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các phương pháp phẫu thuật thì nối nang với đường tiêu hóa
cho kết quả tốt.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nang giả tụy ở trẻ em: Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 131
NANG GIẢ TỤY Ở TRẺ EM: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Uông Sỹ Trường*, Trương Nguyễn Uy Linh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả tất cả bệnh nhân được chẩn đoán nang giả tụy và
được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2003 đến 06/2011.
Kết quả: Trong thời gian tám năm rưỡi chúng tôi ghi nhận được 24 trường hợp. Tỷ lệ nam/nữ : 3/1. Lứa
tuổi thường gặp nhất: 6 – 11 tuổi (58,33%). Lý do nhập viện chủ yếu là đau bụng (83,33%). Các triệu chứng nổi
bật là đau bụng (83,33%) và u bụng (54,17%). Nguyên nhân nổi bật là chấn thương tụy (66,67%). Biến chứng
sớm sau phẫu thuật được ghi nhận trong 2 trường hợp (8,33%) bao gồm: 1 xuất huyết tiêu hóa và 1 tắc ruột do
dính. Siêu âm là phương tiện chủ yếu trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị trong tất cả các trường hợp. Nối
nang với đường tiêu hóa là phương pháp điều trị chủ yếu (87,5%), với các trường hợp còn lại là dẫn lưu nang và
cắt nang.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các phương pháp phẫu thuật thì nối nang với đường tiêu hóa
cho kết quả tốt.
Từ khóa: Nang giả tụy ở trẻ em.
SUMMARY
PANCREATIC PSEUDOCYST IN CHILDREN: DIAGNOSIS AND SURGICAL MANAGEMENT
Uong Sy Truong, Truong Nguyen Uy Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 131 - 135
Objectives: To find out the clinical and laboratory characteristics and assessment of the surgical treatment.
Methods: Retrospective description study from 01/2003 - 06/2011 of 24 cases diagnosed and surgical treated
at Children's Hospital No.1.
Results: Rates of male / female : 3 / 1. The most common ages are from 6-11 years (58.33 %). Reason for
hospitalization mainly abdominal pain (83.33 %). The prominent symptom is abdominal pain (83.33 %) and
abdominal mass (54.17 %). Main cause is pancreatic injury (66.67 %). Early postoperative complications were
recorded in 2 cases (8.33 %) including: a gastrointestinal bleeding and an intestinal obstruction due to adhesion.
Ultrasound is valuable in diagnosing anh following up postoperation in all cases. Cysto-enterostomy is primary
surgical procedure (87.5 %), other procedures are cyst external drainage and cyst excision.
Conclusions: Research results showed that, the cysto-gastrostomy and the cysto-jejunostomy methods for
good results.
Key words: Pancreatic pseudocyst.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nang giả tụy là một biến chứng muộn của
viêm tụy cấp, viêm tụy mạn và chấn thương tụy,
thể hiện bằng sự tụ dịch bất thường vùng quanh
tụy, với một vách được tạo bởi mô xơ do viêm
mạn. Các nang giả tụy có khả năng tự khỏi nhờ
điều trị bảo tồn. Có nhiều phương pháp can
*Bệnh viện Sản Nhi Ngọc Tâm ** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM
Địa chỉ liên hệ: Ts.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: 0909500579 Email: uylinhbs@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 132
thiệp tùy vào vị trí, kích thước, độ dầy của
thành nang, và tùy thuộc nang có biến chứng
hoặc chưa có biến chứng. Việc chẩn đoán nang
giả tụy ngày càng được dễ dàng hơn nhờ vào
siêu âm và chụp điện toán cắt lớp, tuy nhiên,
vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị nào đối
với bệnh này ở trẻ em vẫn chưa có được một sự
thống nhất rõ ràng để đạt được hiệu quả cao
nhất. Qua công trình nghiên cứu này chúng tôi
muốn đánh giá những đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và điều trị từ đó rút ra những thái độ
nhất quán hơn cho việc chẩn đoán và điều trị
một bệnh còn tương đối hiếm gặp và hiếm được
nghiên cứu ở trẻ em Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu hồi cứu
mô tả tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và
điều trị phẫu thuật nang giả tụy tại khoa ngoại
bệnh việnh Nhi Đồng 1 trong thời gian từ
01/2003 – 06/2011.
Phân tích bệnh án, thu thập các dữ liệu về
lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị qua bảng thu
thập số liệu cho sẵn.
So sánh kết quả thực tế và trong y văn để rút
ra kinh nghiệm.
Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA. Dùng
phép kiểm student để kiểm định các giả thuyết.
KẾT QUẢ
Trong tám năm rưỡi (01/2003 – 06/2011)
chúng tôi ghi nhận được 24 trường hợp được
chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại
bệnh viện Nhi Đồng 1.
Giới
Nam chiếm ưu thếvới 18 trường hợp, tỷ lệ
nam/nữ : 3/1.
Tuổi
Trung bình là 8,5 ± 3,44 tuổi (2 – 14 tuổi).
Tuổi ≤ 5 tuổi 6 – 11 tuổi 12 – 14 tuổi
Số ca 5 14 5
Tỷ lệ 20,83% 58,33% 20,83%
Lứa tuổi thường gặp là từ 6 – 11 tuổi
(58,33%).
Lý do nhập viện:
Triệu chứng đau bụng là lý do chủ yếu đưa
bệnh nhân đến nhập viện.
Lý do NV Đau bụng U bụng Nôn
Số ca 20 7 3
Tỷ lệ 83,33% 29,17% 12,5%
Nguyên nhân
Nguyên nhân Chấn thương Viêm tụy Không rõ
Số ca 16 6 2
Tỷ lệ 66,67% 25% 8,33%
Nguyên nhân chủ yếu của nang giả tụy ở trẻ
em thường là sau một chấn thương bụng
(66,67%).
Triệu chứng lâm sàng
Lâm sàng Đau bụng U bụng Chán ăn
Số ca 20 13 2
Tỷ lệ 80,33% 54,17% 8,33%
Hai triệu chứng nổi bật của nang giả tụy ở
trẻ em là đau bụng và khám sờ thấy u vùng
bụng.
Cận lâm sàng
Về công thức máu, số lượng bạch cầu tăng
trong 9 ca (37,5%), trung bình là9.863 ±
3.567/ml. Có 1 trường hợp (4,17%) có dấu hiệu
thiếu máu nhẹ, số lượng hồng cầu trung bình
là 4.484.000 ± 550.000/ml. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với số bạch cầu và
số hồng cầu của người bình thường (phép
kiểm Student với p < 0,05).
Về sinh hóa, Amylase máu, Amylase niệu và
trong dịch nang đều tăng.
Amylase
máu
Amylase
niệu
Amylase dịch
nang
Số ca tăng 19 19 23
Tỷ lệ 79,17% 79,17% 95,83%
Trung bình
(UI/l)
622 2451 21909
Siêu âm
Kích thước nang được ghi nhận là từ 43 –
155mm, trung bình là 89,67 ± 30,18mm. Kích
thước nang chiếm đa số là từ 6 – 10cm (54,16%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 133
Kích thước nang Số ca Tỷ lệ
Dưới 6cm 4 16,67%
Từ 6 – 10cm 13 54,16%
Trên 10cm 7 29,17%
Bề dầy của vách nang giả tụy được ghi nhận
trên siêu âm là từ 2 – 6mm, trung bình là 3,43 ±
0,88mm.
Bề dầy vách nang Số ca Tỷ lệ
Dưới 3mm 3 12,5%
Từ 3 – 5mm 20 83,33%
Trên 5mm 1 4,17%
Bề dầy vách chiếm đa số là trong nhóm từ 3
– 5mm (83,33%).
Chụp cắt lớp điện toán được chỉ định trong
4 trường hợp (16,67%), ghi nhận được kích
thước trung bình của nang là 73,25 ± 30,35mm.
So sánh kích thước nang trên chụp cắt lớp
điện toán và siêu âm:
T.H. 1 T.H. 2 T.H. 3 T.H. 4
Trung bình
(mm)
CTscan
(mm)
56 85 110 42
73,25 ±
30,35
Siêu âm
(mm)
58 100 114 48 80 ± 31,96
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
đối với kích thước nang trên chụp cắt lớp điện
toán và siêu âm (phép kiểm Student với p <
0,05).
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định chủ yếu vẫn dựa vào
triệu chứng lâm sàng và siêu âm, chẩn đoán
trước mổ và sau mổ phù hợp với nhau trong 23
ca (95,83%), chỉ có 1 ca (4,17%) chẩn đoán trước
mổ là nang ống mật chủ và chẩn đoán sau mổ là
nang giả tụy.
Các phương pháp phẫu thuật
PPPT
Nối nang-dạ
dày
Nối nang-
hỗng tràng
Dẫn lưu
ngoài
Cắt nang
Số ca 11 10 2 1
Tỷ lệ 45,83% 41,67% 8,33% 4,17%
Biến chứng
Có 2 ca có biến chứng sớm sau mổ: một bị
xuất huyết tiêu hóa được điều trị nội khoa ổn và
một bị tắc ruột do dính phải can thiệp phẫu
thuật để gỡ dính.
BÀN LUẬN
Về giới, nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, tỷ lệ
nam/nữ : 3/1. Điều này có thể là do trẻ nam hiếu
động và thường chơi các trò chơi thiên về sức
mạnh là yếu tố dễ dẫn đến chấn thương hơn so
với trẻ gái.
Lứa tuổi thường gặp nhất là lứa tuổi 6 – 11
tuổi, phù hợp với tuổi của các bệnh nhi trong lô
nghiên cứu của Trần Lý Trung(8), Teh(7) và
Sharma(5), chủ yếu tập trung ở độ tuổi cấp 1, đây
cũng là lứa tuổi hiếu động dễ dẫn đến những
chấn thương bụng là nguyên nhân chủ yếu của
nang giả tụy ở trẻ em.
Lý do nhập viện thường gặp nhất là đau
bụng, phù hợp với nhận định của Cohen(1) và
của Lê Lộc(2).
Về mặt nguyên nhân có sự khác biệt hẳn so
với nguyên nhân gây nang giả tụy ở người lớn.
So sánh nguyên nhân gây nang giả tụy theo
các tác giả
Đối tượng
nghiên cứu
Chấn
thương
bụng
Viêm tụy Không rõ
nguyên
nhân
Lê Lộc
(2)
Người lớn 21,5% 78,5%
Cường
Thịnh
(3)
Người lớn 16,7% 56,8% 18,2%
Văn Tần
(11)
Người lớn 9,52% 66,66%
Trần Lý
Trung
(8)
Trẻ em 69% 6% 25%
Sharma
SS
(5)
Trẻ em 53,33%
Teh SH
(7)
Trẻ em 45,83% 16,67% 25%
Chúng tôi Trẻ em 66,67% 25% 8,33%
Như vậy nguyên nhân chủ yếu gây nang giả
tụy ở trẻ em thường là sau một chấn thương
bụng do chấn thương bụng đơn thuần hoặc do
sang chấn của phẫu thuật khác hẳn với nguyên
nhân gây nang giả tụy ở người lớn thường là
sau một viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn.
Đau bụng là triệu chứng hay gặp trong nang
giả tụy ở trẻ em. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đau
bụng là 83,33%, phù hợp với ghi nhận của các
tác giả nước ngoài như: The(7) với tỷ lệ bệnh nhi
có đau bụng là 100% và Suzanne(6) với tỷ lệ đau
bụng là 69,23%. Đây cũng là triệu chứng hay
gặp ở người lớn, Văn Tần(11) ghi nhận 100%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 134
trường hợp có đau bụng. Trần Văn Phơi(10) ghi
nhận 87% trường hợp có đau bụng.
Số lượng hồng cầu và bạch cầu trong những
bệnh nhi nang giả tụy của nhóm nghiên cứu này
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
người bình thường.
Amylase máu, Amylase niệu và Amylase
dịch nang đều tăng. Theo Văn Tần(11) ghi nhận
được thì tỷ lệ Amylase máu tăng là 84% và tỷ lệ
Amylase dịch nang tăng là 100%. Như vậy việc
Amylase tăng mà đặc biệt là Amylase trong dịch
nang tăng cao trong bệnh lý nang giả tụy ở trẻ
em và người lớn tương tự như nhau. Tuy nhiên
Amylase không chỉ tăng trong bệnh lý nang giả
tụy mà cũng tăng rất cao ở những bệnh nhân
viêm tụy như ghi nhận của Trần Thiện Hòa(9) với
84% bệnh nhân tăng Amylase máu, Phạm Văn
Duyệt(4) ghi nhận rằng Amylase máu trung bình
là 2013 UI/l và Amylase niệu trung bình là 6520
UI/l. Vì thế một số tác giả cho rằng Amylase
thường chỉ là dấu hiệu gợi ý, ít có giá trị đặc
hiệu trong việc chẩn đoán nang giả tụy.
Siêu âm được xem như một phương tiện chủ
yếu giúp chẩn đoán và theo dõi nang trong qua
trình điều trị. Qua siêu âm chúng tôi ghi nhận
được kích thước nang ≥ 6cm chiếm đa số
(83,33%), nang có bề dầy vách nang ≥ 3mm
chiếm tỷ lệ 87,5%. Chụp cắt lớp điện toán chỉ
được chỉ định đối với những trường hợp cần
xác định rõ hơn sự liên quan của nang với các
cơ quan lân cận. Về mặt kích thước nang thì
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
siêu âm và chụp cắt lớp điện toán.
Chẩn đoán xác định được dựa chủ yếu vào
triệu chứng lân sàng và siêu âm.
Tùy thuộc vào vị trí nang, sự dính của nang
vào các cơ quan lân cận và biểu hiện của bệnh
mà chúng tôi chọn lựa việc nối nang với hỗng
tràng theo Roux-en-Y, nối nang với mặt sau dạ
dày, cắt nang hoặc dẫn lưu ngoài. Trong nghiên
cứu này chúng tôi ghi nhận được phương pháp
nối nang với dạ dày được lựa chọn nhiều nhất
(45,83%), kế đến là phương pháp nối nang với
hỗng tràng theo Roux-en-Y (41,67%). Khác với
ghi nhận của Nguyễn Cường Thịnh(3) với nối
nang-hỗng tràng chiếm 42,4% > nối nang-dạ dày
chiếm 31,8%, và của Văn Tần(11) với nối nang-
hỗng tràng chiếm 44,32% > nối nang-dạ dày
chiếm 34,09%.
Chỉ định cắt nang được đặt ra cho những
nang ở đuôi tụy không dính hoặc dính ít vào cơ
quan lân cận. Chúng tôi có được một trường
hợp cắt nang cho một nang khu trú ở đuôi tụy
sau một chấn thương bụng mà không có biến
chứng sau phẫu thuật. Như vậy cắt đuôi tụy có
nang hoàn toàn có thể thực hiện an toàn ở trẻ
em.
Không có trường hợp nào tử vong và tái
phát sau mổ thấp hơn những nghiên cứu ở
người lớn. Văn Tần(11) ghi nhận tỷ lệ tái phát là
5,26%, Nguyễn Cường Thịnh(3) ghi nhận tỷ lệ tái
phát là 7,6%.
KẾT LUẬN
Nang giả tụy là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em
với những đặc điểm sau:
Lý do nhập viện chính là đau bụng.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng
và khám sờ thấy u bụng.
Chấn thương tụy là nguyên nhân chủ yếu
của bệnh và có một tỷ lệ tương đối không tìm
thấy nguyên nhân so với người lớn.
Amylase máu và niệu tăng không có giá trị
đặc hiệu trong chẩn đoán nang giả tụy, chỉ là
một dấu hiệu gợi ý. Tuy nhiên Amylase trong
dịch nang tăng cao trong phần lớn trường hợp.
Siêu âm có một giá trị rất lớn trong việc chẩn
đoán và theo dõi điều trị.
Việc cắt đuôi tụy có nang hoàn toàn có thể
thực hiện một cách an toàn ở trẻ em.
Việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật tùy
thuộc vào hoàn cảnh của bệnh cũng như vào vị
trí nang mà phương pháp nối nang hỗng tràng
hỗng tràng theo Roux-en-Y hoặc nối nang với
dạ dày được chấp nhận nhiều nhất như là
những phẫu thuật triệt để cho một bệnh mà tiên
lượng sau phẫu thuật được đánh giá là đạt kết
quả tốt hơn ở người lớn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cohen MJ, Prinz RA: Pancreatic pseudocyst. In: Cameron JL, ed.
Current Surgical Therapy. 7th ed. St Louis: Mosby-Year Book;
2001: 543-547.
2. Lê Lộc, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện: Kết quả điều trị nang
giả tụy. Y học TP. HCM phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 173-176.
3. Nguyễn Cường Thịnh: Nang giả tụy: Nguyên nhân, điều trị và
kết quả. Y học TP. HCM phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 163-166.
4. Phạm Văn Duyệt, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Mạnh Thắng:
Một số nhận xét về kết quả điều trị viêm tụy cấp thể nặng tại
khoa ngoại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng. Y học TP. HCM
phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 191-195.
5. Sharma SS, Maharshi S: Endoscopic management of pancreatic
pseudocyst in children-a long-term follow-up. J Pediatr Surg 9,
2008: 1636-1639.
6. Suzanne M. Yoder, MD, Steven Rothenberg, MD, Kuojen Tsao,
MD, et al: Laparoscopic Treatment of Pancreatic Pseudocysts in
Children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 2009: 37-40.
7. Teh SH, Pham TH, Lee A, et al: Pancreatic pseudocyst in
children: the impact of management strategies on outcome. J
Pediatr Surg 11, 2006: 1889-1893.
8. Trần Lý Trung, Đào Trung Hiếu, Trương Nguyễn Uy Linh:
Chẩn đoán và điều trị nang giả tụy ở trẻ em. Y học TP. HCM
phụ bản số 4. Tập 5, 2001: 39-43.
9. Trần Thiện Hòa, Văn Tần, và cộng sự: Đặc điểm và kết quả phẫu
thuật viêm tụy cấp nặng tại Bệnh viện Bình Dân 1995 – 2004. Y
học TP. HCM phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 196-204.
10. Trần Văn Phơi: Nang giả tụy: Đặc điểm chẩn đoán và điều trị. Y
học TP. HCM phụ bản số 1. Tập 4, 2000: 222-229.
11. Văn Tần, Hồ Khánh Đức: Đặc điểm và kết quả điều trị nang giả
tụy tại bệnh viện Bình Dân (1995-2004). Y học TP. HCM phụ
bản số 3. Tập 8, 2004: 167-172.