Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Hiểu đối tác, mềm dẻo, tận dụng thời cơ Có nhiều cách, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để dành lợi thế về cho mình khi đàm phán trong kinh doanh. Ðó có thể là việc sử dụng củ cà rốt và cây gậy một cách khéo léo, diễn lại trò chơi thỏ và rùa. Tất cả các kinh nghiệm trên nếu được sử dụng đúng người, đúng chỗ, đúng lúc sẽ giúp cho nhà đàm phán đạt được mục tiêu của mình khi thương thuyết với đối tác kinh doanh. Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích của các chuyên gia về đàm phán kinh doanh. Giai đoạn chuẩn bị Chuẩn bị trước những yêu cầu.và những vấn đề đang bị tắc nghẽn. Những biện pháp này sẽ giúp bạn không bị bất ngờ. Ðể không bao giờ bị rơi vào tình trạng không chuẩn bị, nhân viên bán hàng, người đàm phán kinh doanh phải tỏ ra là người ham học hỏi, luôn biết tự đặt ra những câu hỏi: điều gì làm khách hàng quan tâm, tình hình trong lĩnh vực này như thế nào, sự phát triển của các dự án ra sao, những ưu tiên trong lúc này là gì. Xác định đúng người tham gia đàm phán là điều cơ bản đầu tiên. Việc buôn bán thường rất rắc rối, bởi vì, trong các doanh nghiệp lớn, quá trình quyết định phức tạp. Bạn không cần cố gắng tìm thoả ước với giám đốc thông tin nếu giám đốc tài chính mới là người ký. Bạn cũng sẽ không bao giờ gặp được những khách hàng mới khi không chuẩn bị một "chương trình xã hội" của doanh nghiệp. Sơ đồ này sẽ chỉ ra bạn cần phải làm gì và nhất là quyết định điều gì. Cuối cùng, điều cần thiết là biết chọn lựa dứt khoát, trước khi bắt đầu cuộc đàm phán, những mục tiêu có thể tính được và phù hợp cho các bên đàm phán.

doc31 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh Hiểu đối tác, mềm dẻo, tận dụng thời cơ Có nhiều cách, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để dành lợi thế về cho mình khi đàm phán trong kinh doanh. Ðó có thể là việc sử dụng củ cà rốt và cây gậy một cách khéo léo, diễn lại trò chơi thỏ và rùa... Tất cả các kinh nghiệm trên nếu được sử dụng đúng người, đúng chỗ, đúng lúc sẽ giúp cho nhà đàm phán đạt được mục tiêu của mình khi thương thuyết với đối tác kinh doanh. Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích của các chuyên gia về đàm phán kinh doanh. Giai đoạn chuẩn bị Chuẩn bị trước những yêu cầu...và những vấn đề đang bị tắc nghẽn. Những biện pháp này sẽ giúp bạn không bị bất ngờ. Ðể không bao giờ bị rơi vào tình trạng không chuẩn bị, nhân viên bán hàng, người đàm phán kinh doanh phải tỏ ra là người ham học hỏi, luôn biết tự đặt ra những câu hỏi: điều gì làm khách hàng quan tâm, tình hình trong lĩnh vực này như thế nào, sự phát triển của các dự án ra sao, những ưu tiên trong lúc này là gì... Xác định đúng người tham gia đàm phán là điều cơ bản đầu tiên. Việc buôn bán thường rất rắc rối, bởi vì, trong các doanh nghiệp lớn, quá trình quyết định phức tạp. Bạn không cần cố gắng tìm thoả ước với giám đốc thông tin nếu giám đốc tài chính mới là người ký. Bạn cũng sẽ không bao giờ gặp được những khách hàng mới khi không chuẩn bị một "chương trình xã hội" của doanh nghiệp. Sơ đồ này sẽ chỉ ra bạn cần phải làm gì và nhất là quyết định điều gì. Cuối cùng, điều cần thiết là biết chọn lựa dứt khoát, trước khi bắt đầu cuộc đàm phán, những mục tiêu có thể tính được và phù hợp cho các bên đàm phán. Giai đoạn nghe Hãy để cho người đối thoại bày tỏ hết những nhu cầu của họ. Ðó chưa phải là lúc để chạm trán nhau mà cần phải thu thập thông tin nhiều nhất có thể được. Tất cả diễn ra trong 5 phút đầu của cuộc tiếp xúc, các chuyên gia về đàm phán thương mại khẳng định như vậy. Vậy thì chúng ta phải có thái độ như thế nào cho phù hợp? Không nhất thiết phải diễn giải tỉ mỉ những lý lẽ về một người bán hàng hoàn hảo nhưng trái lại cần nghe một cách chủ động bằng cách đặt ra một số câu hỏi. Ðể xác định được nhu cầu của đối tác, tốt hơn hết là ưu tiên những vấn đề đã công khai rõ ràng... và điều đó sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta quan tâm thực sự tới người đối thoại của mình. Ai sẽ là người đưa ra giá đầu tiên, người bán hay người mua? Người bán đề cập đến vấn đề giá sẽ thuận lợi hơn. Người bán sẽ kiểm soát được việc bán hàng, một người bán ô tô khẳng định. Cuộc tranh luận sẽ diễn ra kể từ khi giá được công bố. Giai đoạn tranh luận Tấn công nhưng cần phải biết nhượng bộ đúng lúc. Một khách hàng, đối tác sẽ không hài lòng khi chỉ được thông báo giá cả một lần mà không có đàm phán gì cả. Khi cuộc đàm phán bắt đầu, sau vòng giới thiệu, chúng ta phải phỏng đoán những vấn đề ưu tiên của đối tác. Bằng cách đặt câu hỏi, chúng ta sẽ vấn dần bức màn bí mật về những mục tiêu đó. Nhưng không nên lật hết quân bài trước đối tác. Ðiều quan trọng là giữ được thế tấn công. Một điều cũng rất quan trọng là biết nóng và lạnh đúng lúc. Chúng ta phải chiếm lĩnh được sức mạnh của "đối phương" bằng cách đe dọa và dụ dỗ từ từ... Bạn cũng không nên quên nguyên tắc cơ bản của Antoine Riboud, ông chủ cũ của Tập đoàn Danone: Hãy làm cho người ta cười dù là để cho người ta một cảm giác tin cậy hay ngược lại làm cho người ta bối rối. Một kinh nghiệm đàm phán quan trọng là phải có đi có lại Cần phải hiểu một cuộc đàm phán khó khăn như một cuộc chạy vượt chướng ngại vật. Khi bực mình với chiếc yên ngựa, người cưỡi ngựa phải đứng trước con ngựa và nhảy lên. Nhưng để đi được đến đích, điều quan trọng là phải khéo léo. Tùy theo từng trường hợp mà có những phương pháp khác nhau đem lại sự thành công. Chẳng hạn như chiến thuật "gặm dần" tức là chia đơn đặt hàng ra làm nhiều phần để vượt qua và cuối cùng là "mua hàng loạt". Hay sách lược tung hoả mù: bắt đầu tập trung vào những điểm thứ yếu. Ðó là mưu kế được một chủ doanh nghiệp sử dụng khi mua một nhà máy. Khi tôi biết chắc chắn về kích thước nhỏ bé của các văn phòng và thiếu nhà để xe, chúng tôi mới bàn đến vấn đề giá cả, người đàm phán với tôi đã mệt và tôi đạt được mức giá rẻ thấp hơn mức giá thị trường. Trong tất cả các trường hợp, cuộc tranh luận phải nhanh chóng đi đến khẳng định bằng cách nhấn mạnh vào những yếu tố so sánh. Ðó là con bài có đi có lại, Yannick tâm sự. Khách hàng đòi tôi bớt giá nữa ư? Tôi sẽ đồng ý nhưng lại yêu cầu họ mua khối lượng nhiều hơn. Họ đòi quảng cáo, tôi chấp nhận nhưng đổi lại sẽ giới thiệu tốt hơn cho sản phẩm của chúng tôi. Chúng ta không thể đạt một sự nhất trí nào mà không có nhượng bộ. Chúng tôi đã cầu xin trong 3 năm liền để được đặt nhãn hiệu mỹ phẩm vào gian hàng chính bán dược phẩm. Người ta đã từ chối dứt khoát, một giám đốc bán hàng nhớ lại. Ðể thuyết phục, chúng tôi đã chấp nhận điều kiện của họ: chia các loại hàng khác nhau ra bằng một bức tường và luôn có hai dược sĩ trong gian hàng để khuyên người tiêu dùng. Chúng tôi chưa bao giờ làm điều ngoại lệ như vậy. Giai đoạn ký kết Thận trọng cho đến khi thực hiện thỏa thuận. Khách hàng giữ trong tay sản phẩm của bạn mà vẫn còn tranh luận là vì họ đã sẵn sàng đồng ý. Ðó là lúc đưa hợp đồng cho họ. Ký kết khi nào? Ðây là thời điểm mấu chốt. Nếu bạn để trôi qua, tất cả có thể thất bại. Một vài dấu hiệu chỉ ra rằng đối tác của bạn sẵn sàng đồng ý. Nếu họ cầm sản phẩm mà bạn muốn bán cho họ hay quyển sách giới thiệu sản phẩm của bạn; tìm cách tóm tắt lại 2 tiếng đàm phán trước đó... Không phải chờ gì nữa trước khi đưa bản hợp đồng cho họ cần phải ký ngay phía dưới. Một hợp đồng được ký nhưng chưa có gì là bảo đảm. Những hợp đồng thương mại được ký ở các hãng phân phối lớn có khi dày hàng chục trang. Ngay cả sau khi ký kết, vấn đề thận trọng vẫn được đặt ra. Tháng 5/1999, Deutsche Telekom đã trì hoãn thỏa thuận về phát triển quốc tế diễn ra 6 tháng trước đó với France Telecom bằng việc hợp tác với Telecom Italia. Sự phản bội này đem lại bao nhiêu lợi nhuận, bao gồm cả khoản bồi thường thiệt hại được phía Ðức trả cho đối tác Pháp? Không ai thích những hợp đồng quá chặt chẽ. Họ luôn giữ một hệ số an toàn khi thực hiện hợp đồng. Sau các cuộc đàm phán, lại là các cuộc đàm phán tiếp theo... 7 phẩm chất của người đàm phán kinh doanh Tỉnh táo và sáng suốt: đây là điều căn bản để biết được tâm lý của người đối thoại, của đối tác đang đàm phán với mình Có khả năng tạo niềm tin: hay nói cách khác là phải có khả năng hấp dẫn, gây cuốn hút để rồi cuối cùng là thuyết phục được đối tác đàm phán. Ðây là một năng khiếu nhưng cũng rất cần có sự chuẩn bị và tập luyện. Có tính quyết đoán: luôn luôn hiểu và bám sát mục tiêu mình đang theo đuổi, khi thấy đối tác chấp nhận yêu cầu của mình thì phải có khả năng ra quyết định nhanh chóng. Linh hoạt, sáng tạo: biết chấp nhận điều gì khi cuộc đàm phán nhượng bộ và có những ý kiến trái ngược nhau. Làm chủ được bản thân và cảm xúc: một người đàm phán tốt cười và nói ít như có thể. Thận trọng: khi người đối thoại đã đưa ra sự đồng ý... nhưng làm gì nếu họ lại xem xét lại? Lịch thiệp: luôn tự nhủ không nên khiêu khích người đối thoại. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những trường hợp như vậy. Tại sao những người ít thông minh hơn lại thành công hơn những người thông minh hơn mình. Có phải do họ may mắn, làm việc chăm chỉ, hay họ có những năng lực đặc biệt? Việt là một học sinh giỏi và rất thông minh. Cậu ta luôn có điểm số cao trong hầu hết mọi môn và là người đứng đầu trong các kỳ thi. Tuy vậy tính của Việt tự cao và khó gần. Bạn bè nể Việt nhưng hấu như ít ai chơi với Việt thân thiết. Khi ra trường Việt có nhiều mời chào từ các công ty. Tuy nhiên kết quả các cuộc phỏng vấn không được khả quan. Cuối cùng cậu nhận được một công việc nhưng không vừa ý lắm. 7 năm sau kể từ khi ra trường Việt vẫn chưa làm đựơc những gì cậu mong muốn . Thêm vào đó cậu không có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp trong công ty. Trái với Việt, Hùng không phải là học sinh giỏi. Điểm số cậu chỉ thuộc dạng khá. Tuy nhiên với tính cách hòa đồng, hay quan tâm giúp đỡ người khác, và sự nổi trội trong những tình huống khó khăn, cậu rất được bàn bè quý mến và tin yêu. Khi ra trường cậu không có nhiều cơ hội phỏng vấn như Việt. Tuy vậy cậu đã vượt qua hầu hết các cuộc phỏng vần và chọn được công ty mình ưa thích. Hiện tại, với vị trí Trưởng Phòng Kinh Doanh - được ban lãnh đạo tin cậy, đồng nghiệp và khách hàng quý mến, Hùng đang có một tương lai sáng lạn trước mặt. Trí Thông Minh (Intelligence) và Thông Minh Xúc Cảm (Emotional Intelligence) Trí Thông Minh (Intelligence) được đo bởi IQ - Intelligence Quotient. IQ đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ... Trí thông minh có thể được đo tổng quát cho mọi lãnh vực, nhưng thường được đo theo từng lãnh vực cụ thể. Thông minh xúc cảm (Emotional Intelleigene) được đo bởi Chỉ Số Xúc Cảm EQ - Emotional Quotient. EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người về việc cảm nhân, đánh giá, và quản lý xúc cảm của bản thân, của người khác hay của một nhóm người. Chỉ số IQ trong một thời gian dài được dùng để tìm kiếm người tài vì người ta tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một số nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học nghiên cứu về EQ cho thấy rằng chỉ có 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao (tương đối) hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng lọai nhân tố về năng lực chuyên môn ra. Cuối cùng những người nghiên cứu khẳng định rằng Thông Minh Xúc Cảm mới là nhân tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta. Năng lực xúc cảm trong môi trường làm việc Trong khi chỉ số thông minh IQ ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh xúc cảm có thể được "học" và thay đổi vào bất cứ giai đọan hay môi trường nào. Để thành công trong môi trường làm việc, Ông Daniel Goleman - người đựơc xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện tại, đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhân biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội. Năng lực tự nhận biết bản thân Năng lực nhận biết cảm xúc giúp chúng ta biết rõ cảm xúc hiện tại của mình và tại sao mình lại có cảm xúc đó. Nó còn giúp chúng ta nhận biết sự liên kết giữa cảm xúc và suy nghĩ, hành động của chúng ta. Quan trọng hơn, nó giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Năng lực nhận biết cảm xúc giúp chúng ta biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Nó cũng giúp chúng luôn học hỏi và sẵn sàng mở lòng với những nhận xét thẳng thắn. Năng lực Tự Tin giúp chúng ta xuất hiện trước mọi người với một sự tư tin và tự khẳng định "Đây là tôi". Nó giúp chúng ta cam đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận, và dám "cô đơn" để theo đuổi cái đúng. Người có năng lực này quyết đóan và có khả năng đưa ra những quyết định hợp lý mặc cho sự không ổn định và những áp lực. Năng lực tự điều chỉnh Năng lực tự kiềm chế giúp chúng ta kiềm giữ các cảm xúc có tính chất hấp hấp, bốc đồng của bản thân và giữ cho bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những khỏanh khắc khó chịu nhất. Người có Năng lực trung thực luôn giữ một tiêu chuẩn về sự chân thật và tính liêm chính. Họ xây dựng được lòng tin đối với người khác qua sự đáng tin cậy và tính xác thực của bản thân. Họ can đảm chấp nhận lỗi của mình và sẵn sang đối đầu với những hành động không trung thực của người khác. Người có Năng lực chịu trách nhiệm tự mình chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của bản thân, và họ luôn giữ cam kết và lời hứa của mình. Năng Lực thích nghi giúp chúng ta đáp ứng được những yêu cầu khác nhau, và linh họat trong việc giải quyết vấn đề với những sự thay đổi. Năng lực cách tân là khả năng tìm kiếm những ý tưởng mới lạ có tính sáng tạo. Người có năng lực cách tân sẵn sàng đổi mới và chấp nhận rủi ro, nếu có, của sự đổi mới. Năng lực tạo động lực Những người có Năng lực phấn đấu là những người xem kết quả là thước đo cuối cùng, họ luôn cố gắng phát triển bản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hòan hảo. Những ngừơi có Năng lực cam kết tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tập thể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định. Năng lực khởi xướng giúp chúng ta luôn khởi xướng cho những cơ hội mới. Người có năng lực này có khả năng thúc đẩy đám đông thông qua những cố gắng táo bạo, mạnh mẽ của mình. Người có Năng lực lạc quan này luôn luôn cố gắng đạt mục tiêu của mình trong những hòan cảnh khó khăn, cản trở. Họ có khả năng chấp nhận những thất bại tạm thời và cố găng vượt qua nó thay vì đầu hàng hay than thân trách phận. Năng lực thấu cảm Điều lý thú đó là, để thấu cảm với người khác, chúng ta phải có năng lực nhận biết bản thân mình trước. Hiểu mình, hiểu những cảm xúc bên trong của mình đó là điều kiện cần để có thể hiếu và thấu cảm với người khác. Người có Năng lực thấu hiểu người khác cảm nhận, dự đóan được cảm xúc và hòan cảnh của người khác và có khả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Năng lực phát triển người khác là năng lực ghi nhận điểm mạnh và những thành quả đạt được của người khác. Người có năng lực này cảm nhân được nhu cầu phát triển bản thân của người khác và sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho họ. Năng lực hướng về phục vụ là năng lực dự đóan, nhân biết nhu cầu của khách hàng và đồng nghiệp - khách hàng nội bộ, và từ đó tìm cách đáp ứng và cao hơn nữa là nâng cao sự hõa mãn của khách hàng. Người có Năng lực hòa nhập với tập thể đa dạng tôn trong sự đa dạng của tập thể gồm nhiều người hòan tòan khác nhau. Họ có thể hòa nhập vào đó và từ đó tạo ra được sức mạnh từ sự đa dạng. Năng lực nhận biết "chính trị nội bộ" giúp chúng ta cảm nhận khá chính xác được những mối quan hệ của quyền lực và hiểu được những gì ảnh huởng đến quan điểm và hành động của đồng nghiệp, khách hàng. Năng lực giao tiếp xã hội Người có Năng lực ảnh hưởng có khả năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng lên người khác. Họ có khả năng xây dựng đựoc sự ủng hộ, hỗ trợ của người khác. Năng lực truyền đạt thông tin giúp cho chúng ta khả năng lắng nghe và truyền đạt ý nghĩ của mình một cách hiệu quả, và khả năng tạo môi trường mở để mọi người thể hiện ý nghĩ, truyền đạt thông tin. Người có Năng lực quản lý sự xung đột có khả năng "xử lý" những tình huống căng thẳng hay những người quá khó khăn, một cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối bất hòa, và đưa ra giải pháp hai bên cùng thắng. Người có Năng lực lãnh đạo có khả năng tạo cảm hứng cho mọi người tin và hướng theo một tầm nhìn, một mục tiêu chung. Bất chấp vị trí của mình, cao hay thấp, họ sẵn sàng tiến lên để nhận lãnh trách nhiệm. Cao hơn hết họ không nói suông. Họ lãnh đạo, tạo ảnh huởng lên người khác bắng chính những hành động của mình. Năng lực tạo sự thay đổi là năng lực nhận biết sự cần thiết của thay đổi và vì thế hỗ trỡ cho sự thay đổi xảy ra nhanh hơn. Không chỉ hưởng ứng thích nghi với sự thay đổi, người coi năng lực này còn là tác nhân chủ động tạo ra những sự thay đổi để đưa tổ chức tiến về phía trước. Người có Năng lực hợp tác với người khác cân bằng giữa sự tập trung vào công việc và tập trung vào mối quan hệ con người. Họ có khả năng tạo ra một môi trường làm việc hợp tác vì mục đích chung trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển. Thay cho lời kết: Đọc hết những điều trên, chắc hẳn bạn cũng như tôi sẽ có cảm nhận rằng Những Năng lực thông minh xúc cảm trong môi trường làm việc tuy nghe hết sức bình thường, hơi có vẻ lý thuyết nhưng diễn tả hầu hết mọi phẩm chấp lý tưởng của con người trong môi truờng làm việc. Đó là những phẩm chất mà mỗi chúng ta mong muốn có cho bản thân mình cũng như cho xếp, đồng nghiệp của mình. Và bây giờ thì bạn và tôi cũng sẽ tin rằng chính những năng lực, phẩm chất đó mới là tác giả tạo ra sự khác biệt giữa Việt và Hùng, và là chìa khóa mở cánh cửa thành công của tất cả chúng ta. Tin vui là mọi người, vào bất cứ độ tuổi nào, đều có tiềm năng để phát triển những năng lực trên. Việc quan trọng là chúng ta phải nhân biết vấn đề. Chúng ta sử dụng và tự hào nhưng nên giảm bớt sự "ỷ lại" vào trí thông minh IQ, trình độ chuyên môn hay những năng lực, tài năng khác. Chúng ta nên tập trung nhiều hơn đến việc phát triển EQ, phát triển năng lực xúc cảm của bản thân trong môi truờng làm việc. Từ từ chúng ta sẽ nhận biết biết và "quản lý" mình tốt hơn, hiểu biết và giao tiếp với người khác hiệu quả hơn, và chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Bạn có trí thông minh xúc cảm? WEDNESDAY, 25. OCTOBER 2006, 18:40:16 NGHỆ THUẬT SỐNG Bên cạnh những kiến thức - bạn cũng cần phải có sự thông minh xúc cảm để thành công hơn Bạn đã từng nghe về khái niệm "Emotional intelligence Quotient" - EQ (chỉ số thông minh xúc cảm)... Một trạng thái đơn giản, sự thông minh xúc cảm là khả năng để nhận thức được những xúc cảm của bạn, nhận biết rõ ràng chúng, hiểu chúng, kiểm soát chúng và sử dụng chúng để "giúp đỡ" suy nghĩ. Nó hiểu quy luật những cảm xúc trong cuộc sống hiện tại của bạn mà bạn có thể cư xử với những người khác. Sự chấp nhận khái niệm EQ được dấy lên trong năm 1990, với quyển sách nhan đề "Sự thông minh xúc cảm" của Peter Salovey và John Mayer (cả 2 đều là những nhà nghiên cứu tâm lý). Nó được bùng nổ lại trong xu hướng báo chí năm 1995 với cuốn sách vào hàng bán chạy nhất cùng tên của Daniel Goleman. EQ và IQ: Sự thông minh xúc cảm không đối nghịch với sự thông minh dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm, nó cũng không là sự chiến thắng của trái tim đối với lý trí. Thực tế, nó là sự kết hợp của cả hai. Sau đây là những khác biệt cơ bản giữa 2 khái niệm này: Làm sao để tăng thêm EQ? Trên thực tế, sự thông minh xúc cảm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống - bên cạnh những hiểu biết "lý tính" mà bạn có được. Do vậy, hãy tự giúp mình tăng thêm EQ để cư xử hoàn hảo hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Bạn cần sẵn sàng "mắc lại dây điện" của bộ não bạn để bạn có thể nhận thức và đối phó lại những tình huống. Sau đây là những hướng dẫn để giúp bạn thêm những hiểu biết xúc cảm: 1. Nhận biết những cảm xúc của bạn: Bạn hãy viết ra giấy những từ về cảm xúc của mình "tôi cảm thấy...", cố gắng tách đơn chúng ra và xác định tỷ lệ cường độ xúc cảm của chúng (ví dụ, "tôi cảm thấy lo âu" hay là "tôi cảm thấy giận điên lên"). Đừng cường điệu hay giới hạn chúng quá mức. 2. Có trách nhiệm với những cảm xúc của bạn: Đừng tìm kiếm những lời giảng giải bên ngoài, nhận ra rằng chúng là những cảm xúc của bạn và cố hiểu tại sao bạn cảm thấy như vậy. 3. Thấy trước những xúc cảm của bạn: Học cách nhận ra bạn cảm thấy như thế nào sau sự việc hoặc là hành động hiện tại. Tránh làm những việc mà những việc đó bạn biết sẽ gây ra những xúc cảm không tốt. Không chỉ làm điều này cho chính bạn mà còn vì những người khác. 4. Hỏi mọi người họ cảm thấy như thế nào: Bạn muốn biết cảm xúc của người khác mà không cần phải hỏi họ. Tuy nhiên, trước hết, bạn phải hiểu họ trước khi bạn có thể đồng cảm với họ. Hãy nghe họ mà không cần phải phán xét họ. Đừng cố gắng gạt đi những xúc cảm của người khác. 5. Hãy "phòng thủ" ít nhất: Nếu ai đó nói những điều về bạn mà bạn không đồng ý, đừng cố chấp bảo vệ mình hoặc tấn công lý lẽ của họ - bạn có thể cảm ơn sự trung thực của họ và tập trung vào những căn cứ vững chắc trong những ý kiến của họ. 6. Đặt những vấn đề vào trong viễn cảnh: Khi những vấn đề mang tính trái ngược diễn ra, bạn cảm thấy rất giận, hãy nghĩ về sự nghiêm trọng thực sự của vấn đề này là gì? Nó sẽ gây ảnh hưởng trong 10 năm? Hay trong 10 tuần? Hay chỉ 10 phút? Chủ động nhưng lại tuân theo những xúc cảm - đó là cách giúp bạn vận hành xúc cảm vào lý trí để xử sự, và gặt hái nhiều thành công hơn trong
Tài liệu liên quan