Mục tiêu: Ghép thận (KTx) tại Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) thời gian qua chủ yếu từ người hiến thận sống
và có quan hệ gia đình. Trong báo cáo này, chúng tôi muốn đánh giá kết quả phẫu thuật trên những trường hợp
ghép tại bệnh viện trong thời gian qua.
Đ ối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp lâm sàng, cắt ngang, theo dõi trong 3
tháng đầu sau mổ của những trường hợp (TH) ghép từ 1992 đến 2010. Bệnh nhân là các trường hợp được KTx
tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1992 đến 2010. Chọn người hiến và nhận theo tiêu chuẩn quốc gia. Kỹ thuật mổ chủ
yếu là ghép vào hốc chậu phải, trừ trường hợp hốc chậu phải có chống chỉ định (vết mổ cũ) và vài trường hợp của
loạt đầu từ năm 1992 đến 1997. Thận ghép lấy từ mổ mở cắt thận (1992-2004) và cắt thận qua nội soi ổ bụng
(2004-2005) hay nội soi sau phúc mạc (2005-2010). Ghép nối mạch máu (động mạch: nối tận-tận vào động mạch
chậu trong, nếu có chống chỉ định sẽ nối tận-bên vào động mạch chậu ngoài, khi có viêm tắc động mạch; tĩnh
mạch: nối tĩnh mạch tận-bên vào tĩnh mạch chậu ngoài). Từ năm 1998, sáng kiến phương pháp ghép chuyển vị
tĩnh mạch thận ghép và tĩnh mạch chậu, trường hợp tĩnh mạch thận ghép lấy từ bên phải ngắn, cho phép chỉ ghép
vào hốc chậu phải, trừ trường hợp có chống chỉ định đo vết mổ cũ bên phải. Theo dõi sau ghép trong điều kiện
cách ly vô khuẩn (tuyệt đối trong 7 ngày đầu và tương đối trong 7 ngày kế tiếp), xuất viện 15 ngày sau mổ nếu
diễn tiến tốt. Thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập là cyclosporine A tĩnh mạch và Methyl-Prednisolone (1992-2006)
và Baxiliximab (Simulect®) hoặc Diziazumab (Simulect®) (giai đoạn 2006 trở đi). Thuốc ức chế miễn dịch dùng
sau KTx theo công thức quy ước: Prednisone (Pred), Cyclosporine A (CyA), và Azathioprime (AZA) hoặc MMF.
Kết quả phẫu thuật được đánh giá theo theo diễn tiến trong mổ và sau mổ trong 3 tháng.
Kết quả: 202 lần ghép cho 201 trường hợp (TH) (có một người ghép 2 lần đều là người hiến thận trong gia
đình). Giới tính gồm: 135/201 TH nam giới, (67,16%); 66/201 TH nữ giới, (32,84%). Tuổi trung bình: 33.98 ±
9,44, tuổi lớn nhất: 61, tuổi nhỏ nhất:15. Trừ 3/201 TH ghép từ người hiến thận không cùng huyết thống
(1,49%). Thận ghép lấy từ bên phải: 52/202 thận (25,74%); thận ghép lấy từ bên trái: 150/202 thận (74,26%).
Thận ghép từ mổ mở cắt thận là 88/202 (43,56%); từ phẫu thuật nội soi qua ổ bụng cắt thận 13/202 (6,44%); từ
phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận là 101/202 (50,00%). Kết quả chung sau 3 tháng: thành công 201/202
lần ghép (99,5%) cho 201 TH, một TH bị thải ghép tối cấp phải cắt bỏ thận sau theo dõi 1 tuần lễ. Biến chứng
phẫu thuật đẫn tới tử vong: 0 TH, Biến chứng sau mổ: chảy máu sau mổ lại 2/201 (0,99%); hẹp động mạch hoặc
tĩnh mạch thận ghép: 0 TH; là dò nước tiểu 4/201 (1,99%), phải mổ lại; chậm chức năng thận phải chạy thận
nhân tạo: 2/201TH (0,99%). Biến chứng liên quan đến đáp ứng miễn dịch:1/201 thải ghép tối cấp (cắt bỏ thận
ghép), 49/201 lần ghép bị thải ghép cấp (24,38%) đáp ứng tốt điều trị, không có trường hợp nào phải cắt thận.
11 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kinh nghiệm phẫu thuật sau 200 trường hợp ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 387
NHỮNG KINH NGHIỆM PHẪU THUẬT SAU 200 TRƯỜNG HỢP
GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trần Ngọc Sinh**, Chu Văn Nhuận*, Dương Quang Vũ*, Thái Minh Sâm*, Châu Quý Thuận*,
Dư Thị Ngọc Thu*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Trần Trọng Trí*, Nguyễn Thị Thái Hà*
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Ghép thận (KTx) tại Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) thời gian qua chủ yếu từ người hiến thận sống
và có quan hệ gia đình. Trong báo cáo này, chúng tôi muốn đánh giá kết quả phẫu thuật trên những trường hợp
ghép tại bệnh viện trong thời gian qua.
Đ ối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp lâm sàng, cắt ngang, theo dõi trong 3
tháng đầu sau mổ của những trường hợp (TH) ghép từ 1992 đến 2010. Bệnh nhân là các trường hợp được KTx
tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1992 đến 2010. Chọn người hiến và nhận theo tiêu chuẩn quốc gia. Kỹ thuật mổ chủ
yếu là ghép vào hốc chậu phải, trừ trường hợp hốc chậu phải có chống chỉ định (vết mổ cũ) và vài trường hợp của
loạt đầu từ năm 1992 đến 1997. Thận ghép lấy từ mổ mở cắt thận (1992-2004) và cắt thận qua nội soi ổ bụng
(2004-2005) hay nội soi sau phúc mạc (2005-2010). Ghép nối mạch máu (động mạch: nối tận-tận vào động mạch
chậu trong, nếu có chống chỉ định sẽ nối tận-bên vào động mạch chậu ngoài, khi có viêm tắc động mạch; tĩnh
mạch: nối tĩnh mạch tận-bên vào tĩnh mạch chậu ngoài). Từ năm 1998, sáng kiến phương pháp ghép chuyển vị
tĩnh mạch thận ghép và tĩnh mạch chậu, trường hợp tĩnh mạch thận ghép lấy từ bên phải ngắn, cho phép chỉ ghép
vào hốc chậu phải, trừ trường hợp có chống chỉ định đo vết mổ cũ bên phải. Theo dõi sau ghép trong điều kiện
cách ly vô khuẩn (tuyệt đối trong 7 ngày đầu và tương đối trong 7 ngày kế tiếp), xuất viện 15 ngày sau mổ nếu
diễn tiến tốt. Thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập là cyclosporine A tĩnh mạch và Methyl-Prednisolone (1992-2006)
và Baxiliximab (Simulect®) hoặc Diziazumab (Simulect®) (giai đoạn 2006 trở đi). Thuốc ức chế miễn dịch dùng
sau KTx theo công thức quy ước: Prednisone (Pred), Cyclosporine A (CyA), và Azathioprime (AZA) hoặc MMF.
Kết quả phẫu thuật được đánh giá theo theo diễn tiến trong mổ và sau mổ trong 3 tháng.
Kết quả: 202 lần ghép cho 201 trường hợp (TH) (có một người ghép 2 lần đều là người hiến thận trong gia
đình). Giới tính gồm: 135/201 TH nam giới, (67,16%); 66/201 TH nữ giới, (32,84%). Tuổi trung bình: 33.98 ±
9,44, tuổi lớn nhất: 61, tuổi nhỏ nhất:15. Trừ 3/201 TH ghép từ người hiến thận không cùng huyết thống
(1,49%). Thận ghép lấy từ bên phải: 52/202 thận (25,74%); thận ghép lấy từ bên trái: 150/202 thận (74,26%).
Thận ghép từ mổ mở cắt thận là 88/202 (43,56%); từ phẫu thuật nội soi qua ổ bụng cắt thận 13/202 (6,44%); từ
phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận là 101/202 (50,00%). Kết quả chung sau 3 tháng: thành công 201/202
lần ghép (99,5%) cho 201 TH, một TH bị thải ghép tối cấp phải cắt bỏ thận sau theo dõi 1 tuần lễ. Biến chứng
phẫu thuật đẫn tới tử vong: 0 TH, Biến chứng sau mổ: chảy máu sau mổ lại 2/201 (0,99%); hẹp động mạch hoặc
tĩnh mạch thận ghép: 0 TH; là dò nước tiểu 4/201 (1,99%), phải mổ lại; chậm chức năng thận phải chạy thận
nhân tạo: 2/201TH (0,99%). Biến chứng liên quan đến đáp ứng miễn dịch:1/201 thải ghép tối cấp (cắt bỏ thận
ghép), 49/201 lần ghép bị thải ghép cấp (24,38%) đáp ứng tốt điều trị, không có trường hợp nào phải cắt thận.
Kết luận: Trong thời gian đầu, về kỹ thuật mổ, theo chủ trương: thận phải được ghép vào hốc chậu trái,
thận trái ghép vào hốc chậu phải, nhưng cũng chưa có TH nào ghép vào hốc chậu trái vì chưa lấy thận phải.Thời
gian sau 1997-1998, do chỉ có 1 kíp mổ, do phát kiến kỹ thuật chuyển vị mạch máu, thận trái được ghép tự nhiên
vào hố chậu phải; trường hợp thận phải, sẽ dùng kỹ thuật chuyển vị tĩnh mạch thận ghép và tĩnh mạch chậu để có
thể ghép vào hốc chậu phải mà không cần phải dùng mảnh ghép tĩnh mạch hiễn trong. Các biến chứng sau mổ
*Khoa Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy **Bộ môn Tiết Niệu Học, Khoa Y Đại học Y Dược
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Ngọc Sinh. ĐT: 0989047088. Email: tnsinh09@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 388
trong vòng 3 tháng đầu như nhiễm khuẩn, chảy máu sau mổ, hẹp động mạch thận... không đáng kể và không như
lo ngại trước đây về ghép thận tại Việt Nam.Vấn đề ức chế miễn dịch không phải là trở ngại lớn trong loạt này
với người cho sống và có quan hệ gia dình, thải ghép cấp dễ dàng khống chế với Methyl-Prednisolone liều cao.
Từ khoá: Ghép thận đồng loại, Ghép thận từ người hiến thận sống, Phẫu thuật cắt thận nội soi để ghép
ABSTRACT
SURGICAL RESULTS OF LIVING DONOR TRANSPLANTATION (201 CASES) OF CHORAY
HOSPITAL
Tran Ngoc Sinh, Chu Van Nhuan, Duong Quang Vu, Thai Minh Sam, Chau Quy Thuan,
Du Thi Ngoc Thu, Hoang Khac Chuan, Tran Trong Tri, Nguyen Thi Thai Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 387 - 497
Objective: Kidney transplantation (KTx) of Cho Ray Hospital (CHR) is mainly from the living and related
donor. We would like to report the results of our series.
Materials and Methods: A case study on the serial from 1992 to 2010 of CHR. The patients were on
hemodialysis or on CAPD. The donor were select based on the compatibility to the receipient and a open
nephrectomy (1992-2004) or laparoscopic nephrectomy (2004-2005), then retroperitoneal laparoscopic
nephrectomy (2005-2010). The receipient underwent a transplantation by a vascular anastomosis (renal vein: end
to side with the external iliac vein; artery: end to end with the internal iliac artery except and contraindication due
to an atherosclerosis). From year 1998, we have introduce the “vascular disposition technique” for the short vein
graft (right kidney) and we can transplant only on the right iliac fossa (RIF) except a contraindication due to a
surgical history of the RIF. The immuno-suppresive regiment was a convention formula: Prednisone (Pred),
Cyclosporine A (CyA), Azathioprime (AZA) or Mycofenolate Mofetil (MMF). The surgical results was assessed
on per-operative and postoperative following up to 3 months.
Results: There were 202 KTx on 201 patients (pts). Everage of age was 33.98 ± 9.44y/o (n=201 pts). 135/201
(67.16%) were males; 66/201 (32.84%) were females, range: 61 and 15 y/o. There was one pts with 2 times KTx.
198/201 (98.51%) were related donor KTx. And only 3/201 (1.49%) were non related KTx.
There were 52/202 (25.74%) right renaal grafts and 150/202 thận (74.26%) left renal grafts. Three operation
were used for nephrectomy: open 88/202 (43.56%), laparoscopic 13/202 (6.44%) and retroperitoneal 101/202
(50.00%). The post-operatve results after 3 monts were satisfactory in 201/202 RTx (99.5%), one RTx was failed
due to pyperacute rejection (negative fault of anti- leucocyte antibody). Post-operative complications: dead (0.0%),
wound infections (0.0%), bleeding 2/201 (0.99%);, arterial stenosis (0.0%), urinary leaking 4/201 (1.99%),
delayed function 2/201TH (0,99%). Immuno-response: 49/201 (24.38%) acute rejection, sensible to
corticotherapy. No nephrectomy due to acute rejection.
Conclusion: KTx becomes regular operation of CHR. The surgical results was satisfacory, no severe
complication, neither surgical mortality rate. After 18 years, we have some experience with the biggest number in
Vietnam. But we need expand more the number of KTx, not only with living donor but with the brain dead donor.
Keyword: Allograft in Việt Nam, living donor transplantation,laparoscopic living donor nephrectomy
MỞ ĐẦU
KTx tại BVCR thời gian qua chủ yếu từ
người hiến thận sống và có quan hệ gia đình.
Trong báo cáo này, chúng tôi muốn đánh giá kết
quả phẫu thuật trên những trường hợp ghép tại
bệnh viện trong thời gian qua, trong đó có một
số kỹ thuật sáng tạo riêng của nhóm ghép
BVCR.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 389
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp
Nghiên cứu trường hợp lâm sàng
Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân là các trường hợp được KTx tại
bệnh viện Chợ Rẫy từ 1992 đến 2009.
- Tiêu chuẩn loại trừ ; các trường hợp chống
chỉ định phẫu thuật: rối loạn đông máu, suy tim
nặng, nhiễm khuẩn đang diễn tiến, chạy thận
nhân tạo chưa đủ, bất hoà hợp các tiêu chuẩn
miễn dịch ghép.
Nội dung nghiên cứu:
- Chọn người hiến hiến và nhận thận theo
tiêu chuẩn KTx của Bộ Y Tế (VN), thông qua
Hội đồng KTx BVCR.
- Chuẩn bị tiền phẫu
+ Xét nghiệm tiền phẫu theo thường quy
của đại phẫu.
+ Chạy thận nhân tạo đủ trước mổ, cập
nhật bilan về chức năng thận sau chạy thận
nhân tạo hoặc lọc màng bụng (ion đồ và
thăng bằng kiềm-toan) (cập nhật vào sáng
ngày trước mổ).
+ Kiểm tra chức năng đông máu: vào buổi
sáng, trước mổ (kiểm tra ảnh hưởng của
Heparin dùng trong thận nhân tạo hôm trước
mổ).
Phương pháp vô cảm: gây mê
Sau mổ dùng giảm đau loại truyền tĩnh
mạch, hoặc dùng phương pháp gây tê ngoài
màng cứng cho thuốc giảm đau liên tục (giai
đoạn 2004-2010).
- Mổ lấy thận ghép: mổ mở cắt thận (1992-
2004), cắt thận qua nội soi ổ bụng hay nội soi
sau phúc mạc (2004-2010).
- Kỹ thuật mổ: Thời gian đầu, từ năm 1992
đến 1997, thận phải được ghép vào hốc chậu
trái, thận trái ghép vào hốc chậu phải. Thời
gian sau, 1997-1998, do chỉ có 1 kíp mổ, do
phát kiến kỹ thuật chuyển vị mạch máu, thận
được ghép vào hố chậu phải là chỉ định chọn
lựa chủ yếu dù thận ghép là thận lấy từ bên
phải hay bên trái.
- Phương pháp khâu nối mạch máu: nối
động mạch thận vào động mạch chậu trong,
nếu có nhiều động mạch thận có thể tạo hình
mạch máu ngoài cơ thể (trên bàn rửa thận lúc
lấy thận), hoặc cắt động mạch chậu trong
chừa các nhánh tương ứng. Trường hợp động
mạch chậu trong bị tắc hay bị xơ vữa, sẽ chọn
động mạch chậu ngoài hay động mạch chậu
trong.
- Phương pháp cắm niệu quản vào bàng
quang kiểu “Chu Shue LEE” (gần giống
phương pháp Le Duc) được thực hiện cho 3
trường hợp đầu. Cắm lại niệu quản theo kỹ
thuật Politano-Leadbetter có đặt một thông
niệu quản làm nòng mở ra da qua ngả bàng
quang, rút thông vào ngày thứ 7 đến 10 sau
mổ (loạt 1992-2009) tùy trường hợp; hoặc theo
Lich-Gregoir cải biên bằng cách có đặt một
thông JJ niệu quản-bàng quang làm nòng,
không mở ra ngoài nhưng khâu vào ống
thông niệu đạo-bàng quang bằng chỉ không
tan, cả 2 ống thông cùng được rút bỏ vào
ngày thứ 7 đến 14 sau mổ (loạt 2004-2010)
- Theo dõi sau ghép trong điều kiện cách
ly vô khuẩn (tuyệt đối trong 7 ngày đầu và
tương đối trong 7 ngày kế tiếp), cắt chỉ muộn
hơn mổ thường (10 đến 14 ngày), xuất viện 15
ngày sau mổ nếu diễn tiến tốt.
- Thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập: thay
đổi theo điều kiện có thuốc của khoa Dược:
Azathiopim 100mg (AZA) và Cysclosporine A
(CsA) 5mg/kg vào ngày trước mổ, hoặc thay
CsA bằng Tacrolimus 0,1 đến 0,2 mg/kg, trong
mổ trước khi mở kẹp có dùng Methyl-
Prednisolone truyền nhanh 500mg, những
ngày sau giảm liều dần. Những năm đầu có
dùng dẫn nhập bằng Cyclosporine A tĩnh
mạch (theo phác đồ của GS Chue Shue Lee,
người KTx đầu tiên tại Việt Nam). Từ năm
1994 về sau có dùng các loại “ kháng thể đơn
dòng” như Basiliximab (Simulect®) hoặc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 390
Daclizumab (Zenapax®), “kháng thể đa dòng”
chưa dùng vì thị trường tại chỗ chưa có.
- Thuốc ức chế miễn dịch dùng sau KTx
theo công thức quy ước: Prednisone (Pred),
Cyclosporine A (CyA), và Azathioprime
(AZA) hoặc Mycofenolate Mofetil (MMF).
- Kết quả phẫu thật được đánh giá theo theo
diễn tiến sau mổ, chức năng thận và biến chứng
phẫu thuật nếu có (kể cả biến chứng cũa đáp
ứng miễn dịch ghép và do thuốc ức chế miễn
dịch; thải ghép tối cấp và thải ghép cấp).
- Bệnh nhân được khám định kỳ theo dõi
biến chứng sau ghép, điều trị chống thải ghép
và hướng dẫn chế độ phòng ngừa biến chứng
do thuốc ức chế miễn dịch.
- Thống kê theo dõi 3 tháng sau mổ cho
thấy các kết quả ngoại khoa trên đối tượng là
người suy thận mạn giai đoạn cuối được điều
trị bằng KTx.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân (người nhận thận)
- Bệnh nhân và lần ghép: từ năm 1992 đến
10/2010 có 202 lần ghép với 201 người nhận (có
một người ghép 2 lần). Tất cả đều ghép từ người
hiến thận có liên hệ huyết thống trừ 3/202
(1,49%) TH: 1 TH vợ cho chồng, 1 TH cha nuôi
cho con, và 1 TH sư cô cho đệ tử, tất cả còn lại
(199/202 TH, 98,51%) ghép từ người hiến thận có
liên hệ huyết thống.
1 TH. thải ghép tối cấp phải cắt bỏ thận sau
khi theo dõi đến ngày thứ 8. Thử kháng thể
kháng bạch cầu (tiền mẫn cảm) trong 10 ngày
sau ghép thấy dương tính mạnh dù trước đó âm
tính. Tuy nhiên giải phẫu bệnh không chứng
minh được đó là thải ghép tối cấp (BS Trần
Minh Thông, BVCR, cho kết quả là thải ghép
cấp; mẫu gửi thử tại Thái Lan cho kết quả là
hoại tử ống thận cấp).
+ Các kết quả hoà hợp HLA: không có
trường không hoà hợp hoàn toàn. Những
trường hợp hoà hợp dưới 3/6 locus HLA thường
là anh em ruột, anh em bạn dì, chú bác (liên hệ
cấp F3).Trên 3 người hiến thận không cùng
huyết thống, có một người hoà họp 3/6 (“cha
nuôi “ cho con), hai người còn lại hoà hợp 1/6.
Bảng 1: Đặc điểm của người nhận thận (n=201 TH):
giới tính, tuổi, mối quan hệ với người hiến thận (201
TH và số cuộc mổ KTx là 202 cuộc
mổ ghép)
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
CẬN LÂM SÀNG
Số TH hoặc
lần mổ ghép
Tỉ lệ
Nam 135/201 67,16
Nữ 66/201 32,84
Tuổi trung bình 33.98 ± 9,44
Tuổi lớn nhất 61
Tuổi nhỏ nhất 15
Có quan hệ huyết thống 199 98,51
Không có quan hệ huyết thống 3 6,44
Cùng nhóm máu 151/202* 74,75
Hòa hợp nhưng khác nhóm
máu
51/202 25,25
Tiền mẫn cảm (kháng thể
kháng HLA)
201/201 100,0%
Không hòa hợp HLA 0 0%
Có hòa hợp 1 đến 2 locus HLA 37/201 18,41
Có hòa hợp 3 đến 6 locus HLA 164/201 81,59
*Có 202 người hiến thận (202 lần xét nghiệm,
cuộc mổ) và 201 người nhận (có 1TH ghép 2 lần)
- Đặc điểm về nguyên nhân gây suy thận
mạn giai đoạn cuối, bảng 2 cho thấy đa số
không biết nguyên nhân vì phát hiện muộn.
Bảng 2: Nguyên nhân suy thận của 201 trường hợp
KTx (1992-2010), đa số không biết nguyên nhân
(phát hiện muộn).
Nguyên nhân Số trường
hợp
Tỉ lệ (n=201)
Đái tháo đường 2 1,00
Viêm cầu thận cấp diễn tiến 3 1,49
Thận hư 0 0,00
Thận đa nang 2 1,00
Không rõ nguyên nhân 194 96,52
Số bệnh nhân ghép hàng năm
- Sau những trường hợp đầu thưa thớt (1992-
2000), sau năm 2000, số lượng ghép tăng lên
nhiều lần, một năm bằng từ 2 lần đến 5 lần tổng
số của 10 năm trước cộng lại.
- Biểu đồ 1 trình bày số trường hợp ghép
hàng năm, trong đó 10 trường hợp đầu tiên có
sự tham gia ghép của cố Giáo Sư Chu Shue LEE,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 391
cố Phó Giáo Sư Tôn Thất Bách (thuộc Uỷ Ban
KTx quốc gia); GS Luc De Bauwn và BS Hoàng
Anh Dũng (Vương Quốc Bỉ). Những trường sau
do nhóm BV Chợ Rẫy thực hiện (theo phác đồ
ghép chuyển vị mạch máu, chủ yếu là ghép vào
hốc chậu phải).
2 2 3 3
7
10
25 25
18
15
9
13
16
28 26
0
5
10
15
20
25
30
1992 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010
soá TH
soá TH
Biểu đồ 1: Phân bố những trường hợp KTx tại BVCR theo năm (201 TH và số cuộc mổ KTx là 202 cuộc mổ
ghép). Từ 1992-1999 có 10 TH, ghép với sự tham gia của Hội Đồng Ghép thận Quốc Gia hoặc chuyên gia quốc
tế hỗ trợ, từ năm 2000, ghép do ê kíp BVCR thực hiện.
Chuẩn bị tiền phẫu
Chạy thận nhân tạo đủ trước mổ: 197/201 lần
ghép (98,01%), lọc màng bụng liên tục (CAPD):
3/201 lần ghép (1,49%), không dùng điều trị thay
thế thận trước mổ: 1/201 lần ghép (0,5%). Những
trường hợp lọc máu trước mổ không đủ phải
hoãn mổ: 6/201 TH (2,99%).
Thận ghép
- Được lấy từ người sống hiến thận, bên của
thận ghép được chọn theo nguyên tắc, nếu hai
thận bình thường về chức năng và hình thể:
chọn bên trái; nếu 2 thận bình thường nhưng có
1 bên kém hơn về chức năng và hình thể: chọn
bên kém. Bên của thận ghép và các phẫu thuật
lấy thận để ghép trên 202 người hiến thận,.
Trong đó có 3 phương pháp lấy thận từ người
hiến thận được áp dụng như sau: (trình bày ở
bảng 2)
+ Thận ghép lấy từ bên trái: 52/202 thận
(25,74%)
+ Thận ghép lấy từ bên trái: 150/202 thận
(74,26%)
Các phẫu thuật lấy thận để ghép trên 202
người hiến thận. Có 3 phương pháp lấy thận từ
người hiến thận được áp dụng, phương pháp
mổ mở được từ bỏ sau năm 2004 (chỉ để dự
phòng mổ nội soi thất bại, chuyển mổ, nhưng
chưa có trường hợp nào) (trình bày ở bảng 4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 392
Bảng 4: Bên của thận ghép và các phẫu thuật lấy
thận để ghép trên 202 người hiến thận, 202 lần ghép
cho 201 trường hợp (1992-2010).
Bên của thận được lấy ghép và
phương pháp lấy
Số lần
mổ ghép
Tỉ lệ
(n=202)
Thận ghép lấy từ bên phải 52 25,74%
Thận ghép lấy từ bên trái 150 74,26%
Thận ghép lấy bằng phẫu thuật mở
(1992-2004)
88 43,56%
Thận ghép lấy từ phẫu thuật nội soi qua
ổ bụng (2004-2005)
13 6,44%
Thận ghép lấy từ phẫu thuật nội soi qua
ngả sau phúc mạc(2005-2010)
101 50,00%
Chọn vị trí cho thận ghép
- Ghép vào hốc chậu phải: có 199/202 lần
ghép (98,51%); Ghép vào hốc chậu trái: có 3/202
lần ghép (1,49%), có 1 TH ghép lần 2 phải chọn
hốc chậu trái, 2 TH khác ghép sau khi cắt thận
trái vì bệnh đa nang
Tuỳ theo thận ghép là trái hay phải, cần
chọn bên để ghép, trong loạt này ngoài 10 TH
đầu tiên, theo chủ trương thận trái ghép vào
bên phải và ngược lại. Nhưng không có
trường hợp nào lấy thận phải trong loạt (lúc
đó chỉ dựa vào hình thể mạch máu và UIV là
chính, chưa dùng đến xạ ký thận đồng vị nên
dễ dàng chọn thận trái hơn).
Trong loạt sau (từ năm 1998 đến 2010) chúng
tôi có chủ trương thận trái hay phải đều ghép
vào hốc chậu phải. Thận phải có vị trí tĩnh mạch
không tương hợp về vị trí giải phẫu, sẽ được
chuyển vị. Nếu thận phải có cuống tĩnh mạch
ngắn thì bóc tách làm dài ra và và cũng chuyển
vị tĩnh mạch chậu trong cho phù hợp (bảng5)
Bảng 5: Vị trí ghép trên người nhận của 202 lần
ghép cho 201 trường hợp (1992-2010).
Phương pháp phẫu thuật Số lần mổ
ghép
Tỉ lệ
(n=202)
Thận ghép lấy từ bên phải, ghép vào
hốc chậu trái
01* 0,50
Thận ghép lấy từ bên phải, ghép vào
hốc chậu phải
51 25,25
Thận ghép lấy từ bên trái, ghép vào
hốc chậu phải
147 72,77
Thận ghép lấy từ bên trái, ghép vào
hốc chậu trái
3 1,49
Phương pháp phẫu thuật Số lần mổ
ghép
Tỉ lệ
(n=202)
Tổng cộng 202 100,0
* 1 ghép lần 2 phải chọn hốc chậu trái, 1 TH
ghép sau khi cắt thận trái vì bệnh đa nang
Phương pháp ghép ghép nối mạch máu
Chọn động mạch ghép trên người nhận:
+ Ghép vào động mạch chậu trong: thực
hiện một cách hệ thống, có 187/202 cuộc mổ
ghép (92,57%). Một BN mổ ghép 2 lần.
+ Ghép vào động mạch chậu ngoài (nối tận-
bên): chỉ thực hiện khi không dùng động mạch
chậu trong dược, có 11/202 cuộc mổ ghép
(5,45%). Tất cả nguyên nhân đều do động mạch
chậu trong bị xơ vữa.
+ Ghép vào động mạch chậu chung: có 1/202
(0,5%) trường hợp.
Phương pháp ghép niệu quản
Cắm lại niệu quản theo kỹ thuật “ Chu Shue
Lee”: 3 cuộc mổ đầu tiên (1,49%).
Cắm lại niệu quản theo kỹ thuật Politano-
Leadbetter cải biên (có đặt thông niệu quản làm
nòng): 32/202 lần mổ (15,84%) (loạt 1992-2004)
- Lich-Gregoir cải biên bằng cách có đặt một
thông JJ niệu quản-bàng quang làm nòng:
162/202 cuộc mổ (80,2%) (loạt 2004-2010).
Chức năng thận sau ghép
Có nước tiểu tại bàn: 179/201 cuộc mổ
(89,05%).
Có nước tiểu vào những giờ sau mổ: 20/201
cuộc mổ (9,95%).
Chức năng thận chậm phục hồi: 2/201 cuộc
mổ (1,00%).
Chậm chức năng thận sau mổ 2 TH, trong
loạt đầu tiên của phương ph