Nhân 5 trường hợp cắt polyp lỗ tiểu nữ bằng snare tại Bệnh viện Bình Dân

Đặt vấn đề: Polyp lỗ tiểu là một bệnh lý ít gặp ở phụ nữ. bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị cần phương pháp xâm hại tối thiểu mang lại hiệu quả tốt nhất. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công và các biến chứng của phương pháp cắt polyp bằng Snare. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả 5 trường hợp bệnh nhân nữ có polyp lỗ tiểu. đánh giá các yếu tố rối loạn đường tiểu dưới trước và sau thực hiện thủ thuật. Kết quả: Tỉ lệ thành công chung là 100%. Không có biến chứng xảy ra. Các triệu chứng rối loạn đi tiểu và nhiễm trùng tiểu của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Kết luận: Cắt polyp lỗ tiểu ở nữ là một phương pháp ít xâm hại, dễ thực hiện. Từ khóa: Polyp, lỗ tiểu, Snare

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 5 trường hợp cắt polyp lỗ tiểu nữ bằng snare tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 2012 239 NHÂN 5 TRƯỜNG HỢP CẮT POLYP LỖ TIỂU NỮ BẰNG SNARE TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Nguyễn Ngọc Cẩm*, Trà Anh Duy*, Tạ Văn Ngọc Đức* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Polyp lỗ tiểu là một bệnh lý ít gặp ở phụ nữ. bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị cần phương pháp xâm hại tối thiểu mang lại hiệu quả tốt nhất. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công và các biến chứng của phương pháp cắt polyp bằng Snare. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả 5 trường hợp bệnh nhân nữ có polyp lỗ tiểu. đánh giá các yếu tố rối loạn đường tiểu dưới trước và sau thực hiện thủ thuật. Kết quả: Tỉ lệ thành công chung là 100%. Không có biến chứng xảy ra. Các triệu chứng rối loạn đi tiểu và nhiễm trùng tiểu của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Kết luận: Cắt polyp lỗ tiểu ở nữ là một phương pháp ít xâm hại, dễ thực hiện. Từ khóa: Polyp, lỗ tiểu, Snare. ABSTRACT INCISION POLYP AT FEMALE EXTERNAL MEATUS BY SNARE IN BINH DAN HOSPITAL A 5 CASES REPORT Nguyen Ngoc Cam, Tra Anh Duy, Ta Van Ngoc Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 240 - 243 Introduction: Polyp at external meatus is a less common disease in women. This disease affects quality of life of patients. The treatment should be minimally invasive method giving the best performance. Objective:To define the successful rate and complications of incision polyp by snare. Patients and methods: Prospective descriptive case-series report with 5 patients. Results: Succesfull rate is 100%. No complication. LUTS and UTI is decreased. Coclusion: Incision polyp at female external meatus by snare in a less invasive and can develoment. Key words: Polyp, external meatus, snare. ĐẶT VẤN ĐỀ Polyp lỗ tiểu là một bệnh lý ít gặp ở phụ nữ. bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân(1,4,7). Việc điều trị cần phương pháp xâm hại tối thiểu mang lại hiệu quả tốt nhất Thông thường, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng như tiểu máu, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, có khối lồi ngay miệng niệu đạo gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân(2,6). Bệnh thường xuất hiện ở những phụ nữ trung niên, tiền mãn kinh chưa rõ nguyên nhân chính xác(2,4). Thông thường những trường hợp này sẽ được tiểu phẫu cắt đốt polyp niệu đạo và được khâu cầm máu bằng Chromic 3.0. Tuy nhiên phương pháp này có khả năng gây biến chứng hẹp niệu đạo, chảy máu, nhiễm trùng, và cảm giác khó chịu vì sợi chỉ. Hiện nay, bệnh viện Bình Dân chúng tôi đang áp dụng phương pháp cắt polyp lỗ tiểu ở nữ bằng dụng cụ Snare (thòng lòng) ứng dụng * Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS. Trà Anh Duy ĐT: 0939222494 Email: traanhduy@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 2012 240 từ phương pháp Nội soi cắt plolyp đại tràng. Trong 5 trường hợp đầu tiên mang lại kết quả đáng khích lệ. MỤC TIÊU Đánh giá hiệu quả của phương pháp cắy ployp lỗ tiểu nữ bằng snare. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 3/2012 đến 5/2012, chúng tôi thực hiện 5 trường hợp được chẩn đoán xác định Polyp lỗ tiểu ở phụ nữ đến điều trị tại bệnh viện Bình Dân Tp.HCM. Triệu chứng lâm sàng Tất cả 5 bệnh nhân đều đến khám bệnh vì triệu chứng rối loạn đi tiểu, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần. Thăm khám âm đạo phá hiện polyp lỗ tiểu. Cận lâm sàng Các xét nghiệm tiền phẫu đều trong giới hạn bình thường. TPTNT cả 5 trường hợp đều có HC (+) đến (+++), BC từ (+) đến (+++). Tiến hành Soi bàng quang chẩn đoán thì ghi nhận polyp lỗ tiểu và viêm bàng quang. Hình 1: Thăm khám Polyp lỗ tiểu. Chuẩn bị bệnh nhân Dụng cụ: Máy soi tiêu hóa tại được trang bị dụng cụ snare được nối dòng điện. Bệnh nhân được giải thích phương pháp phẫu thuật và đồng ý thực hiện. Quá trình phẫu thuật Bệnh nhân nằm tư thế sản phụ khoa. Gây tê tại chỗ lỗ tiểu bằng Lidocain 2%. Tiến hành thám sát lỗ tiểu qua dụng cụ soi tiêu hóa phóng đại. Dùng dụng cụ Snare siết vào cổ plolyp. Tiến hành cắt bằng điện đồng thời kéo polyp ra ngoài. Khảo sát lại vị trí cắt, nếu có chảy máu thì đốt điểm lại. Hình 2: Quá trình thực hiện. Hình 3: Sau khi cắt polyp. Bệnh nhận được theo dõi tái khám sau 1 tuần và 1 tháng. Đánh giá kết quả dựa trên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 2012 241 Mức độ cải thiện triệu chứng lâm sàng. Khám lỗ tiểu xem có còn polyp hay có biến chứng gì không. Thử lại Tổng phân tích nước tiểu. Soi niệu đạo- bàng quang kiểm tra. KẾT QUẢ Tuổi trung bình: 43,4 tuổi (38-51 tuổi). Thời gian bệnh ngắn nhất là 3 tháng và dài nhất là 1 năm. Soi Bàng Quang chẩn đoán: Viêm bàng quang và polyp lỗ tiểu. Sau 1 tháng Tất cả triệu chứng lâm sàng đều đi tiểu tốt, không còn triệu chứng tiểu gắt buốt và ra máu bộ phận sinh dục. Tổng phân tích nước tiểu: HC (-), BS (-) và Nitrite (-). Soi bàng quang cả 5 trường hợp đều không còn viêm bàng quang. Vết thương lành tốt. Hình 4: Tái khám sau 1 tháng. BÀN LUẬN Theo y văn, tần suất xuất hiện polyp thường ở phụ nữ trung niên, độ tuổi tiền mãn kinh (3,7). Đa số tình trạng polyp được phát hiện do nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần. do cấu trúc giải phẫu học của niệu đạo nữ ngắn và năm gần vị trí âm đạo nên việc nhiễm trùng rất dễ xảy ra (5,8). Việc điều trị nội khóa kéo dài mà chưa qua thăm khám âm đạo cung khiến cho bệnh kéo dài. Những bệnh nhân này sau khi được cắt polyp thì triệu chứng được cải thiện rõ ràng. Nhưng rối loạn đường tiểu dưới cũng như nhiễm trùng tiểu gần như được giới hạn. Các phương pháp điều trị Các phương pháp điều trị như điều trị nội khoa với kháng sinh và kháng viêm ít khi làm mất hẳn polyp. Chính vì điều này làm cho việc nhiễm trùng tỉ6u tái phát vì không giảm quyết được nguồn gốc vấn đề là polyp. Phương pháp cắt polyp lỗ tiểu và khâu lại bằng chỉ Chromic có giới hạn là bệnh nhân đau nhiều, kỹ thuật mặc dù đơn giản nhưng nếu không có kinh nghiệm có thể gây biến chứng hẹp niệu đạo. Việc để lại sợi chỉ ở miệng lỗ tiểu cung góp phần gây khó chịu cho bệnh nhân. Phương pháp cắt đốt bằng snare tại bênh viện Bình Dân được ứng dụng từ dụng cụ nội soi tiêu hóa cắt polyp đại tràng. Phương pháp này có thể xâm hại tối thiểu đến bệnh nhân. Kỹ thuật tương đối đơn giản và không phải khâu lại vết thương sau khi cắt. Điều này góp phần làm giảm tỉ lệ biến chứng và sự khó chịu cho bệnh nhân. Giới hạn Do mới áp dụng phương pháp mới được 5 trường hợp nên trong quá trình thực hiện còn nhiều điểm chưa thực sự được khảo sát: Chúng tôi chưa đánh giá được niệu dòng đồ trước và sau phẫu thuật. Điều này góp phần khó đánh giá được mới độ tắc nghẽn của polyp gây nên. Đồng thời cũng không đánh giá được biến chứng hẹp niệu đạo sa phẫu thuật. Việc xem xét mô học Giải phẫu bệnh lý chưa được thực hiện một cách thường quy nên gây thiếu sót trong việc đánh giá mức độ mô học của polyp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 2012 242 KẾT LUẬN Bước đầu tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi tiến hành Phương pháp cắt đốt plolyp lỗ tiểu bằng snare cho thấy tính an toàn và dễ thực hiện. Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp cắt polyp thông thường về cả kỹ thuật và dự hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aoki D, Nomata K, Shigeru Kanda S, Shinichi Kiyokawa, Tomayoshi Hayashi And Hiroshi Kanetake (2000). Caruncles at the external urethral meatus. J Urol, Vol. 163: pp.1518. 2. Ben-Meir D, Yin M, Chow CW, Hutson JM (2005). Urethral polyps in prepubertal girls. J Urol, Vol. 174, 1443–1444 3. Cotran, R. S., Kumar, V. and Collins, T (1999). The lower urinary tract, urethra. In: Robbins Pathologic Basis of Disease, 6th ed. Philadelphia:W. B. Saunders Co., chapt. 22: pp. 1009–1010. 4. Gonzales ET (2002). Posterior urethral valves and other urethral anomalies. In: Campbell’s Urology, 8th ed. Edited by P. C. Walsh, A. B. Retik, E. D. Vaughan, Jr. and A. J. Wein. Philadelphia: W. B. Saunders Co., vol. 3, sect. IX, chapt. 63, pp. 2207–2230. 5. Nguyễn Quang Quyền (1999). Niệu quản, bàng quang, niệu đạo. In: Bài giảng Giải Phẫu Học, tập II, Nhà xuất bản Y Học, tr. 199- 217. 6. Prashant Jain P, Hemanshi Shah H, Parelkar SV, and Borwankar SS (2007). Posterior urethral polyps and review of literature. Indian J Urol; vol 23(2): pp. 206–207. 7. Tindall VR (1987). Tumors of the vulva. In: Jeffcoate’s Principles of Gynecology, 5th ed. London: Butterworths, chapt. 23: pp. 371– 388. 8. Yamashita T, Masuda H, Yano M, Kobayashi T, Kawano K, Kihara K (2004). Female urethral fibroepithelial polyp with stricture. J Urol, Vol. 171: pp.357.
Tài liệu liên quan