Đặt vấn đề: Chấn thương mi mắt là một vấn đề thường gặp nhất tại phòng cấp cứu, nhưng phục hồi rách
bờ mi mắt hiếm được báo cáo trong các y văn. Báo cáo này tổng hợp các trường hợp được điều trị tại khoa Mắt,
bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian 12 tháng.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi bờ mi sau phục hồi rách bờ mi do chấn thương cơ học bao gồm: giải
phẫu cơ thể học, chức năng và thẩm mỹ của mi mắt.
Phương pháp: Tiến cứu lâm sàng, hàng loạt ca, không so sánh. Các ca chấn thương rách bờ mi được điều
trị phẫu thuật phục hồi từ tháng 5/2008 đến tháng 6/2010 tại khoa Mắt, bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 67 ca (58 nam, 9 nữ), với tuổi trung bình 35±12,56 tuổi. Sau 1
tháng điều trị, kết quả đạt được phục hồi giải phẫu bờ mi tốt 85,1%; phục hồi đường xám tốt 85,1%, phục hồi
vận động mi mắt tốt 92,5%, phục hồi thẩm mỹ (hình dáng vết sẹo) tốt 89,5%, độ che phủ giác mạc tốt 97%. Thời
gian xử trí vết thương trung bình 2,73±2,66 ngày sau khi bị thương (bị đa chấn thương). Biến chứng nhiễm
trùng vết thương 1,5%, biến dạng chữ V trên bờ mi 1,5%.
Kết luận: Người trẻ được thấy có nguy cơ cao trong chấn thương rách mi mắt, đặc biệt ở những người
đang tham gia lao động. Vết thương mi mắt nếu không xử trí đúng sẽ để lại di chứng xấu trên mi mắt.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phục hồi rách bờ mí do chấn thương cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 43
NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI RÁCH BỜ MÍ DO CHẤN THƯƠNG CƠ HỌC
Trần Văn Lê Liêm*, Lê Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chấn thương mi mắt là một vấn đề thường gặp nhất tại phòng cấp cứu, nhưng phục hồi rách
bờ mi mắt hiếm được báo cáo trong các y văn. Báo cáo này tổng hợp các trường hợp được điều trị tại khoa Mắt,
bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian 12 tháng.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi bờ mi sau phục hồi rách bờ mi do chấn thương cơ học bao gồm: giải
phẫu cơ thể học, chức năng và thẩm mỹ của mi mắt.
Phương pháp: Tiến cứu lâm sàng, hàng loạt ca, không so sánh. Các ca chấn thương rách bờ mi được điều
trị phẫu thuật phục hồi từ tháng 5/2008 đến tháng 6/2010 tại khoa Mắt, bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 67 ca (58 nam, 9 nữ), với tuổi trung bình 35±12,56 tuổi. Sau 1
tháng điều trị, kết quả đạt được phục hồi giải phẫu bờ mi tốt 85,1%; phục hồi đường xám tốt 85,1%, phục hồi
vận động mi mắt tốt 92,5%, phục hồi thẩm mỹ (hình dáng vết sẹo) tốt 89,5%, độ che phủ giác mạc tốt 97%. Thời
gian xử trí vết thương trung bình 2,73±2,66 ngày sau khi bị thương (bị đa chấn thương). Biến chứng nhiễm
trùng vết thương 1,5%, biến dạng chữ V trên bờ mi 1,5%.
Kết luận: Người trẻ được thấy có nguy cơ cao trong chấn thương rách mi mắt, đặc biệt ở những người
đang tham gia lao động. Vết thương mi mắt nếu không xử trí đúng sẽ để lại di chứng xấu trên mi mắt.
Từ khoá: phục hồi, rách bờ mi, chấn thương cơ học.
ABSTRACT
EVALUATION OF THE RECOVERY OF THE MARGINAL EYELID LACERATION BY MECHANICAL
TRAUMA
Tran Van Le Liem, Le Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 43 - 47
Background: Eyelid injury is one of the most common problems in the Emergency Department, but
marginal eyelid reconstruction has rarely been reported in the literature. This article reviews cases of
marginal eyelid lacerations reconstruction collected at the Eye Emergency Department of Cho Ray hospital
at Hồ chí Minh city.
Purpose: To evaluate the recovery of the marginal eyelid laceration by mechanical traumatic, include:
anatomy, function, and cosmetic of the eyelid.
Methods: Prospective, case series report, not comparing.
Results: 67 patients(58 males, 9 females). Mean age was 35±12.5 years. Recovery outcome was 85,1%
marginal eyelid anatomy: was 85.1% gray line; was 92.5% eyelid movement; was 89.5% eyelid cosmetic; was
97% corneal cover. Timing of repair mean was 2.73±2.66 days after trauma (polytraumatic). Postoperative
complications in clude: 1.5% eyelid notching; wound infection 1.5%.
Conclusions: Young males were found to run a higher risk of eyelid injuries, especially at work. Eyelid
laceration if repaired not correct can be lead cause poor anatomy, function, cosmetic of the eyelid, and unsightly
for patient. This method easy to work, economic, and apply in emergency room at local medicin station and
* Khoa Mắt, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, ** Bộ môn Mắt ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Văn Lê Liêm ĐT: 0903934295 Email: ngodung99@yahoo.comDD
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 44
central hospital.
Keyword: recostruction, eyelid laceration, mechenical trauma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương rách mi mắt và rách bờ mi
thường hay xảy ra sau chấn thương xuyên. Tổn
thương rách mi hay gặp ở các phòng cấp cứu từ
bệnh viện tuyến cơ sở đến tuyến trung ương.
Tổn thương rách bờ mi nếu không điều trị đúng
cách, không đảm bảo phục hồi giải phẫu có thể
gây nhiều hậu quả xấu như: mô sẹo tăng sinh
làm sẹo xấu, di lệch mặt sụn bị rách và gây cọ sát
giác mạc, tạo vết khía chữ V trên bờ mi mắt, và
giảm hiệu quả của hệ thống đẩy nước mắt(1,9,11).
Từ trước tới nay tại TP Hồ Chí Minh và các
địa phương khác, chưa có công trình nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả phục hồi rách bờ
mi mắt do chấn thương cơ học được công bố,
do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“nghiên cứu phục hồi rách bờ mi do chấn
thương cơ học”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu
Những bệnh nhân bị rách bờ mi mắt do
chấn thương cơ họcđược nhập viện và có chỉ
định phẫu thuật phục hồi. Bệnh nhân nằm điều
trị tại khoa Mắt, bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ chí
Minh trong thời gian từ tháng 5/2009 đến tháng
6/2010.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân rách bờ mi mắt nhập viện
tại khoa Mắt, bệnh viện Chợ Rẫy.
Rách bờ mi kết hợp với các tổn thương khác
của mi mắt.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp lâm làng hàng loạt ca,
tiến cứu, không so sánh.
Quy trình nghiên cứu
Bệnh nhân chẩn đoán vết thương rách mi
mắt Æ thoả điều kiện chọn mẫu Æ phẫu thuật
Æ hậu phẫu, theo dõi hậu phẫu ngày thứ 1, 7, 30
Æ ghi nhận các biến số nghiên cứu Æ thống kê
phân tích Æ kết luận.
Phẫu thuật Æ biến chứng sau phẫu thuật
Æđiều trị nội khoa Æ điều trị ngoại khoa sửa
chữa biến chứng Æ theo dõi sau 1,3,6 tháng Æ
ghi nhận các biến số nghiên cứuÆ thống kê
phân tích -Æ kết luận.
Xử lý thống kê
Phép kiểm chi bình phương (X2 test). Phần
mềm SPSS 13.0.
Kỹ thuật mổ
Tạo hình bờ mi bằng kỹ thuật sau(2,3,4,5,7,8):
Khâu nối bờ mi
Hình 1: Vết rách bờ mi.
Mũi khâu 1: Dùng chỉ silk 5.0 kim mũi dẹt,
xuyên kim qua đường xám (sát ngay trươc các lỗ
tuyến Meibomius) của một mép vết thương
(cách bờ rách khoảng 2mm và sâu 2mm) sau đó
xuyên kim qua đường xám của mép bên kia
(mũi kim đi ra sát ngay trước lỗ tuyến
Meibomius ở bờ đối diện của vết thương) cắt
chỉ, để dài và chưa thắt nút.
Hình 2: Mũi khâu 1
Mũi khâu 2: Kế đến, dùng chỉ silk 6.0 kim
mũi dẹt, xuyên kim qua phía sau và song song
với mũi khâu 1, như vậy là kim đi xuyên qua
sụn của một mép vết thương, sau đó xuyên qua
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 45
sụn của mép bên kia. Không được xuyên kim
khâu qua kết mạc mi. Cắt chỉ để dài và chưa thắt
nút.
Hình 3: Mũi khâu 2.
Mũi khâu 3: Dùng chỉ silk 6.0 kim mũi dẹt,
xuyên kim phía trước và song song với mũi
khâu 1, cũng giống như trên, sát ngay sau
đường lông mi, đi qua 2 mép vết thương.
Hình 4: Mũi khâu 3.
Sau đó thắt cả 3 mũi chỉ, nhớ để dài chỉ. Kéo
cả 3 mũi chỉ để kéo căng mi ra và cặp các sợi chỉ
bằng cặp cầm máu cho mi đứng thẳng. Sau đó
vùi các đầu chỉ silk vào đường khâu đóng da mi
vào bờ mi.
Khâu nối tấm sụn bị đứt
+ Chuẩn bị vùng sụn bị rách:
- Làm sạch vết thương, cắt tỉa các mô dơ.
Tách lá trước và lá sau.
- Tách da từ mép vết thương vào trong sâu
khoảng từ 1 – 3mm.
- Tách sụn khỏi lớp cơ bám vào sâu từ 1 –
3mm.
- Cắt tỉa mép sụn ở 2 bên sao cho mép vết
thương thẳng, và ghép sát vào nhau thật khít.
+ Khâu tấm sụn: Dùng chỉ polygalactin
(Vicryl) 5.0, mũi kim dạng spatula khâu xuyên
qua 1/3 – 1/2 chiều dày tấm sụn ở mỗi bên dài
khoảng 2 mm trong sụn. Sắp xếp lại hai mép sụn
sao cho khớp nhau trước khi xiết chặt các mối
chỉ khâu. Sau khi khâu xong, nên lộn tấm sụn ra
để xem có mũi nào quá sâu làm lộ chỉ ra ngoài
gây cọ sát giác mạc. Phải che chở nhãn cầu khi
thực hiện khâu nối tấm sụn.
Hình 5: Khâu tấm sụn
Khâu nối cơ vòng mi – da mi
Khâu nối cơ vòng mi bị đứt để tạo sự ổn
định về cơ thể học, và chức năng nhắm mắt của
mi mắt. Lấp các “khoảng chết” dưới da mi.
Tránh sự co cơ vòng mi gây toác rộng vết
thương. Cung cấp dinh dưỡng cho phần trước
sụn. Dùng chỉ 5-0 polygalactin (Vicryl), mũi
khâu hình chữ U hay chữ X.
Hình.6: Khâu cơ vòng mi và khâu da mi.
Khâu da mi, mũi khâu ngay dưới rìa chân
mi có tác dụng tăng cường sự ổn định của bờ
mi, đồng thời nó cũng dùng để cột chặt các
đuôi chỉ khâu ở bờ mí tránh xa giác mạc. Các
mũi khâu da phải song song với bờ mí, đảm
bảo đủ độ rộng và sâu giúp cố định vết thương
và chịu đựng được sức kéo căng của cơ vòng
mi. Một gối bông có tẩm dung dịch kháng sinh
được cột chặt trên vết thương bằng các đuôi
chỉ khâu để dài.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Có tổng cộng 67 mắt bị rách bờ mi, trong đó
nam chiếm tỉ lệ 86,6%, và nữ là 13,4%.
Tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là 73 tuổi,
tuổi trung bình 35,57±12,56 tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 46
Kết quả điều trị sau 1 tháng
- Phục hồi giải phẫu bờ mi
Phục hồi Tần số Tỷ lệ %
Tốt 57 85,1
Trung bình 8 11,9
Xấu 2 3
Tổng 67 100,0
(P<0,001)
- Phục hồi vận động mi mắt (chức năng sinh
lý):
Phục hồi Tần số Tỷ lệ %
Tốt 62 92,53
Trung bình 5 7,46
Xấu 0 0
Tổng 67 100,0
- Phục hồi hình dáng vết sẹo (thẩm mỹ):
Phục hồi Tần số Tỷ lệ %
Tốt 60 89,5
Trung bình 5 7,46
Xấu 2 2,99
Tổng 67 100,0
- Biến chứng
+ Nhiễm trùng vết thương 1,5%.
+ Nốt chữ V trên bờ mi 1,5%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Tỉ lệ bị thương giua4 nam và nữ tuy có khác
nhau nam/nữ=6,44/1, có ý nghĩa thống kê. Tổn
thương giữa hai mắt phải và trái có khác nhau,
nhưng không có ý nghĩa thống kê (mắt phải
59,7%, mắt trái 40,3%, p<0,112). Tuổi tập trung ở
khoảng 35 tuổi. Nghề nghiệp nông dân 40,3%.
Vị trí tổ thương mi dưới 83,6%. Rách mi phức
tạp 52,2%. Rách toàn bộ chiều dày mi 71,6%.
Rách bờ mi 100%.
Đánh giá kết quả:
- Phục hồi giải phẫu bờ mi tốt 85%; phục hồi
chức năng vận động mi mắt tốt 92,5%, phục hồi
hình dáng vết sẹo tốt 89,5%.
- Biến chứng: nhiễm trùng vết thương 1,5%,
nốt chữ V trên mi mắt 1,5%.
Đạt được kết quả trên là nhờ vào:
- Chẩn đoán và xử lý kịp thời các vết
thương.
- Áp dụng tốt các nguyên tắc kỹ thuật tạo
hình phục hồi mi mắt.
- Chăm sóc và theo dõi chu đáo bệnh nhân
trước, trong, và sau mổ. Chế độ dinh dưỡng
thích hợp cho bệnh nhân.
Thất bại:
- Vết thương bị nhiễm trùng, mất tổ chức.
- Thời gian xử trí một số ca bị chậm trễ do
tình trạng sinh hiệu của bệnh nhân không ổn
định(bệnh nhân bị da thương, chấn thương sọ
não,...).
KẾT LUẬN
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy những
hiệu quả về phục hồi bờ mi mắt của chúng tôi
đạt kết quả khá cao, rất khả quan. Điều đó
chứng tỏ việc chúng tôi thực hiện đúng các kỹ
thuật tạo hình trong xử lý vết thương mi mắt
mang lại những dấu hiệu tích cực trong điều trị
các vết thương mi mắt, giảm các di chứng sau
chấn thương, mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho bệnh
nhân sau khi được phục hồi, giảm các chi phí về
phẫu thuật cho bệnh nhân. Phương pháp này có
thể áp dụng ở tất cả các phòng cấp cứu từ tuyến
trung ương đến các tuyến cơ sở.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Collin JRO. (2006). “Repair of eyelid injuries”. A manual of
systematic eyelid surgery, 16: 147 – 151.
2. Custer P.L., Vick V (2006). “Repair of marginal eyelid defect
with 7.0 chromic suture”. Ophthalmic Plastic and Reconstructive
Surgery; 22(4): 256 – 258.
3. Devoto M.H., Kersten R.C., Tese S.A., et al (1997). “Simplified
technique for eyelid margin repair”. Arch Ophthalmo.; 115: 566
– 567.
4. Edsel Ing (2007).“Laceration eyelid”. Emedicine ophthalmology,
Jan 8: 1 – 11.
5. Ferenc K., Dante J.P. (2002). “Eyelid Lacerations”. Ocular
trauma principles and practice, section V: 374 – 378.
6. Howard L., Beal (1995). “Large resection of the lower eyelid”.
Master techniques in ophthalmic sugery, chapter 60: 441 - 446.
7. Jeffrey P.G et al (2008). “Eyelid trauma and reconstrruction
Techniques”. Ophthalmology, 12: 1443 – 1449.
8. Kim SS, Yoo JM (1988). “A clinical study of industrial ocular
injuries”. J. Korean Ophthalmology.Sec; 29(2), 161 – 171.
9. Markus J.P. (2007). “Repair of involutional ectropion and
entropin transconjuntival surgery of the lower lid retractors”.
Oculoplastics and Orbit, chapter 1: 1 – 10.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 47
10. Oum BS, Lee JS, Han YS (2004). “Clinical features of ocular
trauma in Emergency Department”. Korea J.Opthalmology; 18:
70 – 78.
11. Pikkel J., Gelfand Y., Mezer E., Miller B. (1997). “Motor
vehicle accident and eye injuries”. Harefuah; Chap 132: 16-18,
71-2.
12. Punnonen E (1989). “Epidemiological and social aspects of
perforating eye injuries”. Acta-ophthalmol-Copenh, 67(5): 492 –
498.
13. Robert D.R., et al. (1995). “Lid laceration and avulsions”.
Master techniques in Ophthalmic Surgery; Chap 58, page 422 -
428.
14. Seenu MH, Luigi B (2008). “Epidemiology and prevention of
ocular trauma”. Principles and Practice of Ophthalmology; Ch.
379: 5159 – 5163.
15. Stanley CRL (1979). “Reconstruction of medial eyelid”. Hand
Jr.AJO; 87(6): 797 – 802.
16. Summit KK, William FM (1993). “Penetrating ocular injuries
secondary to motor vihicle accident”. Ophthalmology; 100: 201
– 205.