Phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Mục đích: Nhằm đánh giá lại kỹ năng, kết quả điều trị bệnh lý túi mật bằng phẫu thuật nội soi, góp phần bàn luận về chỉ định mổ và các biến chứng của phẫu thuật. Phương pháp: 139 trường hợp bệnh lý túi mật được phẫu thuật nội soi tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 09/2011 đến 08/2012. Kết quả: 139 trường hợp, nữ 96 (69,1%), nam 43 (30,90%). Chỉ định mổ: sỏi túi mật 47 (33,8%), viêm túi mật cấp 33 (23,7%), viêm túi mật mạn 27 (19,4%), hoại tử túi mật 23 (16,5%), polyp túi mật 8 (5,8%), ung thư túi mật 1 (0,7%). Mổ nội soi 133 (95,65%), mổ hở 5 (3,59%), chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan 2 (1,43%), tổn thương đường mật 3(2,2%), không có trường hợp tử vong, kết quả tốt (97,1%). Kết luận: Phẫu thuật nội soi gần như là phương pháp chủ yếu điều trị bệnh lý túi mật, chỉ định mổ ngày càng rộng rải hơn ngay cả túi mật viêm dính nhiều hoặc hoại tử hoặc có vết mổ cũ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nắm rõ cấu trúc giải phẫu cũng như kỹ năng thao tác, nếu không rất dễ gây ra những thương tổn nặng nề khó khắc phục hậu quả.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 50 PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI   TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG  Huỳnh Thanh Long*, Nguyễn Văn Vượng*, Võ Bích Đại Hào*, Nguyễn Thị Thiên Kim*  TÓM TẮT  Mục đích: Nhằm đánh giá lại kỹ năng, kết quả điều trị bệnh lý túi mật bằng phẫu thuật nội soi, góp phần  bàn luận về chỉ định mổ và các biến chứng của phẫu thuật.  Phương pháp: 139 trường hợp bệnh lý túi mật được phẫu thuật nội soi tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện  Nguyễn Tri Phương từ 09/2011 đến 08/2012.   Kết quả: 139 trường hợp, nữ 96 (69,1%), nam 43 (30,90%). Chỉ định mổ: sỏi túi mật 47 (33,8%), viêm túi  mật cấp 33 (23,7%), viêm túi mật mạn 27 (19,4%), hoại tử túi mật 23 (16,5%), polyp túi mật 8 (5,8%), ung thư  túi mật 1 (0,7%). Mổ nội soi 133 (95,65%), mổ hở 5 (3,59%), chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan 2 (1,43%), tổn  thương đường mật 3(2,2%), không có trường hợp tử vong, kết quả tốt (97,1%).  Kết luận: Phẫu thuật nội soi gần như là phương pháp chủ yếu điều trị bệnh lý túi mật, chỉ định mổ ngày  càng rộng rải hơn ngay cả túi mật viêm dính nhiều hoặc hoại tử hoặc có vết mổ cũ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải  nắm rõ cấu trúc giải phẫu cũng như kỹ năng thao tác, nếu không rất dễ gây ra những thương tổn nặng nề khó  khắc phục hậu quả.  Từ khóa: sỏi túi mật, viêm túi mật cấp, viêm túi mật mạn, polyp túi mật, ung thư túi mật, cắt túi mật nội soi.  ABSTRACT  LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL  Huynh Thanh Long, Nguyen Van Vuong, Vo Bich Dai Hao, Nguyen Thi Thien Kim  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 49 ‐ 54  Background:  Evaluation  of  surgical  indications,  techniques,  results  and  complications  of  laparoscopic  cholecystectomy.  Methods: Review of 139 cases of gallbladder diseases treated with laparoscopic cholecystectomy at Nguyen  Tri Phuong Hospital from September 2011 to July 2012.  Results: Among 139 cases, there were 96 female patients (69.1%) and 43 male patients (30.9%). Surgical  indications  included  gallbladder  stones:  47  cases  (33.8%),  acute  cholecystitis:  33  cases  (23.7%),  chronic  cholecystitis:  27  cases  (19.4%),  necrotic  cholecystitis:  23  cases  (16.5%),  gallbladder  polyps:  8  case  (5.8%),  gallbladder  cancer:  1  case  (0.7%).  Surgical  techniques  included  laparoscopy:  133  interventions  (95.65%),  percutaneous biliary drainage: 2(1.43%, bile duct  injures 3 (2.2%), conversion to  laparotomy: 4  interventions  (2.97%). There was no mortality.  Conclusion: Laparoscopic cholecystectomy becomes a predominant method for the treatment of gallbladder  diseases.  Surgical  indications  becomes more  broadened  nowadays,  even  in  cases  of  cholecystitis with  severe  adhesions, necrotic cholecystitis or patients with pre‐existing surgical scars. However, anatomy knowledge and  techniques of laparoscopic cholecystectomy should be mastered to avoid severe complications.  Keywords:  gallbladder  stones,  acute  cholecystitis,  chronic  cholecystitis,  gallbladder  cancer,  laparoscopic  * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương  Tác giả liên lạc: Bs.Huỳnh Thanh Long  ĐT: 0913.750664  Email: bs.huynhlong@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  51 cholecystectomy  MỞ ĐẦU  Cắt  túi  mật  nội  soi  hiện  nay  gần  như  là  phương pháp chủ yếu điều  trị bệnh  lý  túi mật.  Bệnh  viện  Nguyễn  Tri  Phương  đã  thực  hiện  phẫu  thuật  nội  soi  từ  lâu,  tuy  nhiên  do  hoàn  cảnh  lịch  sử gần  đây  chúng  tôi mới  triển khai  rộng rãi phẫu thuật nội soi trong nhiều lĩnh vực,  đặc biệt là phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh  lý túi mật. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm  đánh giá lại kỹ năng và kết quả điều trị bệnh lý  túi mật bằng phẫu thuật nội soi, cũng như góp  phần bàn luận về chỉ định mổ và các biến chứng  của phẫu thuật.  ĐỐI TƯỢNG –PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng    Tất cả những bệnh nhân trên 15 tuổi có chỉ  định mổ cắt túi mật nội soi tại khoa ngoại tổng  hợp từ 01/09/2011 đến 01/08/2012.  Tiêu chuẩn loại trừ   Xơ gan mất bù.   Suy tim, suy hô hấp  Phương pháp nghiên cứu   Tiền cứu mô tả cắt ngang, mỗi bệnh nhân có  1 bệnh án nghiên cứu riêng   Cỡ mẫu: áp dụng công thức:      2 2 2/1 d P1P.ZN     Trong đó:  N: cở mẫu cần thiết cho nghiên cứu.  Z:  trị  số  tính  từ  phân  phối  chuẩn, mức  ý  nghĩa  = 5%  Z1‐/2 = 1,96.  : mức ý nghĩa thống kê.  d:  độ  chính  xác mong muốn,  trong nghiên  cứu này với độ chính xác tuyệt đối 95% tức d =  0,05%.  P:  trị  số mong muốn  của  tỉ  lệ  (theo nghiên  cứu của p = 90%).  Thay vào công thức: N = 138,31.  Số mẫu dự định khoảng 100 trường hợp.   Ở đây mẫu nghiên cứu là 139 trường hợp.  Phân  tích  số  liệu:  thu  thập  số  liệu  theo  protocol định sẵn. Lưu trữ và xử lý thống kê số  liệu bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 15.0.   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Chúng  tôi  thực  hiện  từ  01/09/2011  đến  01/08/2012, có 139 trường hợp cắt túi mật nội soi.  Tuổi  Nhỏ nhất: 18, lớn nhất:, 88, trung bình: 51,38   16,89.  Giới   Trong 139 bệnh nhân, nữ 96 (69,1%), nam 43  (30,9%), tỉ lệ nam/nữ là 1/2,23.  Tiền căn   Bảng 1. Phân bố theo tiền căn  Tiền căn Tần số Tỷ lệ % Cao huyết áp 36 25,9 Tiểu đường 39 28,1 Tim mạch 6 4,3 Hô hấp 4 2,9 Sỏi túi mật 73 52,5 Viêm tụy cấp 4 2,9 Đau thượng vị 17 12,2 Đau hạ sườn phải 46 33,1 Nhận xét: trong lô nghiên cứu bệnh nhân có  tiền căn cao huyết áp, tiểu đường, viêm dạ dày  chiếm tỉ lệ cao. Có lẽ đây là lý do bệnh nhân ngại  mỗ, dẫn đến viêm túi mật hoại tử do đến bệnh  viện trễ.  Đau bụng   Đau bụng Tần số Tỷ lệ % Không 10 7,2 Có 129 92,8 - Đau hạ sườn phải 123 95,4 - Đau thượng vị 3 2,3 - Khác 3 2,3 Tổng 139 100 Đa số các bệnh nhân đều có triệu chứng đau  bụng (92,8%), đây  là  lý do chính để bệnh nhân  nhập viện.  Cận lâm sàng  Bạch cầu  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 52 Bảng 2. Bạch cầu  Bạch cầu Tần số Tỷ lệ % < 10.000 54 38,8 10.000– 15.000 35 25,2 > 15.000 50 36,0 Tổng 139 100 Echo bụng  Bảng 3. Echo bụng  Echo bụng Tần số Tỷ lệ % Túi mật nhỏ 70 50,4 Túi mật căng to 69 49,6 Thành mỏng 54 38,8 Thành dày 85 61,2 Số lượng Trocart  Có 129 trường hop sử dụng 3 trocart (92,8%),  10 trường hợp sử dụng 4 trocart (7,2%)   Thủng túi mật    Có  25  trường  hợp  thủng  túi  mật  (18%),  không thủng túi mật 114 (82%).  Chảy máu trong mổ   Bảng 4. Số lượng máu chảy  Số lượng máu chảy Tần số Tỷ lệ % Không chảy máu 113 81,29 < 100 ml 24 17,26 > 500ml 2 1,45 Tổng 139 100 Chuyển mổ hở  Có  133  trường  hợp  mổ  nội  soi  (96,65%),  chuyển mổ  hở  4  (2,9%),  chọc  dẫn  lưu  túi mật  xuyên gan 2 (1,45%).  Dẫn lưu  Có dẫn  lưu  36  (25,9%), không dẫn  lưu  103  (74,1%).  Tổn thương đường mật   Có 3  trường hợp  (2,15%), 2  trường hợp  tổn  thương ống mật chủ một phát hiện ngay lúc mổ,  một có biểu hiện hẹp đường mật sau 1 tháng, 1  trường hợp rò mật do tổn thương ống gan phải  phát hiện sau mổ.  Thời gian mổ   Sớm  nhất:  25  phút,  muộn  nhất  180  phút,  trung bình 66,19± 32,42 phút  Chẩn đoán thương tổn   Bảng 5. Chẩn đoán thương tổn  Chẩn đoán thương tổn Tần số Tỷ lệ % Sỏi túi mật 47 33,8 Viêm túi mật cấp 33 23,7 Viêm túi mật mạn 27 19,4 Hoại tử túi mật 23 16,5 Polyp túi mật 8 5,8 K túi mật 1 0,7 Tổng 139 100 Nhận xét: trong 139 trường hợp nghiên cứu,  tổn  thương  túi mật  do  sỏi  chiếm  hơn  nửa  số  bệnh nhân nghiên cứu.  Chọc dẫn lưu túi mật    Có  2  trường  hợp  chọc  dẫn  lưu  túi  mật  xuyên gan qua da (I,43%) do bệnh nhân có bệnh  lý nội khoa nặng không chịu được gây mê.  Thời gian trung tiện   Sớm  nhất  ngày  thứ  1, muộn  nhất  ngày  3,  trung bình 1,27±0,49 ngày.  Thời gian xuất viện    Sớm nhất: 1 ngày, muộn nhất 10 ngày kể cả  mổ mở, trung bình 3,98± 1,86 ngày.  Tử vong  Không có trường hợp tử vong.  BÀN LUẬN  Trong tổng số 139 trường hợp cắt túi mật nội  soi chúng tôi chỉ có 4 trường hợp chuyển mổ hở  chiếm  tỷ  lệ  95,68%.  Điều  này  chứng  tỏ  phẫu  thuật nội soi có thể thay thế mổ hở kinh điển để  điều trị bệnh lý túi mật.  Giới   Cũng  giống  như  nhiều  tác  giả  khác  (2,4,10,16)  bệnh lý túi mật nhất là sỏi túi mật thường gặp ở  nữ  nhiều  hơn  nam,  trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng tôi tỷ lệ nam/nữ là 1/2,23.  Tuổi  Trong lô nghiên cứu tuổi trung bình khoảng  51 tuổi, tương đương với các tác giả khác(2,8,10,16).  Số lượng Trocart   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  53 Trong lô nghiên cứu 139 trường hợp, có 129  trường hợp sử dụng 3 trocart (92,8%), 10 trường  hợp  sử dụng 4  trocart  (7,2%). Cũng giống như  các tác giả khác(4,12,15,16) đa số chúng tôi sử dụng 3  trocart,  chúng  tôi  chỉ  sử  dụng  4  trong  những  trường hợp gan  rủ  che  lấp khó khảo  sát  được  vùng cuống gan hoặc  trong những  trường hợp  túi mật  dính  hoặc  hoại  tử  khó  thao  tác.  Theo  chúng  tôi, nhất  là  trường hợp khi gan che khó  khảo  sát  ống mật  chủ  thì việc  sử dụng  trocart  thứ 4 để vén gan là thật cần thiết giúp cho cuộc  mổ an toàn và hiệu quả.  Thủng túi mật trong mổ   Chúng tôi có 25 trường hợp (18%), nguyên  nhân do cầm nắm túi mật hoặc lúc giải phóng  túi mật ra khỏi giường gan, hoặc chọc giải áp  đối với những trường hợp túi mật căng to khó  thao tác. Đối với những trường hợp này chúng  tôi chỉ hút và lau thật sạch vùng dưới gan, vài  trường hợp chúng tôi đặt dẫn lưu dưới gan và  rút sau 48 giờ. Chúng tôi không có trường hợp  nào tụ dịch hay apxe giường túi mật, đây là tai  biến do lỗi kỹ thuật dễ khắc phục. Theo y văn  thế giới  cũng như  của  các  tác giả khác  thủng  túi mật trong mổ là 15%‐35%(4,7,8,10,12,16).    Chảy máu trong mổ   Có  24  trường  hợp  (17,26%)  chảy  máu  giường  túi  mật,  lượng  máu  mất  <  100ml,  chúng  tôi chỉ  đốt cầm máu. Nguyên nhân do  túi mật viêm dính nhiều, do kéo  túi mật quá  thô bạo và không đúng qui cách gây rách gan,  giải phóng  túi mật ra khỏi giường gan không  đúng lớp. Có 2 trường hợp chảy máu từ động  mạch túi mật (1,43%), chúng tôi dùng gạc chèn  vào vùng cuống gan, hút thật sạch máu và bộc  lộ rõ động mạch túi mật, sau đó dùng  líp kẹp  động mạch túi mật, 1 trường hợp phải chuyển  mổ  hở  do  bệnh  nhân  xơ  gan  rối  loạn  đông  máu, tỉ lệ mổ mở của chúng tôi là 3.57% tương  đương với các tác giả khác(4,10,12,16).   Thương tổn đường mật    Chúng tôi có 3 trường hợp (2,2%), 1 trường  hợp  tổn  thương  ống mật  chủ  được  phát  hiện  trong mổ, một  trường hợp hẹp đường mật sau  mỏ  1  tháng Chúng  tôi  chuyển mổ hở nối mật  ruột  theo  kiểu Roux  en Y  đối  với  trường  hợp  đầu, còn trường hợp thứ 2 mổ nối Roux en Y sau  1  tháng. Trường hợp  thứ 3 sau mổ rò mật mỗi  ngày > 100ml, bệnh nhân được nội soi mật  tụy  ngược dòng phát hiên  tổn  thương  là  1  lỗ  rò  ở  ống  gan phải  gần  chỗ dỗ  vào  ống  gan  chung,  bệnh nhân được đặt sten bệnh ổn định xuất viện  sau 2 ngày. Trong cắt túi mật nội soi biến chứng  nặng nề và khó khắc phục nhất  là  tổn  thương  đường mật  chính,  theo y văn  thế giới  tỉ  lệ  tổn  thương đường mật chính từ 0.2‐ 4% trong cắt túi  mật mở,  trước kia người  ta ghi nhận  tỉ  lệ này  thấp  hơn  mổ  nội  soi.  Gần  đây,  tổn  thương  đường mật  trong  cắt  túi mật  nôi  soi  chỉ  còn  khoảng  từ 0.5‐2%,  tuy nhiên  tỉ  lệ này  thay  đổi  tùy  tác giả, bởi vì  còn phụ  thuộc nhiều yếu  tố  như  kinh  nghiệm  phẫu  thuật  viên,  tình  trạng  thương  tổn  túi  mật,  hệ  thống  trang  thiết  bị(6,7,9,13,14). Phân tích 3 trường hợp trên chúng tôi  ra nhận xét sau, trường hợp tổn thương ống mật  chủ, do ống túi mật dài và chạy song song ống  mật chủ, nhầm lẫn giữa ống túi mật và ống mật  chủ. Còn trường hợp tổn thương ống gan phải,  nguyên nhân do  sỏi kẹt  cổ gây viêm dính khi  bóc tách chảy máu, tổn thương ống gan phải là  do đốt cầm máu. Theo chúng tôi, cần phải bộc lộ  rõ vùng tam giác Calot, cho bệnh nhân nằm đầu  cao  nghiêng  trái,  gỡ  dính mạc  nối,  đại  tràng  ngang, dạ dày  tá  tràng, dạ dày phải  được  làm  xẹp, mới thấy được rõ cấu trúc vùng cuống gan,  hạn chế đốt cầm máu khi không thấy rõ cấu trúc  giải phẫu.  Chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan   Chúng  tôi  có  2  trường  hợp  (1,43%),  bệnh  nhân lớn tuổi viêm túi mật do sỏi kẹt cổ, viêm  phổi,  suy  tim,  tiểu  đường.  Cả  2  trường  hợp  này siêu âm sỏi kẹt cổ thành túi mật dày, dịch  len  giữa  thành  túi mật. Chúng  tôi  thực  hiện  chọc dẫn  lưu  túi mật  xuyên gan dưới hướng  dẫn của siêu âm ra mũ đục hôi, sau chọc bệnh  ổn định hẹn phẫu  thuật khi bệnh  lý nội khoa  ổn định. Chúng tôi, nhận thấy chọc dẫn lưu túi  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 54 mật  xuyên  gan  dưới  hướng  dẫn  siêu  âm  an  toàn và dễ thực hiện có hiệu quả. Theo một số  tác giả dối với những bệnh nhân có bệnh nội  khoa nặng nề không chịu được gây mê, đồng  thời  trên  siêu  âm vách  túi mật  thành dày  thì  việc chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan dưới siêu  âm an toàn và hiệu quả(11).  Chỉ định mổ   Trong lô nghiên cứu của chúng tôi thực hiện  ngay cả trong trường hợp túi mật hoại tử. Quan  điểm  trước  kia  viêm  túi mật  cấp  do  sỏi  được  điều trị nội khoa, đặt sonde mũi dạ dày, kháng  sinh,  kháng  tiết  5‐  7  ngày  sau  đó  mới  phẫu  thuật, vì cho  rằng mổ ngay  trong  cấp  cứu khó  làm do dính  và dễ  chảy máu. Chúng  tôi  thực  hiện trong cấp cứu túi mật viêm cấp, viêm mạn,  sỏi kẹt cổ, hoại tử túi mật, chúng tôi nhận thấy  rằng nếu nắm rõ cấu trúc giải phẫu và thao tác  thành thục việc xử lý túi mật cũng đơn giản an  toàn và hiệu quả, chúng tôi đã thưc hiện mổ cấp  cứu 56 trường hợp (50,2%).   Chuyển mổ mở   Chúng  tôi  có 4  trường hợp  chuyển mổ mở  (2,9%): 1 trường hợp ung thư túi mật, 1 trường  hợp tổn thương ống mật chủ, 1 trường hợp chảy  máu  do  rối  loạn  đông máu,  1  trường  hợp  do  viêm dính quá nhiều không bộc  lộ được vùng  dưới gan. Tỉ  lệ chuyển mổ mở của chúng tôi  là  3.57% tương đương với các tác giả khác(10,12,16,17).  Cần phải xác  định  rằng  chuyển mổ mở không  phải là thất bại của cuộc mổ mà là những trường  hợp thiếu chỉ định mổ nôi soi. Chúng tôi có 133  trường  hợp mổ  nội  soi  (95,65%)  tương  đương  với  các  tác giả khác(4,6,10,12,16). Điều này  cho  thấy  phẫu thuật nội soi gần như là phương pháp chủ  yếu diều trị bệnh lý túi mật.   KẾT LUẬN   Qua  139  trường  hợp  cắt  túi  mật  nội  soi  trong điều trị bệnh lý túi mật tại khoa ngoại tổng  hợp  bệnh  viện Nguyễn  Tri  Phương  từ  9/2011  đến 8/2012, chúng tôi nhận thấy:  Bệnh  lý  túi mật  đa  phần  là  do  sỏi,  những  bệnh nhân  có  sỏi  túi mật  lại  thường kèm  theo  một số bệnh  lý nội khoa. Chính vì thế đa phần  bệnh  nhân  nhập  việc  trong  tình  trạng  thương  tổn túi mật nặng nề.  Chúng tôi thực hiện được 56 trường hợp cắt  túi mật nội soi cấp cứu(50,2%),. Tỷ lệ chuyển mổ  mở 4(2,9%), tỷ  lệ biến chứng  là 3 (2,2%), không  có trường hợp nào tử vong, tỷ lệ cắt túi mật nội  soi 133 (95,65%)., thời gian mổ và thời gian xuất  viện sớm. Điều này cho thấy cắt túi mật nội soi  hầu như là phương pháp chủ yếu trong điều trị  bệnh lý túi mật.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Adamsen S et al  (1997). Bile duct  injuryduring  laparoscopic  cholecystectomy a prospective nationwide  series.  Journal of  Americain college of surgeons. 571‐577.  2. Đoàn Thanh Tùng (2005). Viêm túi mật cấp. Cấp cứu ngoại  khoa tiêu hóa. Nhà xuất bản Y học, tr 158‐164.  3. Lê Quang Quốc Ánh (1997). Nội soi mật tụy ngược dòng. Hội  nghị  khoa  học  kỹ  thuật DHYD  TP HCM & Bệnh  viện  Đa  khoa Đồng Tháp. 63‐80.  4. Lê Trung Hải (2008). Phẫu  thuật nội soi ổ bụng và kỹ  thuật  cắt túi mật nội soi. Lâm sàng ngoại khoa gan mật. Nhà xuất  bản Y học, tr 157‐167.  5. Moosa AR, et al (1992). Laparoscopic injuries to the bile duct:  a causefor concern. Ann Surg; 215:203:208.  6. Nguyễn Cường Thịnh (2006). Tổn  thương đường mật  trong  cắt túi mật nội soi. Tạp chí Y học Việt Nam. Chuyên đề phẫu  thuật nội soi và nội soi can thiệp. Số đặc biệt tháng 2‐2006, tr  208‐213.  7. Nguyễn Cường Thịnh. Xử  lý các biến chứng cắt túi mật nội  soi. Tạp chí y học quân sự, (3), tr 109‐115.  8. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2012). Sỏi đường mật.  Nhà xuất bản Y học 2012, tr 311‐333.  9. Nguyễn Hoàng  Bắc  và  cs  (1988).  Tổn  thương  đường mật  chính trong phẫu thuật cắt túi mật qua nội soi, Ngoại khoa, số  chuyên đề về hội thảo phẫu thuật nội soi can thiệp, tập:23:6,  1998,tr 36.  10. Nguyễn Tấn Cường  (1995). Kết quả  của phẫu  thuật  cắt  túi  mật nội soi ổ bụng. SHKHKT Y‐ Dược lần thứ IVvà chương  trình Grall 16‐ 18/ 11/1995 tại TP HCM.  11. Nguyễn Văn Phước  (2003). Dẫn  lưu  đường mật xuyên gan  dưới siêu âm trong nhiễm trùng đường mật. Luận văn Thạc  sĩ DHYD 2003.  12. Phạm Duy Hiển  (1999). Kết quả bước  đầu điều  trị viêm  túi  mật do sỏi bằng phẫu thuật nội soi. Báo cáo khoa học. Đại hội  ngoại khoa Việt Nam lần thứ X, Hà nội, 29‐30/10/1999; Tập 1:  96‐102.  13. Samiyeh A  et  al  (2004).  Laparoscopiccholecystectomy:  early  and  late  complication  and  their  treatment.  Langenbecks  archive of surgery. 2004; 1‐16.  14. Soderlund  et  al  (2005).  Bile  duct  injuries  at  laparoscopic  cholecystectomy:  A  single  institution  prospective  study.  Acute cholecystitis indicates an increased hisk. World J Surg.  28,987,993.  15. Trần Bình Giang, Tôn Thất Bách (2003). Phẫu thuật nội soi ổ  bụng. Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr13,144.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  55 16. Trần Bình Giang và cs (1998). Phẫu thuật CTMNS tại BV Việt  Đức.Ngoại khoa chuyên đề về hợi thảo PTNS và NS can thiệp  tập 23:6‐ phần II‐ 1988,tr7.   17. Văn Tần và  cs  (2000). Biến  chứng  cắt  túi mật qua nội  soi  ổ  bụng tại bệnh viện Bình Dân nhân 963 trường hợp. Báo cáo  tại Hội nghị quốc tế về phẫu thuật nội soi tại Singapore 1‐4  tháng 6 năm 2000, sách tổng kết NCKHKT BV Bình Dân năm  2000.  Ngày nhận bài báo              17‐09‐2012  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  24‐03‐2013  Ngày bài báo được đăng:    20–04‐2013 
Tài liệu liên quan