Sự tăng trưởng của xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng)

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng của xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC). Phương pháp: Các phim sọ nghiêng của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “ Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu gồm 78 cá thể (47 nam và 31 nữ) trong giai đoạn từ 8-18 tuổi, trải qua từ 4 -5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ (công thức tính tuổi xương đốt sống cổ: TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4). 508 phim của 78 cá thể này được vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc kích thước xương hàm trên (S-A và Ar-A). Sự tăng trưởng của xương hàm trên được đánh giá bằng sự thay đổi kích thước và tốc độ tăng trưởng theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. Kết quả:(1) Kích thước xương hàm trên tăng từ TXĐSC I đến TXĐSC V ở cả nam lẫn nữ và kích thước xương hàm trên của nam luôn lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p< 0,01 hoặc p< 0,001). (2) Tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên ở đa số các giai đoạn tuổi xương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. (3) Đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường xảy ra ở giai đoạn TXĐSC I (TXĐSC < 2,55) ở nữ và TXĐSC II (2,55 ≤ TXĐSC < 3,33) ở nam. Kết luận: Đánh giá tăng trưởng xương hàm trên theo tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên từ đó có thể giúp các bác sĩ CHRM xác định thời điểm tối ưu trong điều trị các bất hài hòa xương hàm ở bệnh nhân trong độ tuổi còn tăng trưởng

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tăng trưởng của xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 53 SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA XƯƠNG HÀM TRÊN TRONG GIAI ĐOẠN 8-18 TUỔI THEO TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ (NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG) Hồ Thị Thuỳ Trang* TÓM TẮT Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng của xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC). Phương pháp: Các phim sọ nghiêng của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “ Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu gồm 78 cá thể (47 nam và 31 nữ) trong giai đoạn từ 8-18 tuổi, trải qua từ 4 -5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ (công thức tính tuổi xương đốt sống cổ: TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4). 508 phim của 78 cá thể này được vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc kích thước xương hàm trên (S-A và Ar-A). Sự tăng trưởng của xương hàm trên được đánh giá bằng sự thay đổi kích thước và tốc độ tăng trưởng theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. Kết quả:(1) Kích thước xương hàm trên tăng từ TXĐSC I đến TXĐSC V ở cả nam lẫn nữ và kích thước xương hàm trên của nam luôn lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p< 0,01 hoặc p< 0,001). (2) Tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên ở đa số các giai đoạn tuổi xương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. (3) Đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường xảy ra ở giai đoạn TXĐSC I (TXĐSC < 2,55) ở nữ và TXĐSC II (2,55 ≤ TXĐSC < 3,33) ở nam. Kết luận: Đánh giá tăng trưởng xương hàm trên theo tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên từ đó có thể giúp các bác sĩ CHRM xác định thời điểm tối ưu trong điều trị các bất hài hòa xương hàm ở bệnh nhân trong độ tuổi còn tăng trưởng. Từ khóa: tăng trưởng, xương hàm trên, tuổi xương đốt sống cổ, phim sọ nghiêng. ABSTRACT MAXILLARY GROWTH FROM 8 TO 18 YEARS OLD IN RELATION TO CERVICAL VERTEBRAL BONE AGE: STUDY ON CEPHALOMETRIC RADIOGRAPH Ho Thi Thuy Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 53 - 59 Objectives:The purpose of this study was to evaluate the development of the maxilla based on Cervical Vertebral Bone Age (CVBA). Method: The subjects including 78 children (47 boys and 31 girls) had 4-5 stages of cervical vertebral bone age, selected from longitudual study group of craniofacial morphology at the Faculty of Odonto-Stomatology from 1996 to 2010.The formula of the cervical vertebrae bone age: CVBA=1.92+ 0.04 * α2 + 0.03 * α4 –1.12*AB3/CB3 + 3.17 * h4/w4). 508 cephalometric radiographs were selected and traced. The maxillary dimensions (S-A and Ar- A) and growth rates were measured and analyzed. Results: (1) Maxillary dimensions increased from CVBA I to CVBA V and mean maxillary lengths were consistently larger in boys than in girls (p< 0.01 or p< 0.001). (2) Growth rates of the maxilla were not * Bộ môn Chỉnh hình răng mặt- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Hồ Thị Thùy Trang ĐT: 09788297206 Email: thuytranghothi@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 54 significantly different between sexes. (3) Maxillary growth peak was noted during the interval CVBA I (CVBA < 2.55) in girls and CVBA II (2.55 ≤ CVBA < 3.33) in boys. Conclusion: Evaluation of maxillary development based on Cervical Vertebral Bone Age helped determine the optimal time for interceptive orthodontic treatment. Keywords: growth, maxilla, cervical vertebral bone age (CVBA), cephalometric radiograph. MỞ ĐẦU Khối xương sọ mặt là cấu trúc xương phức tạp nhất trong cơ thể con người. Khối xương sọ mặt cũng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như : nền sọ và vòm sọ- nâng đỡ và bảo vệ khối não bên trong; khối xương mặt liên quan đến các chức năng hô hấp, tiêu hóa, phát âm, hoạt động của các giác quan...Khối xương mặt còn liên quan gián tiếp đến thẩm mỹ và biểu cảm của con người. Xương hàm trên là một phần quan trọng cấu thành cấu trúc sọ mặt. Sự tăng trưởng xương hàm trên là vấn đề được nhiều quan tâm đặc biệt của các bác sĩ CHRM bởi vì điều trị CHRM không chỉ sắp xếp các răng đều đặc trên cung răng, sắp xếp các răng trên hai cung hàm ăn khớp hài hòa với nhau mà còn có thể tác động đến sự tăng trưởng của các xương hàm giúp hai xương hàm tăng trưởng hài hòa trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự thay đổi kích thước của hệ thống sọ mặt nói chung hoặc kích thước xương hàm trên nói riêng trong giai đoạn từ 8-18 tuổi. Có thể là những nghiên cứu theo dõi dọc theo tuổi năm sinh hoặc tuổi xương. Giai đoạn 8-18 tuổi có sự tăng tốc tăng trưởng của cơ thể để đạt đến đỉnh tăng trưởng dậy thì. Thời kỳ dậy thì là thời kỳ tăng tốc tăng trưởng của hầu hết các cơ quan trong cơ thể nhưng mỗi cơ quan hoạt động theo những cách khác nhau do sự khác biệt về cấu trúc, chức năng và vị trí. Đỉnh tăng trưởng dậy thì không diễn ra ở một thời điểm nhất định, luôn thay đổi ở mỗi cá thể. Vì vậy quá trình tăng trưởng tính theo tuổi năm sinh thường không phải là dấu hiệu phản ánh tình trạng tăng trưởng của từng cá thể trong giai đoạn này. Người ta dùng tuổi sinh học hay tuổi xương để ước lượng sự tăng trưởng của cơ thể vì tuổi xương đánh giá tương đối chính xác tình trạng tăng trưởng hệ xương của cơ thể (7,8,15). Phương pháp xác định tuổi xương trên phim X quang bàn-cổ tay là một phương pháp kinh điển, khoa học và được xem là chuẩn vàng để xác định tuổi xương của mỗi cá thể. Tuy nhiên, một bệnh nhân điều trị CHRM cần chụp nhiều phim sọ nghiêng để chẩn đoán, theo dõi tăng trưởng và điều trị. Phim sọ nghiêng là phim thường quy đối với bệnh nhân CHRM. Phương pháp định tuổi xương đốt sống cổ trong CHRM được chứng minh là có độ tin cậy và tương quan cao như phương pháp định tuổi xương trên phim X quang bàn-cổ tay(9). Với công thức định tuổi xương đốt sống cổ được xác lập trên nhóm đối tượng người Việt, chúng tôi đã đánh giá sự tăng trưởng của xương hàm trên theo tuổi xương đốt sống cổ từ đó có thể giúp xác định thời điểm tối ưu cho các can thiệp điều trị CHRM cần tác động đến sự tăng trưởng xương hàm trên. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu sự tăng trưởng của khối xương mặt nói chung và xương hàm trên nói riêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương (Nanda, Bambha, Arat, Foley)(1,4,11,13,14). Tại Việt nam, cũng có một số nghiên về sự tăng trưởng xương hàm trên ở những giai đoạn khác nhau. Những nghiên cứu này tập trung đánh giá sự tăng trưởng theo tuổi năm sinh, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào theo dõi sự tăng trưởng xương hàm trên theo tuổi xương. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả sự thay đổi kích thước và tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 55 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Gồm 508 phim sọ nghiêng của 78 đối tượng (31 nữ và 47 nam) từ 8-18 tuổi trải qua từ 4-5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ được chọn vào mẫu nghiên cứu (công thức tính tuổi xương đốt sống cổ : TXĐSC = 1,92–1,12*AB3/BC3+0,04*α2 + 0,03 * α4 + 3,17 * h4/w4). Mẫu nghiên cứu được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu tổng thể từ hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu được chọn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây: - Cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt nam, dân tộc Kinh - Không có những bất thường vùng hàm mặt - Có đầy đủ thông tin cá nhân: tên họ, giới tính, năm sinh, ngày chụp phim - Các phim sọ nghiêng chất lượng tốt với các răng ở tư thế lồng múi tối đa. Các phim sọ nghiêng phải thấy rõ hình ảnh của mô cứng và mô mềm. Phương pháp nghiên cứu 508 phim sọ nghiêng được vẽ nét và định điểm chuẩn sau đó được scan vào máy vi tính, đo đạc kích thước xương hàm trên (S-A và Ar-A) và tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên (hình 1, bảng 1). Tốc độ tăng trưởng xương hàm trên được tính theo công thức sau: Hình 1: Kích thước xương hàm trên từ S (S-A) và từ Ar (Ar-A) Bảng 1: Biến số về kích thước và tốc độ tăng trưởng xương hàm trên Số TT Biến số Đơn vị Định nghĩa Kích thước xương hàm trên mm S-A Kích thước xương hàm trên từ S Ar-A Kích thước xương hàm trên từ Ar Tốc độ xương hàm trên % S-A Tốc độ xương hàm trên từ S Ar-A Tốc độ xương hàm trên từ Ar Dụng cụ, vật liệu Phim sử dụng: Phim tia X hiệu Kodak Dental Film cỡ 8x10 inch (T.MartTM CAT 2589852) (20,3 x 25,4cm) được tăng cường độ nhạy của phim với tia X bằng cassette hiệu Kodak Lanex Regular Screen 8x10 inch. Máy chụp phim: Hiệu PANEX – EX số hiệu X100 EC-9405, với loại ống đầu dài 65KVP, 10mA trong thời gian từ ½ đến 1½ giây. Kỹ thuật chụp phim Phim sọ nghiêng: Đối tượng chụp phim ở tư thế nghỉ, tư thế đầu tự nhiên, hai môi khép kín, răng ở tư thế cắn khít trung tâm. Đầu bên trái của đối tượng nghiên cứu tiếp xúc để giảm độ phóng đại. Chùm tia X đi qua tai ngoài và thẳng góc với phim. Khoảng cách từ đầu côn đến mặt phẳng dọc giữa của đối tượng nghiên cứu là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 56 1,52m. Tất cả các đối tượng đều được mặc áo chì bảo vệ khi chụp phim. Tất cả các phim đều được thực hiện bởi một kỹ thuật viên chuyên nghiệp tại Khoa RHM ĐHYD TP.HCM. Phân tích thống kê Số liệu thu thập được được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 11.5. Phân tích thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) được tính cho tất cả các biến. Thống kê so sánh: Sử dụng kiểm định t-test hai mẫu độc lập và ANOVA một yếu tố (one-way ANOVA) để xác định sự khác biệt giữa nam và nữ ở các giai đoạn tuổi xương. Các phép kiểm đều được sử dụng với độ tin cậy 95% và được kết luận dựa vào giá trị p ( p ≤ 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; p > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê) Để hạn chế sai lầm do vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc, tất cả các phim được thực hiện đo đạc các giai đoạn bởi hai bác sĩ (là giảng viên của bộ môn CHRM, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh). Để đánh giá độ kiên định của người vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc, chọn ngẫu nhiên 60 phim để vẽ và đo lại sau 2 tuần với phương pháp như đã nêu ở trên. So sánh các số liệu thu thập lần thứ hai với lần đầu. Sự nhất trí và độ kiên định của hai người nghiên cứu được xác định bằng chỉ số Kappa. Kết quả cho thấy sự nhất trí giữa hai người nghiên cứu và độ kiên định của người nghiên cứu nếu chỉ số Kappa > 85%. KẾT QUẢ Sự thay đổi kích thước xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương Kích thước xương hàm trên tăng dần từ giai đoạn CVBA I đến CVBA V ở cả nam lẫn nữ. Kích thước xương hàm trên của nam lớn hơn nữ với p< 0,01 hoặc p< 0,001 (Bảng 2) Bảng 1: Kích thước XHT ở nam và nữ theo TXĐSC: XHT mm Nam Nữ P TXĐS C N=30 9 TB ĐLC N=199 TB ĐLC S-A I 95 81,77 3,65 32 79,78 3,36 ** II 49 86,19 4,09 33 82,88 2,84 *** III 55 89,73 5,02 31 84,88 2,77 *** IV 53 91,00 5,03 40 86,22 2,70 *** V 57 92,16 4,62 63 87,64 2,68 *** Ar-A I 95 81,65 3,31 32 80,67 3,70 NS II 49 86,16 3,95 33 83,29 3,02 *** III 55 89,59 4,39 31 85,56 3,02 *** IV 53 90,78 4,09 40 86,85 3,67 *** V 57 91,73 3,64 63 89,15 3,86 *** Kiểm định t; (**) p< 0,01;(***) p< 0,001;NS: không ý nghĩa thống kê Tốc độ tăng trưởng xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương Tốc độ tăng trưởng xương hàm trên trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương ở nam và nữ được trình bày trong bảng 3 và biểu đồ 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên ở đa số các giai đoạn tuổi xương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm trên theo TXĐSC giữa nam và nữ Tốc độ tăng trưởng (%) Xương hàm trên S-A Ar-A Nam Nữ p Nam Nữ TXĐSC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC p I 23 4,04 0,77 3 4,00 0,00 - 23 3,85 2,59 3 3,29 0,01 - II 42 4,02 2,22 23 3,64 1,84 NS 42 4,46 2,62 23 3,44 0,34 NS III 46 3,21 2,12 28 2,30 1,58 NS 46 3,03 2,22 28 2,27 1,73 NS IV 45 2,23 1,61 31 1,88 1,36 NS 45 2,04 1,72 31 1,85 1,42 NS Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 57 Tốc độ tăng trưởng (%) Xương hàm trên S-A Ar-A Nam Nữ p Nam Nữ TXĐSC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC p V 38 1,40 1,27 28 1,16 0,94 NS 38 1,12 1,11 28 1,26 0,99 NS Kiểm định t; NS: không có ý nghĩa thống kê Biểu đồ 11: Tốc độ tăng trưởng xương hàm trên (S- A và Ar-A) theo TXĐSC ở nam và nữ BÀN LUẬN Sự thay đổi kích thước và tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên theo tuổi xương Theo kết quả nghiên cứu, giai đoạn TXĐSC I- V, kích thước xương hàm trên từ S (S-A) tăng trung bình khoảng 10,39mm ở nam và 7,86mm ở nữ, kích thước xương hàm trên từ Ar (Ar-A) tăng trung bình khoảng 10,08mm ở nam và 8,38mm ở nữ. Đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường ở giai đoạn TXĐSC I-II ở nữ và TXĐSC II ở nam. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của Nanda (1995) cho rằng các kích thước sọ mặt nói chung đều có đỉnh tăng trưởng trong giai đoạn này(13). Bambha (1963) kết luận sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt ở giai đoạn vị thành niên có liên quan với tuổi xương(4). Còn Fishman (1982) nhấn mạnh việc đánh giá tăng trưởng các kích thước sọ mặt bằng phương pháp trưởng thành xương mang tính chất đặc trưng cá thể, có thể áp dụng trong chẩn đoán và điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể(11). Ứng dụng xác định đỉnh tăng trưởng xương hàm trên trong điều trị CHRM - Những trường hợp có bất hài hòa xương hàm, điều trị CHRM thường gồm hai giai đoạn: giai đoạn I là điều trị can thiệp để tác động lên xương hàm và giai đoạn II là điều trị tác động lên các lệch lạc do răng. Điều trị các lệch lạc do xương hàm thường có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng. Khi sự tăng trưởng xương hàm hoàn tất hoặc chậm lại, các điều trị sai lệch chỉ tác động chủ yếu lên răng. Các bác sĩ thường dựa vào tuổi năm sinh để tiến hành các điều trị CHRM. Tuy nhiên điều trị các bất hài hòa do xương hàm có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng. Sự tăng trưởng xương hàm liên quan với tuổi xương hơn là tuổi năm sinh vì có cá thể trưởng thành sớm lúc 8-9 tuổi nhưng có cá thể trưởng thành trễ lúc 14-15 tuổi. Do vậy, điều trị các bất hài hòa do xương dựa vào tuổi xương là thích hợp hơn(5,6,15). - Franchi, Baccetti dùng phương pháp định tuổi xương đốt sống cổ để xác định thời điểm điều trị tối ưu cho các điều trị chỉnh hình xương TXĐSC TXĐSC Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 58 hàm. Thời điểm điều trị tối ưu là tác động vào giai đoạn tăng tốc tăng trưởng xương hàm(2,3,12). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường diễn ra ở giai đoạn TXĐSC I (TXĐSC < 2,55) ở nữ và TXĐSC II (2,55 ≤ TXĐSC < 4,36) ở nam. Điều trị sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên Điều trị can thiệp sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên: Trong sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên, điều trị có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm trên đang tăng tốc tăng trưởng hay xương hàm trên đang vào đỉnh tăng trưởng. Nếu tác động điều trị trễ, khi sự tăng trưởng của xương hàm trên còn ít hoặc không còn, bất hài hòa tương quan xương hai hàm sẽ càng trầm trọng hơn theo thời gian vì xương hàm dưới vào đỉnh tăng trưởng thường trễ hơn và tốc độ cũng như mức độ tăng trưởng nhiều hơn. Như vậy đối với sai hình xương hạng III, điều trị vào thời điểm nào là thích hợp? Kết quả nghiên cứu cho thấy đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường ở giai đoạn TXĐSC I ở nữ và TXĐSC II ở nam. Trong khi đó, đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới thường ở giai đoạn TXĐSC II ở nữ và TXĐSC II-III ở nam. Như vậy nếu điều trị cần kích thích xương hàm trên, nên tác động vào thời điểm có sự gia tăng tốc độ tăng trưởng xương hàm trên nghĩa là vào thời điểm TXĐSC I ở nữ hoặc TXĐSC II ở nam. Ngoài ra, do sự khác biệt về thời điểm và tốc độ tăng trưởng giữa hai xương hàm, sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên cần hạn chế sự tăng trưởng của xương hàm dưới. Sai hình xương hạng III cũng cần theo dõi lâu dài hơn vì sự tăng trưởng trễ hơn của xương hàm dưới. Sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên thường sẽ kèm khớp cắn chéo vùng răng trước và hẹp hàm trên. Về nguyên tắc điều trị, cần kích thích sự tăng trưởng của xương hàm trên để cải thiện khớp cắn chéo răng trước và răng sau càng sớm càng tốt. Nếu để tình trạng cắn chéo càng lâu, càng ức chế sự tăng trưởng xương hàm trên và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của xương hàm dưới. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy quá trình tăng trưởng của các cá thể rất biến thiên. Vì vậy, nếu cá thể sai hình xương hạng III đến khám ở các giai đoạn trễ hơn, chúng ta vẫn có thể hy vọng còn khả năng tăng trưởng trễ ở bệnh nhân và tiến hành điều trị thử. Nếu điều trị thành công sẽ vẫn là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân vì sẽ tránh can thiệp phẫu thuật sau này. Tuy nhiên phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân và bệnh nhân phải hiểu rõ và chấp nhận quá trình điều trị. KẾT LUẬN 1. Kích thước xương hàm trên tăng từ giai đoạn TXĐSC I- V ở cả nam lẫn nữ. Kích thước xương hàm trên của nam luôn lớn hơn nữ với p< 0,01 hoặc p< 0,001. 2. Tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên ở đa số các giai đoạn tuổi xương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường xảy ra ở giai đoạn TXĐSC I (TXĐSC < 2,55) ở nữ và TXĐSC II (2,55 ≤ TXĐSC < 3,33) ở nam.. Đánh giá tăng trưởng xương hàm trên theo tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên từ đó có thể giúp các bác sĩ CHRM xác định thời điểm tối ưu trong điều trị các bất hài hòa do xương hàm trên ở bệnh nhân trong độ tuổi còn tăng trưởng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arat M (2001), “Craniofacial growth and skeletal maturation: A mixed longitudinal study”, European Journal of Orthodontics, 23, pp.355-61. 2. Baccetti T (2002), “An improved version of the Cervical verterbral maturation (CVM) method for the assessment of mandibular growth”, The Angle Orthodontist, 72(4), pp.316-23 3. Baccetti T (2005), “The Cervical Verterbral Maturation (CVM) method for the assessment of optimal treatment timing in dentofacial orthopedics”, Seminar in Orthodontics, 11, pp.119- 129. 4. Bambha JK, Van Natta MA (1963), “Longitudinal study of facial growth in relation to skeletal maturation during adolescence”, Am J Orthod, 39, pp.481-493. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 59 5. Bergersen EO (1966), “The directions of facial growth from infancy to adulthood”. The Angle Orthodontist, 36(1), pp.18-43. 6. Bergersen EO (1972), “The male adolescent facial growth spurt: its prediction and relation to skeletal maturation”, The Angle Orthodontist, 42(4), 319-37. 7. Bishara SE (2001),” Texbook of Orthodontics”. W.B.Saunders Company, Chapter 1, 3, 4, 7, 11. 8. Bộ môn chỉnh hình răng mặt (2004), Kiến thức cơ b
Tài liệu liên quan