Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới trong công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Tài liệu dành cho cấp xã)

Lời nói đầu Thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang dần trở nên bất thường, cực đoan cả về tần suất và mức độ, ảnh hưởng tới tính mạng và cuộc sống của người dân, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến nhóm dân cư nghèo và yếu thế nhất trong xã hội. Phụ nữ và nam giới chịu tác động khác nhau từ thiên tai và biến đổi khí hậu do những đặc điểm về giới tính, vai trò, trách nhiệm mà họ phải đảm nhận và những bất bình đẳng giới còn tồn tại trong tiếp cận và quản lý các nguồn lực. Do vai trò giới và các giá trị truyền thống, phụ nữ và trẻ em gái là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (DBTT) và gặp rủi ro trong thiên tai. Để ứng phó với thiên tai, phụ nữ có những kinh nghiệm hay và các đóng góp quan trọng của riêng mình vì phụ nữ có vai trò quan trọng đối với gia đình, cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác phòng chống thiên tai (PCTT) thường huy động sự tham gia của nam giới. Bên cạnh đó, những định kiến về giới cũng khiến cho những đóng góp của phụ nữ chưa được nhìn nhận. Điều này làm cho những kinh nghiệm hay và các đóng góp của phụ nữ chưa được ghi nhận và sử dụng một cách hiệu quả vào công tác phòng chống thiên tai tại Việt Nam

pdf36 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới trong công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Tài liệu dành cho cấp xã), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRUNG ƯƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM SỔ TAY HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Tài liệu dành cho cấp xã) Hà Nội, năm 2017 1 Lời nói đầu Thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang dần trở nên bất thường, cực đoan cả về tần suất và mức độ, ảnh hưởng tới tính mạng và cuộc sống của người dân, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến nhóm dân cư nghèo và yếu thế nhất trong xã hội. Phụ nữ và nam giới chịu tác động khác nhau từ thiên tai và biến đổi khí hậu do những đặc điểm về giới tính, vai trò, trách nhiệm mà họ phải đảm nhận và những bất bình đẳng giới còn tồn tại trong tiếp cận và quản lý các nguồn lực. Do vai trò giới và các giá trị truyền thống, phụ nữ và trẻ em gái là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (DBTT) và gặp rủi ro trong thiên tai. Để ứng phó với thiên tai, phụ nữ có những kinh nghiệm hay và các đóng góp quan trọng của riêng mình vì phụ nữ có vai trò quan trọng đối với gia đình, cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác phòng chống thiên tai (PCTT) thường huy động sự tham gia của nam giới. Bên cạnh đó, những định kiến về giới cũng khiến cho những đóng góp của phụ nữ chưa được nhìn nhận. Điều này làm cho những kinh nghiệm hay và các đóng góp của phụ nữ chưa được ghi nhận và sử dụng một cách hiệu quả vào công tác phòng chống thiên tai tại Việt Nam. Vì vậy, huy động sự tham gia công bằng của nam giới và phụ nữ trong PCTT là điều quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của công tác PCTT cũng như hướng đến bình đẳng giới. Điều này sẽ giúp phát huy vai trò; tạo cơ hội tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định; đảm bảo quyền thụ hưởng phúc lợi và chịu trách nhiệm với xã hội như nhau của nam giới và phụ nữ và tăng cường khả năng chống chịu cho cả cộng đồng. Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lỷ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác PCTT ở các cấp; nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác PCTT. Nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động của Đề án, đặc biệt trong đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (ĐGRRTT DVCĐ) và lập kế hoạch PCTT cấp xã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã phê duyệt tài liệu Hướng dẫn lồng ghép giới trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLRRTT DVCĐ). Cuốn tài liệu này sẽ được sử dụng kết hợp và bổ sung cho hai cuốn hướng dẫn dành cho cấp xã đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt là Hướng dẫn thực hiện QLRRTT DVCĐ; đánh giá RRTT DVCĐ. 2 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 0 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 4 PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LỒNG GHÉP GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ............................................................... 5 1. Cơ sở pháp lý để xây dựng tài liệu ........................................................................... 5 2. Mục đích của tài liệu ................................................................................................ 5 3. Nguyên tắc sử dụng tài liệu ...................................................................................... 5 4. Đối tượng sử dụng .................................................................................................... 5 PHẦN II. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ...................................................................................................... 6 I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................................... 6 1. Giới tính và giới ....................................................................................................... 6 2. Định kiến giới: ......................................................................................................... 7 3. Bình đẳng giới .......................................................................................................... 7 4. Vai trò giới ............................................................................................................... 7 5. Nhu cầu giới ............................................................................................................. 8 6. Khái niệm lồng ghép giới ......................................................................................... 8 II. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ................................................................................................................ 9 1. Mục đích lồng ghép giới trong QLRRTT DVCĐ: .................................................... 9 2. Nguyên tắc chung về lồng ghép giới trong QLRRTT DVCĐ:.................................. 9 3. Vai trò của các thành viên Nhóm HTKT cấp xã ...................................................... 9 4. Lồng ghép giới trong các bước QLRRTT DVCĐ ................................................... 11 PHẦN III. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG .................................................................................................... 14 I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................... 14 II. NỘI DUNG LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC BƯỚC ĐGRRTT DVCĐ ..... 14 1. Bước 1: Chuẩn bị đánh giá .................................................................................... 14 2. Bước 2: Đánh giá RRTT DVCĐ ............................................................................. 15 3. Bước 3: Tổng hợp và phân tích lồng ghép giới trong kết quả đánh giá ................ 21 3 4. Bước 4: Kiểm chứng với người dân ....................................................................... 23 5. Bước 5: Xây dựng báo cáo đánh giá có lồng ghép giới ........................................ 24 6. Các lưu ý trong việc huy động sự tham gia của trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số .................................................................. 25 BẢNG KIỂM CÔNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI .......................................................................................... 27 PHẦN IV. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI .................................................................................................................. 29 1. Mục đích lồng ghép giới trong kế hoạch PCTT? ................................................... 29 2. Quy trình lồng ghép giới trong lập kế hoạch PCTT .............................................. 29 3. Các yêu cầu cần có về lồng ghép giới trong kế hoạch PCTT ................................ 30 4. Các nội dung lồng ghép giới trong kế hoạch PCTT xã ......................................... 30 5. Các thành phần tham gia vào cuộc họp lập kế hoạch PCTT xã có lồng ghép giới . 31 BẢNG KIỂM CÔNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI .................................................................................................................. 32 PHẦN V. CÁC PHỤ LỤC .......................................................................................... 33 1. Tình hình dân số ..................................................................................................... 33 2. Phân bổ dân cư ...................................................................................................... 33 3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh ...................................................................... 34 4. Hạ tầng cơ sở ......................................................................................................... 34 5. Y tế .......................................................................................................................... 35 6. Công tác phòng chống thiên tai ............................................................................. 35 4 Danh mục từ viết tắt GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai QLRRTT DVCĐ Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ĐGRRTT DVCĐ Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng RRTT Rủi ro thiên tai DBTT Dễ bị tổn thương BĐKH Biến đổi khí hậu HTKT Hỗ trợ kỹ thuật PCTT Phòng chống thiên tai PT&GNTT Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đề án Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” PTKTXH Phát triển kinh tế xã hội NKT NCT Người khuyết tật Người cao tuổi UBND Ủy ban nhân dân UN Women Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ 5 PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU LỒNG GHÉP GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG __________________ 1. Cơ sở pháp lý để xây dựng tài liệu: a) Luật Phòng, chống thiên tai (33/2013/QH 13); b) Luật Bình đẳng giới (73/2006/QH11); c) Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai; d) Quyết định số 1002/ QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”; e) Khung hành động Sendai về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, 2015 – 2030; f) Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc đến năm 2030 (9/2015). 2. Mục đích của tài liệu: Tài liệu cung cấp các khái niệm, nguyên tắc, hướng dẫn chung về lồng ghép giới trong các bước quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và hướng dẫn chi tiết về lồng ghép giới trong các bước ĐGRRTT DVCĐ và lập Kế hoạch PCTT cấp xã. 3. Nguyên tắc sử dụng tài liệu: - Trên cơ sở nội dung hướng dẫn trong cuốn tài liệu này, các tỉnh, thành phố và các cấp liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lồng ghép nội dung về giới trong các hoạt động QLRRTT DVCĐ theo kế hoạch triển khai Đề án của địa phương; - Tài liệu sẽ được thực hiện kết hợp với các hướng dẫn về tổ chức thực hiện Đề án, ĐGRRTT DVCĐ và lập kế hoạch PCTT cấp xã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành. 4. Đối tượng sử dụng: Tài liệu này được biên soạn cho nhóm đối tượng chính là nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã và nhóm cộng đồng cấp thôn. Ngoài ra, các tập huấn viên về QLRRTT DVCĐ cấp quốc gia, tỉnh; các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động trực tiếp/liên quan đến QLRRTT DVCĐ cũng cần tham khảo tài liệu này để tập huấn và thực hiện lồng ghép giới trong các hoạt động QLRRTT DVCĐ. 6 PHẦN II LỒNG GHÉP GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Giới tính và giới: a) Giới tính: chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ 1. Giải thích: Sự khác biệt về đặc điểm sinh học thể hiện qua cấu tạo cơ thể và chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới. Những đặc điểm này khi sinh ra đã có, không thể thay đổi được. Ví dụ: Phụ nữ có buồng trứng, có khả năng mang thai và sinh con. Nam giới có tinh trùng. b) Giới: chỉ những đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội2. Giải thích: Những đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ: - Do xã hội quy định - Được hình thành qua quá trình giáo dục và nuôi dưỡng; khác nhau ở mỗi quốc gia, địa phương; phụ thuộc vào từng nền văn hóa cụ thể, thay đổi theo quá trình phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ: - Thời phong kiến, phụ nữ thường chỉ làm công việc nội trợ, mang thai, sinh đẻ và nuôi con trong khi nam giới (được xem là trụ cột của gia đình, có quyền lực) tham gia và quyết định mọi công việc trong gia đình và xã hội. Ngày nay với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các mối quan hệ xã hội nói riêng thì vai trò của nam giới và phụ nữ đã có những thay đổi như: Phụ nữ đã đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong xã hội, bao gồm cả vị trí lãnh đạo cấp cao. Trong gia đình, phụ nữ được tôn vinh hơn so với trước đây, được tham gia bàn bạc và quyết định những việc quan trọng. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn phụ nữ cũng đã sử dụng các phương tiện cơ giới hóa trong sản xuất. Nam giới cũng làm những công việc trước kia xã hội quy định cho phụ nữ, ví dụ: Nội trợ, thợ trang điểm, chăm sóc con cái... - Trong công tác PCTT trong những năm gần đây, tại một vài địa phương, phụ nữ cũng đã tham gia điều phối các hoạt động ĐGRRTT DVCĐ; tổ chức diễn tập sơ tán, họp lập kế hoạch PCTT, tham gia đội cứu hộ và thực hiện các hoạt động liên quan trong 1 Luật bình đẳng giới: Điều 5 (Giải thích từ ngữ), 73/2006/QH11, Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006. 2 Luật bình đẳng giới: Điều 5 (Giải thích từ ngữ), 73/2006/QH11, Quốc hội thông qua ngày 29/ 11/ 2006. 7 kế hoạch. Nam giới cũng nhận làm công việc chuẩn bị hậu cần, thư ký trong các cuộc họp ĐGRRTT DVCĐ, lập kế hoạch PCTT hoặc tổ chức truyền thông về PCTT. 2. Định kiến giới: Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam giới hoặc phụ nữ3. Ví dụ: - Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" là một quan điểm mang tính định kiến giới. Quan điểm này hàm ý đàn ông thường có suy nghĩ chín chắn, sâu sắc và đàn bà thường là người suy nghĩ nông nổi. Chính vì định kiến này mà trong một số gia đình người vợ không có tiếng nói và nếu có tiếng nói cũng không phải là tiếng nói quyết định, mặc dù phải quán xuyến tất cả mọi việc trong gia đình. - Phòng chống thiên tai thường được xem là công việc nặng, vất vả cần có sức khỏe nên chỉ phù hợp với nam giới. Tuy nhiên trên thực tế, PCTT không chỉ là các hoạt động cứu hộ, cứu nạn mà gồm nhiều hoạt động phụ nữ có thể thực hiện rất tốt, đặc biệt là các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (như: Điều phối lập kế hoạch PCTT, triển khai công việc vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau thiên tai, ) 3. Bình đẳng giới: Bình đẳng giới là việc nam giới, phụ nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó4. Ví dụ: Phụ nữ và nam giới đều được tham gia lập kế hoạch PCTT để đáp ứng nhu cầu của họ, đặc biệt là các đối tượng DBTT (Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo) 4. Vai trò giới: Vai trò giới là những công việc và hoạt động cụ thể mà phụ nữ và nam giới đang làm trong thực tế5. Giải thích: - Vai trò giới có thể thay đổi và thay đổi nhanh hay chậm tùy theo nhận thức của xã hội, đặc điểm, yêu cầu công việc; công cụ sản xuất, mức độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ; tiến bộ trong việc xóa bỏ định kiến giới trong xã hội. Các vai trò này cần có sự chia sẻ và bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.. 3 Luật bình đẳng giới: Điều 5 (Giải thích từ ngữ), 73/2006/QH11, Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006. 4 Luật bình đẳng giới: 73/2006/QH11, Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 5 Tài liệu tập huấn giới – Trung tâm phát triển phụ nữ và trẻ em 8 - Vai trò giới gồm: Vai trò sản xuất (hoạt động tạo thu nhập, ví dụ: trồng lúa,...); Vai trò tái sản xuất (hoạt động không tạo ra thu nhập, ví dụ: dọn vệ sinh môi trường sau thiên tai, nội trợ, chăm sóc con cái,); Vai trò cộng đồng (các hoạt động thực hiện tại cộng đồng, ví dụ: các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, tham gia lập kế hoạch PCTT). Ví dụ: Thời phong kiến, vai trò của nam giới là chủ gia đình gánh vác các công việc sản xuất tăng thu nhập, công việc của cộng đồng, xã hội; vai trò của phụ nữ là thực hiện các công việc tái sản xuất không tạo ra thu nhập cho gia đình như chăm sóc con cái, nội trợ. Ngày nay, kinh tế - xã hội phát triển, trình độ và nhận thức của nam giới và phụ nữ nâng cao kết hợp với sự phát triển, hỗ trợ của các công cụ sản xuất (máy tính, máy cày, máy tốt lúa,...) vai trò của nam giới và phụ nữ đã có nhiều thay đổi 5. Nhu cầu giới: Nhu cầu giới là nhu cầu đặc trưng, khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong một bối cảnh, điều kiện cụ thể. Có 2 loại nhu cầu giới: Nhu cầu giới thực tế và nhu cầu giới chiến lược. a) Nhu cầu giới thực tế (nhu cầu hiện tại): là nhu cầu cụ thể, thiết yếu của mỗi giới để thực hiện tốt vai trò hiện tại của mình. Nhu cầu giới thực tế xuất phát từ cuộc sống hàng ngày, có thể đáp ứng được ngay thông qua các can thiệp ngắn hạn nhưng khó có thể thay đổi được vấn đề bất bình đẳng. Ví dụ: Ở các vùng nông thôn hiện nay, do phụ nữ là người làm việc nhà nên trong thời gian hạn hán, thiếu nước, nhu cầu thực tiễn của người phụ nữ là hỗ trợ đào giếng ở gần khu vực sinh sống hoặc cung cấp nước sạch trực tiếp từ các xe tải chở nước. b) Nhu cầu giới chiến lược (nhu cầu lâu dài): liên quan đến việc thay đổi hợp lý vị trí, vai trò của phụ nữ, nam giới thông qua các hoạt động can thiệp dài hạn để thay đổi được vấn đề bất bình đẳng. Ví dụ: Trong bối cảnh vai trò của phụ nữ trong việc lập kế hoạch PCTT còn hạn chế, nhu cầu chiến lược là đưa đại diện phụ nữ tham gia vào Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn của xã, mời phụ nữ tham gia vào các cuộc họp đánh giá rủi ro thiên tai và lập kế hoạch PCTT để đưa ra ý kiến về những hoạt động có liên quan tại cộng đồng. 6. Khái niệm lồng ghép giới: Lồng ghép giới là sử dụng hợp lý các kinh nghiệm của mỗi giới vào quá trình xây dựng, thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình để phụ nữ và nam giới đều có quyền, trách nhiệm và được hưởng lợi như nhau từ các chính sách và chương trình này6. Trong QLRRTT DVCĐ cần đảm bảo cả nam giới và phụ nữ tham gia vào ĐGRRTT DVCĐ; xây dựng, thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch PCTT. 6 Kết quả cuộc họp tham vấn các thành viên nhóm làm việc về vấn đề lồng ghép Giới trong QLRRTT DVCĐ 9 II. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1. Mục đích lồng ghép giới trong QLRRTT DVCĐ: Đảm bảo bình đẳng giới trong các hoạt động QLRRTTDVCĐ, giảm thiệt hại và tăng khả năng chống chịu cho cả cộng đồng. 2. Nguyên tắc chung về lồng ghép giới trong QLRRTT DVCĐ: a) Cân đối tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong tổng số thành viên tham gia Nhóm HTKT, Nhóm Cộng đồng và các hoạt động QLRRTT DVCĐ từ 30% trở lên: b) Đảm bảo sự tham gia bình đẳng và hiệu quả của nam giới, phụ nữ có các ngành nghề, tôn giáo, trình độ văn hóa và độ tuổi khác nhau; đặc biệt là phụ nữ khuyết tật, phụ nữ là người cao tuổi, phụ nữ bị bệnh hiểm nghèo, phụ nữ nghèo, phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ đơn thân, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số trong tất cả các hoạt động QLRRTT DVCĐ; c) Thông tin của phụ nữ cần được cung cấp từ chính phụ nữ và tương tự như vậy đối với nam giới; d) Tìm hiểu cụ thể các vấn đề khác biệt giữa nam giới và phụ nữ; đặc biệt với các đối tượng là người khuyết tật, người cao tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người đang mang thai, người sống đơn thân và đồng bào dân tộc thiểu số; e) Các giải pháp PCTT cần đáp ứng các nhu cầu hợp lý khác nhau của nam giới và phụ nữ (cả nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược). 3. Vai trò của các thành viên Nhóm HTKT cấp xã: 3.1. Trưởng nhóm HTKT: Tham mưu cho Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN xã xem xét, quyết định các nội dung sau: a) Quyết định thành viên Nhóm HTKT và Nhóm Cộng đồng: - Đưa ra tiêu chí (chuyên môn, năng lực, thời gian...) để hướng dẫn các
Tài liệu liên quan