Công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng đã và đang phát triển với tốc độ
chóng mặt từng ngày từng giờ. Nó tạo ra những thay đổi rất mạnh mẽ trong mọi mặt của đời
sống xã hội, đặc biệt là nó đang đóng vai trò tạo ra những thay đổi cơ bản trong xuất bản và
phổ biến thông tin tới công chúng. Trong đó, công nghệ web đóng một vai trò chủ yếu trong việc
làm phong phú và nâng cao chất lượng các dịch vụ tra cứu trực tuyến của các cơ quan thông tin
thư viện. Có thể tận dụng những tính năng công nghệ để kết nối và tăng cường giao lưu với
người dùng tin thư viện, xóa đi nhiều khoảng cách ngăn trở để tạo ra một môi trường “tương
tác” thực sự giữa thư viện và người sử dụng. Điều này gián tiếp tạo ra và nuôi dưỡng một môi
trường tích cực cho chia sẻ tri thức giữa thư viện và người dùng. Trong phạm vi bài viết này, tác
giả tập trung vào một số tính năng của web để phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT-TV trong
một số trường Đại học lớn trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các thư viện Đại
học Việt Nam
11 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển của web ảnh hưởng đến các sản phẩm, dịch vụ thông tin - Thư viện trường đại học: web 1.0, 2.0, 3.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA WEB ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THÔNG
TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC: WEB 1.0, 2.0, 3.0
ThS. Hoàng Thị Thu Hương*
Tóm tắt
Công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng đã và đang phát triển với tốc độ
chóng mặt từng ngày từng giờ. Nó tạo ra những thay đổi rất mạnh mẽ trong mọi mặt của đời
sống xã hội, đặc biệt là nó đang đóng vai trò tạo ra những thay đổi cơ bản trong xuất bản và
phổ biến thông tin tới công chúng. Trong đó, công nghệ web đóng một vai trò chủ yếu trong việc
làm phong phú và nâng cao chất lượng các dịch vụ tra cứu trực tuyến của các cơ quan thông tin
thư viện. Có thể tận dụng những tính năng công nghệ để kết nối và tăng cường giao lưu với
người dùng tin thư viện, xóa đi nhiều khoảng cách ngăn trở để tạo ra một môi trường “tương
tác” thực sự giữa thư viện và người sử dụng. Điều này gián tiếp tạo ra và nuôi dưỡng một môi
trường tích cực cho chia sẻ tri thức giữa thư viện và người dùng. Trong phạm vi bài viết này, tác
giả tập trung vào một số tính năng của web để phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT-TV trong
một số trường Đại học lớn trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các thư viện Đại
học Việt Nam.
Từ khóa: Web 1.0, Web 2.0, Web 3.0, RSS, Blogs, Mash-up, Nhắn tin nhanh, Wikis,
Podcasts, mạng xã hội, dịch vụ tra cứu, Thư viện đại học
Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, Internet và các ứng dụng của nó đã
thay đổi việc quản lý và phổ biến thông tin trong xã hội một cách tích cực. Trong đó ứng dụng
web và các phiên bản của web có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà
còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham
gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem", truyền thông tin một chiều mà tạo
ra sự tương tác đa chiều. Thế hệ web 1.0 được xem là hình thức xuất bản thông tin một chiều,
được tính toán có cấu trúc, dành cho cá nhân và thiếu tính tương tác thì web 2.0 đã bao gồm
người dùng tham gia vào quá trình sản xuất và truyền bá thông tin. Đến thế hệ web 3.0 mới đang
phát triển sẽ là một chuỗi các cơ sở dữ liệu nối tiếp nhau với nguồn thông tin tập trung theo một
biểu mẫu đã được xây dựng từ trước. Bên trong kết cấu ấy được bổ sung các hệ thống ý thức để
máy tính có thể hiểu được. Người dùng giờ đây được tiếp xúc với nhiều dịch vụ trực tuyến
cho phép họ tạo ra, thu thập, phân nhóm, thanh lọc, truyền bá, và xuất bản nguồn lực thông tin
trên Internet tại chỗ và toàn cầu.
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết nối các nhà
nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ thông tin hiệu quả. Khi bổ sung
World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép
người dùng tự do đưa thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web
đầu tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web). Tuy nhiên, sau đó web
đã phát triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu. Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web
1.0 chủ yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp
cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát tin hơn là phương tiện chia sẻ
*
Phụ trách thư viện, Trường Đại học quốc tế RMIT Việt Nam, chi nhánh Hà Nội
thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay webblog),
wiki... web mới trở nên có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng
và khả năng thực sự của nó.
Xét cả về mặt kỹ thuật và tốc độ phát triển các trang web, chúng ta có thể thấy tốc độ
phát triển mạnh mẽ của các thế hệ web, từ khoảng 250,000 địa chỉ web năm 1996 (web 1.0), đến
2006 (web 2.0) đã lên đến 80,000,000 địa chỉ. (Hình 1: So sánh web 1.0 và web 2.0 – nguồn:
)
Hình 2: Lược đồ phát triển các thế hệ web
I. Các sản phẩm, dịch vụ TT-TV với web 1.0
Công nghệ web 1.0 những năm 90 và nửa đầu những năm 2000 đã tạo ra những bước
phát triển đột phá đối với ngành TT-TV. Từ việc xuất bản các sản phẩm và dịch vụ thông tin
truyền thống như các bản tin, các mục lục chủ đề định kỳtrên giấy, chúng ta đã có các trang
web và các dịch vụ thông tin lần lượt ra đời, có thể kể đến như:
1. Bản tin điện tử
2. Tạp chí điện tử
3. Cơ sở dữ liệu trực tuyến
4. Dịch vụ tra cứu trực tuyến
5. Dịch vụ cập nhật bản tin định kỳ trực tuyến
Tất cả các sản phẩm và dịch vụ thông tin kể trên được phát triển, tổ chức theo nhu cầu
của người dùng. Các nhà làm công tác thông tin chủ động xử lý các nguồn thông tin mình có và
cung cấp cho người dùng bằng cách xuất bản hoặc đưa giao diện tìm kiếm thông tin lên website.
Người dùng tin có thể truy cập tại bất kỳ thời điểm nào, không ngăn cản về mặt khoảng cách địa
lý và thời gian. Người dùng tin chỉ có quyền truy cập và khai thác thông tin đã được dựng sẵn và
có thể gửi phản hồi về cho các cơ quan TT-TV qua thư điện tử, thư tín, fax
Thư viện đại học các nước trên thế giới đã tận dụng công nghệ web để phổ biến thông tin
tới người dùng tin một cách tích cực thông qua các sản phẩm dịch vụ như OPAC, CSDL trực
tuyến, bản tin thư viện, thư mục chuyên đềcung cấp thông tin trên mạng để người dùng tin có
thể tiếp cận từ xa, quảng bá các thông tin thư viện tới toàn thể cộng đồng và phân quyền người
dùng rất hiệu quả.
Tuy nhiên, các thư viện đại học ở Việt Nam chưa tận dụng được những tính năng tích cực
của công nghệ trong việc làm giàu các sản phẩm và dịch vụ của mình. Chúng tôi đã tiến hành
khảo sát 73 website của thư viện các trường Đại học tại địa chỉ:
cho thấy chỉ có một số ít các thư viện của các
thư viện lớn như Thư viện Đại học Bách khoa, thư viện Đại học Cần Thơ cung cấp thông tin
về thư viện trên website của trường, các thư viện khác không cung cấp thông tin về thư viện lên
website cho bạn đọc, các website chủ yếu phát triển theo công nghệ web 1.0 trong khi thế giới
đang rất thịnh hành các ứng dụng của web 2.0.
II. Các dịch vụ TT-TV với web 2.0
Khái niệm Web 2.0 đã thay đổi cách thức làm việc của nhân viên tra cứu thư viện. Thư
viện hay trung tâm thông tin có trách nhiệm đảm bảo rằng người dùng của mình được phục vụ
nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể bằng cách sử dụng những công cụ phù hợp nhất.
Web 2.0 là một cách tiếp cận mới để sử dụng web như là một nền tảng nơi mà người
dùng cùng nhau tham gia vào việc tạo ra, chỉnh sửa, và xuất bản thông tin thông qua
những công cụ hợp tác sáng tạo nội dung trên nền web. Web 2.0 liên quan tới người dùng
không phải chỉ ở chỗ người dùng tạo ra nội dung mà người dùng giúp thu thập, tổ chức, mô
tả, cập nhật, chia sẻ, truyền bá, sắp xếp lại, bình luận, hiệu đính, và đóng gói lại nội dung.
Web 2.0 là một cuộc hội thoại trong đó người dùng có cơ hội để đánh dấu, nhận xét, và chia
sẻ quan điểm về một số chủ đề, nguồn thông tin và dịch vụ thông tin nhất định. Nó là một
kiến trúc tham dự trong đó những tương tác và đóng góp được khuyến khích. Điều đó có
nghĩa là Web 2.0 hoàn toàn là nội dung do người dùng tạo ra nhờ khai thác trí tuệ tập thể.
Một số ứng dụng phổ biến của web 2.0 có thể kể đến như: RSS, Đánh dấu xã hội, Viết
blog, mạng xã hội, website chia sẻ đa phương tiện, Wikis, mash-up.
Hình 3: Mô hình tương tác ứng dụng của web 2.0 [7.]
Tác giả sẽ chỉ ra những ứng dụng đang được các thư viện trên thế giới áp dụng dưới đây.
Những ứng dụng web 2.0 trong dịch vụ tra cứu
Có nhiều ứng dụng Web 2.0 có thể sử dụng trong dịch vụ tra cứu và được độc giả đón
nhận tích cực. Do mỗi trường đại học và cao đẳng có những mục tiêu khác nhau, việc ứng dụng
công nghệ này tuỳ thuộc vào từng thư viện cho phù hợp với nhu cầu của trường mình. Đối với
nhiều trường, dịch vụ tra cứu ở các thư viện đại học thường bao gồm nhiều khâu như trả lời
yêu cầu tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu quảng bá thư viện, mở lớp hướng dẫn sử dụng
thư viện, cập nhật và thông báo nguồn tài liệu mới, liên lạc với giảng viên, nghiên cứu viên và
sinh viên,...
Nhìn vào các ứng dụng Web 2.0 mô tả ở phần trên, công nghệ này không hoàn toàn xa
lạ với nhiều thư viện nhất là thư viện các trường đại học lớn trên thế giới, song ở Việt
Nam nó chưa thực sự phát triển. Những ứng dụng như nhắn tin nhanh, mạng xã hội, viết
nhật ký điện tử (blogging) đã trở thành một phần hành tranh của cuộc sống hôm nay và vấn đề
áp dụng trong môi trường thư viện nên được quan tâm.
Nhắn tin nhanh (Instant Messaging-IM)
Một trong những ứng phổ biến là nhắn tin nhanh hay dịch vụ tra cứu qua chat. Nhắn tin
nhanh giúp người dùng kết nối với cán bộ thư viện trong thời gian thực không phụ thuộc vào
thời gian và vị trí. Có nhiều ứng dụng miễn phí có thể tìm trên Internet như Yahoo
( Google Talk ( MSN
Messenger, AIM, ICQ, Gadu-Gadu, ngay cả IRC và SMS. Trong số những thư viện sử dụng
công cụ này có thư viện ĐH Ohio ( và Thư viện
Đại học Bang Oregon (
Nhắn tin nhanh cũng có thể dễ dàng sử dụng được trên các thiết bị di động khiến cho
dịch vụ này trở thành một ứng dụng phổ biết, đặc biệt là thế hệ người dùng hiện nay. Trong
môi trường thư viện, cán bộ thư viện tra cứu có thể dùng ứng dụng này để trả lời câu hỏi hoặc
yêu cầu nhanh qua chát. Nhắn tin nhanh còn có thể dùng để hướng dẫn bạn đọc tìm thông tin
qua cuộc trao đổi ngắn. Mặc dù tìm thông tin và hỗ trợ trong giải đáp yêu cầu tra cứu là mục
đính chính, nhắn tin nhanh cũng giúp xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa thủ thư và bạn đọc. Cả
hai bên đều có thể sử dụng công cụ trung gian này để trao đổi quan điểm và kinh nghiệm
quý báu và đó cũng chính là nơi để lắng nghe độc giả và hiểu nhu cầu của họ.
Định dạng tệp tin (RSS)
RSS (Really Simple Syndication - RSS 2.0.0; Rich Site Summary - RSS 0.91; RDF Site
Summary - RSS 0.9 and 1.0) là một công cụ hữu dụng khác mà thủ thư tra cứu có thể sử dụng.
Công cụ này có sẵn miễn phí và có rất nhiều lựa chọn trên Internet. Những công cụ đọc dòng tin
RSS phổ biến bao gồm Feed Digest (www.feeddigest.com), Google Reader
(www.reader.google.com), Awasu Personal Edition (www.awasu.com). RSS là công cụ hữu ích
giúp cập nhật cho bạn đọc về những chủ đề từ tổng hợp cho tới chuyên sâu.
Cán bộ thư viện tra cứu có thể phát triển nội dung trên những trang web tập hợp
thông tin từ những công cụ tìm kiếm và hiển thị nội dung mới nhất. Họ có thể lập danh mục
những website hữu ích dùng làm nguồn tra cứu hoặc tạo ra những thư mục chủ đề trên website
của thư viện. Thông qua những công cụ đọc tin này, trang web sẽ thường xuyên hiển thị nội
dung mới và nhờ đó người dùng luôn được cập nhật. Ví dụ về những website áp dụng
cách tiếp cận này là Daily Rotation ở địa chỉ www.dailyrotation.com cung
cấp thông tin từ hơn 300 website kỹ thuật và Detod ở địa chỉ cung
cấp thông tin về pháp luật.
Thư viện trên toàn thế giới cũng đã ứng dụng công cụ này. Thư viện Học viện Công
nghệ Massachuset ( sử dụng dòng tin để thông báo về
sách mới trên mục lục thư viện dựa trên chủ đề bạn đọc quan tâm. Thư viện này cũng thông
báo cho bạn đọc về các nguồn tài liệu mới, chẳng hạn như luận án mới, và cung cấp những
đường dẫn hữu ích cho nghiên cứu.
Phát thanh (Podcasting hoặc broadcasting)
Có nhiều khâu trong dịch vụ tra cứu có thể sử dụng phương tiện phát thanh trên
Internet. Thủ thư tra cứu có thể sử dụng podcasting để chuẩn bị cho các buổi tham quan thư
viện và tài liệu cho lớp dạy kỹ năng thông tin hoặc thông báo cho bạn đọc về tin tức và sự kiện
trong thư viện. Công cụ này cũng phù hợp cho việc chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn khác
như hướng dẫn sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ và trang thiết bị. Cán bộ thư viện có thể tích
hợp những bài thuyết trình bằng âm thanh này vào các bài thuyết trình trên Power Point để
xuất bản trên Internet hoặc đưa vào blog. Một số ứng dụng miễn phí nổi tiếng trên Internet
để làm podcasting là Audacity (www.audacity.sourceforge.net ) và Odeo Studio
(www.studio.odeo.com) và các thư viện ứng dụng công cụ này có Thư viện Anh
( và Thư viện Đại học Ohio
( Thư viện RMIT đưa hướng dẫn sử dụng phần
mềm quản lý thư viện cá nhân - Endnote trên Youtube như một nguồn tài liệu hướng dẫn người
dùng:
ramley;SECTION=3;
Đánh dấu xã hội (social bookmarking)
Đánh dấu xã hội có thể được xem là công cụ quan trọng nhất có thể được dùng trong
dịch vụ tra cứu. Do bản chất công việc trong dịch vụ tra cứu là chuẩn bị tài liệu hướng dẫn,
chỉ dẫn và các thư mục thông tin, đánh dấu xã hội đã trở thành công cụ chính để nâng cao
hiệu suất của dịch vụ này. Chính nhờ đánh dấu xã hội, cán bộ thư viện có thể tập hợp được
những nguồn tra cứu hữu ích và phát triển các thư mục chủ đề. Họ có thể lập các thẻ hữu dụng,
xây dựng các nguồn lực thông tin dựa trên các danh mục tài liệu tra cứu, danh mục tài liệu
nên đọc về các chủ đề cụ thể. Họ cũng có thể chia sẻ và cho phép những người khác bổ sung
thêm các đường dẫn (URL) liên quan. Với những tính năng đó, cán bộ thư viện tra cứu có
thể tập hợp quan điểm và kinh nghiệm từ nhiều người và chia sẻ những kiến thức này. Vì
Web 2.0 là nội dung do người dùng đóng góp, không chỉ cán bộ thư viện mà cả những người
khác, có hoặc không có kiến thức chuyên sâu về một chủ đề cụ thể, cũng có thể tham gia
đóng góp và đánh dấu những website hữu ích. Chính những nỗ lực phối hợp từ những bạn đọc
quý báu trong cộng đồng giảng viên và nhà nghiên cứu đã làm gia tăng giá trị trong việc làm
giàu thông tin. Mọi người khi thấy những nguồn thông tin đó là hữu ích sẽ mở rộng và đánh
dấu trên danh mục đánh dấu xã hội của riêng mình. Đánh dấu xã hội không chỉ giúp tập hợp
những đường dẫn hữu ích mà còn tạo cơ hội để mô tả và phân loại những đường dẫn này vào
các thư mục theo chủ đề cụ thể hoặc được quan tâm. Furl (www.furl.net) và del.icio.us
(www.delicious.com) là hai trong số những ví dụ nổi bật cung cấp những tính năng này. Việc
sử dụng đánh dấu xã hội đã từng được ứng dụng rộng rãi trong thư viện trên toàn thế giới.
Chẳng hạn, ở Thư viện Đại học Pennsylvania ( cán bộ thư viện
xây dựng riêng một công cụ đánh dấu xã hội để tập hợp và duy trì các đường dẫn, liên kết tới
các bài viết tạp chí và biểu ghi trong thư viện. Người dùng cũng có thể tải xuống từ Internet
một thanh công cụ cho phép bổ sung nội dung đang xem vào danh sách đánh dấu xã hội của
mình.
Nhật ký trực tuyến (Blog)
Đối với nhiều người, blog từ lâu đã từng là ứng dụng phổ biến để chia sẻ nhật ký
nhật trực tuyến. Các thư viện cũng có thể tạo ra những nhật ký của riêng mình, chia sẻ tin tức
và thông báo mới nhất tới bạn đọc. Thông tin về nguồn tài liệu mới, giờ mở cửa, các sự kiện và
biến cố có thể được chia sẻ bằng blog. Trong dịch vụ tra cứu, cán bộ thư viện có thể quảng bá
vốn tài liệu bằng cách tạo blog bình sách và khuyến khích bạn đọc cùng tham gia. Một số phần
mềm tạo blog cho phép cán bộ thư viện tạo ra các danh mục sách nên đọc bằng cách gắn
blog của mình với Amazon.com. Thủ thư cũng có lập danh mục những cuốn sách nên đọc cho
một chủ đề cụ thể và mời các giảng viên tham gia phát triển danh mục. Thông qua viết blog,
cán bộ thư viện cũng có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình tìm
kiếm, chẳng hạn các mẹo tìm kiếm thông dụng trên một cơ sở dữ liệu hoặc bất kỳ một kho tài
liệu chuyên biệt của mình.
Trong rất nhiều ứng dụng, blog được cả thư viện và cán bộ thư viện sử dụng khá
rộng rãi. Có nhiều blog cá nhân được cán bộ thư viện lập nên và duy trì như The
Shifted Librarian (www.theshiftedlibrarian.com) và Library Crunch (www.librarycrunch.com).
Các thư viện ở khắp nơi trên thế giới cũng có blog chính thức của riêng mình như Business
Blog của Thư viện Đại học Ohio (www.library.ohiou.edu/subjects/businessblog), blog của Thư
viện Đại học bang Kansas ( blog của Thư viện Đại học Đa
phương tiện Malaysia ( Đại học Harvard (
.law.harvard.edu/cmusings/), và của Đại học Malaya (
Công trình mở (Wiki)
Khác với blog, wiki cung cấp những nội dung mang tính trí tuệ dưới dạng bài viết
hoặc thảo luận. Với wiki, thư viện có thể khởi xướng một chủ đề và mở rộng nội dung này
dựa trên hồi âm và hưởng ứng của bạn đọc. Một trong số những wiki về thư viện nổi tiếng là
Library Success: A best practice wikis ( nơi mà thủ thư trên toàn
thế giới được khuyến khích chia sẻ những thành công của mình, trong khi Library Wikis
( lại lập danh mục về những wiki được dùng trong thư
viện. Các thủ thư dịch vụ tra cứu có thể sử dụng wiki để viết hướng dẫn sử dụng thư viện,
mẹo tìm kiếm và chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm thông tin.
Một ví dụ về wiki được thiết kế để cho dịch vụ tra cứu là wiki của Thư viện Đại học
Oregon (
Lọc dữ liệu (Mash-up)
Mash-up là một ứng dụng khác mà ở đó một nguồn lực thông tin được tạo ra từ hai
hoặc nhiều dịch vụ web sẵn có. Cán bộ thư viện tra cứu có thể khai thác công cụ này để chuẩn
bị cho các đợt quảng bá thư viện hoặc dựng video về thư viện. Họ cũng có thể sắp xếp lại
(mash-up) nội dung về thư viện để tạo ra những dịch vụ mới sáng tạo. Trong những ví dụ
được các thư viện áp dụng có Thư viện Công cộng Cambridge
( những dịch vụ tra cứu nhanh như
Place‐Opedia ( kết hợp Google Map với các bài viết trên
Wikipedia và Dogdott ( kết hợp các dịch vụ đánh dấu xã hội như
del.iciou.us, Slashdot and Digg.
Chia sẻ hình ảnh và video
Flickr (www.flickr.com) là một trong những ví dụ nổi tiếng về công cụ chia sẻ hình
ảnh, trong khi YouTube (www.youtube.com) là một ví dụ nổi tiếng về chia sẻ video. Ở Việt
Nam có Upnhanh (www.upnhanh.com). Với việc chia sẻ hình ảnh, cán bộ thư viện có thể lập
các triển lãm ảo để thông báo cho bạn đọc về các chiến dịch, diễn biến các sự kiện, tin tức,...
Với những dịch vụ này, bạn đọc có nhiều cơ hội và cách thức để lấy thông tin từ thư viện mà
không cần phải tới thư viện.
Các chương trình thăm quan thư viện, hướng dẫn tóm tắt, hướng dẫn kỹ năng thông
tin, video giới thiệu về thư viện, cũng có thể sử dụng dịch vụ chia sẻ video. Những đoạn video
này sẽ được truyền qua Interrnet hoặc tải lên trên YouTube. Video đó có thể truy cập được từ
bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và nhờ đó các dịch vụ của thư viện có thể được tô điểm và quảng bá
tới người dùng một cách tiện lợi. Một trong những ví dụ về áp dụng công cụ này là:
Thư viện Quốc hội Mỹ (
Thư viện Đại học Winnipeg
(
Thư viện Đại học bang California ở Sacramento (
Mạng xã hội (social networks)
Thông qua các mạng xã hội như Facebook (www.facebook.com), f r iendster
(www.friendster.com) hoặc (
cán bộ thư viện tra cứu có thể dùng
nền công nghệ này để giữ liên lạc với bạn đọc của mình nơi bạn đọc có thể đăng tin tức, sự
kiện, hình ảnh,... Cán bộ thư viện có tạo được liên kết cũng như học được từ bạn đọc
thông qua tìm hiểu, phân tích và hiểu được quan điểm và cách nhìn của bạn đọc. Những hồ
sơ quý giá về bạn đọc này giúp cán bộ thư viện hiểu được nhu cầu và mối quan tâm của bạn
đọc. Từ đó, sẽ dễ hơn cho cán bộ thư viện trong việc phục vụ bạn đọc bởi họ đã hiểu được
nền học vấn, những khác biệt về văn hóa hoặc những thông tin khác có thể gây ra rào cản
giữa hai bên. Cũng thông qua mạng xã hội, cán bộ thư viện có thể chia sẻ kinh nghiệm, quan
điểm và kiến thức với bạn đọc và ngược lại. Trong các thư viện đã dùng ứng dụng này có:
Thư viện Anh Quốc (‐British‐Library/8579062138)
Thư viện Đại học bang California ở Sacramento:
(‐CA/Sacramento‐State‐University‐Library/671643
5962).
Các dịch vụ tổng hợp
Để nâng cao dịch vụ tra cứu, thư viện có thể kết hợp và sử dụng nhiều ứng dụng
Web 2.0 trên cùng một nền công nghệ. Chẳng hạn việc dùng đánh dấu xã hội có thể kết hợp
với RSS để có những thông tin mới nhất và cập nhất trên website. Các blog cũng có thể tích
hợp RSS, nhắn tin nhanh, các công cụ chia sẻ hình ảnh, video và phát thanh postcasting để
trở thành trang web tra cứu hữu ích. Một trong những ví dụ này có thể tìm thấy trên Internet
là Blogtronix (www.blogtronix.com) nơi người dùng có thể tích hợp blog, wiki, âm thanh, văn
bản, các dòng RSS và chia s