Mở đầu: Ung thư cổ tử cung là loại ung thư được xếp hàng thứ hai trong số các ung thư phổ biến của phụ nữ trên thế giới. Ung thư cổ tử cung có liên quan chặt chẽ với nhiễm các type Human papillomavirus (HPV) nguy cơ cao đường sinh dục, cùng với các yếu tố ký chủ và những thay đổi về di truyền/tế bào. Khoảng 50% số người bị ung thư cổ tử cung nhiễm HPV 16. HPV 16 và HPV 18 là hai type gây ung thư cổ tử cung chủ yếu. Mục tiêu: xác định tỉ lệ nhiễm HPV, sự phân bố các genotype HPV và các yếu tố liên quan ở những phụ nữ được làm xét nghiệm HPV-DNA từ phết cổ tử cung. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên các phụ nữ từ 18 - 69 tuổi được lấy mẫu phết cổ tử cung để phát hiện HPV DNA tại TP. HCM từ 1/2009 đến 6/2009. Định tính HPV bằng kỹ thuật real-time PCR sử dụng mẫu dò Taqman đặc hiệu, mồi MY09/MY11 do WHO công bố. Định type HPV bằng phương pháp lai phân tử (reverse dot-blot). Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 19,97%, trong số đó các type HPV nguy cơ cao chiếm 63,57%, các type HPV nguy cơ thấp - 15,89%, nhiễm cả 2 nhóm - 20,54%. Các genotype thường gặp trong nhóm nguy cơ cao là 18, 16, 58; trong nhóm nguy cơ thấp là 11, 81. Đồng nhiễm từ 2 loại genotype trở lên chiếm tỉ lệ khá cao – 40,31%. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm các type HPV nguy cơ cao khá phổ biến. Cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ những trường hợp này để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phân bố các genotype HPV (human papillomavirus) ở phụ nữ và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 205
SỰ PHÂN BỐ CÁC GENOTYPE HPV (HUMAN PAPILLOMAVIRUS)
Ở PHỤ NỮ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Cao Minh Nga*,** , Dương T. Thanh Hương**, Lục T. Vân Bích***, Hồ Lê Ân***,
Huỳnh Ngọc Phương Thảo***, Hồ T. Thanh Thủy****
TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư cổ tử cung là loại ung thư được xếp hàng thứ hai trong số các ung thư phổ biến của
phụ nữ trên thế giới. Ung thư cổ tử cung có liên quan chặt chẽ với nhiễm các type Human papillomavirus
(HPV) nguy cơ cao đường sinh dục, cùng với các yếu tố ký chủ và những thay đổi về di truyền/tế bào.
Khoảng 50% số người bị ung thư cổ tử cung nhiễm HPV 16. HPV 16 và HPV 18 là hai type gây ung thư
cổ tử cung chủ yếu.
Mục tiêu: xác định tỉ lệ nhiễm HPV, sự phân bố các genotype HPV và các yếu tố liên quan ở những
phụ nữ được làm xét nghiệm HPV-DNA từ phết cổ tử cung.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên các phụ nữ từ 18 - 69 tuổi được lấy mẫu
phết cổ tử cung để phát hiện HPV DNA tại TP. HCM từ 1/2009 đến 6/2009. Định tính HPV bằng kỹ
thuật real-time PCR sử dụng mẫu dò Taqman đặc hiệu, mồi MY09/MY11 do WHO công bố. Định type
HPV bằng phương pháp lai phân tử (reverse dot-blot).
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 19,97%, trong số đó các type HPV
nguy cơ cao chiếm 63,57%, các type HPV nguy cơ thấp - 15,89%, nhiễm cả 2 nhóm - 20,54%. Các
genotype thường gặp trong nhóm nguy cơ cao là 18, 16, 58; trong nhóm nguy cơ thấp là 11, 81. Đồng
nhiễm từ 2 loại genotype trở lên chiếm tỉ lệ khá cao – 40,31%.
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm các type HPV nguy cơ cao khá phổ biến. Cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ
những trường hợp này để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Từ khóa: HPV, nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung.
ABSTRACT
STUDY OF HUMAN PAPILLOMAVIRUS (HPV) GENOTYPE AMONG WOMEN
AND THE CORRELATION FACTORS
Cao Minh Nga, Duong T. Thanh Huong, Luc T. Van Bich, Ho Le An, Huynh Ngoc Phuong Thao,
Ho T. Thanh Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 203 - 209
Background: Cervical Cancer the is second most common cancer among women worldwide. Cervical
cancer is caused by persistent high-risk HPV infection, along with host factors and cellular/genetic changes.
HPV 16 accounts for approx. 50% of all cervical cancers worldwide. HPV 16 and HPV 18 are the most
prevalent carcinogenic types
Objectives: In order to investigate the HPV infection rate, the genotype distribution of HPV anh the
correlation factors among women which were tested HPV-DNA from cervical samples.
* Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
*** Bộ môn Vi sinh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
**** Công ty cổ phần TM – SX & DV Việt Á
Địa chỉ liên hệ: PGS.TS Cao Minh Nga ĐT: 0908361512 Email: pgscaominhnga@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 206
Methods: Retrospective, descriptive and cross-sectional method from cervical samples of women 15 to
69 years of age at HCM city. Data of HPV genotypes and of some other factors from January 2009 to June
2009 were analysed. Detecting HPV-DNA by real-time PCR method with specific probe Taqman,
MY09/MY11 primer sequence by WHO. HPV genotyping was done by dot blot hybridization.
Results: the HPV infected rate was 19.97%, widespread high risk HPV types were 63.57% and low
risk HPV types were 15.89%, coinfection of both groups was 20.54%. The common HPV genotypes in high
risk group were 16, 18, 58; in low risk group were 11, 81. Coinfection of more one HPV genotypes were
40.31%.
Conclusions: the HPV 16 and HPV infected rate was high. These cases need finding the changes in
the cells of the cervix by Pap test to detected early cervical cancer.
Keywords: HPV, HPV infection, cervical cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến,
đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú trong số các
ung thư ở phụ nữ trên thế giới và là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 ở giới
nữ(1). Theo số liệu thống kê của Cơ Quan
Nghiên Cứu Quốc tế Về Ung Thư, trực thuộc
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)(3), hàng năm có
500.000 ca mới mắc và 270.000 ca tử vong trên
toàn cầu, đặc biệt phân nửa số trường hợp
mắc ung thư cổ tử cung xuất hiện ở Châu Á.
Gần 80% các trường hợp ung thư mới này tập
trung ở các nước đang phát triển, nơi mà
chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung
chưa hoạt động có hiệu quả(1,3).
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung chiếm tỉ
lệ cao nhất trong tổng số các loại ung thư và
là loại ung thư sinh dục thường gặp nhất và
chiếm tỉ lệ 53,5% các loại ung thư ở nữ giới.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) năm 2000 thì tỉ lệ ung thư cổ tử cung ở
phụ nữ Việt Nam từ 16 đến 24/100.000. Đây là
bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc đứng hàng đầu ở
phụ nữ miền Nam và hàng thứ tư ở phụ nữ
miền Bắc. Theo thống kê về ghi nhận tần suất
ung thư ở thành phố Hồ Chí Minh (1998) thì
thành phố có thêm 28,6 người/100.000 phụ nữ
mắc bệnh này mỗi năm(1). Tại Việt Nam, số
người chết vì ung thư cổ tử cung cao hơn
nhiều so với HIV. Trong 10 năm qua có
khoảng 6.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử
cung - cao gấp đôi so với phụ nữ chết vì
HIV/AIDS.
Trong thập niên 70, HPV được mô tả như
là một trong những tác nhân gây biến đổi tế
bào cổ tử cung (dị sản cổ tử cung), tiền đề của
ung thư cổ tử cung. Khoảng trên 90% trường
hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện có
liên quan đến nhiễm HPV(1, 2, 3). Theo ước tính
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong các
nguyên nhân của ung thư cổ tử cung ở phụ
nữ thì 82% là có liên quan đến nhiễm HPV ở
các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu
trên thế giới đã khẳng định sự liên quan mật
thiết giữa HPV và ung thư cổ tử cung. Ngoài
ra HPV còn có vai trò trong ung thư vùng hậu
môn, âm hộ, âm đạo và dương vật cũng như
một số ung thư vùng hầu họng.
Human Papillomavirus có khoảng 120
type. Người ta phân biệt các type nguy cơ cao
thường gây ung thư và các type nguy cơ thấp
ít khi gây tiến triển đến ung thư. Như vậy,
việc tìm hiểu về tình trạng nhiễm các
genotype HPV ở phụ nữ là vấn đề rất đáng
quan tâm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm mục đích:
- Xác định tỉ lệ nhiễm HPV trên các đối
tượng phụ nữ có chỉ định xét nghiệm tại
TP. HCM.
- Xác định tỉ lệ genotype HPV bằng kỹ
thuật Reverse Dot Blot.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm HPV
và các yếu tố khác.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 207
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu – thiết kế cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 69.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các mẫu bệnh phẩm (phết cổ tử
cung) của bệnh nhân được làm xét nghiệm
phát hiện và định type HPV trong thời gian từ
1/1/2009 đến 30/6/2009 tại bệnh viện Đại Học
Y Dược TP. HCM (Cơ sở 1) và Phòng xét
nghiệm Y Khoa Âu Lạc.
Bệnh nhân nữ, trong độ tuổi từ 18 – 69,
không phân biệt nơi cư trú và nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, không
có đủ thông tin cho nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Phát hiện HPV-DNA bằng phương pháp
real-time PCR.
Đinh genotype HPV bằng kỹ thuật lai
phân tử (Reverse dot-blot): có thể phát hiện
được 24 genotype của HPV, gồm: 8 typ nguy
cơ thấp (6, 11, 42, 43, 61, 70, 71 81) và 16 typ
nguy cơ cao (16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52,
53, 56, 58, 59, 66, 68 và 82).
Ghi nhận số liệu vào “Bảng thu thập
số liệu”
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 và
vẽ biểu đồ bằng Excel 2007.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 6 tháng từ tháng 1 đến
tháng 6 năm 2009, chúng tôi đã ghi nhận được
1.292 phụ nữ làm xét nghiệm real-time PCR
để phát hiện HPV-DNA và định genotype
HPV thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu tại hai cơ sở
nghiên cứu. Chúng tôi thu được các kết quả
sau:
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Các bệnh nhân nữ trong lô nghiên cứu
được phân bố theo các nhóm tuổi như sau
(Bảng 1)
Bảng 1: Phân bố nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ %
<20 13 1,01
20 – 29 350 27,09
30 – 39 538 41,64
40 – 49 310 23,99
50 – 59 64 4,95
60 – 69 17 1,32
Tổng cộng 1292 100
Tỉ lệ nhiễm HPV
80,03%
19,97%
HPV âm tính HPV dương tính
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV
Tỷ lệ nhiễm HPV được phát hiện bằng kỹ
thuật real-time PCR trong nghiên cứu này là
19,97% (258/1292 trường hợp).
Tỉ lệ genotype HPV
* Tỷ lệ nhiễm các genotype HPV trên một
mẫu bệnh phẩm
Một bệnh phẩm có thể nhiễm 1 hay nhiều
genotype cho 1 lần xét nghiệm định type.
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ nhiễm các genotype HPV
trong một mẫu bệnh phẩm
Số bệnh nhân HPV (+) Số lượng genotype HPV
Tần suất Tỷ lệ %
1 loại 154 59,69
2 loại 64 24,81
3 loại 21 8,14
4 loại 14 5,43
5 loại 3 1,16
6 loại 2 0,77
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 208
Số bệnh nhân HPV (+) Số lượng genotype HPV
Tần suất Tỷ lệ %
Tổng cộng 258 100
* Tỉ lệ nhiễm các genotype HPV
Bảng3: Phân bố tỉ lệ nhiễm các genotype HPV
(n=427)
Genotype HPV Số lượng Tỷ lệ %
Nguy cơ cao
18 119 27.87
16 90 21,08
58 43 10,07
33 21 4,92
35 9 2,11
45 7 1,64
52 7 1,64
39 6 1,41
68 4 0,94
31 3 0,7
59 2 0,47
51 1 0,23
53 1 0,23
66 1 0,23
82 1 0,23
Nguy cơ thấp
11 42 9,84
81 35 8,2
6 20 4,68
61 5 1,17
70 4 0,94
42 2 0,47
43 2 0,47
71 2 0,47
Tổng cộng 427 100
* Tình hình nhiễm các type HPV theo nhóm
nguy cơ
Bảng 4: Phân bố tình hình nhiễm các type HPV
theo nhóm nguy cơ
NHÓM NGUY CƠ
Cao Thấp Nhiễm cả 2
nhóm Số type / 1 mẫu
Tần
suất %
Tần
suất %
Tần
suất %
1 114 44,18 40 15,50
2 44 17,05 2 0,78 18 6,98
NHÓM NGUY CƠ
Cao Thấp Nhiễm cả 2
nhóm Số type / 1 mẫu
Tần
suất %
Tần
suất %
Tần
suất %
3 3 1,16 18 6,98
4 2 0,78 12 4,65
5 3 1,16
6 2 0,78
Tổng cộng 163 63,17 42 16,28 53 20,55
Mối liên hệ giữa nhiễm HPV và các
genotype HPV theo lứa tuổi
Liên quan giữa nhóm tuổi và HPV
Bảng 5: Liên quan giữa nhóm tuổi và HPV
HPV(+) HPV(-) NHÓM
TUỔI Tần suất %
Tần
suất %
Số
bệnh nhân
<20 1 7,69 12 92,31 13
20 – 29 84 24 266 76 350
30 – 39 95 17,66 443 82,34 538
40 – 49 63 20,32 247 79,68 310
50 – 59 13 20,31 51 79,69 64
60 – 69 2 11,76 15 88,24 17
Tổng cộng 258
1292
Phân bố nhóm genotype nguy cơ cao - thấp
theo nhóm tuổi
Bảng 6: Phân bố nhóm genotype nguy cơ cao -
thấp theo nhóm tuổi (n=258)
NHÓM NGUY CƠ
Cao Thấp Nhiễm cả 2 nhóm NHÓM TUỔI
Tần
suất %
Tần
suất %
Tần
suất %
<20 (n=1) 0 0 0 0 1 100
20 – 29
(n=84)
50 59,52 16 19,05 18 21,43
30 – 39
(n=95)
59 62,11 16 16,84 20 21,05
40 – 49
(n=63)
43 68,25 8 12,70 12 19,05
50 – 59
(n=13)
10 76,92 1 7,69 2 15,39
60 – 69
(n=2)
1 50 1 50 0 0
Tổng cộng 163 42 53
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 209
BÀN LUẬN
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Tỉ lệ nhiễm HPV
Trong 1.292 bệnh phẩm được làm xét
nghiệm, tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng kỹ
thuật real-time PCR là 19,97% (258 trường
hợp). Tỷ lệ này là cao hơn hẳn so với nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước(6, 9, 10, 11,
12). Sự khác biệt là do tiêu chuẩn chọn mẫu.
Các tác giả trên chọn mẫu nghiên cứu trong
một cộng đồng dân cư, có thể có hoặc chưa có
bệnh lý về phụ khoa. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, bệnh phẩm được thu nhận tại cơ sở
y tế, nơi bệnh nhân đến để kiểm tra những bất
thường đã hiện hữu, do vậy tỷ lệ nhiễm HPV
cao hơn so với các nghiên cứu khác.
Tỉ lệ genotype HPV
* Phân bố tỉ lệ nhiễm các genotype HPV trên một
mẫu bệnh phẩm
Số liệu nghiên cứu (Bảng 2) cho thấy, có
40,31% bệnh nhân đồng nhiễm từ 2 type HPV
trở lên, trong đó có 2 trường hợp đồng nhiễm
6 loại type HPV. Kết quả này cao hơn so với
nghiên cứu của các tác giả M Dai(2) tại Trung
Quốc (30,6%), JN I Vet(11) tại Indonesia
(20,7%). Có thể lý giải cho điều này là do kỹ
thuật sử dụng trong các nghiên cứu là khác
nhau. Kỹ thuật Reverse Dot Blot trong nghiên
cứu của chúng tôi và kỹ thuật Reverse Line
Blot trong nghiên cứu của M Dai có tỷ lệ đồng
nhiễm cao nhất (40,31% và 30,6%), trong khi
kết quả giải trình tự - tỷ lệ đồng nhiễm chỉ
chiếm 14%. Đây chính là ưu điểm của kỹ thuật
Reverse Dot Blot.
* Phân bố tỉ lệ nhiễm các genotype HPV nguy cơ
cao – nguy cơ thấp
Theo kết quả có được từ kỹ thuật Reverse
Dot Blot, một mẫu bệnh phẩm có thể nhiễm 1
hay đồng nhiễm nhiều loại genotype cho 1 lần
xét nghiệm định type. Trong 258 mẫu bệnh
phẩm có HPV (+), chúng tôi có 427 lượt
HPV/258 trường hợp (Bảng 3). Các type HPV
nguy cơ cao: HPV 18 chiếm tỷ lệ cao nhất
(27,87%), tiếp theo là HPV 16 (21,08%) và HPV
58 (10,07%). Các type nguy cơ thấp: HPV 11
chiếm tỷ lệ cao nhất (9,84%), kế đến là HPV 81
(8,2%) và HPV 6 (4,68%). Kết quả của chúng
tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của nước
ngoài(1, 2, 9) nhưng không khác biệt với nghiên
cứu của các tác giả Việt Nam (6, 9, 10, 12) - các type
thường gặp nhất là 18, 58, 16. Qua đó, ta có
thể thấy sự phân bố các type HPV là khác
nhau tùy thuộc vào dân tộc và vùng địa lý.
Tuy vậy, type 16 luôn giữ vai trò quan trọng,
luôn xuất hiện trong 3 type hay gặp nhất.
Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận
bất cứ trường hợp nào nhiễm genotype HPV
56. Tác giả Vũ Thị Nhung (12) ghi nhận được 3
trường hợp nhiễm HPV type 56, Phạm Thị
Hoàng Anh(9): có 7 trường hợp, Trần Thị Lợi(10)
không ghi nhận được trường hợp nào nhiễm
HPV type 56. Như vậy, tần suất nhiễm type
HPV 56 ở Việt Nam rất thấp.
Từ các ghi nhận trên, chúng ta có thể ứng
dụng vào việc xây dựng các xét nghiệm định
type cho phù hợp với tần suất các type HPV ở
Việt Nam.
* Phân bố tình hình nhiễm các type HPV theo
nhóm nguy cơ
Nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 4) cho
thấy, tỷ lệ nhiễm các type HPV nguy cơ cao là
63,57% - chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là
nhiễm cả 2 nhóm vừa nguy cơ cao vừa nguy
cơ thấp (chiếm 20,54%), nhiễm type HPV
nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,89%).
Kết quả này tương tự với các nghiên cứu
trong và ngoài nước(2, 9, 10, 12): tỷ lệ nhiễm các
type nguy cơ cao là cao nhất, chiếm tỷ lệ vượt
trội hơn rất nhiều so với type nguy cơ thấp và
chúng giữ vai trò quan trọng trong ung thư cổ
tử cung, do đó việc tầm soát ung thư cổ tử
cung nên đặt trọng tâm vào việc phát hiện
sớm các type HPV nguy cơ cao. Các type HPV
nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ thấp và chỉ gây
những mụn cóc hoặc khối u lành tính.
Mối liên hệ giữa nhiễm HPV và các genotype
HPV theo lứa tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 210
Tuổi trung bình của đối tượng trong mẫu
nghiên cứu là 35,44 tuổi. Đa số tập trung ở
nhóm tuổi từ 30 – 39 (chiếm 41,64%), nhóm
tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm
1,32%).
Liên quan giữa nhóm tuổi và HPV
Do sự phân bố không đồng đều giữa các
nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu, cụ thể là
thu nhận vào 60,22% người từ 30 – 49 tuổi. Do
đó chúng tôi phải phân tích riêng trong từng
nhóm tuổi để đưa ra kết luận xác hợp.
Trong 258 trường hợp có kết quả HPV (+)
(Bảng 5), nhóm tuổi 20 – 29 có tỷ lệ nhiễm
HPV cao nhất (24%), tiếp theo là nhóm tuổi 40
- 49, 50 – 59 và 30 – 39 (20,32%; 20,31% và
17,66%). Nhóm tuổi <20 có tỷ lệ nhiễm HPV
thấp nhất (7,69%). Kết quả này có sự khác biệt
với các nghiên cứu khác của các tác giả trong
và ngoài nước về đỉnh tuổi nhiễm HPV theo
nhóm tuổi. Theo Giuliano A.R.(4), nhóm tuổi
15 – 25 chiếm tỷ lệ cao nhất (22,7%), JN I Vet
(11): nhóm tuổi 35 – 44 chiếm tỷ lệ cao nhất
(15,2%), Vũ Thị Nhung(12): tỷ lệ nhiễm HPV
tập trung cao nhất trong nhóm tuổi <20 (20%).
Tuy có sự khác nhau về đỉnh tuổi nhiễm
HPV nhưng nhìn chung nhiễm HPV tập trung
chủ yếu trong độ tuổi sinh sản. Điều này
chứng minh có sự lây nhiễm cao qua quan hệ
tình dục (1, 2, 3).
Vì vậy, cần thực hiện tầm soát HPV định
kỳ cho phụ nữ độ tuổi sinh sản trong cả nước,
đẩy mạnh tiêm vaccin phòng ngừa ung thư cổ
tử cung cho các bé gái lứa tuổi thiếu niên.
Phân bố các genotype HPV nguy cơ cao –
nguy cơ thấp theo nhóm tuổi
Ở hầu hết các nhóm tuổi, nhóm nguy cơ
cao luôn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo
là đồng nhiễm cả 2 nhóm, và nhiễm các type
nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất. Chỉ riêng
trong nhóm tuổi <20, chúng tôi chỉ ghi nhận
được 1 trường hợp nhiễm HPV nên sự phân
nhóm nguy cơ đối với lớp tuổi này có thể bị
sai lệch (đây là trường hợp đồng nhiễm cả 2
nhóm nguy cơ cao và thấp).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 1.292 phụ nữ trong độ
tuổi từ 18-69 được xét nghiệm phát hiện
nhiễm HPV và định genotype HPV, kết quả
được ghi nhận như sau:
1. Tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng
phương pháp real-time PCR là 19,97%.
2. Tỷ lệ nhiễm 1 type HPV là 59,69%, tỷ lệ
đồng nhiễm nhiều type HPV là 40,31%.
3. Có tất cả 23 type HPV được phát hiện.
Trong đó, nhóm nguy cơ cao chiếm đa số là
type 18, 16 và 58; nhóm nguy cơ thấp chiếm
đa số là type 11 và 81.
4. Tỷ lệ nhiễm các type nguy cơ cao là
63,17% - chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đó là nhiễm
cả 2 nhóm vừa nguy cơ cao vừa nguy cơ thấp
(20,55%). Nhiễm type nguy cơ thấp chiếm tỷ
lệ thấp nhất (16,28%).
5. Nhóm tuổi 20 – 29 có tỷ lệ nhiễm HPV
theo nhóm tuổi cao nhất (24%), sau đó là
nhóm tuổi 40 – 49 (20,32%). Nhóm tuổi <20 có
tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất (7,69%).
6. Trong hầu hết các nhóm tuổi, nhóm
nguy cơ cao luôn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất,
tiếp theo là nhiễm cả 2 nhóm và nhiễm các
type nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bosch F. Xavier, Manos M. Michele, Muñoz Nubia & coll.
(1995). Prevalence of Human Papillomavirus in Cervical
Cancer: a worldwide perspective. Journal of The National
Cancer Institute. Vol 87, number 11, page 796 – 802.
2. Dai M & coll. (2006). Human papillomavirus infection in
Shanxi Province, People's Republic of China: a population-
based study. British Journal of Cancer 95, 96 – 101.
3. Ferlay J, Bray F, Pisani P, Parkin DM. (2004). Globocan 2002:
Cancer incidence, mortality and prevalence worldwide.
IARC Cancer Base N05. Version 2.0, IARCPress, Lyon.
4. Giuliano Anna R., Papenfuss Mary (2001). Human
Papilloma virus Infection at the United State – Mexico
Border: Implications for Cervical Cancer Prevention and
Control. Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention.
Vol 10, 1129 – 1136.
5. Jawetz, Melnick, & Adelberg’s (2010). Papilloamviruses.
Medical Microbiology 25th edition, Prentice-Hall
International Inc., p. 602-605.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 211
6. Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Hoàng Quân, Cao Minh
Nga (2010). Nhiễm các type Human Papillomavirus ở phụ
nữ tuổi sinh đẻ. Y Học thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị
khoa học kỹ thuật Đại học Y Dược TP. HCM lần thứ 27 –
15/01/2010. Phụ bản của tập 14 * Số 1. Tr.: trang 503 – 507.
7. Norbert Speich Human & coll. (2004). Human
Papillomavirus (HPV) study of 2916 cytological samples by
PCR and DNA sequencing. Journal of Medical Microbiology
53, 125 – 128.
8. Paolo Giorgi Rossi & coll. (2010). Prevalence of HPV high
and low risk types in cervical samples from the Italian
general population: a population based study. BMC
Infectious Diseases 10 : 214.
9. Pham Thi Hoang Anh, Nguyen Trong Hieu, Rolando
Herrero, Salvatore Vaccarella, Jennifer S. Smith, Nguyen Thi
Thuy, Nguyen Hoai Nga, Nguyen Ba Duc, Rhoda Ashley,
Peter J.F. Snijders, Chris J.L.M. Meijer, Nubia Muñoz, D.
Max Parkin, Silvia Franceschi (2003). Human
papillomavirus infection among women in South and North
Vietnam. I