Mở đầu: Việc chẩn đóan Lupus đỏ hệ thống đôi khi gặp khó khăn do một số trường hợp không đủ tiêu chuẩn
chẩn đóan theo hiệp hội thấp khớp Hoa kỳ hoặc có kháng thể kháng nhân âm tính, là lọai kháng thể thường gặp và
thường được xem là dấu hiệu chẩn đóan quyết định của bệnh.
Ca lâm sàng: Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một bệnh nhân nữ, 28 tuổi có các đặc điểm lâm sàng gợi ý
lupus đỏ hệ thống như viêm cầu thận tiến triển nhanh, giảm bạch cầu lympho, động kinh, sốt kéo dài không có ổ
nhiễm, giảm bổ thể máu. Các xét nghiệm miễn dịch học như kháng thể kháng nhân, anti-ds DNA âm tính suốt
trong quá trình bệnh. Sinh thiết thận có các đặc điểm phù hợp viêm thận do lupus như tăng sinh tế bào lan tỏa và
hình ảnh “full-house” trên miễn dịch huỳnh quang. Bệnh nhân được điều trị bằng bolus corticoides liều cao, và
tiếp sau bằng Cyclophosphamide. Diễn tiến lâm sàng thuận lợi với sự hồi phục chức năng thận và giảm đáng kể
đạm niệu. Tuy nhiên qua 6 tháng theo dõi, các xét nghiệm kháng thể kháng nhân và Anti-ds DNA vẫn âm tính
kéo dài.
Bàn luận: Các nguyên nhân làm cho kháng thể kháng nhân âm tính và các đặc điểm mô học giúp chẩn đóan
viêm thận do lupus được đưa ra bàn luận.
Kết luận: Từ ca lâm sàng này gợi ý chúng ta không nên lọai trừ chẩn đóan Lupus đỏ hệ thống đối với
trường hợp kháng thể kháng nhân và Anti-ds DNA âm tính. Trong những trường hợp khó chẩn đóan, cần kết
hợp các triệu chứng lâm sàng, huyết thanh, và các đặc điểm mô học để chẩn đóan chính xác và kịp thời.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp viêm thận do Lupus không điển hình được chẩn đóan nhờ sinh thiết thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 62
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM THẬN DO LUPUS
KHÔNG ĐIỂN HÌNH ĐƯỢC CHẨN ĐÓAN NHỜ SINH THIẾT THẬN
Huỳnh Ngọc Phương Thảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Việc chẩn đóan Lupus đỏ hệ thống đôi khi gặp khó khăn do một số trường hợp không đủ tiêu chuẩn
chẩn đóan theo hiệp hội thấp khớp Hoa kỳ hoặc có kháng thể kháng nhân âm tính, là lọai kháng thể thường gặp và
thường được xem là dấu hiệu chẩn đóan quyết định của bệnh.
Ca lâm sàng: Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một bệnh nhân nữ, 28 tuổi có các đặc điểm lâm sàng gợi ý
lupus đỏ hệ thống như viêm cầu thận tiến triển nhanh, giảm bạch cầu lympho, động kinh, sốt kéo dài không có ổ
nhiễm, giảm bổ thể máu. Các xét nghiệm miễn dịch học như kháng thể kháng nhân, anti-ds DNA âm tính suốt
trong quá trình bệnh. Sinh thiết thận có các đặc điểm phù hợp viêm thận do lupus như tăng sinh tế bào lan tỏa và
hình ảnh “full-house” trên miễn dịch huỳnh quang. Bệnh nhân được điều trị bằng bolus corticoides liều cao, và
tiếp sau bằng Cyclophosphamide. Diễn tiến lâm sàng thuận lợi với sự hồi phục chức năng thận và giảm đáng kể
đạm niệu. Tuy nhiên qua 6 tháng theo dõi, các xét nghiệm kháng thể kháng nhân và Anti-ds DNA vẫn âm tính
kéo dài.
Bàn luận: Các nguyên nhân làm cho kháng thể kháng nhân âm tính và các đặc điểm mô học giúp chẩn đóan
viêm thận do lupus được đưa ra bàn luận.
Kết luận: Từ ca lâm sàng này gợi ý chúng ta không nên lọai trừ chẩn đóan Lupus đỏ hệ thống đối với
trường hợp kháng thể kháng nhân và Anti-ds DNA âm tính. Trong những trường hợp khó chẩn đóan, cần kết
hợp các triệu chứng lâm sàng, huyết thanh, và các đặc điểm mô học để chẩn đóan chính xác và kịp thời.
Từ khóa: Lupus đỏ hệ thống, viêm thận do Lupus, kháng thể kháng nhân âm tính, sinh thiết thận.
ABSTRACT
A CASE REPORT OF ATYPICAL LUPUS NEPHRITIS DIAGNOSED BY RENAL BIOPSY
Huynh Ngoc Phuong Thao* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 62- 67
Background: The diagnosis of systemic lupus erythematosus (SLE) is sometimes difficult because of the lack
of fulfilling the revised criteria of the American College of Rheumatology, or presenting with the Antinuclear
Antibody-Negative. The presence of antinuclear antibodies (ANA) in serum is generally considered a decisive
diagnostic sign of SLE.
Case presentation: Our report describes a 28-yr-old female who presented with the clinical manifestations
of SLE such as rapidly progressive glomerulonephritis, lymphopenia, seizure, prolonged fever without infection,
hypocomplementemia. The serum antibodies which comprised ANA and anti-double stranded DNA were all
negative. The renal biopsy showed the characteristics of lupus nephritis such as diffuse proliferative
glomerulonephritis with “full-house” nephropathy in immunofluorescence. The patient was treated with pulse
steroides along with cyclophosphamide with good evolution consisting of recovery of the acute renal failure and
decrease of the proteinuria. During the 6-month follow-up period, all of the ANA and anti-double stranded DNA
Phân Môn Thận Bộ môn Nội ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, ĐT: 0918196969,
Email: huynhngocphuongthao@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 63
antibody tests were persistently negative.
Discussion: The explanations for the ANA-negative findings and the characteristics for diagnosis of lupus
nephritis are discussed here.
Conclusion: This case suggests that we should not exclude the diagnosis of SLE in case of ANA-negative. In
the difficultly-diagnosed cases, we should combine clinical manifestations, auto-antibody tests and renal biopsy.
Keywords: Systemic lupus erythematosus, Lupus nephritis, Antinuclear Antibody-negative, Renal biopsy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus đỏ hệ thống là bệnh tự miễn gây tổn
thương đa cơ quan, với biểu hiện lâm sàng rất
đa dạng, và thay đổi tùy từng cá thể và từng
thời điểm trong quá trình diễn biến của bệnh. Tỉ
lệ bệnh lưu hành thay đổi theo từng chủng tộc,
địa dư từ 40/100 000 dân cho đến 200/100 000
dân, gặp nhiều ở người châu Á(1), (Error! Reference source
not found.). Mặc dù đã được mô tả từ năm 1833 bởi
Biett và năm 1872 bởi Kaposi(Error! Reference source not
found.), nhưng cho đến ngày nay với rất nhiều tiến
bộ khoa học trong ngành miễn dịch học cũng
như giải phẫu bệnh, vẫn gây nhiều lúng túng
cho các nhà lâm sàng. Việc chẩn đóan bệnh hiện
nay dựa trên sự thỏa ít nhất 4 trong 11 tiêu
chuẩn của bảng tiêu chuẩn chẩn đóan của hiệp
hội thấp khớp Hoa kỳ 1982, và được cải biên
năm 1997(Error! Reference source not found.). Trong đó, kháng
thể kháng nhân dương tính là một tiêu chuẩn
chẩn đóan quan trọng và có độ nhạy khá cao 95-
98%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, các báo
cáo về Lupus đỏ hệ thống có xét nghiệm kháng
thể kháng nhân âm tính cũng được mô tả rất
nhiều trên thế giới và còn gây nhiều tranh
cãi(Error! Reference source not found.).
Chúng tôi xin trình bày dưới đây một
trường hợp bệnh lý gây tổn thương đa cơ quan,
được nghi ngờ Lupus đỏ hệ thống nhưng không
đủ tiêu chuẩn chẩn đóan theo hiệp hội thấp
khớp Hoa kỳ, và đặc biệt các xét nghiệm huyết
thanh học âm tính với kháng thể kháng nhân
(ANA) và Anti-ds DNA.
TRÌNH BÀY CA LÂM SÀNG
Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, là thợ may. Sau khi
sinh con đầu lòng được một tháng, bệnh nhân
khởi phát phù tòan thân, diễn tiến nhanh, được
chẩn đóan là hội chứng thận hư tại bệnh viện
địa phương. Một số xét nghiệm lúc này ghi
nhận đạm niệu +++ trên que nhúng Dipstick,
giảm albumin máu nặng 14g/L và đặc biệt là suy
thận với Creatinin máu là 134 μmol/L. Bệnh
nhân được điều trị bằng Prednisone với liều
1mg/kg/ngày trong 1 tháng nhưng không đáp
ứng điều trị. Hỏi lại tiền căn thai kỳ, bệnh nhân
khám thai và sinh con tại bệnh viện huyện,
không ghi nhận phù và tăng huyết áp, đạm niệu
âm tính, cũng như chức năng thận bình thường
trong quá trình mang thai. Bệnh nhân sinh con
non tháng vào 32 tuần vô kinh, cân nặng 1900g,
khỏe mạnh, không ghi nhận dị tật bẩm sinh.
Bệnh nhân khai có tiền căn xuất huyết giảm tiểu
cầu, không có điều trị đặc hiệu cách lần khởi
bệnh này 2 năm.
Sau 1 tháng điều trị corticoides không hiệu
quả, bệnh nhân đến nhập viện trong tình trạng
phù to tòan thân với cân nặng là 74kg (so với
cân nặng sau sanh là 52 Kg), tăng huyết áp
160/80mmHg, tiểu ít, sốt kéo dài không tìm thấy
ổ nhiễm trùng, da xanh niêm nhạt, không có tổn
thương da, không đau khớp, không lóet miệng.
Sau nhập viện 2 ngày bệnh nhân lên cơn động
kinh tòan thể 3 lần mà không tìm thấy nguyên
nhân về rối lọan chuyển hóa hoặc tổn thương
khu trú ở hệ thần kinh. Chụp CT Scanner não
không cản quang và điện não đồ ngòai cơn co
giật không thấy bất thường. Xét nghiệm sinh
hóa ban đầu cho thấy bệnh nhân bị hội chứng
thận hư với đạm niệu là 8,7 g trong 24 giờ, giảm
albumin máu 16,7g/L cùng với hội chứng viêm
cầu thận tiến triển nhanh biểu hiện bằng tiểu
máu trên cặn Addis, suy thận tiến triển nhanh
với Creatinin máu ban đầu là 281μmol/L tăng
dần lên đỉnh là 485,8 μmol/L, Urê máu là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 64
18,8mmol/L. Siêu âm thận thấy thận hơi tăng
kích thước.
Công thức máu cho thấy giảm bạch cầu
3430/mm3 kèm giảm Lymphocyte 850/mm3,
thiếu máu nhược sắc, kích thước hồng cầu
không đều với Hb 6,7g/dL, số lượng tiểu cầu
bình thường. Coombs test trực tiếp và gián tiếp
đều âm tính. XQ phổi thấy bóng tim to và tràn
dịch màng phổi hai bên. Siêu âm tim thấy dãn
thất trái, tràn dịch màng tim lượng ít, hở van 2 lá
1,5/4, hở van 3 lá 1,5/4, không có tăng áp lực
động mạch phổi, chức năng tâm thu thất trái
giảm với phân suất tống máu 49%. Xét nghiệm
miễn dịch học cho thấy kháng thể kháng nhân
âm tính (S/CO 0,97), Anti-ds DNA âm tính (23,72
UI/mL), Bổ thể C3 và C4 đều giảm (C3 53,2
mg/dL, C4 12 mg/dL), CRP âm tính, Kháng thể
kháng bào tương bạch cầu đa nhân trung tính
âm tính (ANCA âm tính). Các xét nghiệm truy
tìm bệnh nhiễm bao gồm liên cầu trùng, viêm
gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV đều âm
tính.
Trước tình trạng viêm cầu thận tiến triển
nhanh, nhưng bệnh nhân phù nhiều, khó thở,
chưa cho phép sinh thiết thận ngay, bệnh nhân
được truyền Solumedrol liều 500mg/ngày trong
3 ngày liên tiếp với giả thiết viêm thận do Lupus
đỏ hệ thống. Diễn tiến lâm sàng cho thấy chức
năng thận dần cải thiện sau đó với creatinin
máu lúc xuất viện là 137,6μmol/L.
Một tháng sau xuất viện, bệnh nhân được
sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh
viện Nhân dân Gia Định. Mẫu sinh thiết do BS
Trần Hiệp Đức Thắng và BS Nguyễn Tấn Sử
đọc, có 22 vi cầu, trong đó có 6 đông đặc và xơ
hóa hòan tòan, 4 vi cầu đông đặc và xơ hóa từng
phần. Kính hiển vi quang học ghi nhận hiện
tượng tăng sinh tế bào nội mô và gian mạch lan
tỏa kèm thấm nhập tế bào viêm với ít bạch cầu
đa nhân tạo cấu trúc dạng thùy, họai tử dạng
fibrin từng vùng kèm lắng đọng PAS
(karyorhexis), có 1 liềm sợi tế bào (Hình 1). Ghi
nhận có hiện tượng dính vào vách Bowman’s
của cuộn mao mạch ở một số vi cầu. Từng vùng
ống thận teo. Các mạch máu dày lớp media và
thâm nhiễm tế bào viêm. Miễn dịch huỳnh
quang cho thấy lắng đọng dạng hạt từng phần ở
vùng gian mạch và các quai mao mạch với IgG
(3+) (Hình 2), C1q (2+) (Hình 3), Kappa và
Lambda (2+), Fibrinogen (1+), âm tính với C3.
Tổn thương hình thái học và miễn dịch huỳnh
quang phù hợp với viêm cầu thận do Lupus
Class IV_G (A/C) (ISN/RPS-2003), chưa lọai trừ
một viêm cầu thận tăng sinh màng. Bệnh nhân
được lặp lại xét nghiệm kháng thể kháng nhân
và Anti-ds DNA đều cho kết quả âm tính.
Với kết quả sinh thiết thận, bệnh nhân được
tiếp tục điều trị bằng Cyclophosphamide với
liều 2mg/kg/ngày trong 3 tháng kèm Corticoides
giảm liều dần. Diễn tiến tốt đẹp với chức năng
thận cải thiện đáng kể với creatinine máu 3
tháng sau là 88μmol/L hay độ thanh thải
creatinin theo nước tiểu 24 giờ là 92,63 mL/phút,
đạm niệu giảm đáng kể ở mức 0,7g/24 giờ.
BÀN LUẬN
Bệnh Lupus đỏ hệ thống là bệnh tự miễn, có
hiện tượng viêm mãn tính ảnh hưởng nhiều cơ
quan. Cơ chế bệnh sinh là do hình thành phức
hợp miễn dịch lưu hành, lắng đọng phức hợp
miễn dịch, họat hóa bổ thể, lôi kéo tế bào viêm,
chết tế bào theo chương trình và tiết các hóa chất
trung gian gây tổn thương các cơ quan (Error!
Reference source not found.). Do tính biểu hiện đa dạng của
bệnh, nên việc chẩn đóan phải tập hợp nhiều
triệu chứng thỏa ít nhất 4 trong 11 tiêu chuẩn
của hiệp hội thấp khớp Hoa Kỳ (Error! Reference source not
found.). Ở bệnh nhân này mặc dù có biểu hiện tổn
thương nhiều cơ quan nhưng chỉ mới đạt được 3
tiêu chuẩn bao gồm giảm bạch cầu chung và
bạch cầu lympho, tổn thương thận với biểu hiện
viêm cầu thận tiến triển nhanh, động kinh mà
không tìm được nguyên nhân khác giải thích.
Như vậy, ở bệnh nhân này thiếu tiêu chuẩn
kháng thể kháng nhân (ANA) và kháng thể
kháng chuỗi xoắn kép DNA (Anti ds-DNA). Có
nhiều lọai kháng thể hình thành trong bệnh
Lupus, trong đó kháng thể kháng nhân là thành
phần thường gặp nhất. Tuy nhiên, nhiều nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 65
cứu cho thấy một số bệnh nhân có đầy đủ tiêu
chuẩn lâm sàng của bệnh Lupus nhưng lại có
test âm tính với ANA, chiếm tỉ lệ 1-5%(Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.). Một số nghiên cứu
cho thấy các trường hợp Lupus mà ANA âm
tính thường gây các tổn thương da, mà ít có tổn
thương thận hoặc hệ thần kinh trung ương(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference
source not found.). Các bệnh nhân này thường có các
kháng thể kháng bào tương như Anti-Ro.
Maddison và cộng sự đã mô tả 66 bệnh nhân
Lupus đỏ có ANA âm tính thấy trong huyết
thanh có kháng thể kháng bào tương bao gồm:
62% bệnh nhân có kháng thể anti-Ro và 27% có
anti La(Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, cũng có
các trường hợp biểu hiện tổn thương các cơ
quan nội tạng nặng nề như thận, hệ thần kinh
trung ương hoặc thậm chí ở phụ nữ có thai(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.). Viêm thận do
Lupus là do hậu quả của việc lắng đọng các
immunoglobulin trong thận, ưu thế là IgG. Rõ
ràng, viêm thận do lupus thường kết hợp với
ANA dương tính và Anti-ds DNA dương tính.
Như vậy tại sao kháng thể kháng nhân âm tính,
và liệu có tồn tại hay không thể lâm sàng Lupus
với kháng thể kháng nhân âm tính? Qua tham
khảo y văn(Error! Reference source not found.), có nhiều
nguyên nhân có thể giải thích cho hiện tượng
này. Thứ nhất là do kỹ thuật xét nghiệm tìm
ANA, do ảnh hưởng của việc thiếu tính kháng
nguyên trong cơ chất của test chẩn đóan. Điều
này xảy ra với những bộ kit thế hệ cũ, sử dụng
cơ chất là gan chuột như trong nghiên cứu của
McHardy có tỉ lệ Lupus đỏ với ANA âm tính
cao đáng kể (8,9%)(Error! Reference source not found.) so với tỉ
lệ khi dùng Hep-2 là 2%(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Trên các
phòng xét nghiệm thế giới, hiện có hai phương
pháp xác định kháng thể kháng nhân là miễn
dịch huỳnh quang gián tiếp hoặc miễn dịch gắn
kết men (ELISA)(Error! Reference source not found.,Error! Reference
source not found.). Với phương pháp miễn dịch huỳnh
quang gián tiếp sử dụng cơ chất là Hep-2 là
phương pháp bán định lượng dựa vào hiệu giá
huyết thanh, thường có giá trị chẩn đóan khi
hiệu giá kháng thể trên 1/160, ngòai ra còn chẩn
đóan dựa vào kiểu biểu hiện phát xạ huỳnh
quang (thường gặp nhất là kiểu đồng nhất, ở
ngọai biên, hoặc lốm đốm, ít gặp hơn là ở trung
tâm, và lan tỏa dạng hạt). Hướng dẫn về xét
nghiệm tự kháng thể của châu Âu trong các
bệnh tự miễn(Error! Reference source not found.) khuyến cáo
nên sử dụng phương pháp miễn dịch huỳnh
quang gián tiếp để đánh giá ANA, chỉ sử dụng
phương pháp ELISA khi đã chứng minh được là
có mối tương quan tốt với lâm sàng và với kết
quả miễn dịch huỳnh quang gián tiếp do lo ngại
những trường hợp dương tính giả do hiệu giá
kháng thể thấp. Xét nghiệm của chúng tôi được
thực hiện tại trung tâm chẩn đóan Y khoa với bộ
kit sử dụng cơ chất là Hep-2 bằng phương pháp
ELISA với độ nhạy là 98% và độ đặc hiệu là
98%. Nguyên nhân thứ hai có thể do kháng thể
gắn kết trong phức hợp miễn dịch nên không
phát hiện được trong huyết thanh. Điều này
được mô tả ở 5 bệnh nhân lúc đầu có ANA âm
tính trong huyết thanh, chỉ được phát hiện sau
khi phức hợp miễn dịch bị ly giải(Error! Reference source
not found.). Nguyên nhân thứ ba có thể do quá trình
dùng ức chế miễn dịch lâu dài trước đó. Nhiều
nghiên cứu nhận thấy dùng liều cao corticoides
có thể ảnh hưởng đến kết quả ANA(Error! Reference
source not found.). Nguyên nhân thứ tư có thể do tiểu
đạm nhiều làm mất kháng thể qua thận làm cho
ANA dưới ngưỡng phát hiện. Một số nghiên
cứu cho thấy có sự chuyển huyết thanh sau quá
trình điều trị giảm đạm niệu(Error! Reference source not
found.). Ozdemir và cộng sự mô tả một trường hợp
phụ nữ 28 tuổi, nhập viện vì suy thận cấp sau
khi sinh con lần thứ tư có triệu chứng lâm sàng
và sinh thiết thận phù hợp viêm thận do Lupus
nhưng các xét nghiệm miễn dịch âm tính. Sau
thời gian điều trị, Ông nhận thấy ANA xuất
hiện trong huyết thanh khi đạm niệu giảm(Error!
Reference source not found.). Ở trường hợp của chúng tôi
do thời gian theo dõi ngắn chưa có sự kiểm
chứng về xét nghiệm ANA khi tiểu đạm giảm
nhiều. Các xét nghiệm miễn dịch khác mặc dù
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 66
không nằm trong bảng tiêu chuẩn chẩn đóan
Lupus nhưng sự hiện diện của chúng rất gợi ý
bệnh cảnh Lupus như bổ thể C3, C4 giảm, CRP
không tăng cao.
Do tiêu chuẩn lâm sàng và huyết thanh học
chưa giúp khẳng định viêm thận do Lupus nên
cần phải có những bằng chứng về mô học bổ
sung. Hình ảnh mô học với sự tăng sinh lan tỏa
các tế bào tế bào nội mô và gian mạch cùng
thâm nhiễm tế bào viêm, kết hợp hình ảnh “full-
house” trên miễn dịch huỳnh quang gợi ý viêm
thận do Lupus class IV. Hình ảnh này cần phân
biệt với viêm cầu thận tăng sinh màng. Dựa trên
kết quả dương tính mạnh với C1q gợi ý bệnh
cảnh Lupus hơn là một viêm cầu thận tăng sinh
màng nguyên phát. Ngòai ra, dựa vào dấu hiệu
lâm sàng với độ tuổi, sự biểu hiện của các các cơ
quan khác như hệ huyết học, thần kinh, và đáp
ứng tốt với corticoides liều cao là những bằng
chứng lâm sàng ủng hộ lupus là nguyên nhân
của viêm cầu thận này. Ngòai ra, bệnh nhân này
có viêm cầu thận với hình ảnh “full-house” và
dương tính mạnh với C1q trên miễn dịch huỳnh
quang cần phân biệt với bệnh thận C1q. Bệnh
thận C1q lần đầu tiên được Jennette và Hipp mô
tả năm 1985(Error! Reference source not found.), là bệnh cầu
thận qua trung gian miễn dịch, với các hình ảnh
trên kính hiển vi quang học rất giống viêm thận
do lupus(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.). Bệnh này được chẩn đóan nhờ các tiêu
chuẩn: (1) hình ảnh full-house trên miễn dịch
huỳnh quang với bắt màu C1q ưu thế, (2) lắng
đọng phức hợp miễn dịch ở vùng gian mạch
trên kính hiển vi điện tử, (3) không có các biểu
hiện lâm sàng hay huyết thanh học của lupus.
Tuy nhiên, bệnh cảnh lâm sàng rất khác với
lupus, thường có nồng độ bổ thể trong máu
bình thường và đáp ứng kém với corticoides.
Hạn chế trong ca lâm sàng này là không sinh
thiết thận được ngay trước lúc truyền
corticoides liều cao. Do vậy, các sang thương
cấp tính trong viêm cầu thận tiến triển nhanh
như sang thương liềm tế bào không còn thấy
được trên mẫu sinh thiết. Một vấn đề nữa cần
rút kinh nghiệm là bệnh nhân đã không được
chẩn đóan và điều trị đúng ngay từ đầu nên đã
để lại những sang thương mãn tính nặng nề
không phục hồi như xơ hóa cầu thận hòan tòan
trên 30% số vi cầu, xơ hóa từng phần chiếm 20%
số vi cầu trên mẫu sinh thiết.
Tóm lại, bệnh nhân được trình bày trên đây,
có những biểu hiện lâm sàng nặng nề như viêm
cầu thận tiến triển nhanh, co giật, suy tim, tiểu
đạm nặng, phù nhiều, việc chẩn đóan khó khăn
do không đủ tiêu chuẩn chẩn đóan lupus đỏ hệ
thống theo hiệp hội thấp khớp Hoa kỳ, kháng
thể kháng nhân và Anti-ds DNA âm tính.
Nhưng nhờ phối hợp lâm sàng và giải phẫu
bệnh giúp chẩn đóan chính xác một trường hợp
Lupus đỏ hệ thống tổn thương nhiều cơ quan.
Nhờ đó, bệnh nhân được điều trị thích hợp bằng
Bolus tĩnh mạch corticoides, theo sau bằng
Cyclophosphamide với diễn tiến lâm sàng
thuận lợi.
KẾT LUẬN
Từ ca lâm sàng này gợi ý không nên lọai trừ
chẩn đóan lupus khi mà các xét nghiệm tự
kháng thể như kháng thể kháng nhân, Anti-ds
DNA âm tính. Cần phải có những nghiên cứu
tiếp theo tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh trong
những trường hợp Lupus đỏ hệ thống với
kháng thể kháng nhân âm tính. Ngòai ra, đối
với những trường hợp khó khăn trong chẩn
đóan, không đủ 4/11 tiêu chuẩn theo hiệp hội
thấp khớp Hoa kỳ, cần sinh thiết thận sớm để bổ
sung thêm những dữ kiện về mô học giúp chẩn
đóan chính xác được bệnh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Appel GB, Rahakrishnan J, D’Agati V (2007). Systemic Lupus
Erythematosus. In: Barry M. Brenner (ed.) Brenner and Rector’s
The Kidney, 8th edition, Volume 1, ch