Mở đầu: Viêm mô tế bào (VMTB) là một trong những biến chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn ở răng và mô nha chu. Mục tiêu: Xác định vi khuẩn và mức độ kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn do răng (NKDR) và VMTB do răng tại Tp.HCM năm 2010. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát lâm sàng và vi sinh của 59 bệnh nhân NKDR ở giai đoạn có mủ đến khám tại Đại học Y Dược Tp.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.HCM và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương từ 12/2009 đến 6/2010. Các kỹ thuật vi sinh gồm phân lập, nuôi cấy, định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ (phương pháp Kirby-Bauer đối với vi khuẩn hiếu khí, phương pháp E-test và pha loãng liên tiếp đối với vi khuẩn kỵ khí). Kết quả: Có 19 bệnh nhân VMTB (32,2%) và 40 bệnh nhân NKDR không có VMTB (67,8%). Tỉ lệ cấy khuẩn mọc là 100%. Phân lập được 77 chủng vi khuẩn, gồm 55 chủng hiếu khí (71,4%) và 22 chủng kỵ khí (28,6%). Đơn khuẩn chiếm 69,5% và đa khuẩn 30,5%. Tỉ lệ đa khuẩn ở nhóm bệnh nhân chưa dùng kháng sinh (47,8%) cao hơn nhóm đã dùng kháng sinh (16,7%) (p<0,05). Các loài vi khuẩn hiếu khí gồm Streptococcus và Staphylococcus. Các loài vi khuẩn kỵ khí chủ yếu là Fusobacterium, Peptostreptococcus, Prevotella, Bacteroides, Porphyromonas. Cầu khuẩn hiếu khí Gram (+) thường gặp nhất, trong đó Streptococcus viridans chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí là ampicillin 71,4%; azithromycin, clindamycin và spiramycin 41,8%. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí là penicillin 63,3%, metronidazole 45,5%, clindamycin 13,6%. Amoxycillin-acid clavulanic hiệu quả cao nhất, với sự nhạy cảm của tất cả vi khuẩn từ 95- 100%. Kết luận: NKDR thường đa khuẩn, tốt nhất nên chọn kháng sinh chống đa khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các vi khuẩn đã đề kháng cao với ampicillin, penicillin, azithromycin, clindamycin, spiramycin, metronidazole. Hiện nay, amoxycillin-acid clavulanic có thể là một trong những kháng sinh lựa chọn đầu tiên trong điều trị VMTB và NKDR.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm khuẩn do răng/viêm mô tế bào: Vi khuẩn và mức độ kháng kháng sinh tại TP. Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 162
NHIỄM KHUẨN DO RĂNG/VIÊM MÔ TẾ BÀO: VI KHUẨN
VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Võ Đắc Tuyến*, Nguyễn Thị Hồng*, Nguyễn Đức Tuấn*, Huỳnh Anh Thư*, Lê Kim Ngọc Giao**,
Võ Thị Chi Mai**
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm mô tế bào (VMTB) là một trong những biến chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn ở
răng và mô nha chu.
Mục tiêu: Xác định vi khuẩn và mức độ kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn do răng (NKDR) và VMTB
do răng tại Tp.HCM năm 2010.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát lâm sàng và vi sinh của 59 bệnh nhân NKDR
ở giai đoạn có mủ đến khám tại Đại học Y Dược Tp.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.HCM và Bệnh viện
Răng Hàm Mặt Trung Ương từ 12/2009 đến 6/2010. Các kỹ thuật vi sinh gồm phân lập, nuôi cấy, định danh vi
khuẩn và kháng sinh đồ (phương pháp Kirby-Bauer đối với vi khuẩn hiếu khí, phương pháp E-test và pha loãng
liên tiếp đối với vi khuẩn kỵ khí).
Kết quả: Có 19 bệnh nhân VMTB (32,2%) và 40 bệnh nhân NKDR không có VMTB (67,8%). Tỉ lệ cấy
khuẩn mọc là 100%. Phân lập được 77 chủng vi khuẩn, gồm 55 chủng hiếu khí (71,4%) và 22 chủng kỵ khí
(28,6%). Đơn khuẩn chiếm 69,5% và đa khuẩn 30,5%. Tỉ lệ đa khuẩn ở nhóm bệnh nhân chưa dùng kháng sinh
(47,8%) cao hơn nhóm đã dùng kháng sinh (16,7%) (p<0,05). Các loài vi khuẩn hiếu khí gồm Streptococcus và
Staphylococcus. Các loài vi khuẩn kỵ khí chủ yếu là Fusobacterium, Peptostreptococcus, Prevotella, Bacteroides,
Porphyromonas. Cầu khuẩn hiếu khí Gram (+) thường gặp nhất, trong đó Streptococcus viridans chiếm tỉ lệ cao
nhất. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí là ampicillin 71,4%; azithromycin, clindamycin và
spiramycin 41,8%. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí là penicillin 63,3%, metronidazole 45,5%,
clindamycin 13,6%. Amoxycillin-acid clavulanic hiệu quả cao nhất, với sự nhạy cảm của tất cả vi khuẩn từ 95-
100%.
Kết luận: NKDR thường đa khuẩn, tốt nhất nên chọn kháng sinh chống đa khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các vi
khuẩn đã đề kháng cao với ampicillin, penicillin, azithromycin, clindamycin, spiramycin, metronidazole. Hiện
nay, amoxycillin-acid clavulanic có thể là một trong những kháng sinh lựa chọn đầu tiên trong điều trị
VMTB và NKDR.
Từ khóa: nhiễm khuẩn do răng, viêm mô tế bào, vi khuẩn, kháng kháng sinh.
ABSTRACT
ODONTOGENIC INFECTIONS/CELLULITIS: BACTERIAL IDENTIFICATION AND ANTIBIOTIC
RESISTANCE IN HO CHI MINH CITY IN 2010
Vo Dac Tuyen, Nguyen Thi Hong, Nguyen Duc Tuan, Huynh Anh Thu, Le Kim Ngọc Giao,
Vo Thi Chi Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 162 - 169
Introduction: Cellulitis is a common complication of the infection of dental and periodontal tissues.
Objectives: To identify the pathogenic bacteria and their resistance to antibiotics in odontogenic infections
and cellulitis in Ho Chi Minh city in 2010.
* Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM ** Khoa Y, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Võ Đắc Tuyến ĐT: 0903776429 Email: benhhocmieng04@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 163
Materials and methods: A crossectional study was conducted on 59 patients with acute odontogenic
infection attending the Clinic of the University of Medicine and Pharmacy-HCM city, the National hospital of
Odonto-Stomatology and the HCM city hospital of Odonto-Stomatology from December 2009 to June 2010. The
bacteriological techniques used for bacterial isolation and culture, bacterial identification and evaluation of
antibiotic resistance were applied (Kirby-Bauer test for aerobic bacteria, E-test and serial dissolution test for
anaerobic ones).
Results: Among patients with odontogenic infections, 19 had cellulis (32.2%) and 40 had no cellulis
(67.8%). Bacterial culture was positive in 100% cases. 77 species were identified, including 55 aerobic (71.4%)
and 22 anaerobic types (28.6%). Monobacterial infection was found in 69.5% cases and polybacterial infection in
30.5% cases. The percentage of polybacterial infection was higher in patients who did not taken any antibiotics
(47.8%) than those who had received some antibiotherapy before pus sampling (16.7%) (p<0.05). Aerobic
pathogens were identified such as Streptococcus and Staphylococcus. Anaerobic common pathogens were
Fusobacterium, Peptostreptococcus, Prevotella, Bacteroides, Porphyromonas. Gram (+) aerobic cocci had the
highest prevalence, in which, Streptococcus viridans was found the most. The antibiotic resistance of aerobic
bacteria was 71.4% for ampicillin; 41.8% for azithromycin, clindamycin and spiramycin. The antibiotic
resistance of anaerobic bacteria was 63.3% for penicillin, 45.5% for metronidazole and 13.6% for clindamycin.
Amoxycillin-clavulanic acid was found as the most effective antibiotic with a sensitivity ranging from 95 to 100%
against all bacteria.
Conclusion: Odontogenic infection is often a mixed infection, which requests the use of an antibiotic
effective against both aerobic and anaerobic bacteria. Dental pathogens appeared to develope resistance against
antibiotics such as ampicillin, penicillin, azithromycin, clindamycin, spiramycin, metronidazole. At the present,
amoxycillin-clavulanic acid could be considered as one of the antibiotics of first choice in the treatment of
odontogenic infections.
Keywords: odontogenic infection, cellulitis, bacteria, antibiotic resistance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn do răng (NKDR) là những
nhiễm khuẩn có nguyên nhân từ răng hoặc từ
mô nha chu nâng đỡ răng. Trong các bệnh lý
răng hàm mặt, NKDR phổ biến nhất. Biến
chứng thường gặp nhất của NKDR là viêm mô
tế bào (VMTB), khi đó cần phải điều trị kháng
sinh. VMTB tấy lan tỏa có thể gây biến chứng
nặng dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp
thời.
NKDR thường do nhiều loại vi khuẩn gây
ra. Việc điều trị kháng sinh chủ yếu dựa theo
kinh nghiệm. Hiện nay nhiều loại kháng sinh
đã bị kháng do sự lạm dụng kháng sinh
trong điều trị và phòng bệnh(3,5,10). Tại
Tp.HCM, nhiều năm qua chưa có nghiên cứu
tổng kết về tình hình vi khuẩn và mức độ
kháng kháng sinh trong NKDR, mặc dù điều
này lẽ ra phải thực hiện thường xuyên do tình
hình dịch tễ vi khuẩn và kháng thuốc có thể
thay đổi tùy thời điểm, tùy địa phương. Nhằm
góp phần vào việc sử dụng kháng sinh điều trị
hiệu quả, hạn chế sự kháng thuốc và các biến
chứng nặng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này với các mục tiêu sau:
- Xác định tuổi, giới tính, vị trí và bệnh lý
răng nguyên nhân của VMTB do răng.
- Xác định vi khuẩn trong VMTB do răng và
so sánh với vi khuẩn trong NKDR không
VMTB.
- Xác định mức độ kháng kháng sinh đối với
vi khuẩn phân lập được trong VMTB và NKDR.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 164
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
59 bệnh nhân được chẩn đoán là NKDR dựa
trên dấu chứng lâm sàng và X-quang ở giai
đoạn có mủ gồm 19 bệnh nhân VMTB và 40
bệnh nhân không có VMTB, tại các phòng khám
của Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược
Tp.HCM, Bệnh viện RHM Tp.HCM và Bệnh
viện RHM Trung Ương từ tháng 12/2009 đến
tháng 6/2010.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang.
Phương pháp nghiên cứu
Các bước tiến hành
Hỏi bệnh, khám lâm sàng, và chụp phim
quanh chóp hay phim toàn cảnh chẩn
đoán bệnh.
Xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ: chọc
hút mũ bằng kim tiêm insulin 1ml, cho vào môi
trường chuyên chở thioglycolate và chuyển đến
bộ môn Vi Sinh của Đại học Y Dược Tp.HCM
trong vòng 2 giờ. Vi khuẩn được nuôi cấy, định
danh bằng các thử nghiệm sinh hóa thường quy.
Kháng sinh đồ đối với vi khuẩn hiếu khí được
thực hiện theo phương pháp Kirby- Bauer
(Biorad). Kháng sinh đồ đối với vi khuẩn kỵ khí
bằng phương pháp E-test với các loại kháng
sinh: amoxicillin-acid clavulanic, clindamycin
(Himedia). Riêng metronidazole và penicillin,
kháng sinh đồ theo phương pháp pha loãng liên
tiếp điểm cắt.
Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
15.0. Phân tích liên quan bằng phép kiểm Chi
bình phương. Liên quan có ý nghĩa khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng NKDR/VMTB
Trong 59 ca NKDR, có 19 ca (32,2%) gây
VMTB và 40 ca (67,8%) không có VMTB, gồm
32 nam và 27 nữ, với độ tuổi từ 17 đến 82,
trung bình 41 17,9 tuổi, thường gặp nhất từ
20-40 tuổi.
VMTB thường gặp ở nam (68,4%) hơn nữ
(31,6%) với tỉ lệ nam:nữ = 2,17:1; trong khi đó
NKDR không VMTB ở nữ (52,5%) nhiều hơn
nam (47,5%) với tỉ lệ nam:nữ = 0,9:1 (Bảng 1).
Bảng 1. Tuổi và giới tính của 59 bệnh nhân NKDR
và VMTB.
Tuổi
NKDR gây
VMTB
NKDR không
VMTB
Tổng cộng
NKDR
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
≤ 20 1 1 2 2 2 4 3 3 6
21- 30 3 2 5 4 6 10 7 8 15
31- 40 4 1 5 1 4 5 5 5 10
41- 50 3 0 3 4 4 8 7 4 11
51- 60 1 2 3 3 0 3 4 2 6
61-70 0 0 0 2 3 5 2 3 5
> 70 1 0 1 3 2 5 4 2 6
Tổng 13 6 19 19 21 40 32 27 59
VMTB xảy ra ở vùng má (18 ca) và môi trên
(1 ca), phía bên phải (9 ca) và bên trái (10 ca), do
áp xe quanh chóp (57,9%) và do áp xe quanh
thân răng (42,1%) (Bảng 2).
Bảng 2. Các bệnh lý NKDR.
NKDR Áp xe (số ca, %) Tổng
quanh
chóp
quanh thân
răng
nha chu
VMTB 11 (57,9) 8 (42,1) 0 19
Không
VMTB
24 (60,0) 7 (17,5) 9 (22,5) 40
Tổng 35 (59,3) 15 (25,4) 9 (15,3) 59
Nhiễm khuẩn thường xảy ra ở răng hàm
dưới (64,4%), ở vùng răng sau (86,4%) hơn vùng
răng trước, trong đó răng 8 dưới chiếm 27,1%
(Bảng 3). VMTB thường do răng hàm dưới
(73,7%), nhất là vùng răng sau (94,7%).
Bảng 3. Vùng răng nguyên nhân.
NKDR Hàm trên Hàm dưới Tổng số ca
R trước R sau R trước R sau R trước R sau
VMTB 1 4 0 14 1 18
Không
VMTB
4 12 3 21 7 33
Tổng 5 16 3 35 8 51
Đa số bệnh nhân NKDR (61%) đã dùng
kháng sinh trước khi làm xét nghiệm vi sinh,
trong VMTB (84,2%) phổ biến hơn trong NKDR
không có VMTB (52,5%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 165
Kết quả vi khuẩn
Cấy khuẩn mọc 100%. Phân lập được tổng
cộng 77 chủng vi khuẩn, gồm 55 chủng hiếu khí
(71,4%) và 22 chủng kỵ khí (28,6%) (Bảng 4).
Đơn khuẩn chiếm 69,5%, đa khuẩn chiếm 30,5%.
Tỉ lệ đa khuẩn hiếu khí-kỵ khí là 28,8%. Tỉ lệ vi
khuẩn kỵ khí trong áp xe quanh chóp là 36,4%,
trong áp xe quanh thân răng chiếm 12,5%; trong
áp xe nha chu: 10%; trong VMTB: 32% và trong
NKDR không có VMTB là 26,9%. Tỉ lệ đa khuẩn
trong nhóm bệnh nhân đã dùng kháng sinh
trước khi lấy mủ (16,7%) thấp hơn nhóm bệnh
nhân chưa dùng kháng sinh (47,8%) có ý nghĩa
(p<0,05).
Bảng 4. Số chủng vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí phân
lập được trong các bệnh lý NKDR.
Bệnh lý Hiếu khí Kỵ khí
Tổng số
chủng
NKDR
không có
VMTB
Áp xe quanh chóp 21 12 33
Áp xe quanh thân răng 8 1 9
Áp xe nha chu 9 1 10
VMTB
Do áp xe quanh chóp 11 5 16
Do áp xe quanh thân R 6 3 9
Tổng NKDR 55 22 77
Cầu khuẩn hiếu khí Gram (+) thường gặp
nhất (71,4%), tiếp theo lần lượt là trực khuẩn
kỵ khí Gram (-) 18,2%, cầu khuẩn kỵ khí Gram
(+) 3,9%, trực khuẩn kỵ khí Gram (+) 5,2% và
cầu khuẩn kỵ khí Gram (-) 1,3%. Trong các vi
khuẩn hiếu khí, Streptococcus chiếm 78,2%
(trong đó S. viridans 74,5%) và Staphylococcus
21,8%. Trong các vi khuẩn kỵ khí,
Fusobacterium phổ biến nhất 22,7%, tiếp theo
là Bacteroides, P. gingivalis, Peptostreptococcus
micros cùng có tỉ lệ 13,6% (Bảng 5).
Bảng 5. Các chủng vi khuẩn trong NKDR gây
VMTB và không có VMTB.
Vi khuẩn NKDR Tổng 77
chủng VMTB
25
chủng
Không
VMTB 52
chủng
Hiếu
khí
Cầu khuẩn Gram (+) 17 38 55
(71,4)
Streptococcus viridans 15 26 41
S. mitis 1 9 10
S. mutans 1 8 9
Vi khuẩn NKDR Tổng 77
chủng VMTB
25
chủng
Không
VMTB 52
chủng
S. gordonii 5 3 8
S. sanguis 4 3 7
S. parasanguis 3 2 5
S. crista 0 1 1
S. salivarius 1 0 1
Streptococcus nhóm A 1 1 2
Staphylococcus spp. 1 11 12
S. haemolyticus 0 6 6
S.saprophyticus 0 4 4
S. aureus 1 1 2
Kỵ
khí
Trực khuẩn Gram (-) 4 10 14
(18,2)
Fusobacterium nucleatum 1 4 5
Bacteroides ureolyticus 1 2 3
Porphyromonas gingivalis 1 2 3
Prevotella intermedia 1 1 2
Prevotella corporis 0 1 1
Trực khuẩn Gram (+) 2 2 4 (5,2)
Lactobacillus spp. 0 1 1
Actinomyces viscosus 1 0 1
Propionibacterium acnes 1 0 1
Bifidobacterium dentium 0 1 1
Cầu khuẩn Gram (+) 1 2 3 (3,9)
Peptostreptococcus spp 1 2 3
Cầu khuẩn Gram (-) 1 0 1 (1,3)
Veillonella spp. 1 0 1
Cụ thể trong VMTB, có 17 chủng hiếu khí
đều là cầu khuẩn Gram (+) (68%) và 8 chủng kỵ
khí (32%) gồm 4 trực khuẩn Gram (-), 2 trực
khuẩn Gram (+), 1 cầu khuẩn Gram (+), 1 cầu
khuẩn Gram (-). S. viridans thường gặp nhất
(60%), trong đó S. gordonii và S. sanguis chiếm ưu
thế, ít gặp Staphylococcus (4%). Trong NKDR
không có VMTB, S. viridans vẫn phổ biến nhất
(50%), nhưng nổi trội là S. mitis và S. mutans, còn
Staphylococcus không phải hiếm gặp (21,2%).
Kết quả kháng sinh đồ
Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn hiếu
khí là ampicillin 71,4%; azithromycin,
clindamycin và spiramycin 41,8%; nhạy hoàn
toàn 100% với augmentin (Bảng 8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 166
S. viridans: nhạy với penicillin, augmentin và
cefalexin (100%); kháng với azithromycin 51,2%,
spiramycin (46,3%), clindamycin (43,9%).
S. aureus: nhạy với augmentin (100%),
azithromycin (50-90%); kháng ampicillin (80-
100%), clindamycin (30-50%), cefoxitin (20-50%),
cefalexin, ciprofloxacin (0-50%).
Bảng 8. Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn hiếu khí trong NKDR.
Mức độ kháng kháng sinh
Vi khuẩn hiếu khí
Tổng
S. aureus
Staphylococcus
không coagulase
S. viridans
Streptococcus
tiêu huyết β
Ampicillin 100 80 - - 71,4
Penicillin - - 0 0 0
Augmentin 0 0 0 0 0
Cefalexin 50 0 0 0 1,8
Azithromycin 0 10 51,2 50 41,8
Ciprofloxacin 50 10 - - -
Clindamycin 50 30 43,9 50 41,8
Spiramycin 50 20 46,3 50 41,8
Cefotixin 50 20 - - 25,0
Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí
đối với penicillin (63,3%), metronidazole
(45,5%), clindamycin (13,6%), augmentin (4,5%).
Nhạy cao nhất với augmentin (95,5%) (Bảng 9).
P. micros và P. gingivalis: nhạy với augmentin
và clindamycin (100%); kháng với
metronidazole (66,7%) và penicillin (33,3%).
Prevotella: nhạy với metronidazole (100%);
kháng penicillin (66,7%), augmentin và
clindamycin (33,3%).
Fusobacterium: nhạy với augmentin,
clindamycin (100%), kháng metronidazole
(60%).
Bảng 9. Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn kỵ khí trong NKDR.
Vi khuẩn kỵ khí trong
NKDR
Mức độ kháng kháng sinh
Penicillin Metronidazole Clindamycin Augmentin
P. gingivalis 33,3 66,7 0 0
Prevotella spp 66,7 0 33,3 33,3
F. nucleatum 100 60 0 0
B. ureoliticus 66,7 66,7 0 0
A. viscosus 0 0 100 0
Lactobacillus 100 100 0 0
Bifidobacterium 100 100 0 0
Propiobacterium 0 0 0 0
P. micros 33,3 66,7 0 0
Veillonella spp 100 100 100 0
Tổng 63,6 54,5 13,6 4,5
BÀN LUẬN
Lâm sàng VMTB và NKDR
Nhiễm khuẩn quanh chóp răng hay mô nha
chu tiến triển có thể lan vào trong mô mềm
vùng hốc miệng, mặt, cổ dẫn đến viêm mô tế
bào. VMTB là một quá trình viêm lan tỏa trong
mô mềm. Tỉ lệ VMTB trong NKDR là 32,2%.
VMTB xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, thường gặp
nhất từ 20-40 tuổi (52,6%). Đa số răng nguyên
nhân ở hàm dưới (73,7%), vùng răng sau
(94,7%). Áp xe quanh chóp răng là nguyên nhân
phổ biến nhất của VMTB (57,9%), xảy ra ở răng
bị chết tủy thường do sâu răng hoặc có thể do
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 167
chấn thương. Ngoài ra, VMTB còn do áp xe
quanh thân răng (42,1%), hầu hết ở răng 8 dưới
do thường mọc lệch hay kẹt.
Áp xe quanh chóp răng cũng là bệnh lý
thường gặp nhất trong NKDR có mủ (59,3%);
áp xe quanh thân răng (25,4%) và áp xe nha
chu (15,3%) ít gặp hơn. Nhận định này nhất
quán với nhiều nghiên cứu trước đây.
Kuriyama và cs (2000) ghi nhận tỉ lệ áp xe
quanh chóp là 78,5%, áp xe nha chu (14,7%)
và áp xe quanh thân răng (6,7%)(6).
Xét về biến chứng của các loại bệnh lý
NKDR, áp xe quanh thân răng dễ dẫn đến
VMTB nhất, chiếm 53,3% trong 15 ca áp xe
quanh thân răng. Tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ trong 35
ca áp xe quanh chóp (31,4%). Không gặp VMTB
do áp xe nha chu, có thể do mũ dẫn lưu được
qua túi nha chu hay nướu răng nên ít khi gây
VMTB. Trong khi đó, áp xe ở nướu quanh thân
răng đang mọc, đa số ở răng 8 dưới, do đáy
hành lang vùng răng 8 dưới thường cạn và sát
nướu răng nên dù áp xe chỉ ở nướu cũng dễ lan
rộng vào mô tế bào gây ra VMTB.
Vi khuẩn trong VMTB và NKDR
Tỉ lệ cấy khuẩn mọc là 100%, cao hơn tỉ lệ
của nhiều nghiên cứu trước đây như 89% của
Yang (2008)(11). Đặc trưng của NKDR là nhiễm
khuẩn nội sinh, nhiễm khuẩn cơ hội và phối
hợp vi khuẩn hiếu khí-vi khuẩn kỵ khí. Khả
năng gây bệnh là nhờ vào hoạt động hiệp đồng
của nhiều loại vi khuẩn sản xuất nhiều enzym
và độc tố(7). Các nghiên cứu thường phát hiện
trung bình từ 2 đến 6 loại vi khuẩn trong một
mẫu bệnh phẩm(11). Tuy nhiên, trong nghiên cứu
này, tỉ lệ đa khuẩn thấp (30,5%), chỉ 18 mẫu
phân lập được 2 vi khuẩn. Sự khác biệt tỉ lệ này
có thể do đa số bệnh nhân sử dụng kháng sinh
trước khi cấy khuẩn (61%), do sự khác biệt về
dịch tễ bệnh lý nhiễm khuẩn ở mỗi địa phương,
cũng có thể do điều kiện nuôi cấy chưa đáp ứng
nhu cầu của những vi khuẩn khó mọc. Thêm
vào đó, khoảng thời gian chuyên chở mẫu bệnh
phẩm từ Bệnh viện đến Phòng xét nghiệm vi
sinh Đại học Y Dược tương đối lâu (khoảng 2
giờ) cũng ảnh hưởng một phần đến kết quả vi
sinh.
Tỉ lệ đa khuẩn trong nhóm bệnh nhân đã
dùng kháng sinh trước khi lấy mủ xét nghiệm
(16,7%) thấp hơn trong nhóm không dùng thuốc
(47,8%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả
này có thể do việc sử dụng kháng sinh trước đã
ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy vi khuẩn.
Nuôi cấy và phân lập được nhiều vi khuẩn
hiếu khí (71,4%) hơn vi khuẩn kỵ khí (28,6%).
Tuy nhiên, theo y văn, NKDR liên quan vi
khuẩn kỵ khí hơn vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn
hiếu khí chiếm khoảng 5%, vi khuẩn kỵ khí 35%,
và đa khuẩn hiếu-kỵ khí 60%(7).
Hai loại vi khuẩn thường gặp nhất là cầu
khuẩn hiếu khí Gram (+) (71,4%), và trực khuẩn
kỵ khí Gram (-) (18,2%). Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Rega (2006) ghi nhận tỉ lệ vi
khuẩn Gram (+) 63,5% (chủ yếu cầu khuẩn
57,7%) cao hơn tỉ lệ vi khuẩn Gram (-) 36,5%
(trong đó trực khuẩn chiếm 33,3%); tỉ lệ vi
khuẩn hiếu khí (65,7%) cao hơn kỵ khí (34,3%)(8).
Nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu(9) đều
cho kết quả các loại vi khuẩn thường gặp trong
NKDR là S. viridans, Staphylococcus,
Peptostreptococcus, Fusobacterium, Prevotella,
Porphyromonas; trong đó S. viridans chiếm tỉ lệ
cao nhất.
Về vi khuẩn kỵ khí trong VMTB do răng,
kết quả tương tự nghiên cứu của Dubreuil và
cs (2005) phân lập được Prevotella,
Porphyromonas, Fusobacterium, Veillonella,
Propionibacterium(5). Ngoài ra, nghiên cứu này
còn phát hiện Bacteroides, Peptostreptococcus.
Các vi khuẩn kỵ khí nêu trên là những vi
khuẩn nội sinh, hiện diện bình thường trong
hốc miệng và chỉ gây bệnh khi có điều kiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 168
thuận lợi(11). Tỉ lệ vi khuẩn kỵ khí trong áp xe
quanh chóp (36,4%) cao hơn trong áp xe
quanh thân răng (12,5%) và trong áp xe nha
chu (10%). Tỉ lệ vi khuẩn kỵ khí trong VMTB
(32%) cao hơn trong NKDR không có VMTB
(26,9%). Theo Peterson, vi khuẩn kỵ khí
thường gặp trong các nhiễm khuẩn muộn
hoặc có triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày(7).
Bảng 10. So sánh tỉ lệ các loại vi khuẩn trong NKDR giữa các nghiên cứu.
Tác giả, năm
Tỉ lệ % vi khuẩn trong NKDR
Hiếu khí Kỵ khí
Cầu khuẩn Gram (+) Cầu