Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố độc lực cagA, vacA của Helicobacter pylori (HP) và tổn thương mô bệnh học (MBH) viêm dạ dày mạn tính (VDDM). Đối tượng và phương pháp: gồm 242 bệnh nhân VDDM đã được chẩn đoán nội soi, xét nghiệm MBH tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) gồm 117 nam và 125 nữ, tuổi trung bình là 43). Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Nội soi dạ dày sinh thiết 5 mảnh: 2 mảnh ở thân vị, 2 mảnh ở hang vị và 1 mảnh ở góc bờ cong nhỏ dạ dày để đánh giá tổn thương VDDM theo hệ thống phân loại Sydney cập nhật. HP được chẩn đoán bằng 5 phương pháp khác nhau: xét nghiệm nhanh urease trong nước tiểu, tìm kháng thể kháng HP trong huyết thanh, MBH, hóa mô miễn dịch và nuôi cấy. Kết quả và bàn luận: Hầu hết các chủng HP ở Việt Nam có cagA týp Đông Á (91,3%), chỉ có 3,9% chủng HP có cagA týp phương Tây và 4,9 chủng HP không có gen cagA. 100% số BN có vacA s1, tỷ lệ vacA i1 và i2 lần lượt là 94,2% và 5,8%. vacA m1 chiếm tỷ lệ 46,5%, trong đó có sự khác biệt về tỷ lệ vacA m1 giữa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (57,7% so với 34,0%; p < 0,05). Nhiễm HP có liên quan đến viêm teo (p < 0,05), nguy cơ viêm teo ở người có nhiễm HP cao hơn so với người không nhiễm HP: OR = 6,69; 95% CI = 3,6-12,5. Có sự liên quan giữa cagA týp Đông Á với viên teo niêm mạc dạ dày,không có mối liên quan giữa vacA với tình trạng mô học VDDM. Kết luận: Các chủng HP ở Việt Nam có cagA týp Đông Á chiếm tỷ lệ cao (91,3%). Tỷ lệ các chủng vacA m1 ở Hà Nội cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Các chủng HP có cagA týp Đông Á có liên quan đến mức độ nặng hơn của VDDM trên một số đặc trưng MBH, tuy nhiên không thấy có sự liên quan giữa các yếu tố độc lực vacA với tình trạng MBH VDDM
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố độc lực cagA, vacA của helicobacter pylori và tổn thương mô bệnh học viêm dạ dày mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 172
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC cagA, vacA CỦA HELICOBACTER
PYLORI VÀ TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH
Hồ Đăng Quý Dũng*, Trần Đình Trí*, Hoàng Hoa Hải*, Nguyễn Lâm Tùng**, Trịnh Tuấn Dũng**,
Tạ Long**, Mai Hồng Bàng**, Tomohisa Uchida***, Toshio Fujioka***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố độc lực cagA, vacA của Helicobacter pylori (HP) và tổn thương mô bệnh học
(MBH) viêm dạ dày mạn tính (VDDM).
Đối tượng và phương pháp: gồm 242 bệnh nhân VDDM đã được chẩn đoán nội soi, xét nghiệm MBH tại
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) gồm 117 nam và 125
nữ, tuổi trung bình là 43). Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Nội
soi dạ dày sinh thiết 5 mảnh: 2 mảnh ở thân vị, 2 mảnh ở hang vị và 1 mảnh ở góc bờ cong nhỏ dạ dày để đánh
giá tổn thương VDDM theo hệ thống phân loại Sydney cập nhật. HP được chẩn đoán bằng 5 phương pháp khác
nhau: xét nghiệm nhanh urease trong nước tiểu, tìm kháng thể kháng HP trong huyết thanh, MBH, hóa mô miễn
dịch và nuôi cấy.
Kết quả và bàn luận: Hầu hết các chủng HP ở Việt Nam có cagA týp Đông Á (91,3%), chỉ có 3,9% chủng
HP có cagA týp phương Tây và 4,9 chủng HP không có gen cagA. 100% số BN có vacA s1, tỷ lệ vacA i1 và i2
lần lượt là 94,2% và 5,8%. vacA m1 chiếm tỷ lệ 46,5%, trong đó có sự khác biệt về tỷ lệ vacA m1 giữa TP. Hồ
Chí Minh và Hà Nội (57,7% so với 34,0%; p < 0,05). Nhiễm HP có liên quan đến viêm teo (p < 0,05), nguy cơ
viêm teo ở người có nhiễm HP cao hơn so với người không nhiễm HP: OR = 6,69; 95% CI = 3,6-12,5. Có sự liên
quan giữa cagA týp Đông Á với viên teo niêm mạc dạ dày,không có mối liên quan giữa vacA với tình trạng mô
học VDDM.
Kết luận: Các chủng HP ở Việt Nam có cagA týp Đông Á chiếm tỷ lệ cao (91,3%). Tỷ lệ các chủng vacA
m1 ở Hà Nội cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Các chủng HP có cagA týp Đông Á có liên quan đến mức độ nặng
hơn của VDDM trên một số đặc trưng MBH, tuy nhiên không thấy có sự liên quan giữa các yếu tố độc lực vacA
với tình trạng MBH VDDM.
Từ khóa: cagA, vacA, viêm dạ dày mạn tính, Helicobacter pylori
SUMMARY
CAGA, VACA STATUS OF HELICOBACTER PYLORI AND CHRONIC GASTRITIS
Ho Dang Quy Dung, Tran Dinh Tri, Hoang Hoa Hai, Nguyen Lam Tung, Trinh Tuan Dung, Ta Long,
Mai Hong Bang, Tomohisa Uchida, Toshio Fujioka
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 – 2012:
Objective: To determine the relationship between cagA, vacA virulence factors of Helicobacter pylori (HP)
and histopathological findings in chronic gastritis (CG).
Materials and Methods: The subjects consisted of 242 patients with CG diagnosed confirmly by
* Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, Hà Nội
*** Faculty of Medicine, Oita University, Japan
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hồ Đăng Quý Dũng, ĐT: 0903591309, Email: hodangquydung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 173
histopathological examination from endoscopic biopsies (117 male, 125 female, mean age: 43 years). This is a
crossing described prospective study, data analyze by SPSS 16.0 software. Five biopsy specimens were obtained: 2
from gastric body, 2 from antrum and 1 from the angularis of small curvature for assesment of mononuclear cell
and neutrophil infiltration, atrophy and intestinal metaplasia, histologic evidence of HP infection. HP was judged
by 5 different methods, including: rapid urine test, serum IgG antibodies against HP, histology,
immunohistochemistry and culture.
Results and Discussions: Almost HP strains in Vietnam had Eastern type cagA (91.3%). Weastern type
cagA was 3.9% and cagA negativity was 4.9%. 100% of patients had vacA s1. There was significantly difference
in rate of HP strains with vacA m1 between Ho Chi Minh city and Hanoi (57.7% versus 34.0%, p < 0.05).
Patients with HP infection was related to the risk of atrophy (OR = 6.69; 95% CI= 3.6-12.5) and HP cagA, vacA
status were not related to severe gastritis in histopathological findings.
Conclusions: Vietnamese HP strains showing a high rate of Eastern type cagA positivity (91.3%). The
percentage of HP strains with vacA m1 in Hanoi is higher than in Ho Chi Minh city (57.7% vs. 34%). There is
an association between HP infection and histopathologic chracteristics of active and atrophic gastritis, but no any
relationship between vacA virulence factors of HP with histopathological status of CG was seen.
Keywords: cagA, vacA, chronic gastritis, Helicobacter pylori
ĐẶT VẤN ĐỀ
Helicobacter pylori (HP) được xem là nguyên
nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính (VDDM)
hoạt động ở người và nhiễm HP là yếu tố nguy
cơ quan trọng dẫn đến nhiều bệnh lý dạ dày - tá
tràng (DD-TT), ung thư dạ dày (UTDD) và u
lymphô MATL (mucosa-associated lymphoid
tissue) ở dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới đã kết
luận rằng HP là tác nhân gây ung thư nhóm I ở
người. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng
minh HP là tác nhân gây UTDD, khoảng 75 %
UTDD ngoài vùng tâm vị là do HP gây ra(7).
Bệnh nhân (BN) nhiễm HP thường có
VDDM, nhưng phần lớn không có biến chứng
cũng như các triệu chứng lâm sàng. Điều này
chứng tỏ một số chủng HP có độc lực hơn các
chủng khác. Mặc dù có mối liên quan chặt chẽ
giữa nhiễm HP và UTDD nhưng phần lớn
những người nhiễm HP lại không bị mắc bệnh
lý này. Hậu quả lâm sàng do nhiễm HP được
quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm: các yếu
tố về gen của vật chủ (đặc biệt là tính đa hình
thái của một cytokine nào đó), sự khác biệt
của các chủng HP khác nhau và các yếu tố
môi trường như chế độ ăn...(8).
Hai yếu tố độc lực của HP thường được
nghiên cứu nhiều là độc tố gây độc tế bào
(CagA) và độc tố gây không bào (VacA). Việt
Nam là nước có tỷ lệ nhiễm HP và UTDD cao
(24,4/100.000 đối với nam và 14,6/100.000 đối với
nữ). Việc nghiên cứu các yếu tố độc lực của HP
giúp hiểu rõ hơn bệnh sinh viêm dạ dày (VDD)
và UTDD do nhiễm HP. Vì vậy, đề tài nghiên
cứu này được thực hiện nhằm: Khảo sát các yếu
tố độc lực cagA và vacA của HP và tổn thương
mô bệnh học (MBH) VDDM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở 242 BN, lựa
chọn một cách ngẫu nhiên, có chỉ định nội soi
dạ dày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
(TƯQĐ) 108 - Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy -
TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn loại trừ bao
gồm: phẫu thuật cắt dạ dày, đã sử dụng các
thuốc tiệt trừ HP, hoặc những BN có sử dụng
kháng sinh, các thuốc kháng tiết acid, các
thuốc có chứa Bismuth trong vòng 1 tháng
trước khi tham gia nghiên cứu.
Trước khi nội soi, tất cả BN được phỏng
vấn theo mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất đã
được thiết kế sẵn. Tiến hành nội soi DD-TT và
sinh thiết nhất loạt 5 mảnh, gồm: 2 mảnh ở
hang vị, 2 mảnh ở thân vị và 1 mảnh ở góc bờ
cong nhỏ, trong đó có 1 mảnh ở hang vị và 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 174
mảnh ở thân vị được sử dụng để nuôi cấy tìm
HP, các mảnh còn lại được xét nghiệm MBH.
Sau khi nội soi DD-TT, BN được lấy 10 ml
nước tiểu để làm xét nghiệm tìm kháng thể
(KT) kháng HP và lấy 10 ml máu để thực hiện
các xét nghiệm định lượng pepsinogen I, II,
gastrin và phát hiện KT kháng HP.
* Phương pháp xác định nhiễm HP
Chẩn đoán nhiễm HP dựa vào 5 phương
pháp sau: xét nghiệm tìm KT kháng HP trong
nước tiểu (sử dụng kít RAPIRUN của Otsuka
Pharmaceutical Co., Tokyo, Nhật Bản) và trong
huyết thanh (sử dụng ELISA E Plate kit của
Eiken Chemical Co., Tokyo, Nhật Bản), MBH,
hóa mô miễn dịch (sử dụng KT, các hóa chất của
Dako, Đan Mạch) và nuôi cấy. Xác định nhiễm
HP dựa vào kết quả nuôi cấy HP. Trong trường
hợp nuôi cấy cho kết quả âm tính: xác định là có
nhiễm HP khi có ít nhất 2 trong số 4 xét nghiệm
còn lại cho kết quả dương tính và không nhiễm
HP khi cả 5 xét nghiệm trên đều cho kết quả âm
tính. Nếu chỉ có một trong số 4 xét nghiệm trên
cho kết quả dương tính thì được xem như không
xác định được tình trạng nhiễm HP và loại ra
khỏi nhóm nghiên cứu.
* Phương pháp chẩn đoán MBH
Chẩn đoán MBH được đánh giá bởi Dr
Tomohisa Uchida - Đại học Y Oita, Nhật Bản,
với các tiêu chí: mức độ thâm nhập của bạch
cầu đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân,
mức độ teo niêm mạc dạ dày (NMDD), dị sản
ruột (DSR) theo các tiêu chuẩn của hệ thống
Sydney cập nhật.
* Phân týp cagA bằng phương pháp giải trình
tự chuỗi gen cagA
Các chủng vi khuẩn HP thu được sau khi
nuôi cấy sẽ tiến hành ly giải để chiết tách lấy
DNA. Dùng kỹ thuật PCR để khuếch đại gen
cagA. Giải trình tự chuỗi gen cagA, xác định
EPIYA motif để phân loại các týp cagA: Đông Á,
phương Tây và týp không xác định.
* Phân týp vacA bằng phương pháp khuếch
đại chuỗi gen vacA
Bằng phương pháp khuếch đại các đoạn gen
vacA s, vacA m, vacA i bằng các chuỗi mồi
(primer) đặc hiệu và điện di để xác định vacA s1,
s2, vacA m1, m2, vacA i1 và i2.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm của nhóm BN nghiên cứu
Đặc điểm Hà Nội Tp. HCM Tổng cộng P
Số BN (n, %) 117 (48,3) 125 (51,7) 242 (100)
Tuổi (X ± SD) 42,9 ± 13,4 43,9 ± 13,7 43,4 ± 13 > 0,05
Nhiễm HP
(n, %) 76 (65)
69 (55,2) 145/242
(59,9) > 0,05
Bảng 2. Liên quan giữa nhiễm HP với viêm mạn
tính hoạt động
MBH HP (+) HP (-) Tổng
VMTKHĐ (n,%) 14 (14,6) 82 (85,4) 96
Hang vị
đơn thuần
33 (82,5) 7 (17,5) 40
Thân vị
đơn thuần
6 (54,5) 5 (45,5) 11 VMTHĐ (n,%)
Toàn bộ dạ
dày
92 (96,8) 3 (3,2) 95
Tổng 131 (89,7) 15 (10,3) 146
P < 0,05
Bảng 3. Liên quan giữa tình trạng nhiễm HP với
viêm teo, DS
Nhiễm HP
MBH HP (+) HP (-) Tổng
Viêm teo (n,%) 130 (65,7) 68 (34,3) 198 (100)
Không viêm teo (n,%) 15 (34,1) 29 (65,9) 44 (100)
Tổng 145 97 242
p < 0,05; OR = 3,96; 95% CI: 1,8-7,4
DSR (n,%) 19 (70,4) 8 (29,6) 27 (100)
Không có DSR (n,%) 126 (58,6) 89 (41,4) 215 (100)
P > 0,05
Bảng 4. Tỷ lệ và phân bố các týp cagA, vacA của HP
Nhóm bệnh nhân Kiểu gene
cagA, vacA s/m/i Hà Nội
(n=54)
Tp. HCM
(n=49)
Tổng
(n, %) P
cagA týp Đông Á 51 (94,4) 43 (87,8) 94 (91,3)
cagA týp phương
Tây 1 (1,9) 3 (6,1) 4 (3,9)
cagA âm tính 2 (3,7) 3 (6,1) 5 (4,9)
> 0,05
vacA s1 (n,%) 54 (100) 49 (100) 103 (100)
vacA s2 (n,%) 0 0 0
> 0,05
vacA m1 (n,%)
30 (57,7) 16 (34,0) 46 < 0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 175
Nhóm bệnh nhân Kiểu gene
cagA, vacA s/m/i Hà Nội
(n=54)
Tp. HCM
(n=49)
Tổng
(n, %) P
(44,6)
vacA m2 (n,%) 22 (42,3) 31 (66,0) 53 (51,5)
Không xác định 2 2 4 (3,9)
vacA i1 (n,%) 51 (94,4%)
46 (93,9%) 97
(94,2%)
vacA i2 (n,%) 3 (5,6%) 3 (6,1%) 6 (5,8%)
> 0,05
Bảng 5. Liên quan giữa các týp cagA với tổn thương
MBH VDDM
cagA týp Đông Á (X ±
SD)
Thang điểm
đánh giá mức
độ/ MBH
Vị trí
Dương tính Âm tính
P
Hang vị 1,27 ± 0,6 1,0 ± 0,5 > 0,05 Mức độ thâm
nhập BCĐNTT Thân vị 0,6 ± 0,7 0,2 ± 0,4 > 0,05
Hang vị 1,72 ± 0,5 1,33 ± 0,5 < 0,05 Mức độ thâm
nhập BCĐN Thân vị 1,0 ± 0,7 0,9 ± 0,3 > 0,05
Hang vị 0,93 ± 0,4 0,67 ± 0,5 < 0,05
Mức độ teo
Thân vị 0,3 ± 0,5 0,1 ± 0,3 > 0,05
Hang vị 0,12 ± 0,5 0 > 0,05
Mức độ DSR
Thân vị 0 0
Bảng 6. Liên quan giữa các týp cagA với viêm teo
cagA týp Đông Á (n,%) MBH
Dương tính Âm tính
Tổng (n,%)
Viêm teo 91 (93,8) 6 (6,2) 97 (100)
Không viêm
teo
3 (50) 3 (50) 6 (100)
p < 0,05; OR = 15,16; 95% CI: 2,5 - 91,8
Bảng 7. Liên quan giữa các týp vacA m với tổn
thương MBH VDDM
Kiểu gene vacA
(X ± SD)
Thang điểm
đánh giá mức
độ/ MBH
Vị trí
m1 m2
p
Hang vị 1,3 ± 0,5 1,2 ± 0,6 > 0,05 Mức độ thâm
nhập BCĐNTT Thân vị 0,5 ± 0,7 0,5 ± 0,6 > 0,05
Hang vị 1,6 ± 0,5 1,7 ± 0,6 > 0,05 Mức độ thâm
nhập BCĐN Thân vị 0,9 ± 0,6 1,0 ± 0,8 > 0,05
Hang vị 0,9 ± 0,5 0,9 ± 0,3 > 0,05
Mức độ teo
Thân vị 0,2 ± 0,4 0,3 ± 0,5 > 0,05
Hang vị 0,2 ± 0,5 0,1 ± 0,4 > 0,05
Mức độ DSR
Thân vị 0 0
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về các tổn thương VDDM trên MBH
giữa các chủng vacA m1 và m2 của HP.
Bảng 8. Liên quan giữa các týp vacA i với tổn
thương MBH VDDM
Kiểu gene vacA (X ±
SD)
Thang điểm
đánh giá mức
độ/ MBH
Vị trí
i1 i2
p
Hang vị 1,3 ± 0,6 1,0 ± 0,6 > 0,05 Mức độ thâm
nhập BCĐNTT Thân vị 0,6 ± 0,7 0,2 ± 0,4 > 0,05
Hang vị 1,7 ± 0,5 1,3 ± 0,5 > 0,05 Mức độ thâm
nhập BCĐN Thân vị 1,0 ± 0,7 0,7 ± 0,5 > 0,05
Hang vị 0,9 ± 0,4 0,8 ± 0,4 > 0,05
Mức độ teo
Thân vị 0,3 ± 0,5 0 > 0,05
Hang vị 0,1 ± 0,5 0 > 0,05
Mức độ DSR
Thân vị 0 0
BÀN LUẬN
Viêm mạn tính hoạt động là tổn thương đặc
trưng của nhiễm HP, biểu hiện bằng sự thâm
nhập của BCĐNTT ở lớp đệm và lớp biểu mô dạ
dày. Có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng
nhiễm HP và tình trạng VMTHĐ trên MBH. Kết
quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy 89,7% BN
VMTHĐ có nhiễm HP, trong khi chỉ có 14,6%
BN VMTKHĐ có nhiễm HP. Có sự liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa nhiễm HP với VMTHĐ (p
< 0,05). Điều này phù hợp với các nghiên cứu
trước đây khẳng định vai trò của HP trong bệnh
lý DD-TT.
Nhiễm HP còn có liên quan có ý nghĩa đến
tình trạng viêm teo (kết quả bảng 3).Trong một
nghiên cứu đa trung tâm trên 2455 BN tại Nhật
Bản của Asaka M. và CS cho thấy tỷ lệ BN viêm
teo trong nhóm nhiễm HP là 82,9% so với 9,8%
trong nhóm không nhiễm HP. Tỷ suất chênh OR
là 44,8 với khoảng tin cậy 95%: 34,7-57,8(1).
Mối liên quan giữa nhiễm HP và tình trạng
viêm teo NDDM đã được chứng minh qua
nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên việc điều trị diệt
HP có làm cải thiện tình trạng tổn thương dạ
dày trên MBH hay không vẫn còn chưa được
chứng minh một cách rõ ràng và chấp nhận
rộng rãi, vì còn nhiều kết quả nghiên cứu trái
ngược nhau. Đây cùng là vấn đề cần được
nghiên cứu lâu dài để có thể đánh giá một cách
đầy đủ hơn.
Hơn một nửa dân số thế giới nhiễm HP
nhưng phần lớn BN không có các biến chứng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 176
cũng như các triệu chứng lâm sàng nào. Các yếu
tố độc lực cagA và vacA của HP cũng được xem
là có vai trò trong việc ra các hậu quả lâm sàng
khác nhau(5). Kết quả nghiên cứu chúng tôi
(bảng 1) cho thấy có 59,9% số BN VDDM có
nhiễm HP. Bằng phương pháp giải trình tự
chuỗi gen cagA, chúng tôi ghi nhận 91,3% các
chủng HP ở Việt Nam có cagA týp Đông Á, 3,9%
chủng HP có cagA týp phương Tây và 4,9 chủng
HP không có gen cagA (bảng 4). Theo Yamaoka
và cộng sự (CS), cagA týp Đông Á biểu lộ hoạt
động gắn kết mạnh hơn với SHP-2 và gây nên
các thay đổi hình thái ở tế bào biểu mô dạ dày
nhiều hơn so với cagA týp phương Tây(9). Thêm
vào đó, Azuma T. và CS đã chứng minh mức độ
của VDD và teo NMDD ở những BN nhiễm HP
mang cagA týp Đông Á cao hơn có ý nghĩa so
với những BN nhiễm HP mang cagA týp
phương Tây. Những vùng có tỷ lệ nhiễm HP
mang cagA týp Đông Á cao thì có tỷ lệ UTDD
cao. Điều này gợi ý rằng xác định kiểu hình gen
cagA là cần thiết trong tiên lượng nguy cơ
UTDD ở BN VDD có nhiễm HP mang gen cagA
týp Đông Á(2,3). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
chúng tôi chỉ ghi nhận có 2 đặc trưng về MBH
(mức độ thâm nhập BCĐN và tình trạng viêm
teo ở hang vị) có thay đổi giữa chủng HP có hay
không có cagA týp Đông Á (bảng 5). Kết quả
nghiên cứu ở bảng 6 cho thấy có 93,8% BN có
chủng HP cagA týp Đông Á có viêm teo, trong
khi chỉ có 50% BN chủng HP cagA týp
phương Tây hoặc không có cagA có viêm teo.
Có mối liên quan giữa các chủng HP cagA týp
Đông Á với tình trạng viêm teo (p < 0,05),
OR = 15,16; khoảng tin cậy 95%: 2,5 - 91,8.
Mặc dù tất cả các chủng HP đều có gen
vacA, nhưng hoạt động gây không bào thay
đổi rất đáng kể giữa các chủng khác nhau, sự
khác biệt này phụ thuộc vào kiểu gen của
vùng tín hiệu s và vùng giữa m. Hoạt động
của vacA bao gồm sự tạo thành các kênh ở
màng tế bào, phá hủy các hạt nội bào và tiêu
thể, tác động lên các thụ thể gây dẫn truyền
tín hiệu tế bào, can thiệp vào những chức
năng tạo khung tế bào, gây chết tế bào theo
chương trình và các biến đổi miễn dịch(6).
Trong nghiên cứu này, tất cả các chủng HP
đều có vacA s1, tỷ lệ vacA m1 là 46,5% và m2
là 53,5%.
Có mối liên quan chặt chẽ giữa độc tố vi
khuẩn và bệnh sinh do HP, trong đó týp s1/m1
vacA được xem là có độc lực nhất(4). Điều đáng
chú ý là tất cả các chủng HP Đông Á có vacA s1,
thêm vào đó, trong nhóm những nước Đông Á,
vacA m1 chiếm tỷ lệ cao ở các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc, ngược lại tỷ lệ vacA m2 tăng dần ở
các nước phía nam Đông Á như Hong Kong,
Việt Nam. Tần suất UTDD ở các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc cao hơn hẳn so với Việt Nam và
Hong Kong, từ đó đặt ra giả thuyết là kiểu gen
s1/m1 có độc tính cao hơn s1/m2(9).
Điều quan trọng là khi phân tích tỷ lệ các
phân týp vacA m1 và m2 (kết quả bảng 4), chúng
tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hai nhóm BN ở Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh (57,7% so với 34,0%, p < 0,05). Có sự khác
biệt về tỷ lệ UTDD ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh. Tỷ lệ UTDD ở Hà Nội là 27,0 trên 100.000
dân đối với nam và 13,2 trên 100.000 dân đối với
nữ. Ở Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ này lần lượt là 18,7
và 8,1. Như vậy, có thể chăng việc giải thích sự
khác biệt về tỷ lệ UTDD ở khu vực Hà Nội so
với khu vực Tp. Hồ Chí Minh một phần là do sự
khác biệt tỷ lệ các chủng vacA m1 và vacA m2.
Hầu hết các chủng HP Đông Á (East-Asian
types) có cagA dương tính. Do đó, không thể
giải thích sự khác biệt về tỷ lệ mắc UTDD giữa
khu vực phía Bắc và phía Nam của các nước
vùng Đông Á mà chỉ dựa trên kiểu gen cagA,
nhưng có thể dựa trên kiểu gen vacA m. Tần suất
kiểu gen vacA s1/m2 cao ở các nước Nam Á, nơi
có tần suất UTDD thấp hơn(9). Tuy nhiên, tiến
trình đến UTDD là một quá trình gồm nhiều
bước phức tạp liên quan đến sự tương tác giữa
các yếu tố về môi trường, chế độ ăn, sự tương
tác giữa các yếu độc lực vi khuẩn với các yếu tố
vật chủ. Với những hiểu biết của chúng ta hiện
nay, HP và các yếu tố độc lực của HP đóng vai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 177
trò rất quan trọng cùng với những cơ chế mà
qua đó cách thức vật chủ nhận diện và phản
ứng lại vi khuẩn sẽ quyết định diễn tiến và hậu
quả lâm sàng. Cần phải có nhiều nghiên cứu có
qui mô lớn hơn ở nhiều trung tâm, dựa trên
phân tích nhiều yếu tố tác động mới có thể giải
thích một cách rõ ràng hơn sự khác biệt trên.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy các
yếu tố độc lực cagA và vacA không có liên quan
đến các thay đổi về MBH VDD (bảng 8, 9) mà
thay vào đó nhiễm HP là yếu tố có liên quan đến
các thay đổi viêm và tình trạng viêm teo trên
MBH. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Umit H. và CS(8). Điều này có thể được
giải thích một phần là sự hiện diện của HP ở
NMDD đã gây các phản ứng miễn dịch học, thu
hút sự tập trung của các tế bào viêm như bạch
cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân. Các
yếu tố độc lực cagA, vacA chủ yếu tác động lên
các tế bào biểu mô như: làm mất tính liên kết và
rối loạn phân cực, gây biểu lộ các gen tiền viêm,
mất sự kiểm soát tăng sinh tế bào (cagA) và chết
tế bào chương trình. Endosome tạo thành các
không bào, tăng tính thấm chọn lọc màng tế
bào, gây tổn thương ty lạp thể, giải phóng
cytochrome C và gây chết tế bào theo chương
trình (vacA). Những tác động này có liên quan
đến sự biến đổi và phá hủy các tế bào biểu mô
và tế bào tuyến NMDD, về lâ