Nghiên cứu các dạng động mạch thận trong cuống thận người Việt Nam

Đặt vấn đề: Phẫu thuật về mạch máu cuống thận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực ghép thận. Tuy nhiên, việc mô tả các dạng động mạch cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam vẫn chưa được khảo sát đầy đủ, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hy vọng cung cấp cho các nhà phẫu thuật có thêm những thông tin về các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người Việt Nam. Mục tiêu: Mô tả các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người Việt Nam trưởng thành nhằm ứng dụng trong các phẫu thuật mạch máu thận đoạn ngoài thận. Phương pháp: Mô tả nghiên cứu cắt ngang với 78 xác ướp formol người Việt Nam trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ năm 2003 đến năm 2010. Kết quả: Có 156 quả thận với tất cả 199 ĐM thận cung cấp máu cho thận (184 ĐM rốn thận, 15 ĐM cực trên và cực dưới xuất phát từ ĐM chủ). Trong đó tỉ lệ các ĐM thận cung cấp máu cho thận như sau: có 118 quả thận được cung cấp máu bởi một ĐM thận (75,64%), 34 quả thận với 2 ĐM thận (21,79%), 3 quả thận có 3 ĐM thận (1,92%) và 1 quả thận được cung cấp 4 ĐM thận (0,64%). Tỉ lệ xuất hiện ĐM cực trên khá cao (38,46%), ĐM cực dưới lại thấp (5,77%). Trong mẫu khảo sát này có đầy đủ các dạng ĐM thận mà các tác giả trong nước và nước ngoài đã từng công bố. Kết luận: Sự hiện diện đa ĐM thận trong việc cung cấp máu cho thận rất phổ biến. Sự thay đổi số lượng ĐM thận tại rốn thận, ĐM cực trên và cực dưới đã làm phong phú thêm tính đa dạng của ĐM trong cuống thận, và điều này sẽ làm phức tạp hơn cho những nhà niệu khoa trong việc cấy ghép thận như Spanos (1973), Benedetti (1995) và Troppmann (2001) đã từng công bố trước đây.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các dạng động mạch thận trong cuống thận người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 164 NGHIÊN CỨU CÁC DẠNG ĐỘNG MẠCH THẬN TRONG CUỐNG THẬN NGƯỜI VIỆT NAM Võ Văn Hải*; Nguyễn Gia Ninh*, Nguyễn Văn Nhựt*, Vũ Lê Chuyên**, Dương Văn Hải* *TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật về mạch máu cuống thận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực ghép thận. Tuy nhiên, việc mô tả các dạng động mạch cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam vẫn chưa được khảo sát đầy đủ, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hy vọng cung cấp cho các nhà phẫu thuật có thêm những thông tin về các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người Việt Nam. Mục tiêu: Mô tả các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người Việt Nam trưởng thành nhằm ứng dụng trong các phẫu thuật mạch máu thận đoạn ngoài thận. Phương pháp: Mô tả nghiên cứu cắt ngang với 78 xác ướp formol người Việt Nam trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ năm 2003 đến năm 2010. Kết quả: Có 156 quả thận với tất cả 199 ĐM thận cung cấp máu cho thận (184 ĐM rốn thận, 15 ĐM cực trên và cực dưới xuất phát từ ĐM chủ). Trong đó tỉ lệ các ĐM thận cung cấp máu cho thận như sau: có 118 quả thận được cung cấp máu bởi một ĐM thận (75,64%), 34 quả thận với 2 ĐM thận (21,79%), 3 quả thận có 3 ĐM thận (1,92%) và 1 quả thận được cung cấp 4 ĐM thận (0,64%). Tỉ lệ xuất hiện ĐM cực trên khá cao (38,46%), ĐM cực dưới lại thấp (5,77%). Trong mẫu khảo sát này có đầy đủ các dạng ĐM thận mà các tác giả trong nước và nước ngoài đã từng công bố. Kết luận: Sự hiện diện đa ĐM thận trong việc cung cấp máu cho thận rất phổ biến. Sự thay đổi số lượng ĐM thận tại rốn thận, ĐM cực trên và cực dưới đã làm phong phú thêm tính đa dạng của ĐM trong cuống thận, và điều này sẽ làm phức tạp hơn cho những nhà niệu khoa trong việc cấy ghép thận như Spanos (1973), Benedetti (1995) và Troppmann (2001) đã từng công bố trước đây. Từ khóa: động mạch thận, động mạch rốn thận, động mạch thận cực trên, động mạch thận cực dưới, cuống thận. ABSTRACT STUDY CATEGORIES OF RENAL ARTERIES IN PEDICLES OF THE VIETNAMESE KIDNEYS Vo Van Hai*; Nguyen Gia Ninh*, Nguyen Van Nhut*, Vu Le Chuyen**, Duong Van Hai* * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 164 - 169 Background: The surgery of pedicle of kidney plays an important role in kidney transplant procedure, but the description of anatomical categories of the Vietnamese renal arterial supply is still little. Therefore, we carried out the study to provide the surgeons with more information about various types of renal arteries in pedicle of the Vietnamese kidney. Aim: Describe anatomical categories of renal arteries in pedicle of the Vietnamese kidney to apply for renal surgery. Material and Method: We conducted a cross sectional descriptive study in 78 cadavers of Vietnamese adults in the Anatomy Department Laboratory of the University of Medicine and Pharmaceutical of HCMC from ∗ Bộ môn Giải phẫu học, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Văn Hải ĐT: 0903323420 Email: bswhai@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 165 2003 to 2010. Result: There are 156 kidneys with 199 renal arteries (184 hilar arteries, 15 upper and lower polar arteries coming from the arotic artery). The anatomical findings included: a single hilar artery in 118 kidneys (75.64% in of cases)), double renal arteries in 34 kidneys (21.79% in of cases), triple renal arteries in three kidneys ( 1.92% in of cases) and tetrad renal arteries in one kidney (0.64% in cases). The appearance rate of upper polar arteries is quite high (38.64%), whereas the appearance rate of lower polar arteries is low (5.77%). All forms of renal arteries present as other authors had stated. Conclusion: The existence of multiple renal arterial supply is quite common. Anatomy variations in renal arteries, upper polar artery and lower polar artery have shown multiform renal artery in pedicle of kidney. And the presence of multiple renal arteries.. increases the complexity of the transplant procedure as in the studies of Spanos (1973), Benedetti (1995) and Troppmann (2001). Key word: renal artery, hilar artery, upper polar artery, lower polar artery, pedical of kidney ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý ngoại khoa về thận (sỏi bể thận, chấn thương thận, ung thư thận) ở nước ta rất thường gặp và có nhiều bệnh nhân cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật với ít nhiều tai biến, biến chứng trong và sau mổ vì gặp phải những thay đổi đa dạng của hệ thống mạch máu này. Những tiến bộ và cải tiến thời gian gần đây trong phẫu thuật niệu khoa cũng như các phương pháp can thiệp X-quang hiện đại đã làm sống lại một cách thú vị trong giải phẫu động mạch thận và sự hiểu thấu đáo về mặt giải phẫu các dạng ĐM thận là điều cốt lõi cho sự an toàn và hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật điều trị. Trong đó ghép thận là phương pháp điều trị an toàn và khá vĩnh cửu cho bệnh nhân suy thận mạn (Lopes, 1998(13)); tuy nhiên sự hiện diện đa động mạch thận làm gia tăng sự phức tạp thêm của việc ghép thận (Spanos, 1973(22); Benedetti, 1995(6); Troppmann, 2001(21)). Từ đó, cùng với xu hướng phát triển nhanh của phẫu thuật ghép thận trong những thập niên 1970 đến nay(9, 12, 15) và nền nền Y học Việt nam cũng đã có thành tựu đáng kể trong lĩnh vực ghép thận này. Tuy nhiên việc mô tả các dạng động mạch trong cuống thận cũng như các dạng động mạch thận cung cấp máu cho thận vẫn còn nghiên cứu khá ít, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hy vọng đưa ra kết quả nhằm cung cấp cho các nhà phẫu thuật có thêm những thông tin để tham khảo, đồng thời bổ sung cho ngành hình thái học và sách giáo khoa về số liệu sinh học của thận ở người Việt nam. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mô tả các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người Việt nam trưởng thành nhằm ứng dụng trong các phẫu thuật mạch máu thận đoạn ngoài thận. Mục tiêu chuyên biệt Phân loại và nêu ra tần suất các dạng hiện diện của động mạch thận cung cấp máu cho thận. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Mẫu Lấy mẫu theo cách thuận tiện và ngẫu nhiên 78 xác ướp formole người việt nam trưởng thành tại bộ môn giải phẫu học trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2010. Tiêu chuẩn loại trừ: những xác có sẹo mổ vùng bụng thắt lưng có can thiệp trực tiếp trên mạch máu thận làm thay đổi cấu trúc giải phẫu học ban đầu (điều này thường chỉ thấy được khi phẫu tích vào vùng bụng và hố thận). Phẫu tích và ghi nhận kết quả - Đường mổ: chọn đường trắng giữa trên và dưới rốn, bờ dưới cung sườn hai bên và đường Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 166 ngang rốn hai bên đến đường nách giữa qua các lớp của thành bụng. - Cắt và bóc tách mạc nối lớn, bộc lộ dạ dày – ruột. Sau đó lật vùng dạ dày và khối tá tụy sang bên để bộc lộ vùng thận, rốn thận, niệu quản, ĐM thận và TM thận, đồng thời quan sát vị trí nguyên uỷ của ĐM thận xuất phát từ ĐM chủ bụng. - Bóc tách thận, cuống thận, TM chủ dưới, ĐM thận, niệu quản thành một khối, đem ra ngoài phẫu tích và làm bộc lộ rõ các mạch máu vùng rốn và cuống thận để quan sát. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong mẫu nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận được 156 quả thận với 199 ĐM thận, trong đó có 184 ĐM rốn thận và 15 ĐM cực thận (cực trên và cực dưới) xuất phát từ ĐM chủ. Hình 1: Các dạng và sự hiện diện của các ĐM thận (Theo Sampaio FJB, Passos MARF. 1992) A: một ĐM rốn, B: Hai ĐM rốn, C: một ĐM rốn với một ĐM cực trên, D: một ĐM rốn với một ĐM cực dưới, E: hai ĐM rốn với một ĐM cực trên, F: hai ĐM rốn với một ĐM cực dưới Về số lượng ĐM thận cung cấp máu cho thận chúng tôi ghi nhận được như sau: có 118 quả thận được cung cấp máu bởi một ĐM thận (75,64%), 34 quả thận với 2 ĐM thận (21,79%), 3 quả thận có 3 ĐM thận (1,92%) và 1 quả thận được cung cấp 4 ĐM thận (0,64%). Đây là cách phân nhóm mới của tác giả Sampaio FJB, Passos MARF. 1992(17) để phù hợp với việc cấy ghép thận cho bệnh nhân. Số lượng, tỉ lệ các dạng ĐM thận trong cuống thận cũng như các dạng ĐM thận cung cấp máu cho thận chúng tôi trình bày trong bảng 1 và hình 1. Bảng 1: Số lượng và Tỉ lệ các dạng của ĐM thận ở cả 2 bêna Các dạng ĐM thận Thận Phải Thận Trái Tổng số 1 ĐM rốn (H. 1A) 61 (78,23) 57 (73,09) 118 (75,64) 2 ĐM 2 ĐM rốn (Hình 1.B) 9 (11,53) 13 (16,66) 22 (14,10) 1 ĐM rốn + 1 ĐM CT (H. 1.C) 4 (5,12) 5 (6,41) 9 (5,77) 1 ĐM rốn + 1 ĐM CD (H. 1.D) 2 (2,56) 1 (1,28) 3 ( 1,92) 3 ĐM 3 ĐM rốn 1 (1,28) _ 1 (0,64) 2 ĐM rốn + 1 ĐM CT (H. 1E) _ 1 (1,28) 1 (0,64) 2 ĐM rốn + 1 ĐM CD (H.1F) 1 (1,28) _ 1 (0,64) 4 ĐM 4 ĐM rốn _ _ _ 3 ĐM rốn + 1 ĐM CT _ 1 (1,28) 1 (0,64) 3 ĐM rốn + 1 ĐM CD _ _ _ Tỉ lệ là n (%) N = 156, ĐM, động mạch; ĐM CT: động mạch cực trên nguyên ủy từ ĐM chủ; ĐM CD: động mạch cực dưới nguyên ủy từ ĐM chủ, N thận phải = N thận trái = 78. Trong nhóm 34 quả thận được cung cấp máu bởi 2 ĐM thận chúng tôi nhận thấy có 22 quả thận được cung cấp máu 2 ĐM rốn thận, còn lại 9 quả thận có một ĐM rốn đi kèm một ĐM cực trên và 3 quả thận với một ĐM rốn đi kết hợp với 1 ĐM cực dưới. Với nhóm ba quả thận được cung cấp máu bởi ba ĐM, chúng tôi ghi nhận được một quả thận (bên phải) có ba ĐM rốn, một quả thận (bên phải) có 2 ĐM rốn kèm một ĐM cực trên và một quả thận (bên trái) còn lại có hai ĐM rốn và một ĐM cực dưới. Như vậy trong nhóm thận có 3 ĐM rốn thận và 3 ĐM rốn kèm một ĐM cực trên xuất phát từ chủ đã không có trong sự phân loại này của tác giả. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 167 Bên cạnh đó, khi so sánh với các giả xem ĐM thận chính thức chính là ĐM rốn thận và phân nhóm theo ĐM rốn thận này, chúng tôi có kết quả trong bảng 2. Qua bảng 2, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ đa ĐM thận chính thức khá thấp so với các tác giả trong cũng như ngoài nước, duy kết quả của chúng tôi gần giống với Khamanarong, Prachaney, Tong-un và Sripaoraya (2004)(11) và Basmajian(4,5). Sự khác biệt này có thể giải thích một phần vào sự lựa chọn mẫu của chúng tôi có được tại bộ môn Giải Phẫu học hoặc quan điểm xem đa ĐM thận có bao gồm luôn cả ĐM cực trên và cực dưới (các ĐM cực này xuất phát từ ĐM chủ). Bảng 2: Bảng So sánh các dạng ĐM rốn thận của các tác giả ĐM thận (ĐM rốn) Các dạng (%) Tác giả 1 ĐM 2 ĐM 3 ĐM Chúng tôi (156 quả thận) 83,33 15,38 1,29 Trịnh Xuân Đàn(20) 68,52 20,37 11,11 Trịnh Xuân Đàn và Lê Gia Vinh(18) 66,6 26,7 6,7 Trịnh Xuân Đàn và Lê Văn Minh(19) 65,8 26,8 7,4 Merklin và cs(14) 72 * Basmajian(4, 5) 97 3 Gillapsie(7), Pick và Anson(1) 67,75 32,25 Anson(2, 3) 70 30 Khamanarong, Prachaney, Utraravichen, Tong-un và Sripaoraya(11) 81,64 18,36 Kater và Gray(10) Có 5 ĐM thận( hiếm) Bảng 3: Tỷ lệ các dạng cuống thận theo Merklin và Michele(14) Chúng tôi Merklin MicheleCác dạng ĐM thận trong cuống thận và rốn thận Số ca Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 ĐM rốn (I) 80 51,29 71,1 1 ĐM rốn + cho 1 nhánh cực trên (II) 33 21,16 12,6 2 ĐM rốn (III) 12 7,69 10,8 1 ĐM rốn + 1 ĐM cực trên (IV) 9 5,77 6,2 1 ĐM rốn + 1 ĐM cực dưới (V) 3 1,92 6,9 1 ĐM rốn + 1 nhánh cực dưới (VI) 3 1,92 3,1 3 ĐM rốn thận (VII) 1 0,64 1,7 2 ĐM rốn thận (1ĐM cho nhánh cực trên) 10 6,41 2,7 2 ĐM rốn + 1 cực trên 1 0,64 2 ĐM rốn + 1 cực dưới 1 0,64 Các trường hợp khác (VII) (1) 3 ĐM+1 cực trên từ ĐM chủ, (2) 1ĐM+1 cực trên+ 1cực dưới*, (3) 1ĐM+2 cực trên+1cực dưới (4) 1 ĐM + 2 cực trên 1 2* _ _ 0,64 1,28 _ _ Tổng 156 100% 100% VII.2: Thận có một ĐM rốn vừa cho nhánh cực trên và cực dưới. Ngoài ra trong mẫu chúng tôi có 6 quả thận vừa hiện diện cả 2 ĐM cực trên và cực dưới (6/156= 3,84%), trong đó 4 thận phải và 2 thận trái. Tuy nhiên các thận đều có đặc điểm chung: chỉ có 1 ĐM rốn thận. Trong đó có 2 thận (1 bên phải và 1 bên trái) có ĐM rốn vừa cho nhánh cực trên vừa cho nhánh cực dưới (nhóm VII.2). Về kết quả các dạng ĐM rốn thận xuất hiện trong mẫu khảo sát của chúng tôi giống với kết quả của Gillapsie(7), Pick và Anson(16), nhưng với tỷ lệ các dạng đa ĐM thận thấp hơn (16,67% so với 32,25%). Điều này cho thấy sự khác biệt về sự xuất hiện đa ĐM thận phụ thuộc vào nguồn gốc chủng tộc mà Satyapal và cộng sự( 2001) đã từng báo cáo: Châu Phi (37,1%), Ấn Độ (17,4%), da trắng (35,3%), và da màu (18,5%). Và theo nghiên cứu 2004 trên 534 thận được phẫu tích tại Thái Lan, các tác giả Khamanarong, Prachaney, Utraravichen, Tong-un và Sripaoraya(11) báo cáo tỉ lệ đa ĐM ở dân tộc Thái Lan là 18,36%. Như vậy tỉ lệ đa ĐM thận trong mẫu nghiên cứu này của chúng tôi trên dân tộc Việt Nam (16,67%) một lần nữa khẳng định gần giống như Satyapal (18,5%) và Khamanarong, Prachaney, Utraravichen, Tong-Un và Sripaoraya (18,36%) đã báo cáo. Ngoài ra, khi so sánh với tác giả Merklin và Michele(14) nghiên cứu trên 11.000 quả thận trong bảng 3, mẫu của chúng tôi tuy khá nhỏ (156 quả thận) nhưng cũng cho thấy được tính đa dạng của các ĐM thận trong cuống thận và rốn thận. Qua bảng này, chúng ta thấy các dạng mà trong mẫu khảo sát chúng tôi vẫn xuất hiện đầy đủ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 168 trong tất cả các dạng mà tác giả đã phân loại. Một lần nữa lại cho thấy được ở người Việt Nam trên mẫu khảo sát này vẫn mang đầy đủ tính chất đa dạng mà các tác giả khác đã từng công bố. KẾT LUẬN Có 156 quả thận với tất cả 199 ĐM thận cung cấp máu cho thận (184 ĐM rốn thận, 15 ĐM cực trên và cực dưới xuất phát từ ĐM chủ). Trong đó tỉ lệ các ĐM thận cung cấp máu cho thận như sau: có 118 quả thận được cung cấp máu bởi một ĐM thận (75,64%), 34 quả thận với 2 ĐM thận (21,79%), 3 quả thận có 3 ĐM thận (1,92%) và 1 quả thận được cung cấp 4 ĐM thận (0,64%). Tỉ lệ xuất hiện ĐM cực trên khá cao (38,46%), ĐM cực dưới lại thấp (5,77%). Trong mẫu khảo sát này có đầy đủ các dạng ĐM thận mà các tác giả trong nước và nước ngoài đã từng công bố. Sự xuất hiện đa ĐM thận ở người Việt Nam có tỉ lệ gần giống với nhóm da màu mà tác giả Satyapal báo cáo và giống với dân tộc Thái Lan do các tác giả Khamanarong, Prachaney, Utraravichen, Tong-Un và Sripaoraya đã khảo sát. Nếu không đa dạng ĐM thận chính thức thì sẽ có sự xuất hiện đa dạng ĐM cực trên của thận với tỷ lệ xuất hiện cao. Sự hiện diện đa ĐM thận trong việc cung cấp máu cho thận rất phổ biến. Sự thay đổi số lượng ĐM thận tại rốn thận, ĐM cực trên và cực dưới đã làm phong phú thêm tính đa dạng của ĐM trong cuống thận, và điều này sẽ làm phức tạp hơn cho những nhà niệu khoa trong việc cấy ghép thận như Spanos 1973(22); Benedetti 1995(6) và Troppmann 2001(21) đã từng công bố trước đây. ĐỀ XUẤT Chúng tôi sẽ tiếp tục những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này trên những cỡ mẫu lớn hơn, đặc biệt sẽ có thêm những nghiên cứu phối hợp thực hiện trên những phương tiện hình ảnh học và trên người sống lúc phẫu thuật để cho các số liệu thống kê có ý nghĩa thực tế hơn, được ứng dụng nhiều hơn trong ngành hình thái học nói chung và ngành niệu học nói riêng. Kết quả nghiên cứu này cũng phần nào cho thấy được vấn đề nguyên ủy của ĐM cực trên cũng như sự xuất hiện ĐM cực dưới (tuy tỉ lệ nhỏ) trong việc xếp loại các dạng ĐM thận cung cấp máu cho toàn bộ thận. Từ đó cho thấy việc chụp ĐM thận để khảo sát về mặt giải phẫu trước khi lấy và ghép thận là hoàn toàn cần thiết và là vấn đề quan trọng cho sự thành công của cuộc phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anson B. J., Pick J.W., Catlldwell E. W. (l942): The Anatomy of commoner renal anomalies: Etopic and horseshoe kidneys, J. Urol. , 47: ll2. 2. Anson B.J. (1966), “The Cardiovascular System”, “Urinary Organs in The Urogenital System”, Morris’s Human Anatoamy, 12th Edi., McGraw-Hill. pp.731, 746 – 749, 835 – 836, 1457 – 1479. 3. Anson BJ, Daseler EH (1961), “Common variations in renal anatomy, affecting the blood supply, form and topography”, Surg Gynecol Obstet, 112, p. 439. 4. Basmajian J.V. (1965), “Kidney and Ureter, Great vessels of abdomen”, Grant’ s Method of Ananatomy, th Edition, Williams & Willkins, Baltimore/London, pp. 269 –275, 276 – 284. 5. Basmajian J.V. (1980), “Kidney and Ureter in Three paired glands, Great vessels of abdomen”, Grant’ s Method of Ananatomy, 10th Edition, Williams & Willkins, Baltimore/London, pp. 174 –183. 6. Benedetti E, Troppmann C, Gillingham K, Sutherland DE, Payne WD, Dunn DL, Matas AJ, Najarian JS, Grussner RW. (1995). Short- and long-term outcomes of kidney transplants with multiple renal arteries. Ann Surg 221:406–414. 7. Gillapsie C., Miller L.I., and Baskin M. (1916), “Anormalous Renal Vessels and their Surgical Significanc, Anat.Rec.(11), p. 7. 8. Goluboff ET, Zaslau S, Klausner AP (2000): Renal Cell Carcinoma in Urology, volume 8, part 1. pp. 1-2. 9. Green H.J. (2001), “Ghép cơ quan”, Sinh lý học lâm sàng cơ sở (Basic Clinical Physiology), Bản dịch tiếng Việt, in lần thứ 3, NXB Y học, trang 249. 10. Kater N.W.: Case of multiple renal arteries, J. Anat. & Physiol. 36; 77, l90l ; p.7. 11. Khamanarong K., Prachaney P., Utraravichen A., Tong-Un T.and Sripaoraya K. (2004). Anatomy of Renal Arterial Supply, Clin. Anat. 17: 334–336 12. Lê Trung Hải và cộng sự (2001), “Ghép thận tại Việt Nam”, tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, (12), p. 406. 13. Lopes JA, de Almeida CJ, Hachul M, Srougi M. (1998). Frequency of stenosis of renal the artery in 676 renal transplantation. Rev Assoc Med Bras 44:210 –213. 14. Merklin RJ, Michele NA (1958), The variant renal and suprarenal blood supply with data on the inferior phrenic, ureteral and gonadal arteries: A statistical analysis baesd on Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 169 185 dissections and review of the literature. J Int Coll Surg, (29), pp.40 – 41. 15. Morris Peter J. (2001), “Kidney Transplantation: A History”, “Vascular and Lymphatic Complications After Renal Transplantation”, “Urological Complications After Renal Transplantation”, Kidney Transplantation: Principles and Practice, 5th Edition, W.B. Saunders Company, pp. 1 – 3, 7, 419 – 422. 16. Pick J.G., and Anson B. J. (1940) The renal vascular pedicle: An anatonlical study of 430 bodyhalves , J. Urol, 44: 4l1-, trang 6. 17. Sampaio FJB, Passos MARF. (1992). Renal arteries: anatomic study for surgical and radiological practice. Surg Radiol Anat 14:113–117. 18. Trịnh Xuân Đàn – Lê Gia Vinh (1995), “Góp phần nghiên cứu mạch máu cuống thận người Việt Nam trưởng thành”, Hình thái học, Tập 5 (1), trang 14 – 15. 19. Trịnh Xuân Đàn, Lê Văn Minh (1996), “Nghiên cứu dạng có nhiều ĐM thận”, Hình thái học, tập 6 (1), trang 32-34. 20. Trịnh Xuân Đàn (1999), Nghiên cứu giải phẫu hệ thống bể đài thận và mạch máu, thần kinh thận của người Việt nam trưởng thành, Luận án tiến sĩ Y học, trang 39 – 76. 21. Troppmann C, Wiesmann K, McVicar JP, Wolfe BM, Perez RV. 2001. Increased transplantation of kidneys with multiple renal arteries in the laparoscopic live donor nephrectomy era: surgical technique and surgical and nonsurgical donor and recipient outcomes. Arch Surg 136:897–907. 22. Spanos P K, Simmons R L, Kjellstrand C M, Buselmeier T J, Najarian J S (1973) Kidney transplanation from living related donors with multiple vessels. Am J Surg 125: 554-558.