Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu dự bị ở người dân tại huyện đảo Phú Quốc và Cát Hải

Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng hiểu biết, thái độ, hành vi về hiến máu dự bị và một số yếu tố liên quan ở người dân tại huyện đảo Phú Quốc và Cát Hải. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn bằng bảng hỏi thiết kế trước ở 429 người dân trong độ tuổi hiến máu. Kết quả: 39% ĐTNC đã từng nghe về HMDB, 25,6% đã từng nghe về ngân hàng máu sống; 74,4% ĐTNC đã từng biết về cấp cứu cần truyền máu tại đảo. 87,4% cho rằng cần thiết xây dựng lực lượng HMDB ngay tại đảo, 62,5% sẵn sàng đăng ký HMDB; 5,8% ĐTNC đã từng hiến máu. Kết luận: ĐTNC ở hai đảo đã có nhận thức bước đầu về HMDB và có thái độ tích cực về sự cần thiết phải xây dựng lực lượng HMDB trên đảo. Tuy nhiên còn 25,6% chưa từng nghe về truyền máu cấp cứu, 20,5% không biết rõ nguồn máu từ đâu khi cần truyền máu trên đảo.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu dự bị ở người dân tại huyện đảo Phú Quốc và Cát Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  103 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI   VỀ HIẾN MÁU DỰ BỊ Ở NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC   VÀ CÁT HẢI   Ngô Mạnh Quân*, Nguyễn Văn Nhữ*, Đặng Thanh Hải*, Nguyễn Đức Phát**, Bùi Thị Mai An*,   Nguyễn Anh Trí*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng hiểu biết, thái độ, hành vi về hiến máu dự bị và một số yếu tố liên quan ở  người dân tại huyện đảo Phú Quốc và Cát Hải.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn bằng bảng hỏi thiết kế  trước ở 429 người dân trong độ tuổi hiến máu.   Kết  quả: 39% ĐTNC  đã  từng nghe về HMDB, 25,6%  đã  từng nghe về ngân hàng máu  sống; 74,4%  ĐTNC đã từng biết về cấp cứu cần truyền máu tại đảo. 87,4% cho rằng cần thiết xây dựng lực lượng HMDB  ngay tại đảo, 62,5% sẵn sàng đăng ký HMDB; 5,8% ĐTNC đã từng hiến máu.   Kết luận: ĐTNC ở hai đảo đã có nhận thức bước đầu về HMDB và   có thái độ tích cực về sự cần thiết phải  xây dựng lực lượng HMDB trên đảo. Tuy nhiên còn 25,6% chưa từng nghe về truyền máu cấp cứu, 20,5%  không biết rõ nguồn máu từ đâu khi cần truyền máu trên đảo.    Từ khóa: hiến máu dự bị, hiến máu tình nguyện, ngân hàng máu sống, an toàn truyền máu  ABSTRACT  KNOWLEDGE, ATTITUDE AND BEHAVIOR TOWARDS WALK‐IN BLOOD DONATION AMONG  ADULTS IN PHUQUOC AND CATBA ISLAND  Ngo Manh Quan, Nguyen Van Nhu, Dang Thanh Hai, Nguyen Duc Phat, Bui Thi Mai,   Nguyen Anh Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 103 ‐ 107  Objective:  To  access  situation  of  knowledge,  attitude  and  practice  towards walk‐in  blood  donation  in  Phuquoc and Catba Island.   Methodology: cross‐sectional studying, using designed questionnaire to interview 429 individuals in both  islands.   Results:  39% of responders know about “walk‐in blood donation”, 25.6% know about “live blood bank”;  74.4% have ever known about blood  transfusion  in emergency cases  in  the  island. 5.8% have donated before;  87.4% support the idea that it is necessary to establish the walk‐in donor panel in the island; 62.5% are willing to  register to walking blood donation panel.   Conclusion: Responders in islands has initial awareness and positive attitude about walk‐in blood donation.  But there are still 25.6% have never known about transfusion in emergency donation and 20.5% do not know  where is the source of blood for treatment in the island.   Key words: walk‐in blood donation, emergency blood donation, walk‐in blood donor panel.  * Viện Huyết học – Truyền máu trung ương.    ** BV Đa khoa Phú Quốc – Kiên Giang.  Tác giả liên lạc: Ths. Ngô Mạnh Quân  ĐT: 0903 063 689   Email: bsquan@live.com.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  104 ĐẶT VẤN ĐỀ  Đảm  bảo  nguồn máu  cho  điều  trị  đầy  đủ,  kịp thời và ổn định tại các cơ sở y tế thuộc vùng  đảo, vùng sâu, vùng xa là một trong những yêu  cầu  và  nhiệm  vụ  cấp  thiết  của  ngành  truyền  máu (6). Trong đó, xây dựng lực lượng hiến máu  dự bị (HMDB) hay ngân hàng máu sống, là một  trong  những  giải  pháp  hữu  hiệu  (1,3,5,6). Những  năm gần đây, Viện Huyết học – Truyền máu TW  đã  tiến hành khảo sát nhận  thức về HMTN, về  nhóm máu,  tỷ  lệ  nhiễm  viêm  gan  B  ở  người  khỏe mạnh ở một số huyện đảo để tiến tới xây  dựng lực lượng HMDB thực chất, hiệu quả (2,4,7).  Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đánh giá về nhận  thức, thái độ của người dân đối với HMDB.  Chúng  tôi  thực  hiện  đề  tài  này  nhằm mục  tiêu: Đánh giá thực trạng hiểu biết, thái độ, hành  vi về hiến máu dự bị và một số yếu tố liên quan  ở người dân tại huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên  Giang) và Cát Hải  (Thành phố Hải Phòng);  để  góp phần vào công tác truyền thông nhằm thúc  đẩy  xây  dựng  lực  lượng HMDB  cho  khu  vực  huyện đảo.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)  438  người  dân  tại  Thị  trấn  Dương  Đông  (huyện Phú Quốc) và Thị trấn Cát Bà (huyện Cát  Hải); cỡ mẫu  trên  đượ xác  định dựa  trên  công  thức cho chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, dựa vào các  nghiên  cứu  gần  đây  của  Viện  Huyết  học  –  Truyền máu TW  (4), ước tính tỷ  lệ có nhận thức  về HMDB là 30% (p=0,3) với sai số tương đối:  =  0,15.    Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng  Trong  độ  tuổi HM  (18‐55 với nữ, 18‐60 với  nam);  Đã  có  thời  gian  sống/làm  việc  >  2  năm  tại  đảo;  Tự nguyện tham gia nghiên cứu.  Chọn mẫu hộ gia đình  Theo  phương  pháp  chọn  mẫu  nhiều  giai  đoạn (multi‐stages sampling): chọn  tổ dân phố,  chọn  tuyến  phố,  chọn  hộ  gia  đình,  chọn  đối  tượng và tiến hành phỏng vấn.  Phương pháp nghiên cứu  ‐ Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt  ngang.  ‐  Phương  pháp:  thu  thập  thông  tin  bằng  bảng hỏi thiết kế trước, để khảo sát các chỉ số về  nhân khẩu học, về nhận thức, quan điểm, hành  vi về HMDB và một số yếu tố liên quan.    Thời gian nghiên cứu  4/2011 – 9/2011.  Xử lý số liệu  Bằng phần mềm SPSS 13.0 với các test thống  kê thông dụng.   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU   Đặc  điểm  nhân  khẩu  học  của  đối  tượng  nghiên cứu  Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu  Đảo Chỉ số Cát Bà (n=216) Phú Quốc (n=213) Chung (n=429) % % % Giới Nam 55 45 53,4 Nữ 45 55 46,6 Tuổi trung bình (SD) 35,6 (11,2) 36,5 (8,7) 36,1 (10,1) Trình độ học vấn Dưới THPT 41,7 48,4 45 Tốt nghiệp THPT 40,3 43,2 41,7 CĐ/THCN 13,8 5,6 9,8 ĐH trở lên 4,2 2,8 3,5 Mức độ thường xuyên di chuyển khỏi đảo Thường xuyên 11,1 4,7 7,9 Thỉnh thoảng 43,1 67,1 55,0 Không 45,8 28,2 37,1 Trong tổng số ĐTNC, 53,4% là nam, 46,6% là  nữ; tuổi trung bình là 36; chưa tốt nghiệp THPT  chiếm  45%.  Trong  số  ĐTNC,  37,1%  không  di  chuyển khỏi  đảo,  55%  thỉnh  thoảng di  chuyển  khỏi đảo.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  105 Kết quả về nhận  thức,  thái độ, hành vi về  hiến máu dự bị  Nhận thức của ĐTNC về HMDB    Bảng 2: Tỷ lệ ĐTNC đã từng nghe về HMDB hoặc  ngân hàng máu sống    Đảo Đã từng nghe Cát Bà (n=216) Phú Quốc (n=213) Chung (n=429) p Về “hiến máu tình nguyện” (%) 81,9 90,6 86,2 <0,05 Về “cho máu chuyên nghiệp” (%) 61,1 79,3 70,2 <0,001 Về “hiến máu dự bị” (%) 20,8 57,7 39,2 <0,001 Về “ngân hàng máu sống” (%) 6,9 44,6 25,6 <0,001 Về HMDB hoặc ngân hàng máu sống (%) 23,6 65,3 44,3 <0,001 86%  ĐTNC  đã  từng  nghe  khái  niệm  về  HMTN,  70%  biết  về  người  cho  máu  chuyên  nghiệp. Chỉ 44,3% đã từng nghe nói về hiến máu  dự bị hoặc ngân hàng máu sống, trong đó, 39%  đã từng nghe về HMDB, 25,6% đã từng nghe về  ngân hàng máu sống; Các tỷ lệ này ở Phú Quốc  đều cao hơn so với ở Cát Hải, sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê với p<0,05 và p<0,001.   Bảng 3: Tỷ lệ ĐTNC đã từng nghe nói về trường  hợp cấp cứu cần truyền máu    Đảo Chỉ số Cát Bà (n=216) Phú Quốc (n=213) Chung (n=429) % % % Đã từng nghe về truyền máu cấp cứu trên đảo Có 58,3 90,6 74,4 Không 41,7 9,4 25,6 Biết về nguồn máu để sử dụng cho truyền máu tại đảo Người bán máu 1,4 39,4 20,3 Người HMTN/HMDB 1,4 19,7 10,5 Thân nhân bệnh nhân 19,4 36,2 27,7 Nhận máu từ đất liền 52,8 12,7 32,9 Không biết 30,6 10,3 20,5 Có  74,4%  số  người  được  hỏi  đã  từng  biết,  nghe  nói  về  trường  hợp  bệnh  nhân/nạn  nhân  cần truyền máu cấp cứu tại đảo. Tuy nhiên, vẫn  còn 20,5% không biết nguồn máu lấy từ đâu khi  có bệnh nhân cần truyền máu ngay tại đảo.  Thái độ của ĐTNC về HMDB  87,4%  số  người  được  hỏi  đồng  ý  rằng  cần  xây dựng lực lượng HMDB tại đảo, 71,8% đồng  ý cho rằng HMDB là trách nhiệm của mỗi người  dân trên đảo.   Bảng 4: Quan điểm của ĐTNC về xây dựng lực  lượng HMDB   Trả lời Quan điểm Cát Bà (n=216) Phú Quốc (n=213) Chung (n=429) % % % Cần xây dựng lực lượng HMDB trên đảo 87,4 2,1 10,5 HMDB là trách nhiệm của mỗi người dân trên đảo 71,8 11,7 16,6 Bảng 5: Thái độ của ĐTNC về HMDB  Trả lời Chỉ số Cát Bà (n=216) Phú Quốc (n=213) Chung (n=429) % % % Sẵn sàng đăng ký HMDB 62,5 62,4 62,5 Ủng hộ người thân HMDB 95,8 87,8 91,8 Có 62,5% người được hỏi sẵn sàng đăng ký  HMDB cho người bệnh, tỷ lệ tương đương ở cả  hai đảo (62,5% và 62,4%).  91,8% ĐTNC ủng hộ  người thân của mình tham gia HMDB.    Hành vi của ĐTNC về HMDB  Bảng 6: Tỷ lệ ĐTNC đã từng hiến máu và vận  động/khuyến khích người khác HM  Đảo Hành vi Cát Bà (n=216) Phú Quốc (n=213) Chung (n=429) % % % Đã từng HM 6,9 4,7 5,8 Đã từng vận động, ủng hộ người khác HM 12,5 21,6 17 Có  25  người  được  hỏi  (5,8%)  đã  từng  HMTN;  73  người  (17%)  đã  từng  vận  động/khuyến  khích  người  khác  tham  gia  HMTN.  Một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  nhận  thức,  thái độ, hành vi về HMDB  Những yếu  tố  tương quan  tích  cực  tới  thái  độ sẵn sàng đăng ký HMDB: Nhóm đã từng có  người thân cần truyền máu có nguy cơ sẵn sàng  đăng  ký HMDB  cao  hơn  2,8  lần  so  với  nhóm  không có người thân cần truyền máu (OR = 2,81,  p<0,001); Nhóm có bạn bè, người  thân đã  từng  HM  có  tỷ  lệ  sẵn  sàng HMDB  cao  hơn  so  với  nhóm không có người thân từng HMTN (79,8%  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  106 và  37,6%),  tỷ  xuất  chênh  của  hai  tỷ  lệ  là  2,9  (p<0,001); Nhóm không thường xuyên di chuyển  khỏi đảo có tỷ lệ sẵn sàng HMDB cao hơn trong  nhóm  thường  xuyên  di  chuyển  (64,1%  so  với  44,1%), (OR=0,44, p<0,05).  Bảng 7: Một số yếu tố liên quan tới thái độ sẵn sàng  đăng ký HMDB   Sẵn sàng đăng ký HMDB Biến độc lập Có n (%) Không n (%) OR (95%CI) p Có bạn bè, người thân đã từng truyền máu Có 94 (78,3) 26 (21,7) 2,81 (1,72 – 4,57) 0,000 Không 174 (56,3) 135 (43,7) Có bạn bè, người thân đã từng HMTN Có 75 (79,8) 19 (20,2) 2,90 (1,68 – 5,02) 0,000 Không 193 (57,6) 142 (42,4) Thường xuyên chuyển khỏi đảo Không 253 (64,1) 142 (35,9) 0,44 (0,21 – 0,89) 0,018 Có 15 (44,1) 19 (55,9) BÀN LUẬN  Về đối tượng nghiên cứu  Chủ yếu ở độ  tuổi  lao động, với  tuổi  trung  bình là 36, tỷ lệ đã tốt nghiệp THPT chiếm trên  50%; 55% thỉnh thoảng di chuyển khỏi đảo, 37%  không di chuyển khỏi đảo; đây là những yếu tố  thuận  lợi  cho  việc  tiếp  nhận  các  thông  tin  về  HMDB.  Tuy  nhiên  những  thông  tin  tuyên  truyền, giáo dục về HMDB cần cô đọng, dễ hiểu,  dễ  nhớ  để  phù  hợp  với  trình  độ  học  vấn  của  người dân trên đảo.   Về  nhận  thức,  thái  độ,  thực  hành  về  HMDB  Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  sử  dụng  những  khái  niệm  đơn  giản  và  phổ  biến  trong  xây  dựng  lực  lượng HMDB,  đó  là HMDB  và  ngân hàng máu sống. Kết quả cho thấy 86% số  người  được  hỏi  đã  từng  nghe  khái  niệm  về  HMTN,  70%  biết  về  người  cho máu  lấy  tiền;  nhưng chỉ có 44,3% đã từng nghe 1 hoặc 2 khái  niệm,  trong đó, 39% đã nghe về HMDB, 25,6%  nghe về ngân hàng máu sống. Ở Phú Quốc, số  ca  truyền máu khá nhiều so với Cát Hải,  trung  bình mỗi năm sử dụng hơn 200 đơn vị máu (8) và  đã  có một  số  hoạt  động  xây  dựng  LLHMDB  cũng như tuyên truyền về HMTN tới người dân.  Đó là lý do có thể giải thích được rằng các tỷ lệ  về nhận  thức,  thái  độ về HMDB  cao hơn  có ý  nghĩa thống kê so với huyện Cát Hải. Có 90,6%  số người  được hỏi  tại Phú Quốc  đã  từng  biết,  nghe  nói  về  trường  hợp  bệnh  nhân/nạn  nhân  cần  truyền máu cấp cứu  tại đảo, ở Cát Bà  tỷ  lệ  này là 58,3%; hơn 30% người được hỏi ở Cát Bà  không biết máu lấy từ đâu khi có bệnh nhân cần  truyền máu  ngay  tại  đảo.  Điều  này  cũng  cho  thấy,  sự  cấp  thiết  cần  tăng  cường  công  tác  truyền thông về HMTN và HMDB tới người dân  trên đảo.  Tuy nhiên, nhưng thái độ về HMDB ở người  dân  hai  đảo  khá  tích  cực.  87,4%  cho  rằng  cần  thiết phải  xây dựng  lực  lượng HMDB  tại  đảo,  71,8% cho rằng HMDB  là  trách nhiệm của mỗi  người  dân  trên  đảo;  60%  người  được  hỏi  sẵn  sàng đăng ký HMDB cho người bệnh, hơn 90%  ủng hộ người  thân của mình  tham gia HMDB.  Bên  cạnh  đó,  đã  có  5,8%  người  đã  từng HM,  17%  đã  từng  vận  động,  khuyến  khích  người  khác tham gia HMTN, tỷ lệ này thấp hơn so với  tỷ  lệ 22,5%  đã  từng HM  trong nghiên  cứu  của  Ngô  Mạnh  Quân  ở  những  người  đăng  ký  HMDB ở một số đảo khác (4).  Về một  số  yếu  tố  tương  quan  với  nhận  thức, thái độ, hành vi về HMDB  Từ  những  yếu  tố  tương  quan  tích  cực  với  việc xây dựng lực lượng HMDB tại đảo, nghiên  cứu  cho  thấy,  nếu  dựa  vào  nhóm  đối  tượng  không thường xuyên di chuyển khỏi đảo, nhóm  có bạn bè người thân đã từng HM, nhóm có bạn  bè, người  thân đã  từng  được  truyền máu  sẽ  là  yếu  tố  thuận  lợi cho  thành công của xây dựng  lực lượng HMDB. Do cỡ mẫu và phạm vi nghiên  cứu  còn hạn  chế nên  chúng  tôi  chưa  tìm  được  nhiều yếu tố tương quan có ý nghĩa với thái độ,  thực hành về HMDB ở hai đảo.  KẾT LUẬN  Khảo sát về nhận thức, thái độ và hành vi về  HMDB  ở  429  người  dân  tại  hai  huyện  đảo,  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  107 chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:  ĐTNC  ở  hai  huyện  đảo  bước  đầu  đã  có  những nhận thức cơ bản và thái độ tích cực về  HMDB, 39% đã từng nghe về HMDB, 25,6% đã  từng nghe về ngân hàng máu sống; 74,4% đã  từng nghe về cấp cứu cần truyền máu tại đảo,  5,8% đã  từng hiến máu; 62,5% sẵn sàng đăng  ký  HMDB.  Tuy  nhiên,  còn  tới  20,5%  không  biết  khi  bệnh  nhân  cần máu  thì  lấy máu  từ  nguồn nào để truyền.   Một  số yếu  tố  tương quan  tích  cực  cực  tới  thái độ, hành vi về HMDB ở đối  tượng nghiên  cứu, đó là những người có bạn bè, người thân đã  từng HM;  nhóm  đối  tượng  có  người  thân  đã  từng được truyền máu, nhóm đối tượng không  thường xuyên di chuyển khỏi đảo.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Abdalla  FO,  Mwanda  W  and  Rana  F.  (2005).  Comparing  walk‐in and call‐responsive donors in a national and a private  hospital in Nairobi. East Afr Med J. 82(10):531‐5.  2. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2009),  Khảo sát nhóm máu  hệ ABO, Rh  (D) và  tình hình nhiễm virus viêm gan B  của  người  dân  tại  đảo  Bình  Ba,  Khánh Hòa  để  xây  dựng  lực  lượng hiến máu dự bị, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 4 tập 63:  82‐85.  3. Malsby  R, Frizzi  J, Ray  P, Raff  J  (2005),  Walking  donor  transfusion in a far forward environment, South Med J. 98(8):  809‐10.  4. Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Văn Nhữ, Nguyễn  Đức Thuận,  Nguyễn  Xuân  Thái,  Nguyễn  Duy  Ngọc,  Triệu  Thị  Biển,  Nguyễn Anh Trí  (2010). Nhận  thức,  thái  độ và hành vi về  hiến máu  tình nguyện ở người đăng ký hiến máu dự bị  tại  một số vùng đảo, Y học Việt Nam. 422‐427.  5. Ngô  Mạnh  Quân,  Nguyễn  Anh  Trí,  Nguyễn  Đức  Thuận  (2011). Xây dựng  lực  lượng hiến máu dự bị  thực chất, hiệu  quả và bền vững, Tạp chí Y học,   6. Nguyễn Anh Trí (2004). An toàn truyền máu và các biện pháp  để bảo đảm máu an toàn, Một số chuyên đề Huyết học ‐ TM  tập 1. Nxb Y học, 87‐100.  7. Nguyễn Anh Trí, Bùi Thị Mai An, Phạm Quang Vinh, Phạm  Tuấn Dương, Ngô Mạnh Quân  (2010). Khảo sát nhóm máu  hệ ABO, Rh(D) của người dân tại một số huyện đảo để xây  dựng  lực  lượng hiến máu dự bị. Y học Việt Nam, tháng 9, số  2/2010, 400‐404.  8. Nguyễn  Đức  Phát, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn  Thị  Loan,  Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Anh Trí  (2011). Nghiên  cứu kết  quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu tại Bệnh viên đa  khoa huyện Phú Quốc năm năm (2007‐2011), Tạp chí Y học TP  Hồ Chí Minh, phụ bản số 4, chuyên đề Truyền máu‐ Huyết  học, tập 15, 397‐401.  Ngày nhận bài báo:      20 tháng 8 năm 2013  Ngày phản biện:      06 tháng 9 năm 2013  Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013 
Tài liệu liên quan