Đặt vấn đề: Viên nang Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) là chế phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc
BDHNT. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm chuẩn bị những cơ sở cần thiết cho việc khảo sát thuốc
trên lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độc tính, tác dụng phục hồi trí nhớ của thuốc trên thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng
trung bình 20 ± 2 g được cho uống thuốc với liều cao để xác định LD50. Chuột cũng được cho uống thuốc
với các liều 2,5g/kg/ ngày và 5g/kg/ ngày liên tục trong 60 ngày để theo dõi độc tính bán trường diễn của
thuốc. Các mô hình ma trận 8 nhánh, né tránh chủ động, né tránh thụ động, hồ bơi tròn được dùng để
đánh giá phục hồi trí nhớ của thuốc.
Kết quả: Chưa xác định được LD50 trên chuột theo đường uống. Thuốc làm giảm tiểu cầu, tăng urê máu có
ý nghĩa thống kê sau 60 ngày dùng thuốc. Thuốc có thể gây tổn thương gan, thận chuột, nhưng kết quả thử độc
tính bán trường diễn có một số điểm chưa phù hợp. Thuốc có tác dụng phục hồi trí nhớ trên chuột gây suy giảm
trí nhớ bằng stress
Kết luận: Việc xem xét lại độc tính bán trường diễn của thuốc trên thực nghiệm là bắt buộc. Thuốc có tác
dụng phục hồi trí nhớ trên chuột là một chỉ số có lợi trong phục hồi di chứng sau đột quỵ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu độc tính, tác dụng phục hồi trí nhớ của viên nang bổ dương hoàn ngũ thang trên thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 124
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH, TÁC DỤNG PHỤC HỒI TRÍ NHỚ
CỦA VIÊN NANG BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG TRÊN THỰC NGHIỆM
Trương Hữu Nhàn*, Phan Quan Chí Hiếu**, Nguyễn Phương Dung**,
Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viên nang Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) là chế phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc
BDHNT. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm chuẩn bị những cơ sở cần thiết cho việc khảo sát thuốc
trên lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độc tính, tác dụng phục hồi trí nhớ của thuốc trên thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng
trung bình 20 ± 2 g được cho uống thuốc với liều cao để xác định LD50. Chuột cũng được cho uống thuốc
với các liều 2,5g/kg/ ngày và 5g/kg/ ngày liên tục trong 60 ngày để theo dõi độc tính bán trường diễn của
thuốc. Các mô hình ma trận 8 nhánh, né tránh chủ động, né tránh thụ động, hồ bơi tròn được dùng để
đánh giá phục hồi trí nhớ của thuốc.
Kết quả: Chưa xác định được LD50 trên chuột theo đường uống. Thuốc làm giảm tiểu cầu, tăng urê máu có
ý nghĩa thống kê sau 60 ngày dùng thuốc. Thuốc có thể gây tổn thương gan, thận chuột, nhưng kết quả thử độc
tính bán trường diễn có một số điểm chưa phù hợp. Thuốc có tác dụng phục hồi trí nhớ trên chuột gây suy giảm
trí nhớ bằng stress
Kết luận: Việc xem xét lại độc tính bán trường diễn của thuốc trên thực nghiệm là bắt buộc. Thuốc có tác
dụng phục hồi trí nhớ trên chuột là một chỉ số có lợi trong phục hồi di chứng sau đột quỵ
Từ khóa: Viên nang Bổ dương hoàn ngũ thang, phục hồi trí nhớ, đột quị, mô hình ma trận 8 nhánh,
nghiệm pháp né tránh chủ động, nghiệm pháp né tránh thụ động, mô hình bơi tròn.
ABSTRACT
TOXICITY AND MEMORY RECOVERY EFFECTS OF “BO DUONG HOAN NGU THANG” CAPSULE
IN MICE
Trương Huu Nhan, Phan Quan Chi Hieu, Nguyen Phuong Dung, Nguyen Tran Chau Do Mai Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 124 –129
Background and Aims: “Bo Duong Hoan Ngu thang” capsule (BDHNT) is a drug product of the classical
BDHNT recipe and a primary understanding for further clinical trials is needed. This study is conducted in the
aim of evaluating the toxicity and memory recovery effect of BDHNT in mice.
Materials and methods: Swiss Albino male mice, age of 5-6 weeks, 20 ± 2 g, were given high dose of
BDHNT to determine LD50. Daily oral dose of 2.5 and 5 g/kg/day in 60 days were given to evaluate the sub-
chronic toxicity of the drug product. Models of Eight Arms radial maze, Active & Passive through tests and
Morris water maze were used to evaluate the memory recovery effects.
Results: There was no acute toxicity of BDHNTcapsule found (LD50 not determined). A diminishing of
platelets and increase of uraemia after 60 days of treatment is noted. The drug product might cause damage to
Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Phước ** Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: BS Trương Hữu Nhàn ĐT: 0913109196 Email: truonghuunhan63@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 125
mice liver and kidney but some data of sub-chronic toxicity test were unconformable. BDHNT capsule has a
recovering effect in memory loss after stress of mice.
Conclusion: Re-assessment of chronic toxicity of BDHNT capsule is obligatory recommended before clinical
trial. The memory recovery effect of the drug product is a useful outcome in the rehabilitation after stroke.
Key words: Bo Duong Hoan Ngu thang, BDHNT capsule, memory loss recovery, stroke, Eight arms radial
maze, Active & passive through step test, Morris water maze.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viên nang BDHNT được bào chế từ bài
thuốc BDHNT (gồm các vị thuốc Hoàng kỳ,
Đương quy vĩ, Xích thược, Đào nhân, Xuyên
khung, Hồng hoa, Địa long; chuyên chữa
chứng bệnh bán thân bất toại, khẩu nhãn oa
tà,... sau trúng phong của YHCT (di chứng liệt
nửa người, miệng méo,... do đột quị – theo
quan niệm tây y)(6).
Để tiện dụng, bài thuốc cổ phương này
được chuyển dạng thành viên nang. Để có thể
tiến hành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, cần
nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả phục hồi
chức năng vận động của thuốc trên thực
nghiệm. Do bệnh nhân (BN) sau đột quị có
thể giảm sự tập trung chú ý, suy giảm trí nhớ
ngắn hạn(8), sự phục hồi chức năng vận
động của BN có vai trò quan trọng của ý thức,
sự hợp tác của BN với thầy thuốc, đồng thời
cũng do khó khăn trong thực hiện mô hình
liệt vận động trên động vật sau đột quị, nên
đề tài đã tiến hành nghiên cứu mô hình phục
hồi trí nhớ của thuốc trên động vật.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá độc tính cấp, độc tính bán trường
diễn, tác dụng phục hồi trí nhớ của thuốc trên
thực nghiệm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Nguyên vật liệu
Viên nang BDHNT (lô sản xuất: 020211NC,
ngày sản xuất: 15/02/2011, nơi sản xuất: Công ty
Cổ phần Dược phẩm Khang minh).
Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino,
5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 ± 2 g),
cung cấp bởi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
Chuột được nuôi bằng thức ăn viên do Viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh cung cấp có bổ sung
thêm giá đậu, nước uống.
Trang thiết bị
Máy xét nghiệm sinh hóa EOS BRAVO
PLUS MD: REF 890, máy xét nghiệm huyết học
SYSMEX MD:KX21, ma trận 8 nhánh Eight
Arms radial Maze Panlab LE 766/767, thiết lập
hành vi Automatic Reflex Conditioner Ugo Basil
7530, thiết bị né tránh thụ động Passive
Avoidance Ugo Basil 7550, hồ bơi tròn Water
Swimming Pool Le 820).
Phương pháp nghiên cứu
Độc tính cấp(2)
Chủ yếu xác định LD50 (bằng phương pháp
Behrens-Karber)
Độc tính bán trường diễn(6)
Chia chuột thành 3 lô: Lô chứng (n=20),
uống nước cất 0,2 ml/10g/ngày; lô 18 viên/ngày
(n= 40), uống thuốc liều 2,5g/kg/ngày; lô 36
viên/ngày (n=40), uống thuốc liều 5g/kg/ngày.
Chuột ở 3 lô được uống nước cất hoặc thuốc
trong 02 tháng liền, mỗi ngày uống 01 lần vào
buổi sáng.
Trong thời gian uống thuốc, theo dõi tình
trạng chung của chuột và lấy máu tại 3 thời
điểm (ngay trước khi uống thuốc, ngay sau khi
uống thuốc 30 ngày, 60 ngày) để làm các xét
nghiệm: Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu,
số lượng tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin,
SGOT, SGPT, bilirubin toàn phần, creatinine,
urea, thời gian máu chảy, thời gian máu đông.
Sau khi lấy máu vào ngày kết thúc thử nghiệm,
chuột được mổ để quan sát đại thể; gan và thận
chuột được phân tích vi phẫu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 126
Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê theo
phép kiểm t-Student, phân tích Anova với phần
mềm MS -Excel. Số liệu đạt ý nghĩa thống kê với
độ tin cậy 95% khi P<0,05.
Tác dụng phục hồi trí nhớ(8, 5, 6)
Chuột được chia thành 4 lô (mỗi mô hình có
4 lô chuột, mỗi lô 14 – 15 con), gồm: Lô chứng:
Uống nước 0,2 ml/10g/ngày; lô chứng + stress:
30 phút sau khi uống nước 0,2 ml/10g/ngày, gây
stress; lô thuốc + stress: 30 phút sau khi uống
nước thuốc 0,2 ml/10g/ngày, gây stress; lô thuốc:
Uống nước thuốc 0,2 ml/10g/ngày. Gây stress,
uống thuốc, uống nước được tiến hành 01
lần/ngày, liên tiếp 21 ngày. Liều thuốc 2,
5g/kg/ngày. Gây stress: Đặt chuột vào hộp nhựa
2 giờ/01 ngày, hộp có các lỗ hình tròn, đường
kính khoảng 3 mm cho chuột thở, nhưng không
di chuyển được.
Để đánh giá khả năng học tập, sự hình
thành trí nhớ của chuột, tiến hành 04 thí nghiệm
(trong mỗi thí nghiệm có giai đoạn làm quen,
huấn luyện, kiểm tra): Mô hình né tránh thụ
động: Trong 3 ngày, ngày thứ 3: Ghi nhận thời
gian tiềm thời chuột đi vào buồng tối; mô hình
thiết lập hành vi: Trong 6 ngày, 05 ngày sau: Ghi
nhận số lần chuột chạy sang ngăn khác khi có
kích thích ánh sáng/âm thanh; mô hình ma trận
tám nhánh: Trong 7 ngày, ngày thứ 7: Ghi nhận
thời gian tiềm thời chuột đi vào cả 4 cửa có đặt
mồi, số lần chuột đi vào cửa có đặt mồi, số lần
chuột đi vào cửa không đặt mồi; mô hình ma
trận nước: Trong 6 ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày
thứ 5: Ghi lại thời gian tiềm thời chuột tìm đến
chân đế; ngày 6 (lúc này chân đế được lấy ra
khỏi hồ nước): Thời gian chuột bơi trong diện
tích ¼ của bể bơi nơi đặt chân đế, số lần chuột đi
qua diện tích ¼ của bể bơi nơi đặt chân đế.
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phép
kiểm Anova 1 hoặc 2 yếu tố. Số liệu đạt ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy 95% khi p < 0,05 (so với
lô chứng + stress).
KẾT QUẢ
Độc tính cấp
Liều cao nhất có thể đưa thuốc trực tiếp vào
dạ dày chuột là 25,99 g/kg, không có chuột chết,
nên chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt
trắng theo đường uống.
Độc tính bán trường diễn
Những điểm giống nhau giữa 3 lô chuột thí
nghiệm
Biểu hiện chung: Sau 30 ngày và 60 ngày
uống thuốc, tất cả chuột ở lô chứng, lô lô 18
viên/ngày, lô 36 viên/ ngày đều hoạt động, đi lại
bình thường, ăn uống tốt, phân khô, lông mượt.
Về cân nặng: Thể trọng chuột trung bình giữa
các lô được so sánh vào các khoảng thời điểm
mỗi 7 ngày, chuột ở các lô tăng trưởng bình
thường và khác nhau không có ý nghĩa trong
suốt thời gian thử nghiệm.
Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu,
hematocrit, hemoglobin, SGOT, SGPT,
bilirubin toàn phần, creatinine, thời gian máu
chảy, thời gian máu đông ở lô 18 viên/ ngày
và lô 36 viên/ngày đều không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở các thời
điểm trước thử nghiệm, sau khi uống thuốc 30
ngày, 60 ngày.
Các biểu hiện ở 02 lô uống thuốc khác so với lô
chứng
Bảng 1: Ảnh hưởng của thuốc lên số lượng tiểu cầu
trong máu chuột nhắt trắng
Thời gian Số lượng tiểu cầu (10^9/L)
Trước
uống thuốc
Sau 30 ngày
uống thuốc
Sau 60 ngày
uống thuốc
Lô chứng 337 ± 20,9 445 ± 125,85 483,86 ±51,7
Lô 18v/ngày 352 ± 18,7 385,57 ± 190,5 369,9 ± 169,9
Lô 36v/ngày 349 ± 21,5 447,14 ± 26,84
343,57 ±
72,87
P
P18-C >0,05
P36-C >0,05
P18-C >0,05
P36-C >0,05
P18-C <0,05
P36-C <0,05
Số lượng tiểu cầu giảm có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 02 lô uống thuốc so với lô
chứng ở thời điểm sau khi uống viên nang
BDHNT 60 ngày.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 127
Bảng 2: Ảnh hưởng của thuốc lên hàm lượng urea
trong máu chuột nhắt trắng
Thời gian Hàm lượng urea (mg/100mL)
Trước uống
thuốc
Sau 30 ngày
uống thuốc
Sau 60 ngày
uống thuốc
Lô chứng 41,41 ± 11,75 40,56 ± 7,1 39,94 ± 5,62
Lô 18v/ngày 43,61 ± 9,91 49,72 ± 6,98 51,11 ± 8,92
Lô 36v/ngày 42,23 ± 9,31 48,25 ± 5,33 53,25 ± 6,97
P
P18-C >0,05
P36-C >0,05
P18-C <0,05
P36-C <0,05
P18-C <0,05
P36-C <0,05
Hàm lượng urea ở lô 18 viên/ ngày và lô 36
viên/ ngày tăng so với lô chứng sau khi uống
viên nang BDHNT 30 ngày và 60 ngày, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
Xét nghiệm vi thể
Lô chứng (n= 8): Hình thái gan (bình thường
5, viêm khoảng cửa 2, sung huyết: 1), hình thái
thận (bình thường 6, viêm mô kẽ 1, sung huyết
1). Lô 18 viên/ngày (n=10): Hình thái gan (bình
thường 2, tổn thương 8 (gồm mất cấu trúc bè, tế
bào gan thoái hóa không bào toàn bộ hoặc tế
bào gan thoái hóa nhẹ), hình thái thận (bình
thường 8, viêm mô kẽ 1 con, sung huyết 1). Lô
36 viên/ngày (n=10): Hình thái gan (bình thường
5, tổn thương 05 con (gồm tĩnh mạch cửa giãn
rộng 2, tế bào gan thoái hóa không bào toàn bộ:
3), hình thái thận (bình thường 7, sung huyết 3).
Tác dụng phục hồi trí nhớ
Bảng 3: Thời gian tiềm thời né tránh
Lô TN
n=14 -15
Thời gian tiềm thời né tránh (giây)
Stress (-) Stress (+)
Chứng 199,43 ± 77,30* 42,05 ± 12,86
Thuốc 252,80 ± 73,09* 200,57 ± 74,73*
(*) Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với lô
chứng gây stress.
Bảng 4: Số lần chuột chạy qua khi có kích thích âm
thanh/ánh sáng (lần)
Lô TN
n= 14-15
Chứng
Chứng+
stress
Thuốc
Thuốc+
stress
Ngày 1
1,27 ±
0,19
0,60 ± 0,18
1,06 ±
0,08
0,64 ± 0,05
Ngày 2
1,73 ±
0,22*
0,47 ± 0,06
2,50 ±
0,12*
1,57 ± 0,06*
Ngày 3
2,27 ±
0,09*
1,13 ± 0,04
2,80 ±
0,15*
2,64 ± 0,09*
Ngày 4 4,13 ± 1,27 ± 0,03 5,40 ± 4,00 ± 0,12*
Lô TN
n= 14-15
Chứng
Chứng+
stress
Thuốc
Thuốc+
stress
0,12* 0,24*
Ngày 5
4,80 ±
0,14*
1,83 ± 0,05
5,67 ±
0,25*
4,38 ± 0,17*
(*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với lô
chứng + stress.
Bảng 5: Thời gian tiềm thời đi vào cả 4 cửa có đặt
mồi
Lô TN
n=14 -15
Thời gian tiềm thời đi vào cả 4 cửa có
mồi (giây)
Stress (-) Stress (+)
Chứng 448,14 ± 76,53* 559,42 ± 65,97
Thuốc 385,16 ± 113,41* 470,14 ± 94,84*
(*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng gây stress
ở mức 95%.
Bảng 6: Số lần chuột đi vào cửa có đặt mồi
Lô TN, n=14 -
15
Số lần vào cửa có mồi (lần)
Stress (-) Stress (+)
Chứng 5,86 ± 1,18* 4,13 ± 1,80
Thuốc 6,13 ± 2,69* 5,06 ± 0,96
(*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng gây stress
ở mức 95%.
Bảng 7: Số lần chuột đi vào cửa không có đặt mồi
Lô TN, n=14 -
15
Số lần vào cửa không có mồi (lần)
Stress (-) Stress (+)
Chứng 2,6 ± 1,24* 4,2 ± 1,38
Thuốc 2,58 ± 1,37* 2,86 ± 1,55*
(*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng + stress ở
mức 95%.
Bảng 8: Thời gian tiềm thời tìm đến chân đế qua các
ngày
Lô TN,
n=14 - 15
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4
Lô chứng
84,38 ±
19,69
56,87 ±
10,99*
49,42 ±
8,47*
32,75 ±
6,01*
Lô chứng +
stress
92,12 ±
22,21
81,57 ±
17,87
74,15 ±
18,03
53 ± 13,09
Lô thuốc +
stress
89,19 ±
15,86
59,03 ±
14,69*
44,65 ±
9,82*
37,5 ±
8,95*
Lô thuốc
83,27 ±
12,45
52,85 ±
11,2*
42,92 ±
7,76*
29,65 ±
8,45*
(*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với lô
chứng bị gây stress.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 128
Bảng 9: Thời gian ở vị trí ¼ của diện tích bể bơi nơi
đặt chân đế
Lô TN, n = 14 - 15 Thời gian (giây)
Lô chứng 20,35 ± 5,34*
Lô chứng + stress 12,19 ± 3,04
Lô thuốc + stress 19,77 ± 4,31*
Lô thuốc 22,96 ± 6,48*
(*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với lô
chứng bị gây stress.
Bảng 10: Số lần chuột đi qua vị trí ¼ của diện tích bể
bơi nơi đặt chân đế
Lô TN, n= 14 - 15 Số lần
Lô chứng 3,69 ± 0,71*
Lô chứng + stress 1,92 ± 0,4
Lô thuốc + stress 3,54 ± 0,52*
Lô thuốc 4,16 ± 0,72*
(*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với lô
chứng bị gây stress.
BÀN LUẬN
Độc tính cấp
Kết quả thử độc tính cấp tính được liều
tương đối an toàn Ds dùng cho thực nghiệm
dược lý ban đầu bằng 1/5 liều 25,99g/kg chuột =
5,198g/kg chuột (6).Suy ra liều Ds tương đương
trên người là 37 viên. Nếu liều dùng trên 01
người (cân nặng 50 kg) là 18 viên/ngày (là liều
tương đương bài thuốc BDHNT dạng sắc của
tác giả Hoàng Bảo Châu(3), liều này bằng 49%
liều Ds tương đương trên người. Đây là cơ sở
quan trọng cho việc tiến hành thử nghiệm trên
người ở giai đoạn sau
Độc tính bán trường diễn
Từ bảng 1, bảng 2 và xét nghiệm vi thể, cho
thấy khi uống viên nang liều 2, 5g/kg/ngày,
5g/kg/ngày có thể tổn thương gan, thận, ảnh
hưởng đến chức năng tạo tiểu cầu của cơ quan
tạo máu ở chuột khi dùng dài ngày, lý do có thể
là: Cách thức bào chế viên nang (xem xét lại qui
trình bào chế), thức ăn (giá đậu) nuôi chuột (lý
do đưa ra ý kiến: Hình thái vi thể ở lô chứng vẫn
có chuột có tổn thương, tổn thương gan ở lô 18
viên ngày và 36 viên ngày là không phù hợp với
liều dùng mỗi lô). Nên kết quả thử độc tính bán
trường diễn có thể chưa chính xác, xem xét thử
lại độc tính bán trường diễn
Tác dụng phục hồi trí nhớ
Bảng 3 đến bảng 10, cho thấy cho khi
dùng thuốc ở liều 2, 5g/kg/ngày, liên tục 21
ngày, có tác dụng phục hồi khả năng trí nhớ
trên chuột bị gây suy giảm trí nhớ bằng stress,
lý do có thể là: Một số dược liệu trong viên
nang có tác dụng hoạt huyết, tăng lưu lượng
máu não, nên có thể có tác dụng tăng nuôi
dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh.
BN sau đột quị có thể có những khuyết tật
về nhận thức, trí nhớ (8) Thuốc có tác dụng phục
hồi trí nhớ trên chuột bị gây suy giảm trí nhớ
bằng stress. Nên thuốc cũng có thể có tác dụng
phục hồi những khuyết tật về nhận thức, trí nhớ
trên BN sau đột quị. BN được phục hồi những
khuyết tật về nhận thức, trí nhớ sẽ làm tăng sự
hợp tác giữa BN với thầy thuốc. BN có hợp tác
với thầy thuốc thì hiệu quả phục hồi chức năng
vận động tốt gấp 44, 5 lần BN không hợp tác.
Theo Nguyễn Minh Hà (2010)(5): Mức độ phục
hồi ý thức của các BN nhồi máu não uống bài
thuốc BDHNT (dạng sắc) tương đương nhóm
BN nhồi máu não uống Cebrex - có tác dụng cải
thiện trí nhớ. Bài thuốc (dạng sắc) có tác dụng
phục hồi trí nhớ trên BN nhồi máu não, đồng
thời viên nang có tác dụng phục hồi trí nhớ trên
chuột bị gây suy giảm trí nhớ bằng stress. Nên
viên nang có thể có tác dụng phục hồi trí nhớ
trên BN nhồi máu não.
KẾT LUẬN
Liều cao nhất có thể đưa thuốc trực tiếp vào
dạ dày chuột là 25, 99 g/kg, không có chuột chết,
nên không thể xác định được LD50 trên chuột
nhắt trắng. Khi uống thuốc liều 2, 5g/kg/ngày,
5g/kg/ngày có thể có tổn thương gan, thận, ảnh
hưởng đến chức năng tạo tiểu cầu của cơ quan
tạo máu ở chuột nhắt trắng khi dùng dài ngày.
Tuy nhiên, hình thái vi thể ở lô chứng vẫn có
chuột có tổn thương gan, thận; tổn thương gan
ở lô 18 viên/ ngày, lô 36 viên/ ngày là không phù
hợp với liều dùng mỗi lô. Liều 2, 5g/kg/ngày,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 129
liên tục 21 ngày, có tác dụng phục hồi trí nhớ
trên chuột bị gây suy giảm trí nhớ bằng stress,
chưa thể hiện tác dụng tăng trí nhớ trên chuột
bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2006),
Thần kinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, tr. 249.
2. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của
thuốc, Nhà xuất bản Y học, tr. 7.
3. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2008), Tai biến mạch máu
não - Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, tr.
596-598.
4. Nguyễn Minh Hà (2010), “Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi
máu não sau giai đoạn cấp của bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ
thang”, Y học thực hành (713), số 4/2010, tr. 111-113.
5. Quillfeldt JA. (2006), Behavioral Methods to Study Learning and
Memory in Rats, v 21- may 24, pp. 1-24.
6. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược
lý của thuốc từ dược thảo, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
tr. 313 - 320.
7. Vương Thanh Nhậm, Nguyễn Văn Nghĩa (2004), Y lâm cải thác,
Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 95.
8. Walesiuk A, Trofimiuk E, Braszko JJ(2005), Ginkgo biloba
extract diminishes stress-induced memory deficits in rats,
Pharmacological reports, 57, pp. 176-187.