Nghiên cứu mô tả so sánh kết quả phẫu thuật nội soi hỗ trợ và mổ mở cắt khối tá tụy về đặc điểm bệnh
nhân, đặc điểm phẫu thuật và kết quả sớm. 79 bệnh nhân được mổ trong đó 24 trường hợp phẫu thuật nội
soi hỗ trợ, 55 bệnh nhân mổ mở. Lượng máu mất trong mổ, thời gian ăn qua đường miệng tương đương ở
hai nhóm lần lượt (417 so với 435 ml, p = 0,495) và (6,8 so với 6,1, ngày, p = 0,884). Lượng máu và huyết
tương truyền sau mổ của nhóm phẫu thuật nội soi ít hơn so với mổ mở lần lượt là (235 so với 788 ml,
p = 0,008) và (50 so với 267 ml, p = 0,000). Số hạch nạo vét qua phẫu thuật nội soi 9,2 ± 3,7 hạch. Biến
chứng nặng theo Clavien-Dindo ≥ 3, chảy máu, rò mật không có sự khác biệt nhưng rò tụy gặp nhiều hơn ở
nhóm phẫu thuật nội soi (p = 0,001). Thời gian mổ, thời gian nằm viện của nhóm phẫu thuật nội soi lâu hơn
so với mổ mở (289 so với 234 phút, p < 0,001) và (19,5 so với 13,6, ngày, p = 0,003). Phẫu thuật nội soi hỗ
trợ cắt khối tá tụy là một phẫu thuật khó, có thể áp dụng để điều trị cho các khối u vùng bóng Vater. Lượng
máu và huyết tương sau mổ thấp, nhưng biến chứng rò tụy sau mổ còn cao, thời gian mổ và thời gian nằm
viện dài hơn so với mổ mở.
11 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét kết quả cắt khối tá tụy có nội soi hỗ trợ với mổ mở trong điều trị khối u vùng bóng Vater tại Bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
158 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
NHẬN XÉT KẾT QUẢ CẮT KHỐI TÁ TỤY
CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ VỚI MỔ MỞ TRONG ĐIỀU TRỊ KHỐI U
VÙNG BÓNG VATER TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Trần Quế Sơn1, Trần Hiếu Học1, Trần Mạnh Hùng2,
Vũ Đức Long2, Trần Thanh Tùng2, Triệu Văn Trường2, Nguyễn Ngọc Hùng2,
Hoàng Anh2, Nguyễn Vũ Quang2, Nguyễn Tiến Quyết3, Trần Bình Giang3
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Khoa ngoại tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai
3Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Hà Nội
Nghiên cứu mô tả so sánh kết quả phẫu thuật nội soi hỗ trợ và mổ mở cắt khối tá tụy về đặc điểm bệnh
nhân, đặc điểm phẫu thuật và kết quả sớm. 79 bệnh nhân được mổ trong đó 24 trường hợp phẫu thuật nội
soi hỗ trợ, 55 bệnh nhân mổ mở. Lượng máu mất trong mổ, thời gian ăn qua đường miệng tương đương ở
hai nhóm lần lượt (417 so với 435 ml, p = 0,495) và (6,8 so với 6,1, ngày, p = 0,884). Lượng máu và huyết
tương truyền sau mổ của nhóm phẫu thuật nội soi ít hơn so với mổ mở lần lượt là (235 so với 788 ml,
p = 0,008) và (50 so với 267 ml, p = 0,000). Số hạch nạo vét qua phẫu thuật nội soi 9,2 ± 3,7 hạch. Biến
chứng nặng theo Clavien-Dindo ≥ 3, chảy máu, rò mật không có sự khác biệt nhưng rò tụy gặp nhiều hơn ở
nhóm phẫu thuật nội soi (p = 0,001). Thời gian mổ, thời gian nằm viện của nhóm phẫu thuật nội soi lâu hơn
so với mổ mở (289 so với 234 phút, p < 0,001) và (19,5 so với 13,6, ngày, p = 0,003). Phẫu thuật nội soi hỗ
trợ cắt khối tá tụy là một phẫu thuật khó, có thể áp dụng để điều trị cho các khối u vùng bóng Vater. Lượng
máu và huyết tương sau mổ thấp, nhưng biến chứng rò tụy sau mổ còn cao, thời gian mổ và thời gian nằm
viện dài hơn so với mổ mở.
Từ khóa: cắt khối tá tụy, phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tụy, cắt khối tá tụy với đường mở nhỏ,
phẫu thuật Whipple
Địa chỉ liên hệ: Trần Quế Sơn, Bộ môn Ngoại, Trường Đại
học Y Hà Nội
Email: quesonyhn@gmail.com
Ngày nhận: 25/7/2018
Ngày được chấp thuận: 10/8/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các khối u vùng bóng Vater là bệnh lý
thường gặp ở vùng ống tiêu hóa, trong đó ung
thư đầu tụy phổ biến nhất chiếm khoảng 80%,
u bóng Vater (10%), ung thư đoạn cuối ống
mật chủ (5%) và ung thư tá tràng (5%). Riêng
u bóng Vater chiểm khoảng 0,2% tất cả các
bệnh lý ung thư đường tiêu hóa và có tiên
lượng tốt nhất với thời gian sống thêm 5 năm
sau mổ khoảng 30 - 50% khi chưa có di căn
hạch [1]. Cắt khối tá tụy là một trong những
kỹ thuật phức tạp nhất trong phẫu thuật gan
mật tụy, áp dụng điều trị cho các khối u
vùng quanh bóng Vater hoặc chấn thương
tá tụy nặng với thời gian mổ thường kéo dài,
tỷ lệ tử vong dao động khoảng 0 - 5%, với
nhiều biến chứng sau mổ đặc biệt là rò tụy
với tỷ lệ 11,4% - 64,3% ở nhiều nghiên cứu
[2 - 4].
Hiện nay với ứng dụng của phẫu thuật nội
soi, sử dụng dao siêu âm và dao hàn mạch,
phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đã được áp dụng
nhiều trong phẫu thuật tụy tạng. Phẫu thuật
nội soi toàn bộ có thể thực hiện cắt thân hoặc
đuôi tụy rất khả thi và an toàn, là một phẫu
thuật tiêu chuẩn trong điều trị các khối u nằm
TCNCYH 115 (6) - 2018 159
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ở thân và đuôi tụy. Tuy nhiên, phẫu thuật nội
soi cắt khối tá tụy vẫn còn là một phẫu thuật
khó, mức độ an toàn, khả thi cũng như hiệu
quả điều trị so với mổ mở còn chưa thống
nhất [5; 6]. Phẫu thuật nội soi cắt tá tụy được
Garner va Pomp giới thiệu năm 1994, kể từ đó
đến nay đã có nhiều báo cáo so sánh giữa mổ
nội soi và mổ mở ở các trung tâm phẫu thuật
lớn. Trong các nghiên cứu so sánh, kết quả
đều cho thấy thời gian mổ nội soi kéo dài hơn
nhưng lượng máu mất trong và truyền máu
sau mổ ít hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn
so với mổ mở kinh điển nhưng việc thực hiện
các miệng nối sau cắt khối tá tụy vẫn là một
khó khăn khi thao tác bằng mổ nội soi hoàn
toàn [2; 5; 7; 8]. Để khắc phục những khó
khăn đó, thì giải phóng khối tá tụy có thể thực
hiện bằng phẫu thuật nội soi, sau đó thực hiện
các miệng nối qua một đường mở nhỏ trên
thành bụng, thường là đường trắng giữa trên
rốn [5; 9; 10]. Mục đích của nghiên cứu nhằm
giới thiệu kỹ thuật mổ nội soi hỗ trợ cắt khối tá
tụy đồng thời so sánh kết quả phẫu thuật nội
soi với mổ mở được thực hiện tại Bệnh viện
Bạch Mai từ 1/2014 đến tháng 9/2018.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
24 bệnh nhân chẩn đoán u vùng đầu tụy
được phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tụy
từ 9/2016 - 9/2018 và 55 bệnh nhân được mổ
mở trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng
5/2018 tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân mổ nội soi
hỗ trợ
- Các khối u vùng bóng Vater được chẩn
đoán dựa vào:
- Soi dạ dày - tá tràng: có khối u vùng bóng
Vater kèm theo sinh thiết.
- Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ thấy
u ở đầu tụy, u tá tràng, u phần thấp ống mật
chủn
- U chưa xâm lấn bó mạch mạc treo tràng
trên, chưa di căn gan, thể trạng bệnh nhân tốt.
Tiêu chuẩn loại trừ mổ nội soi hỗ trợ
- Cắt khối tá tụy do chấn thương.
- Bệnh lý hô hấp, tim mạch không thể thực
hiện được mổ nội soi.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân mổ mở
Bao gồm các bệnh nhân được mổ mở cắt
khối tá tụy do u vùng bóng Vater được thực
hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2014
đến tháng 5/2018.
Các bệnh nhân đều có kết quả giải phẫu
bệnh sau mổ.
2. Phương pháp
Mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân được thực
hiện phẫu thuật Whipple cổ điển hoặc phẫu
thuật Whipple có bảo tồn môn vị (phẫu thuật
Traverso – Longmire), có miệng nối tụy ruột,
mật ruột và vị tràng đều trên một quai ruột
non.
Chỉ tiêu nghiên cứu trước mổ: bao gồm
giới, tuổi, chỉ số BMI, phân loại nguy cơ theo
Hiệp hội hồi sức Mỹ (ASA).
Chỉ tiêu nghiên cứu trong mổ: lượng máu
mất, lượng máu và huyết tương truyền, thời
gian mổ, số lượng hạch nạo vét được.
Chỉ tiêu nghiên cứu sau mổ: thời gian nằm
viện, biến chứng sau mổ (theo phân loại Cla-
vien - Dindo), biến chứng rò tụy, rò mật, chậm
lưu thông dạ dày.
Quy trình phẫu thuật:
Phẫu thuật nội soi hỗ trợ
160 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, tư
thế nằm ngửa, dạng hai chân. Đặt trocar 10
mm dưới rốn, bơm CO2 áp lực 12 mmHg, đưa
camera có ống kính nghiêng 300 quan sát
đánh giá toàn bộ gan, vòm hoành, túi mật,
phúc mạc ổ bụng. Bốn Trocar tiếp theo đặt
dưới quan sát của camera theo hình chữ U
hướng về phía mũi ức (hình 1).
Dùng dao siêu âm Harmonic Scalpel
(Ethicon Endo Surgery Industries, Cincinnati,
OH, USA) cắt dây chằng vị đại tràng, hạ đại
tràng góc gan, cắt hai lá của mạc nối lớn, thắt
bó mạch vị mạc nối phải, cắt mạc nối nhỏ bộc
lộ bờ dưới, bờ trên hang môn vị và mặt sau
dạ dày, lấy hạch nhóm 6 (dưới môn vị) và
nhóm 5 (trên môn vị) cùng bệnh phẩm.
Hình 1. Vị trí đặt các trocar. Theo Palanivelu (A) [11] và của chúng tôi (B)
1. Trocar dưới rốn 10 - mm, 2. Dưới sườn trái 5 - mm, 3. Dưới sườn phải 5 -mm, 4. Đường
trắng bên ngang rốn bên trái 5 - mm hoặc 10* - mm), 5. Mũi ức (10 mm), 6. Đường giữa đòn
ngang rốn bên phải (10* mm), 7. Đường nách trước phải (5 mm).
Nghiên cứu của chúng tôi
Thực hiện thủ thuật Kocher di động khối tá tràng đầu tụy. Kẹp hemolock hoặc cắt động mạch
vị tá tràng bằng dao Ligasure (Valleylab, Tyco Healthcare Group, Boulder, CO, USA). Lấy hạch
dọc động mạch thân tạng và gan chung (nhóm 8, 9). Cắt tá tràng dưới môn vị 2 - 3 cm nhằm bảo
tồn môn vị nếu tá tràng chưa bị xâm lấn hoặc ngược lại sẽ cắt hang vị.
Hình 2. Thủ thuật Kocher di động khối tá tụy (A) và cắt tụy (B)
1. Túi mật, 2 + 9. Tĩnh mạch chủ, 3. Tá tràng, 4. Gan, 5. Mỏm tụy, 6. Động mạch vị tá tràng, 7.
Động mạch gan chung, 8. Đầu tụy.
B A
B A
TCNCYH 115 (6) - 2018 161
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Cắt quai hỗng tràng đầu tiên dài 10 - 15 cm tính từ góc Treizt bằng dao siêu âm hoặc dao
Ligasure, cắt dây chằng góc Treizt, tháo bắt chéo. Tách eo tụy ra khỏi tĩnh mạch mạc treo tràng
trên. Cắt đôi eo tụy bằng dao siêu âm. Phẫu tích mỏm móc tụy và đám rối thần kinh đầu tụy.
Hạch nhóm 13 (sau đầu tụy) và nhóm 17 (trước đầu tụy) lấy cùng bệnh phẩm. Cắt túi mật, cắt
đôi ống mật chủ, nạo hạch cuống gan. Mở bụng đường trắng giữa trên rốn dài từ 5 - 10 cm,
hoặc dài hơn nếu bệnh nhân phải chuyển mổ mở. Qua đường mở bụng lấy bệnh phẩm, thực
hiện ba miệng nối trên một quai rộng non: nối tụy ruột tận - bên, nối mật - ruột tận - bên, nối dạ
dày - ruột tận miệng nối trước hoặc qua mạc treo đại tràng ngang.
B A
Hình 3. Cắt rời khối tá tụy qua nội soi (A) và mở nhỏ thực hiện các miệng nối (B)
1. Ống mật chủ, 2. Động mạch vị trá tràng, 3. Mỏm tụy, 4. Tĩnh mạch chủ, 5. gan, 6. Tĩnh
mạch cửa, 7. Miệng nối tụy ruột tận – bên kiểu Blumgart, 8. Dẫn lưu ống tụy ra ngoài.
Đặt dẫn lưu ổ bụng. Đóng bụng 2 lớp. Sau
mổ chuyển bệnh nhân về phòng hồi sức. San-
dostatin (100 µg) x 3 ống/ngày ngay sau mổ.
Thông tin được quản lý bằng phần mềm
SPSS 16.0 (SPSS Inc., Chicago, IL, USA).
Biến định lượng được tính và so sánh dưới
dạng X ± SD, thống kê tần số và tỷ lệ phần
trăm với các biến ngẫu nhiên. Sử dụng kiểm
định Khi bình phương χ2 và Fisher’s exact test
với biến ngẫu nhiên, kiểm định Student’s t-test
với biến liên tục. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p < 0,05.
3. Đạo đức nghiên cứu
Số liệu thu thập trong nghiên cứu hoàn
toàn trung thực, chính xác. Các bệnh nhân
trong nghiên cứu được giải thích, đồng ý tham
gia nghiên cứu, cam đoan mổ. Thông tin cá
nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu đều
được đảm bảo bí mật. Nghiên cứu được thực
hiện nhằm phục vụ mục đích điều trị và được
thông qua Hội đồng Đạo đức Trường Đại học
Y Hà Nội.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm bệnh nhân
Không có sự khác biệt về các đặc điểm
bệnh nhân trước mổ ở cả hai nhóm [1]. U lành
vòng bóng Vater gồm: Viêm tụy mạn tính (11
bệnh nhân), u nang đầu tụy (5 bệnh nhân), u
đặc giả nhú tụy (3 bệnh nhân) và u trung mô
tá tràng (GIST) (1 bệnh nhân) (bảng 1).
162 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm
Phẫu thuật nội
soi hỗ trợ
(n = 24)
Mổ mở
(n = 55)
p
Giới (Nam:Nữ) (13:11) (35:20) 0,461
Tuổi 54,1 ± 10,4 55,6 ± 12,1 0,937
BMI 20,8 ± 2,4 19,5 ± 1,2 0,08
ASA I - II 19 38
0,423
III - IV 5 17
Bilirubin toàn phần 103,5 ± 98,4 157,6 ± 143,6 0,042
CA 19 - 9 106,5 ± 151 175 ± 266,4 0,144
Chẩn đoán
K bóng Vater 17 17
0,08
K đầu tụy 4 9
K ống mật chủ 0 11
K tá tràng 0 1
U lành vùng bóng Vater1 3 17
Kích thước khối u 20,7 ± 7,7 30,1 ± 6,9 0,99
BMI Body mass index (kg/m2): chỉ số khối của cơ thể. ASA American Society of Anethesiolo-
gists: phân loại bệnh nhân theo hiệp hội hồi sức Mỹ.
Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật
Đặc điểm
Phẫu thuật nội soi
hỗ trợ (n = 24)
Mổ mở
(n = 55)
p
Loại phẫu thuật
Cắt tá tụy, bảo tồn môn vị 11 29
0,630
Phẫu thuật Whipple kinh điển 13 26
Nhu mô tụy Chắc 3 10
0,744
Mềm 21 45
Giai đoạn T T1-T2 5 11
0,764
T3-T4 14 24
Giai đoạn N1 4 6 0,721
Thời gian mổ (phút)
289 ± 56,4
(180 - 390)
234,6 ± 31,2
(180 - 310)
0,000
TCNCYH 115 (6) - 2018 163
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đặc điểm
Phẫu thuật nội soi
hỗ trợ (n = 24)
Mổ mở
(n = 55)
p
Mất máu trong mổ (ml)
417 ± 243,7
(150 - 1241)
435 ± 277
(150 - 1500)
0,495
Máu truyền sau mổ (ml)
235,4 ± 353
(0 - 1050)
788,2 ± 960
(0 - 4550)
0,008
Huyết tương truyền sau mổ (ml)
50 ± 169,4
(0 - 600)
267,3 ± 439,8
(0 - 2000)
0,000
Thời gian ăn đường miệng (ngày) 6,8 ± 4,2 6,1 ± 3,7 0,884
Thời gian rút sonde dạ dày (ngày) 7,4 ± 6,3 5,1 ± 3,2 0,120
Tổng số hạch nạo vét 9,2 ± 3,7 - -
Tỷ lệ chuyển mổ mở, n (%) 6 (25) - -
Thời gian mổ nhóm mổ nội soi hỗ trợ kéo dài hơn nhóm được mổ mở, giao động (180 - 390
phút). Tuy nhiên lượng máu và plasma truyền sau mổ của nhóm nội soi ít hơn so với mổ mở
(p < 0,05).
Bảng 3. Kết quả và biến chứng trong và sau mổ
Đặc điểm
Phẫu thuật nội soi
hỗ trợ (n = 24)
Mổ mở
(n = 55)
p
Thời gian nằm viện (ngày)
19,5 ± 13,8
(8 – 60)
13,6 ± 8,3
(7 – 63)
0,003
Biến chứng chung sau mổ 13 16 0,044
Phân loại Clavien - Dindo
n (%) I - II 5 11 0,289
IIIa 2 2
IIIb 2 3
IVa 1 0
V* (chết) 2 0
Clavien-Dindo ≥ 3 7 5 0,274
Biến chứng sau mổ:
Nhiễm trùng vết mổ 0 6 0,170
Chảy máu 1 3 1,000
Rò mật 5 4 0,121
164 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đặc điểm
Phẫu thuật nội soi
hỗ trợ (n = 24)
Mổ mở
(n = 55)
p
Biến chứng sau mổ:
Rò tụy 7 2 0,001
Rò tiêu hóa 2 0 0,090
Tắc ruột 1 0 0,304
Chậm lưu thông dạ dày 6 8 0,338
Nhóm phẫu thuật nội soi có thời gian nằm viện dài hơn và biến chứng chung sau mổ nhiều
hơn nhóm mổ mở (p < 0,05) đặc biệt là rò tụy (p = 0,001). Hai bệnh nhân phân loại Claven –
Dindo V tử vong đều sau mổ một tuần. Trường hợp đầu do trào ngược dịch dạ dày vào phổi sau
cắt tá tụy bảo tồn môn vị, trường hợp thứ hai do huyết khối tĩnh mạch chi mạn tính gây mạch
phổi.
Bảng 4. Nguyên nhân chuyển mổ mở (n = 6)
Bệnh nhân Giới Tuổi Chẩn đoán Nguyên nhân chuyển mổ mở
Số 2 Nam 48 Ung thư bóng Vater
Chảy máu mạc treo quai hỗng
tràng khi tháo bắt chéo
Số 6 Nữ 66 Ung thư bóng Vater
Cắt đứt động mạch mạc treo tràng
trên, mổ mở cắm lại vào động
mạch chủ bụng
Số 8 Nữ 58 Ung thư bóng Vater
Dính vùng dưới gan đầu tụy sau
mổ cắt túi mật nội soi cũ
Số 12 Nam 72 U nang đầu tụy U lớn, viêm dính, chảy máu
Số 13 Nam 72 Ung thư đầu tụy
U lớn, viêm dính, chảy máu bờ
trên tụy
Số 24 Nam 67 Viêm tụy mạn, khối đầu tụy U lớn, viêm dính quanh đầu tụy
Nguyên nhân chủ yếu chuyển mổ mở là khối u đầu tụy lớn, viêm dính và chảy máu khi thực
hiện quá trình phẫu tích. Một trường hợp tai biến cắt đôi động mạch mạc treo tràng trên khi phẫu
tích mỏm móc tụy.
IV. BÀN LUẬN
Phẫu thuật nội soi được ứng dụng ngày
càng rộng giúp bệnh nhân bình phục nhanh,
đỡ đau và thẩm mỹ. Trong bệnh lý gan mật
tụy, phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt thân
và đuôi tụy cho kết quả tốt, đảm bảo mức độ
triệt căn như mổ mở [6]. Tuy nhiên, ứng dụng
cắt khối tá tụy bằng phẫu thuật nội soi vẫn còn
hạn chế do sự phức tạp về đặc điểm giải
TCNCYH 115 (6) - 2018 165
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
phẫu, thời gian mổ kéo dài, đặc biệt thao tác
thực hiện các miệng nối nhiều nguy cơ và
biến chứng.
Cắt khối tá tụy nội soi toàn bộ và nội soi hỗ
trợ được thực hiện ở các trung tâm lớn trên
thế giới cho thấy tính an toàn và khả thi của
phương pháp trong điều trị các khối u vùng
bóng Vater. Cho đến nay, việc áp dụng phẫu
thuật này còn nhiều ý kiến tranh luận nhưng
phẫu thuật nội soi vẫn được áp dụng do một
số ưu điểm như phẫu trường quan sát rộng,
rõ nét dưới sự phóng đại của Camera và khả
năng hồi phục sớm nếu không có biến chứng.
Rất nhiều báo cáo về kết quả phẫu thuật nội
soi toàn bộ cho kết quả sớm, tỷ lệ biến
chứng tương tự như mổ mở nhưng khi thực
hiện kỹ thuật này phải đòi hỏi kỹ năng mổ nội
soi tốt và có kinh nghiệm, do đó việc thực
hiện các miệng nối qua một đường mở nhỏ ở
trên thành bụng thuận lợi và dễ dàng hơn [5;
7; 10; 12].
Trong các nghiên cứu so sánh, phẫu thuật
nội soi và nội soi hỗ trợ đều có thời gian mổ
kéo dài hơn so với mổ mở. Kết quả của chúng
tôi cũng tương tự với thời gian mổ nội soi
trung bình 289 phút (dao động từ 180 - 390
phút) dài hơn so với mổ mở trung bình mất
234 phút (p < 0,05). Do đây là kỹ thuật mới,
lần đầu tiên được thực hiện, do đó cần có kỹ
năng và quen dần với kỹ thuật phức tạp này.
Nghiên cứu ghi nhận 10 bệnh nhân mổ nội soi
được đếm số hạch nạo vét với số lượng hạch
trung bình là 9,2 ± 3,7 hạch (dao động từ 3 -
15 hạch). Không có sự khác nhau về số lượng
hạch nạo vét được ở các nghiên cứu trên thế
giới [13 - 15]. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho
rằng, số lượng hạch nạo vét được phụ thuộc
vào kỹ năng của phẫu thuật viên và mức độ
thâm nhiễm của khối u. Các khối u bóng Vater
có độ ác tính thấp, phát hiện sớm có thể nạo
vét hạch nội soi với kết quả tương tự như
trong mổ mở [5; 13; 15].
Trong phần lớn các nghiên cứu, phẫu thuật
nội soi và nội soi hỗ trợ có kết quả bệnh nhân
nằm viện ngắn từ 7 đến 18 ngày so với
khoảng 20 ngày đối với mổ mở [5; 11; 14].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này có kết quả
ngược lại với thời gian nằm viện trung bình
19,5 ngày so với 13,6 ngày khi mổ mở. Lý giải
điều này có thể do một số bệnh nhân có biến
chứng nặng sau mổ như rò tụy, rò tiêu hóa, ứ
trệ thức ăn dạ dày phải nằm viện kéo dài.
Chúng tôi lập lại lưu thông tiêu hóa với ba
miệng nối trên cùng một quai ruột non theo
kiểu Whipple, tuy nhiên vị trí của quai ruột non
đưa lên nối với tụy, nối với đường mật và
miệng nối dạ dày - ruột ở phía trước hoặc qua
mạc treo đại tràng ngang còn chưa thống nhất
giữa các phẫu thuật viên. Khi so sánh thời
gian nằm viện của bệnh nhân không biến
chứng thì thời gian nằm viện của mổ nội soi
và mổ mở lần lượt là 14,3 ± 5,8 và 12,4 ± 8,7
ngày, không có sự khác biệt với p = 0,801.
Biến chứng nặng sau mổ theo phân loại
của Clavien - Dindo ≥ 3 không có sự khác biệt
giữa mổ nội soi hỗ trợ và mổ mở (p = 0,274),
trong đó rò tụy ở nhóm mổ nội soi nhiều hơn
nhóm mổ mở có nghĩa thống kê (p = 0,001)
chủ yếu là rò tụy nhẹ mức độ A (5 bệnh nhân),
độ B (1 bệnh nhân) và độ C (1 bệnh nhân). Để
hạn chế rò tụy khi nối tụy - ruột kiểu Whipple,
nhiều kỹ thuật nối được áp dụng như nối một
lớp toàn thể mũi rời hoặc nối 2 lớp kiểu
Blumgart và Blumgart cải tiến theo tác giả
Nhật (lớp trong nối ống tụy - niêm mạc ruột
non, lớp ngoài nối khâu thanh cơ ruột - nhu
mô tụy), có thể kèm theo đặt stent ống tụy dẫn
lưu ra ngoài hoặc dẫn lưu vào trong lòng ruột
166 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
[16]. Ngoài ra một số kiểu lập lại lưu thông
khác được áp dụng như nối tụy – dạ dày hoặc
nối tụy và dạ dày trên một quai ruột biệt lập
kiểu Ruou-en-Y cũng cho kết quả tương đối
tốt, tỷ lệ biến chứng rò tụy sau mổ rất thấp
[11; 17; 18]. Trong nhiều nghiên cứu với số
lượng lớn việc lập lại lưu thông tụy – ruột non
hay tụy – dạ dày còn chưa thống nhất, biến
chứng rò tụy sau mổ không có sự khác biệt
[19; 20].
Về lượng máu mất trong mổ không có sự
khác biệt giữa hai nhóm, tuy nhiên lượng máu
và huyết tương truyền sau mổ ở nhóm mổ mở
cao hơn có sự khác biệt. So sánh với các
nghiên cứu khác cũng có kết quả lượng máu
mất trong mổ, tỷ lệ truyền máu sau mổ thấp
hơn ở nhóm mổ nội soi [10; 14].
Nghiên cứu có 6 bệnh nhân (25%) phải
chuyển mổ mở. Nguyên nhân do khối u đầu
tụy lớn, viêm dính không thể giải phóng khối
đầu tụy ra khỏi tĩnh mạch chủ phía sau, kèm
theo đó là nguy cơ chảy máu gặp ở ba bệnh
nhân. Đối với ung thư bóng Vater thường
không dính, việc cắt khối tá tụy khả thi và là
tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ở phần lớn
các nghiên cứu. Tuy nhiên, có 3 bệnh nhân
phải chuyển mổ mở, một trường hợp chảy
máu từ mạch mạc treo khi cắt hỗng tràng,
tháo bắt chéo, một trường hợp tai biến khi cắt
đứt động mạch mạc treo tràng trên và một
trường hợp dính sau mổ cắt túi mật nội soi cũ.
Nghiên cứu của Wellner (2014) có tỷ lệ
chuyển mổ mở là 40%, nguyên nhân thường
gặp là thâm nhiễm dính sát tĩnh mạch cửa
(44%), chảy máu (13%), tai biến khi có bất
thường mạch máu (13%), ổ bụng dính (6%),
nguyên nhân khác (25%).
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu so sánh bước đầu ứng
dụng phẫu thuật nội soi hỗ trợ rút ra kết luận:
Thời gian thực hiện phẫu thuật nội soi hỗ trợ
kéo dài hơn mổ mổ, lượng máu mất trong mổ
tương đương nhưng lượng máu và huyết
tương truyền sau mổ của nhóm mổ nội soi hỗ
trợ ít hơn so với mổ mở. Tỷ lệ biến chứng rò
tụy và tử vong ở phẫu thuật nội soi nhiều hơn
(p < 0,05) dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài
hơn so với nhóm mổ mở.
Lời cảm ơn
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Đảng ủy,
ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, nhân viên
phòng mổ, nhân viên khoa Ngoại tổng hợp đã
tạo điều kiện để các bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu được phẫu thuật